Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

phân tích nội dung Văn hóa ứng xử trong Ngành Hải quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.73 KB, 10 trang )

MỞ BÀI
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội là quan điểm xuyên suốt trong nhiều
văn kiện của Đảng. Như vậy, trong phạm vi rộng, văn hóa phải phục vụ chính
trị xã hội, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế, tác động tích cực trở lại đối
với kinh tế chính trị xã hội như một động lực quan trọng. Trong phạm vi hẹp,
phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, đáp ứng được nhu cầu cao nhất là hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, bên cạnh việc thể chế hoá các quan
điểm, đường lối đã được cụ thể hoá tại Nghị quyết Đại hội Đảng X trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội, Chính phủ rất quan tâm đến việc xây dựng nếp
sống mới, hình thành thói quen tốt và hành vi ứng xử có văn hoá đối với cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước.
Hải quan Việt Nam trong những năm qua rất chú trọng đến công tác
xây dựng văn hoá công sở của Ngành, đã ban hành nhiều quy định, qui tắc
ứng xử nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Là một người đã có nhiều năm
công tác trong Ngành Hải quan, Tôi cảm thấy rất bức xúc khi thấy nhiều cán
bộ công chức hải quan, nhất là các cán bộ công chức làm việc tại các cửa
khẩu nơi tiếp xúc thường xuyên với doanh nghiệp có tác phong, lề lối làm
việc thiếu nghiêm túc. Cách ăn mặc, cử chỉ nói năng thiếu lịch sự, cục cằn thô
lỗ thậm chí có nơi còn xưng hô “mày, tao” với doanh nghiệp.
Trong bài viết này Tôi xin đi sâu phân tích nội dung Văn hóa ứng xử
trong Ngành Hải quan.
1
I- MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ CÔNG SỞ
Công sở là nơi diễn ra hoạt động công vụ có tính chất đặc thù của cơ
quan trong bộ máy Nhà nước, là nơi thực hiện các hoạt động mang tính “phục
vụ” rất rõ nét. Theo đó, văn hoá nơi công sở trở thành một nhu cầu khách
quan, một nội dung quan trọng nhằm cải cách nền hành chính, xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân hiện nay.
Văn hoá nơi công sở, nói một cách khái quát, là một loạt hành vi và quy


ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của
mình với những người khác. Văn hoá này bao gồm cả những quy định chính
thức, được ghi thành văn bản của một công ty và cả những quy định bất thành
văn mà chỉ học được bằng kinh nghiệm.
Ngày nay, nước ta thực hiện đường lối đổi mới, theo cơ chế thị trường,
công sở không chỉ đơn thuần là cơ quan nhà nước mà còn có cả công sở của
tư nhân. Văn hoá công sở đa dạng hơn, phong phú hơn, hiện đại hơn nhưng
đòi hỏi ở nó tính nhân dân, tính dân tộc cũng phải sâu sắc hơn.
Mặc dù trong thời gian qua văn hoá công sở đã được quan tâm, phát
huy khá tốt tinh thần truyền thống, mang tính quảng đại quần chúng, đồng
thời có tiếp thu tính hiện đại do giao lưu, hội nhập mang lại. Song, thực trạng
văn hoá công sở ở nước ta nói chung hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi
của thực tiễn, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, có thể thấy một số biểu hiện:
Nhận thức của một số cán bộ, công chức chậm được đổi mới, luôn có
tư tưởng bảo thủ, trì trệ, phó mặc, không tích cực tìm hiểu nghiên cứu, có lối
sống thực dụng, ích kỷ cá nhân, hẹp hòi; nhiều nơi, nhiều cá nhân, thậm chí
nhiều cán bộ lãnh đạo trong cơ quan chưa tích cực nghiên cứu, đổi mới tư
duy. Từ đó văn hoá trong công sở không cao.
Tình trạng lãng phí thời gian còn xảy ra phổ biến, một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức đến công sở muộn, về sớm, chưa
2
có tác phong làm việc đúng mực; không tích cực hoàn thành nhiệm được
giao. Vì vậy, dẫn đến tình trạng lãng phí thời gian, lãng phí trong sử dụng
trang thiết bị công sở như điện nước, điện thoại, phương tiện kỹ thuật...
Một số cán bộ, nhân viên công sở chưa có được những kỹ năng giao
tiếp cần thiết với đồng nghiệp, với nhân dân. Văn hoá giao tiếp ít được chú
trọng. Với đồng nghiệp thì còn xảy ra ganh ghét, nói xấu hạ uy tín của nhau,
không tôn trọng nhau. Giao tiếp với nhân dân thì cửa quyền, quan liêu, sách
nhiễu, đã tạo ra khoảng cách với nhân dân trong thực thi công vụ, giao tiếp
ứng xử không đúng với vị trí, tư cách của người công chức trong công sở.

Nguyên nhân là do những tác động từ dư âm của nền văn hoá tiểu
nông, từ thói quen của cơ chế bao cấp, từ những mặt trái của nền kinh tế thị
trường...Dân chủ trong xã hội còn bị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa
nghiêm. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ
hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ
phận cán bộ, công chức vẫn còn.
Để thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh công cuộc xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, trước hết các cơ
quan chức năng cần phổ biến, giáo dục tốt mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của văn
hoá công sở cho các cơ quan, đơn vị; phát động một phong trào, một cuộc vận
động xây dựng văn hoá công sở trên phạm vi cả nước và xem văn hoá công sở
là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của
công sở.
Các cơ quan, đơn vị trong quá trình xây dựng văn hoá công sở cần chú
trọng giải quyết những hạn chế, những yếu kém trong văn hoá công sở mà
thực trạng đã nêu.
Trong đó, tập trung vào xây dựng môi trường cảnh quan công sở xanh-
sạch-đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường, quy hoạch, sắp đặt phù hợp, đảm bảo
hình thức trang nhã, tiết kiệm; xây dựng, trang phục công sở thống nhất cho
3
cán bộ, nhân viên gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và thương hiệu của cơ
quan mình.
Xây dựng tác phong làm việc khoa học, trách nhiệm nơi công sở, có ý
thức kỷ luật cao trong việc bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật cơ quan.
Xây dựng văn hoá giao tiếp, ứng xử của cán bộ, nhân viên trong cơ
quan.
Cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan công sở phải tôn trọng nhân dân,
giúp đỡ nhân dân, đáp ứng những yêu cầu chính đáng phù hợp với vị trí, chức
năng của cơ quan mình.
Phải thực sự thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh “gần dân, học

tập, giúp đỡ nhân dân”, “cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân”.
Nhằm đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán
bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, ngày 02/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã
ký quyết định số 129/2007/QĐ-TTg Ban hành Quy chế văn hoá công sở tại
các cơ quan nhà nước. Bản quy chế gồm 03 chương, 16 điều quy định chi tiết
các nội dung, phạm vi, đối tượng điều chỉnh và các nguyên tắc thực hiện;
Theo đó, quy chế này quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ,
công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại các cơ quan
hành chính nhà nước. Việc thực hiện văn hoá công sở phải tuân thủ các
nguyên tắc như phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, điều kiện
kinh tế xã hội; phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức chuyên nghiệp, hiện đại; phù hợp với các quy định của pháp luật...
Việc thực hiện văn hoá công sở nhằm các mục đích như bảo đảm tính trang
nghiêm và hiệu quả hoạt động, xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của
cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ.Quy chế cũng nêu rõ
4
những hành vi bị cấm như hút thuốc lá trong phòng làm việc, sử dụng đồ
uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan
vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao...Đường ra lối vào công sở
phải sạch sẽ, phong quang, nơi đỗ xe, nơi làm việc phải trật tự, ngăn nắp, vệ
sinh. Tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức phải nghiêm túc tận
tụy. Cách ăn mặc, cử chỉ nói năng lịch sự có văn hoá. Đặc biệt, khi tiếp dân
phải có thái độ khiêm tốn, nhã nhặn lắng nghe ý kiến của nhân dân.
Tuy nhiên, ở không ít công sở còn diễn ra các cảnh tượng nơi làm việc
lộn xộn, đường đi lối lại thiếu biển chỉ dẫn, xe cộ để lung tung. Trong phòng
làm việc giấy tờ bề bộn, gạt tàn thuốc lá đầy có ngọn. Có nơi, có người còn
đun nấu, ăn uống ngay trong phòng làm việc. Trong phòng làm việc đang mở

máy lạnh, đông người, kể cả có phụ nữ đang mang thai, họ vẫn thản nhiên hút
thuốc. Vẫn còn những cán bộ, công chức đi muộn về sớm, trong giờ làm việc
còn tán chuyện gẫu, nhiều người còn kéo nhau ra quán trà, quán càphê. Tình
trạng làm việc chểnh mảng không hết công suất khá phổ biến, chưa hết giờ
làm việc đã đánh cầu lông, chơi cờ tướng... Không ít người văng tục nói bậy,
ăn mặc như đi chơi trên đường phố. Cán bộ tiếp xúc với dân bằng những bộ
mặt "lạnh tanh", thậm chí còn hách dịch, nhũng nhiễu.
Những hành vi này, mặc dù rõ ràng là không chấp hành quy chế văn
hoá nơi công sở, nhưng thường ít được phê bình, xử lý, nếu có cũng chỉ là
những lời nhắc nhở nhẹ nhàng, không có tác dụng. Đã đến lúc lãnh đạo các cơ
quan, công sở phải chú ý nhiều hơn đến việc xây dựng môi trường văn hoá tại
nơi làm việc.
5

×