Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.9 KB, 6 trang )
Thăm chùa Liên Ứng Sài Gòn
Vào ngày vía Phật Quán Âm Bồ Tát, theo chân các đạo hữu đến chùa Liên Ứng
tụng trì Chú Đại Bi.
Ngôi chùa nằm trong con hẻm trên đường Nguyễn văn Đậu quận Bình Thạnh. Ngồi trước
chính điện thấy trong tâm yên tịnh lạ thường.
Trụ trì chùa Liên Ứng là Đại đức Thích Như Tại đã tu ở ngôi chùa này trên 20 năm. Theo
thầy, tiền sử ngôi chùa này chỉ là một cái đình.
Người xưa, vẫn theo truyền thống trong việc xây dựng chùa rất kỳ công từ việc chọn đất,
chọn vị trí để đặt đá khởi công. Thế nhưng, chùa Liên Ứng lại mọc lên từ khu đất vốn là
một nghĩa trang. Theo như các Pháp sư thì thời ấy có rất nhiều vong linh ngày đêm quấy
nhiễu quanh đình Liên Ứng. Mặc dù được sức mạnh tâm linh được các Ngài hộ Pháp bảo
vệ, nhưng ngày, tháng, quanh năm trong chùa vẫn vang lên tiếng mõ, tiếng chuông, tiếng
tụng trì kinh Pháp nên nhờ đó ngôi chùa thêm nhiệm mầu và được yên ổn.
Nhờ công phu tu trì nên chùa Liên Ứng ngày càng trở nên linh thiêng. Vào các thời tụng
kinh, các vong linh không quậy phá như truớc mà quy tụ quanh chùa nghe kinh Pháp.
Chùa đã tổ chức nhiều đợt cầu siêu cho các vong linh được siêu sinh tịnh độ.
Các Phật tử và thiện nam, tín nữ tại địa bàn, ở các quận, huyện trong thành phố và các
tỉnh lân cận, thậm chí ở miền trung cũng về chùa thăm viếng và cầu kinh, thờ phụng.
Theo thỉnh cầu của hàng trăm Phật tử của chùa Liên Ứng, ngày 12/4/2010 Ngài Choden
Rinpoche đã về chùa Liên Ứng làm lễ cầu siêu, cầu an cho các anh linh liệt sĩ, những
người tử nạn vì chiến tranh, tử nạn vì bệnh tật, vì giao thông và tử nạn vì những lý do
khác. Sau đó Ngài truyền lễ Quán đảnh Dược sư cho hàng trăm Phật tử về dự Pháp hội.
Đình Liên Ứng xưa kia trải qua bao thăng trầm phát triển, đến nay đã trở thành chùa Liên
Ứng, được trùng tu lại vào năm 2003 với 2 tầng. Tầng dưới là chánh điện thờ Phật Thích
Ca, tầng trên thờ Tam Thánh.
Với lối kiến trúc không bắt chước của Trung Hoa mà hài hòa những nét văn hóa chùa
chiền truyền thống của cả 3 miền bắc, trung, nam, nên bước vào chùa Liên Ứng dù là lần
đầu, Phật tử cảm giác gần gũi thân quen như đã từng ở nơi này.
Hiện trong chùa Liên Ứng có trên 50 pho tượng, trong đó có rất nhiều tượng quý.
Bước qua cổng Tam quan là thấy ngay tượng Phật thập nhất diện (11 mặt) bằng đá hồng