Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TIỂU LUẬN Phân tích nội dung nguyên tắc bình đẳng trong lễ tân ngoại giao. Lấy các tình huống lễ tân trong thực tiễn quan hệ ngoại giao của các nước và của Việt Nam để minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.5 KB, 7 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM SỐ 1
MÔN
LỄ TÂN NGOẠI GIAO
Đề bài: Phân tích nội dung nguyên tắc bình đẳng trong lễ tân
ngoại giao. Lấy các tình huống lễ tân trong thực tiễn
quan hệ ngoại giao của các nước và của Việt Nam để
minh họa.

Hà Nội, 2012
I. NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
TRONG LTNG.
1. Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử trong LTNG.
Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền là một trong 7 nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế có tính chất jus cogen và đặt nền tảng cho nguyên tắc bình đẳng
không đối xử của LTNG, đã được ghi nhận chính thức tại Điều 2 Hiến
chương Liên Hợp Quốc và tại Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại
giao. Nội dung của nguyên tắc này là sự đối xử bình đẳng không phân biệt khi
có sự chênh lệch về độ lớn lãnh thổ, chế độ chính trị, khả năng kinh tế,… giữa
các nước trong khi tham gia các quan hệ quốc tế. Các nước có thể tự do tham
gia vào các mối quan hệ quốc tế cũng như những vấn đề có liên quan đến
quyền và lợi ích của quốc gia mình dựa trên ý chí chủ quan của chính mình
mà không thể bị ép buộc bởi bất cứ một nước nào khác.
Nguyên tắc này chỉ được ghi nhận một cách chung chung chứ không được
quy định một cách rõ ràng, chi tiết rằng nó được bảo đảm thực hiện như thế
nào trong quá trình LTNG trong Hiến chương LHQ cũng như trong CƯ Viên
1961 mà nó chỉ được quy định cụ thể tại các điều ước quốc tế và các văn bản
luật quốc gia của từng nước cụ thể. Điều này là vô cùng hợp lí bởi lẽ những
văn bản như Hiến chương LHQ hay CƯ Viên đều là những văn bản có phạm
vi áp dụng cho rất nhiều nước trên thế giới, trong khi giữa các nước lại luôn


tồn tại những điểm khác biệt nhất định về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,…
Chính vì vậy, việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng này do các quốc gia tự quy
định sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nước mình nhất cũng như đáp
ứng được yêu cầu nhất định của các quốc gia khác.
Pháp luật Việt Nam quy định cách thể hiện nguyên tắc này trong LTNG tại
các văn bản pháp luật như Nghị định số 82/2001/NĐ-CP về nghi lễ nhà nước
và đón tiếp khách nước ngoài, Thông tư số 01/2010/TT-BNG Hướng dẫn sử
dụng biểu tượng quốc gia và nghi thức nhà nước tổ chức một số hoạt động
đối ngoại tại cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài,…
2. Hình thức thể hiện của nguyên tắc.
Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử trong LTNG được thể hiện ở
rất nhiều khía cạnh. Một trong số đó là quy tắc treo cờ. Có nhiều cách thức
treo cờ, tuy nhiên, khi treo nhiều lá cờ cùng lúc thì chúng đều được sắp xếp
dựa theo bảng chữ cái tiếng Anh (hoặc tiếng nước bản địa), và tất cả các lá cờ
đó phải được treo với cùng kích thước của lá cờ và chiều cao của cột cờ và
được xếp ngang hàng. Ví dụ: ở ASEAN, lá cờ của tổ chức này cũng chỉ được
bố trí ở cuối hàng, trong khi các lá cờ khác của các nước thành viên được sắp
xếp theo thứ tự chữ cái, bắt đầu bằng cờ của Brunei – Campuchia – Indonexia
– Lào – Malaixia – Mianma - Philippin – Singapo – Thái Lan – Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong các hoạt động đối ngoại chính thức, nguyên thủ quốc
gia của các nước có quy chế pháp lý bình đẳng và được hưởng các quyền ưu
đãi miễn trừ như nhau. Trong việc tổ chức các hội nghị, ký kết điều ước quốc
tế… nguyên tắc này được thể hiện ở việc xác định thứ tự bằng việc áp dụng
theo vần chữ cái của tên nước theo bảng chữ cái của ngôn ngữ được sử dụng
chính thức hoặc bắt thăm. Tuy nhiên, trên thực tế các nguyên tắc này được áp
dụng rất khác nhau. Chẳng hạn, chỗ ngồi tại LHQ được áp dụng theo trật tự
chữ cái của tiếng Anh với việc xác định chữ cái đầu tiên bằng việc rút thăm.
Trong khi đó, các lá cờ của các nước thành viên được treo tại trụ sở Liên Hợp
Quốc tại New York theo thứ tự chữ cái của tiếng Anh, bắt đầu từ Afganistan.
Tại các phiên họp giữa ASEAN và các nước đối thoại (ASEAN + 1; ASEAN

+ 3), vị trí chỗ ngồi được bố trí xen kẽ giữa các nước thành viên ASEAN và
các nước đối thoại theo thứ tự chữ cái của tên nước trong khi tại hội đồng Bộ
Trưởng của liên minh châu Âu, chỗ ngồi được xác định căn cứ vào ngày họ
nhậm chức; tại Đại Hội đồng căn cứ vào tuổi; tại các cuộc họp chính thức của
Hội đồng căn cứ theo bảng chữ cái của tiếng Pháp;…
Tương tự như vậy, trong nghi thức ký một điều ước quốc tế đa phương, thứ
tự ký một điều ước được xác định căn cứ vào bảng chữ cái của ngôn ngữ
dùng để soạn thảo văn bản điều ước… Trong nghi thức ký kết một điều ước
song phương áp dụng theo quy tắc altenus, văn bản điều ước do quốc gia nào
giữ thì quốc gia đó sẽ ký trước ở bên phải (áp dụng cho những ngôn ngữ viết
từ bên phải), quốc gia còn lại sẽ ký về phía bên trái và thấp hơn một hàng. Tại
các cuộc hội đàm, đàm phán, hội nghị, các nước tham gia có vị trí ngang bằng
với nhau về chỗ ngồi cũng như số lượng thành viên mỗi bên, thậm chí các vấn
đề khác như kiểu bàn, kích thước bàn,… Trong khuôn khổ các tổ chức quốc
tế, nguyên tắc luân phiên làm chủ nhà của các hội nghị thường niên được áp
dụng rộng rãi.
3. Vị trí của nguyên tắc trong quan hệ LTNG.
Nguyên tắc này có vị trí vô cùng quan trọng trong LTNG bởi lẽ nó ghi
nhận sự công bằng trong việc đối xử giữa các quốc gia với nhau mà không
phụ thuộc vào nền tảng kinh tế, chính trị, văn hóa,… của từng nước. Trong
các hoạt động đối ngoại, tất cả các quốc gia đều là những thực thể độc lập, có
chủ quyền và bình đẳng với nhau về mặt pháp lý chứ không phân biệt địa vị
trên dưới, mạnh yếu giữa các quốc gia. Điều này cũng dế hiểu, bởi lẽ tất cả
những yếu tố dùng để phân chia địa vị giữa các quốc gia như chế độ chính trị,
tiềm lực kinh tế, khả năng quốc phòng,… đều không phải là những yếu tố bất
biến mà có thể thay đổi theo thời gian. Nếu như có sự phân biệt đối xử giữa
các nước dựa trên những yếu tố này thì khi chúng thay đổi, quy tắc đối xử đối
với nước đó cũng sẽ phải thay đổi theo. Hơn nữa, nó có thể gây nên những sự
rạn nứt trong quan hệ giữa các nước khi sự đối xử của một nước với các nước
khác nhau lại khác nhau, có thể gây ảnh hưởng tới tình hình thế giới nói

chung. Chính vì vậy, việc tuân thủ nguyên tắc này là vô cùng quan trọng và
phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ bởi các quốc gia.
II. TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN QUAN HỆ NGOẠI GIAO
CỦA CÁC NƯỚC VÀ CỦA VIỆT NAM THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC
BÌNH ĐẲNG KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ GIỮA CÁC QUỐC GIA.
Ngày 11/03/2012, nước ta đã đón tiếp phái đoàn kinh tế của Bỉ do Thái tử
Philippe dẫn đầu sang thăm chính thức Việt Nam. Nghi thức tiếp đón được
diễn ra lại phủ Chủ tịch như sau: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu
nhân đón thái tử Bỉ và phu nhân tại bãi đỗ xe có hai hàng tiêu binh danh dự
đứng trước thềm. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng hoa Thái tử Philippe
và phu nhân. Sau đó, chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thái tử Philippe sẽ
đứng trên bục danh dự. tiếp đến là Quân nhạc cử quốc thiều hai nước Việt
Nam và Bỉ, quốc thiều nước Bỉ trước Việt Nam sau. Sau đó Đội trưởng đội
danh dự chào, báo cáo và mời Thái tử Philippe đi duyệt đội danh dự quân đội
nhân dân Việt Nam. Tiếp đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang giới thiệu với
Thái Tử Bỉ về các quan chức của Việt Nam tham gia buổi tiếp đón. Thái tử Bỉ
cũng giới thiệu về các thành viên trong đoàn của mình với Chủ tịch nước Việt
Nam. Cuối cùng Chủ tịch nước và phu nhân cùng với Thái tử philippe và phu
nhân chụp ảnh kỷ niệm, sau đó Chủ tịch nước và phu nhân sẽ tiếp đón đoàn
khách Bỉ tại phòng khách. Về việc trang trí và treo cờ: có treo cờ hai nước tại
sân bay, nơi tiếp đón, nơi ở và cả trên xe của trưởng đoàn. Cờ có kích cỡ bằng
nhau, độ cao khi treo cờ cũng bằng nhau. Thảm đỏ đước trải từ chân cầu
thang máy bay đến nơi đỗ xe của trưởng đoàn. Như vậy với chuyến viếng
thăm của Thái tử Bỉ, Việt Nam đã tổ chức tiếp đón long trọng và không hề có
sự phân biệt đối xử mà hoàn toàn dựa trên nguyên tắc bình đẳng theo đúng
trình tự quy định tại Nghị định 82. Mặc dù so về tình hình kinh tế thì Bỉ có
điều kiện kinh tế phát triển mạnh hơn Việt Nam rất nhiều. Bỉ là một quốc gia
có nền công nghiệp hóa tiên tiến tỉ trọng nông nghiệp chỉ chiếm 1,4% GDP
nhưng không vì vậy mà Việt Nam tiếp đón phái đoàn của Bỉ với nghi thức
đặc biệt hơn so với phái đoàn của các nước khác để thu hút đầu tư hay vì lợi

ích nào đó khác. Việc treo cờ của 2 nước ngang bằng nhau đã thể hiện đầy đủ
vị thế ngang nhau của 2 nước trong hoạt động ngoại giao cũng như thái độ tôn
trọng mà Việt Nam dành cho Bỉ cũng giống như dành cho các quốc gia khác.
Một ví dụ khác thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong LTNG của nhà nước
Việt Nam ta là khi đón tiếp quốc vương Campuchia Sihamoni bắt đầu chuyến
thăm hữu nghị chính thức tại Việt Nam từ ngày 16/3,đến ngày 18/3. Nước ta
đã tiếp đón phái đoàn Campuchia rất nồng nhiệt, chu đáo không kém phần
long trọng với các nước khác, tuân thủ nguyên tắc bình đẳng không phân biệt
đối xử giữa các nước trong LTNG một cách nghiêm túc nhất như: các đoàn
đại biểu được sắp xếp chỗ ngồi một cách tương xứng bằng nhau, trưởng đoàn
của hai bên là quốc vương Campuchia Sihamoni và thủ tướng Phan Văn Khải
được sắp xếp ngồi ở vị trí cao nhất và ngang bằng nhau; bàn đàm phán được
chọn là bàn hình chữ nhật, ở phía dưới nền nhà được phủ một tấm thảm màu
xanh; đằng sau 2 trưởng đoàn là 2 lá cờ lớn đại diện cho 2 nước được treo
ngang bằng nhau, người phiên dịch được sắp xếp ở phía bên trái trưởng đoàn,
trước mặt mỗi thành viên đoàn đàm phán có một xấp giấy trắng và một cây
bút để ghi chép.
Như vậy, đối với nghi thức tiếp đoán các đoàn nước ngoài viếng thăm Việt
Nam thì Việt Nam chỉ căn cứ vào mục đích của cuộc viếng thăm và các thành
phần trong đoàn viếng thăm để lựa chọn nghi thức tiếp đón cho phù hợp chứ
hoàn toàn không dựa trên nền tảng kinh tế, chính trị… của quốc gia đó. Điều
đó thể hiện được thái độ bình đẳng trong các quan hệ ngoại giao không phân
biệt đối xử giữa các quốc gia của Việt Nam.
III. KẾT LUẬN.
Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia trong quan hệ ngoại giao có vị trí
quan trọng như đã nói ở trên, chính vì vậy, các quốc gia trong giao tiếp đối
ngoại cũng như các hoạt động đối ngoại của mình phải hết sức lưu ý để đảm
bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia, bởi những hành động, xử sự không đúng
đắn sẽ được suy diễn là vi phạm nguyên tắc này.
Đối với Việt Nam, trong LTNG, những nghi thức tiếp đón các phái đoàn

nước ngoài dù là nhỏ nhất cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo
được sự bình đẳng. Dù là những nước có nền kinh tế kém phát trển hơn Việt
nam (như Lào, Campuchia,…) hay là những nước có nền kinh tế cao hơn Việt
Nam (như Bỉ) đến thăm nước ta đều được tiếp đón với nghi thức đúng theo
quy định của pháp luật mà không hề có sự phân biệt đối xử nào khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến chương Liên Hợp Quốc;
2. Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao;
3. Nghị định số 82/2001/NĐ-CP về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách
nước ngoài;
4. Chuyên đề Ngôi thứ ngoại giao, Hoàng Trọng Nhu, nguyên vụ trưởng
vụ lễ tân, Bộ ngoại giao, 2009;
5. Tập bài giảng môn Lễ tân ngoại giao, khoa Pháp luật quốc tế, bộ
môn công pháp quốc tế, 2012;
6. />tan-ngoai-giao.html;
7. ;
Nhóm 2 – QT33A

×