TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
*
Số 445-KL/TƯ
Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 5 năm 2022
K ÉT LUẬN
HỘI NGHỊ LÂN THỨ BẢY
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHOÁ XVI)
về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) họp
ngày 26/4/2022 đã thảo luận Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Báo cáo
của Ban cán sự đảng ƯBND tỉnh và kết luận:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TƯ của Tỉnh ủy (khóa XIV),
hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh có bước phát triển nhanh. Nhiều
cơng trình, dự án quan trọng được tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành
và đưa vào sử dụng, nhất là về hạ tầng giao thông, hạ tầng khu kinh tế, hạ
tầng văn hóa - xã hội và hạ tầng thủy lợi, thưong m ại... Công tác chỉnh
trang, xây dựng, mở rộng không gian phát triển đô thị được quan tâm; tập
trung nguồn lực đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống giao thông
nội thị; hồn thành chỉnh trang một số trục đường chính trong thành phố
Huế. Thực hiện quyết liệt Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I
di tích Kinh thành H u ế..., góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng
cố quốc phòng, an ninh.
Tuy vậy, hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển. Việc huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng gặp khó khăn.
Tốc độ phát triển đơ thị cịn chậm; hạ tầng kết nối đô thị Huế, các đô thị vệ
tinh, hạ tầng vùng ven biển và hạ tầng khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu
công nghiệp vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; tiến độ triến khai một số tuyến giao
thơng cịn chậm. Nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng thủy lợi và phòng, chống
thiên tai còn hạn chế. Hạ tầng phát triển công nghệ thông tin chưa đáp ứng
công cuộc chuyển đổi số. Cơng tác giải phóng mặt bằng, tái định cư còn một
số bất cập.
II. M Ụ C T IÊ U , N H IỆ M
vụ, G IẢ I PH Á P
C H Ủ YẾU
1.
Mục tiêu: Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đế
đầu tư phát triến kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và thông
minh; ưu tiên phát triền một số cơng trình trọng điếm về giao thông, đô thị, công
2
nghệ thông tin, logistics.. đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vừng, từng
bước đạt chuân thành phố trực thuộc Trung ương. Gắn phát triền kết cấu hạ tằng
đông bộ với giảm nghèo bền vừng, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ tài ngun,
mơi trường, ứng phó với biến đồi khí hậu, bảo đảm quốc phịng, an ninh.
2. Nhiêm
• vu
•
2.1. Phát triển hạ tầng giao thơng
Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đôn đốc đẩy nhanh tiến độ hoàn
thành các dự án trọng điểm: mở rộng hầm Phước Tượng - Phú Gia, quốc lộ
49A, quốc lộ 49B; cao tốc Cam Lộ - La Sơn; mở rộng nhà ga hành khách
Cảng hàng không quốc tế Phú Bài.
Đầu tư đồng bộ hệ thống ậiao thông kết nối giữa các đô thị, tạo động lực
và có tính chất lan tỏa phát triền kinh tế - xã hội: ưu tiên tuyến đường bộ ven
biển và cầu qua cửa biển Thuận An, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú
Bài, đường Nguyễn Hồng và cầu vượt sơng Hương, đường vành đai 3 thành
phố Huế, đường Mỹ An - Thuận An, đường Thủy Vân - Phú Đa, đường phía
Tây phá Tam Giang - cầ u Hai (đoạn Phú Mỹ - Phú Đa)...
Chú trọng phát triên các cơng trình hạ tầng kỹ thuật quốc phịng, an ninh từ
tỉnh đến cơ sở, góp phần giữ vừng quốc phịng, an ninh.
2.2. Phát triển hạ tầng đơ thị
Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các quy hoạch: Quy hoạch tỉnh thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị
quần thể di tích c ố đơ Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; Quy hoạch
chung đơ thị Thừa Thiên Huế. Điều chỉnh Quy hoạch chung khu đô thị An
Vân Dương theo hướng đô thị xanh, thông minh.
Triển khai Chương trình phát triển đơ thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm
2025 và định hướng đến năm 2030. Hoàn thành Dự án di dời dân cư, giải
phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế. Đầu tư phát triền thành phố Huế
về hướng biển, hồn chỉnh đơ thị thành phố Huế mở rộng đạt chuẩn tiêu chí
đơ thị loại I. Phấn đấu trước năm 2025, xây dựng Phong Điền đạt chuấn đô
thị loại IV, thành lập thị xã Phong Điền. Xây dựng thành phố Chân Mây. Xây
dựng các đô thị mới: Vinh Hưng, Vinh Hiền, Vinh Xuân, Thanh Hà, Phú Mỹ,
Điền Lộc đạt tiêu chuấn đô thị loại V đến năm 2025; đô thị Lâm Đớt, Hồng
Vân đến năm 2030.
Đầu tư nâng cấp, mở rộng một số tuyến giao thông nội thị trung tâm
thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị trấn Sịa và trục
chính giao thơng các huyện. Triền khai các dự án Chương trình phát triển các
đô thị loại II (tác đô thị xanh).
Tiếp tục đầu tư xây dựng các khu đô thị kiểu mẫu; đầu tư hoàn chỉnh, đồng
bộ và hiện đại hạ tầng cấp điện, nước, chiếu sáng, viễn thơng, thốt nước, xử lỷ
3
nước thải, chất thải rắn... phục vụ tốt dân sinh và chức năng đô thị hiện đại,
thồng minh.
2 3 . P hát triển hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 10-NQ/TU, ngày 03/11/2021 của
Tỉnh ủy về phát triến khu kỉnh tế Chân Mây - Lăng Cô giai đoạn 2021 - 2025
và định hướng đến năm 2030. Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện hạ tầng Khu kinh tế
Chân Mây - Lăng Cơ; trong đó, ưu tiên đầu tư hồn thành các dự án: đường
phía Đơng đầm Lập An, đường trục chính khư đơ thị Chân Mây; đầu tư các
cơng trình thốt nước thải, xử lý nước thải và chất thải răn; đê chắn sóng cáng
Chân Mây giai đoạn 2, đê chắn cát Chân Mây, bến cảng du lịch (bến số 4, 5, 6,
7, 8 cầng Chân Mây) và hạ tằng khung khu công nghệ cao... Quan tâm thu hút
các nguồn lực đầu tư hạ tằng khu công nghiệp, khu phi thuế quan, hạ tầng
cảng và dịch vụ cảng Chân Mây, các trung tâm logistics...
Đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp,
nhất là Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn III, IV, Khu cồng nghiệp
Gilimex... Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp
Phong Điền (ưu tiên xử lý nước thải tuần hoàn).
Đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; ưu tiên đầu
tư hệ thống xử lỷ nước thải tập trung cho các cụm công nghiệp có nhiều co sở
sản xuất: An Hồ, Thủy Phương, Tứ Hạ, Bắc An Gia...
Xúc tiến, kêu gọi đầu tư xây dựng các thiết chế xã hội: nhà ở công nhân,
trường học, dịch vụ phục vụ công nhân, khu tái định cư theo quy hoạch đê
đáp ứng nhu cầu làm việc của người lao động và ổn định đời sống nhân dân.
2.4, Phát triển hạ tầng văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa
học - công nghệ
Hoàn thiện các quy hoạch và triển khai xây dựng, phát triển hạ tầng, các
thiết chế trọng tâm, tạo cơ sở để thực hiện tốt các nghị quyết chuyên đề của
Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung
tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đơng Nam Á về văn hóa, du lịch, y tế
chuyên sâu; là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào
tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao về khoa học - cơng nghệ, góp phần
hồn thiện đồng bộ hệ thống kết cấư hạ tầng, xây dựng Thừa Thiên Huế
thành thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54NQ/TW Qủa Bộ Chính trị (khóa XII).
2.5, Phát triển hạ tầng thủy lợi và ứng phó biến đối khí hậu
Tập trung đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới các hệ thống thủy lợi đế bảo
đảm tưới tiêu ốn định; xây dựng mới hồ chứa nước Thủy Cam, hồ chứa
4
nước Khe Triết, hồ chứa nước ồ Lâu Thượng, hệ thống thủy lợi Tây Nam
Hương Trà; nâng cấp, sửa chữa đập Thảo Long, đập Cửa Lác; xây dựng hệ
thống thủy lợi 3 vùng Ninh - Hòa - Đại; An - Sơn - Bồn; Đa - Hà - Thái.
Nâng cấp hệ thống đê biển, đê đầm phá, đê bao, đê nội đồng, các cầu, cống
trên đê bảo đảm ngăn mặn, tiêu mặn, thoát lũ, tiêu úng cho những vùng thường
xuyên bị úng lụt, ngập mặn. Xử lý chơng xói lở bờ sông Hương, sông Bồ, sông
Ồ Lâu, bờ biền Thuận An - Tư Hiền. Nạo vét hệ thống sơng, hói trên tồn tỉnh.
Quan tâm đầu tư hạ tầng phục vụ ni trồng thủy sản, sản xuất nông
nghiệp. Xây dựng, nâng câp cảnậ cá Thuận An kết họp khu neo đậu tránh trú
bão; nâng cấp, nạo vét Âu thuyền tránh trú bão xã Hải Dương; nạo vét cửa
biển Lạch Giang và cửa biển Lăng Cơ.
Đầu tư hồn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, bão, lũ... gắn với việc
hoàn chỉnh và thực hiện nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa.
2.6. Phát triển hạ tầng cung cấp điện, nước
Đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện phù họp với quy hoạch.
Phát triền điện mặt trời, điện gió theo quy hoạch. Xúc tiến bổ sung Dự án
Nhà máy điện khí LNG Chân Mây vào Quy hoạch phát triền điện lực quốc
gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tập trung đầu tư vào các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng đô thị như:
cấp điện sinh hoạt; tỳ lệ đường phố chính, khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu
sáng. Tập trung triển khai các dự án cấp nước sạch; nâng tỉ lệ dân số sử dụng
nước sạch đạt 100%. Tiếp tục triên khai thực hiện bảo đảm tiến độ và chất
lượng dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế; xây dựng nhà máy
cấp nước Lộc Thủy.
2.7. Phát ừiến hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số
Triền khai thực hiện tốt Nghị quyết 12-NQ/TU, ngày 12/11/2021 của
Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030.
Hoàn chỉnh hạ tầng dùng chung, cơ sở dữ liệu tập trung của tỉnh theo mơ
hình điện tốn đám mây, xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của
tỉnh để phục vụ chính quyền điện tử; thực hiện quy chế chia sẻ thông tin qua
hệ thống mạng giữa các cơ quan. Hình thành Trung tâm thơng tin và dự báo
kinh tê - xã hội của tỉnh, xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo số từ cắp
tỉnh đến cấp xã. Đầu tư hạ tầng Khu công nghệ thông tin tập trung tham gia
vào chuỗi công viên phần mềm Quang Trung.
Thực hiện đông bộ việc luân chuyển các văn bản trên môi trưởng mạng;
ứng dụng chứng thực sô, chữ ký số đê thực hiện các giao dịch. Tập trung đầu
tư xây dựng hệ thống dữ liệu lớn (Big data) đủ đáp ứng cơng tác đồng bộ số
hóa dừ liệu trong cáo hoạt động của cơ quan Nhà nước.
5
Phát triển hạ tầng số, mạng tốc độ cao 4G, hướng đến phủ sóng 5G trên
địa bàn tỉnh. Đến năm 2025, hồn thiện xây dựng Chính quyền số. Hồn thiện
các dịch vụ đô thị thông minh để cung cấp tiện ích cho tố chức, cá nhân,
doanh nghiệp và phục vụ điều hành của cơ quan nhà nước.
2.8. Phát triển hạ tầng thương mại
Tập trung kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống các trung tâm
thương mại, siêu thị, trung tâm mua săm cao câp, khu dịch vụ đa chức năng.
Từng bước xã hội hóa đầu tư phát triển, xây dựng chợ theo hướng hiện
đại, văn minh; thực hiện chuyển đổi mơ hình quản lý chợ truyền thống theo kế
hoạch. Hình thành và duy trì một số tuyến phố, khơng gian văn hóa - du lịch thương mại dịch vụ - ẩm thực ở thành phố Huế, các huyện, thị xã.
Hình thành các trung tâm logistics trên cơ sở kết nối Cảng biển nước sâu
Chân Mây, ga hàng hóa Cảng hàng khơng quốc tế Phú Bài, Khu kinh tê Chân
Mây - Lăng Cô, Khu công nghiệp Phú Bài, Khu công nghiệp Phong Điền...
Phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng giao dịch tự động theo quy
hoạch. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử.
3. Giải pháp chủ yếu
3.1. Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển
kết cấu hạ tầng
Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 24/01/2022 của Bộ
Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triến bền vững đơ thị Việt
Nam đên năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây nhanh tiên độ lập Quy
hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù họp với quy
hoạch tong thế quốc gia, quy hoạch vùng và thành phố trực thuộc Trung ương.
Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, họp lỷ giữa bảo tồn và phát triển; giữa giữ gìn,
phát huy các giá trị truyền thống với đồi mới, sáng tạo; giữa thành thị và nông
thôn, phù họp với tiềm năng, lợi thế và đặc thù riêng có của Thừa Thiên Huế.
Quy hoạch lại khơng gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng, từng bước đạt
chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương.
Tập trung rà soát, lập quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng các ngành,
lĩnh vực có tầm nhìn chiến lược, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, có tính liên kết
và phù họp với định hướng phát triến kinh tế - xã hội đế phê duyệt hoặc tích
họp vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng
thời, xây dựng danh mục các cơng trình, dự án kết cấu hạ tầng đe tập trung
ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách.
Nêu cao trách nhiệm của người đúng đầu trong xây dựng và tố chức thực
hiện quy hoạch, bảo đảm hiệu quả và tính khả thi. Thường xuyên theo dõi, kiếm
tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch và xử lỷ nghiêm các vi phạm quy hoạch.
6
3.2.
Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lưc đầu tư
phát triển đồng hộ hệ thống kết cấu hạ tầng
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển đồng
bộ hệ thống kết cấu hạ tầng. Dự kiến nguồn vốn đầu tư hạ tầng giai đoạn
2021 - 2030 khoảng 150.000 tý đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước
khoảng 71.400 tý đồng (chiếm 48%), vốn đầu tư ngoài ngân sách khoảng
78.600 tỷ đồng (chiếm 52%).
Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu; huy động tối đa nội lực, khai
thác hiệu quả nguồn lực từ quỹ đất, các nguồn vốn từ ngân sách Trung ưoug,
các nguồn von FDI, ODA và các nguồn vốn khác để ưu tiên đầu tư phát triền
kết cầu hạ tầng.
Thực hiện phân cấp đầu tư, phân bố vốn đầu tư ngân sách theo quy định
và phù họp thực tiễn. Phân bổ ngân sách đầu tư phát triền đô thị đúng -đối
tượng, mục tiêu, hiệu quả, có tác dụng làm hạt nhân kích thích thu hút đầu tư
từ nguồn ngồi ngân sách.
Huy động mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân cho đầu tư
phát triền kết cấu hạ tầng, đặc biệt là thu hút đầu tư thông qua hình thức đầu
tư xây dựng - chuyên giao (BT) và theo hình thức đơi tác cơng tư (PPP).
Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai thực hiện
dự án, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các yêu cầu của nhà đầu tư trong q
trình thi cơng xây dựng, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn.
Tiếp tục đầy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa,
thơng tin, thể thao... nhằm huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.
3 3 . Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền;
p h á t huy vai trị của M ặt trận Tổ quốc và các tố chức chính tr ị - xã hội
Nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trị và trách nhiệm của các cấp ủy
đảng, chính quyền, Mặt trận, các tơ chức chính trị - xã hội và của mỗi người
dân trong quá trình xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.
Rà sốt, hồn thiện các chính sách để huy động nguồn lực đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mồi trường
đầu tư, cơng khai, minh bạch các chính sách ưu đãi để tạo sự đột phá trong
thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân cho phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại trong
việc tố chức xây dựng, khai thác và quản lý các cơng trình kêt cấu hạ tầng.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành phải xác định rõ vai
trò, trách nhiệm trong thực hiện quy chế phối họp quản lý nhà nước, trong
cơng tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong việc hồ trợ các nhà đầu tư
triển khai dự án. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các
cấp, các ngành; thường xuyên tồ chức gặp gờ, tiếp xúc, đối thoại với người
7
dân, doanh nghiệp để kịp thời tháo gở khó khăn, vướng mắc trong quá trình
thực hiện các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
III. TỐ CHỨC THựC HIỆN
1. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội tổ chức triển khai, quán triệt Kết luận đên cán bộ, đảng viên, đoàn
viên, hội viên và nhân dân; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thề, phù họp
với tình hình địa phương, đơn vị để tổ chức triền khai thực hiện.
2. Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban cán sự đảng ủ y ban nhân dân
tỉnh chỉ đạo cụ thể thực hiện Kết luận, tổ chức giám sát việc thực hiện.
3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch tuyên truyền việc triển
khai thực hiện Kết luận nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong
q trình xây dựng, triển khai các cơng trình, dự án.
4. Ban cán sự đảng ủ y ban nhân dân tỉnh chi đạo ủ y ban nhân dân tỉnh:
- Ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Ket luận, bảo đảm
phù họp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của tỉnh.
- Rà soát, điều chỉnh, bồ sung và lập mới các quy hoạch, đề án, chương
trình, kế hoạch, chính sách; bố trí vốn thực hiện Ket luận có hiệu quả; định
kỳ tham mưu Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sơ kết, tổng kết.
5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh có ké
hoạch thơng tin, tun truyền nhằm tạo đồng thuận xã hội, phản ánh trung
thực, khách quan các vấn đề liên quan đến đầu tư xây dựng các dự án, cơng
trình kết cấu hạ tầng, phát huy tinh thần nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng
đồng doanh nghiệp và nhân dân.
6. Các ban, UBKT, Văn phòng Tỉnh ủy thường xuyên theo dõi, giám sát,
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận; định kỳ sơ kết, tồng kết, báo cáo
Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Nơi nhận:
- Bộ Chính trị,
- Ban Bí thư Trung ương,
- Các ban, UBKT, VPTW,
- Đảng ủy Quân khu 4,
- Các vụ của các ban TW Đàng
theo dõi địa bàn TTH,
- Các đảng đoàn, BCS đảng,
- Các đảng bộ trực thuộc Tinh ủy,
- Các sở, ban, ngành, đồn thể cấp tỉnh,
- Cồng Thơng tin điện tử Tỉnh ủy,
■ - Các đ/c Tinh ủy viên,
- Cồng TTĐT Đàng bộ tỉnh,
-Lưu VPTƯ.*
T/M TỈNH ỦY
BÍ THƯ
HUYỆN ỦY NAM ĐƠNG
VĂN PHỊNG
SAO LỤC
*
Số 221-BS/VPHƯ
Nơi nhân:
- Các ban, UBKT và Văn phòng Huyện ủy,
- Các đảng ủy, chi bộ trực thuộc Huyện ủy,
- Các đồng chí Huyện ủy viên,
- Văn phòng Huyện ủy tham mưu chỉ đạo ƯBND
tham mưu BTV kế hoạch thực hiện,
- Lưu VPHƯ.
Nam Đông, ngày 26 tháng 5 năm 2022