Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Mô tả quá trình lấy thông tin nhằm cấp quyền khai thác thủy sản tại xã Vinh Phú potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.1 KB, 16 trang )

Trường Đại học Khoa học
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Huế
Add: 77 Nguyễn Huệ, Huế
Tel: 84 54 3832788 Fax: 84 54 3824 901
Tham vấn cộng đồng
Một bước quan trọng trong tiến trình quy hoạch và cấp quyền
khai thác và quản lý mặt nước trên đầm phá Tam Giang
(Trường hợp cho Đội 16 xã Vinh Phú, Huyện Phú Vang, TT Huế)
Huế, 9/2011
1.Các căn cứ xây dựng quy hoạch
1.a. Căn cứ pháp lý
Căn cứ QĐ 1142 UBND Tỉnh Thừa Huế về việc phê duyệt kế hoạch giải tỏa sắp
xếp lại nò sáo trên vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thuộc huyện Phú Vang.
Căn cứ luật tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 01
năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 2093/QĐ-UBND ngày 15/09/2007 của UBND Tỉnh ban
hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 06 NQ/TU ngày 15/06/2007 của
Tỉnh ủy về phát triển kinh tế biển và đầm phá Tỉnh Thừa Thiên Huế từ nay đến năm
2010, tầm nhìn đến năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 3677/QĐ-UB ngày 25/10/2004 của UBND Tỉnh Thừa
Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thủy sản vùng đầm
phá Thừa Thiên Huế đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định 4260/2005/QĐ-UB ngày 19/12/2005 của UBND Tỉnh Thừa
Thiên Huế về quy hoạch quản lý khai thác thủy sản đầm phá Thừa Thiên Huế;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triền nông thôn tại Công văn số
536/SNNPTNT-KH ngày 30/05/2011
1.b. Căn cứ thực tiễn
Thực hiện Quyết định của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, một số địa phương
quanh vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã tiến hành Quy hoạch, giải tỏa, sắp xếp,
phân vùng đánh bắt và trao quyền quản lý mặt nước cho các chi Hội nghề cá ( cụ thể là
huyện Phú Lộc) bước đầu đạt được các kết quả đáng khích lệ.


Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay của việc khai thác đánh bắt thủy sản trên
đầm phá có liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có việc tạo điều kiện cho mọi người dân
được tiếp cận với nguồn lực tài nguyên đầm phá, phát triển giao thông thủy, bảo vệ các
khu bãi đẻ và phát triển các nguồn tài nguyên.
Thực tế hiện nay, việc khai thác bằng các ngư cụ cố định trên địa bàn xã Vinh Phú
nói riêng đang thiếu tính hợp lý, chưa đúng với điều kiện cho phép trong quy định.
Việc phân vùng, ranh giới giữa xã Vinh Phú với các xã khác chưa có căn cứ, đặc
biệt việc phân định ranh giới trên đầm phá giữa các thôn trong xã chưa rõ ràng. Điều này
sẽ ảnh hưởng trước hết đến công tác quản lý mặt nước đối với chi Hội nghề cá.
Xuất phát từ nhu cầu và nguyện vọng thiết thực của các hộ dân đang sinh sống
trên địa bàn là được ổn định để phát triển sinh kế lâu dài và cùng tham gia quản lý tài
nguyên.
CSSH đã đựa vào các căn cứ như trên để tiến hành thu thập thông tin từ phía
người dân làm cơ sở thực tiễn cung cấp cho các cơ quan chức năng trong việc quy hoạch,
giải tỏa, sắp xếp và tiến tới trao quyền quản lý cho Chi hội nghề cá.
2. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung
Quy hoạch vùng đánh bắt thủy sản và hướng đến cấp quyền khai thác, quản lý
mặt nước đầm phá cho Chi HNC Đội 16 – xã Vinh Phú.
b. Mục tiêu cụ thể
Phổ biến Quyết định 1142 /QĐ-UBND Tỉnh Thừa Huế về việc phê duyệt kế
hoạch giải tỏa sắp xếp lại nò sáo trên vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thuộc huyện
Phú Vang.
Vẽ lại hiện trạng ngư cụ đánh bắt thủy sản trên mặt nước xã Vinh Phú bằng
phương pháp bản đồ có sự tham gia
Sử dụng tri thức bản địa về phân vùng đánh bắt thủy sản, ranh giới giữa các thôn
trong xã Vinh Phú, giữa xã Vinh Phú với các xã có cùng ranh giới với xã Vinh Phú.
Cùng với người dân đưa ra hiện trạng ngư cụ cố định và lên phương án sắp xếp
tại Vinh Phú.
3. Phương pháp và công cụ thực hiện

Việc lựa chọn phương pháp và công cụ thực hiện được tuân thủ theo các căn cứ
và quy trình nghiên cứu khoa học, cụ thể là: Nội dung nào phương pháp đó; dựa vào kinh
nghiệm, năng lực, lĩnh vực chuyên môn và nguồn kinh phí của CSSH.
Với yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành phương pháp đánh giá nông thôn có sự
tham gia của người dân (PRA), trong đó sử dụng các công cụ như: Xây dựng bản đồ hiện
trạng có sự tham gia, thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu và một số công cụ khác.
4. Kết quả nghiên cứu khảo sát
4.1 Xác định ranh giới trên mặt nước
Việc xác định ranh giới trên mặt nước không hoàn toàn như ranh giới đất liền, đó
là một quá trình lâu dài, đòi hỏi kinh nghiệm được kế thừa và chuyển tiếp từ các thế hệ
trong khai thác và đánh bắt thủy sản trên đầm phá. Đó cũng là kết quả của tri thức bản địa
mà chỉ có các ngư dân với cuộc sống “bồng bềnh thủy diện” mới xây dựng nên.
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề, bằng phương pháp có sự tham gia,
chúng tôi đã sử dụng hai hướng tiếp cận cơ bản để xác định ranh giới thôn/xã Vinh Phú
trên mặt nước.
a. Xác định ranh giới thôn phía đất liền
Xã Vinh Phú có 06 thôn, bao gồm: Mộc Trụ, Trừng Hà, Triêm Ân, Hà Bắc, Điền
Trung và Nghĩa Lập
Thôn Mộc Trụ:Từ ranh giới xã Phú Đa (thôn Viễn Trình, có khe, Doi, cột mốc,am
xóm và đường bê tông) đến Gioi Dái.
Thôn Trừng Hà: Từ Gioi Dái đến đường làng gánh lúa (có cột mốc) của 2 thôn
Thôn Hà Bắc từ khe nước chảy đến Doi Kẻ Lái (Giữa 2 thôn Điền Trung và Hà
Bắc có một hàng đáy)
Thôn Điền Trung từ Doi Kẻ Lái đến Doi Kẻ Chương ( có bến lội Hà Úc)
Thôn Nghĩa Lập từ Doi Kẻ Chương đến chợ Hà Trung, nơi giáp ranh Với xã Vinh
Hà.
` Ngoài ra, đường Dái (giới) của 2 xã Vinh Phú và Vinh Hà còn được xác định tại
bãi đám. Bãi đám là nơi đám tang của người chết quê ở Vinh Phú nhưng ở xa đưa về làng
đều phải dừng lại ở ranh giới này. Đến ngày nay vẫn còn áp dụng cho cả đám đi thuyền
và đám đi bằng xe, đồng thời giáp ranh hai xã còn có kiệt và bến nước, là nơi giao lưu

của hai xã.
b. Xác định ranh giới từ phía bên ngoài (trên mặt nước)
Việc xác định ranh giới phía bên ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
-Ban ngày: Nhìn từ ngoài đầm phá vào thấy các lùm dương hàng cây, khe nước
chảy, hàng đáy của người dân hoặc bất kỳ vật nào cố định từ xưa đến nay. Nhìn và phán
đoán bằng kinh nghiệm khoảng cách về địa lý khi so sánh với các vật cố định ở trên sông
đầm như các hàng đáy, các cồn, các địa điểm nông, sâu của mặt nước. Ngoài ra, phần lớn
ngư dân xác định bằng các khe nước từ trong đất liền chảy ra, vì chổ khe nước chảy ra
thường có một dòng nước có màu khác với màu nước trên đầm phá.
-Ban đêm: xác định bằng chạy đò máy (ví dụ: căn phút và tắt máy từ nơi xuất phát
đến địa điểm xác định), địa hình cao thấp hoặc căn cứ vào các hàng đáy. Xác định bằng
các luồng nước chảy, nếu nước chảy xiết thì sâu, nước chảy nhẹ thì cạn, hoặc các chổ có
độ cua, cồn cạn, cồn sâu hoặc sóng lớn, sóng nhỏ.
-Trong trường hợp mưa mù gió bão: Người dân xác định bằng các hướng gió, cấp
độ gió, độ lên xuống của con nước, đặc biệt là bám vào các ngư cụ hai bên như đáy,
chuôm, nò sáo…
-Nếu theo mùa: Mùa khô thì nước đầm thường cạn và ít đục hơn, mùa mưa nước
đầm phá thường dâng cao và chảy xiết, khi đó sẽ có các khuỷnh nước quẩn và đó là địa
điểm trú ngụ an toàn cho tàu bè trong trường hợp gặp bất trắc, nguy hiểm bởi bão tố, lũ
lớn.
Ngoài ra, các vật thể như cầu Trường Hà, nhà cửa, cây cối, đình chùa miếu mạo,
đền thờ, các Doi, đồng ruộng, đường làng, cột điện…đều là nơi ngư dân xác định phương
hướng và ranh giới.
4.2 Thực trạng các ngư cụ đánh bắt trên mặt nước xã Vinh Phú
Qua kết quả khảo sát bằng phương pháp bản đồ có sự tham gia tại địa bàn, và sử
dụng MAPINFO, CSSH đã xây dựng nên được kết quả về các nghề khai thác hiện có tại
địa phương như sau:
- Nghề đáy: Các hàng đáy được kéo dài từ phía trong đất liền của xã Vinh Phú ra bên
ngoài địa phận của các xã như Vinh An, Vinh Xuân. Chủ các hàng đáy không chỉ ở xã
Vinh Phú mà còn có của các xã lân cận do được bán hoặc được kế thừa từ lâu đời. Hướng

của đáy theo hưởng Đông – Tây và khoảng cách giữa các hàng đáy tương đối xa. Toàn
đội 16 Vinh Phú có 05 hàng đáy với 93 trộ đáy, gồm:
Thôn Triêm Ân: không có nghề nào cố định, chỉ có các ngư cụ đánh bắt di động
như lưới rê, lưới dày, lừ…Các thôn khác vẫn thường tới đánh bắt tại thôn Triêm Ân. Hải
sản ở đây bao gồm các loại như tôm, trìa, sò… Các loại cá như cá trặc, cá nâu, cá hồng
…có khoảng 30 hộ thường đánh bắt ở đây.
Thôn Hà Bắc: Có 2 hàng đáy của 8 hộ. Hàng thứ nhất Nằm từ khe phía trong bờ
nước chảy ranh giới giữa hai thôn Triêm Ân và Trưng Hà khoản 12m. Phía trong bờ ra
cách 15-20m, Độ dài của sáo khoảng 600m kéo dài sang thủy phận Vinh An, mặc dù nằm
trên địa phận Vinh An nhưng vẫn của người trong thôn Hà Bắc vì do cha ông để lại từ
xưa. Đáy gồm 33 miệng của 8 hộ sau đây:
Nguyễn Chất 7 miệng (M); Trương Thị Nhẫn 4M, Nguyễn Thích 4M; Nguyễn Dư 4M;
Nguyễn Thanh 4M; Nguyễn Hải 4M; Nguyễn Tơ 2M; Nguyễn Thuyên 4M.
Hàng đáy thứ 2 nằm trên thôn Hà Bắc và Điền Trung cách bờ 15m kéo dài sang đến chợ
Hà Bắc của Vinh An gồm 40 miệng. Hàng đáy này hoàn toàn của người dân Vinh An
quản lý, do đó không nắm rõ số miệng, số hộ.
Thôn Điền Trung: Có 01 hàng đáy xuyên qua cồn Chìm khoảng 16m, bao gồm 30
miệng đáy. Hàng đáy này của cả hai xã Vinh Phú và Vinh An.
Thôn Nghĩa Lập: Từ đò ngang xuống có 01 hàng đáy gồm 16 M của 3 hộ là ông
Hùng, Ông Nịnh Và ông Thanh.
Cách bến đò có một hàng đáy 35 miệng của thôn Hà Úc/Vinh An
Thôn Trừng Hà: Toàn bộ mặt nước không có đáy nào vì nước rất sâu, đây là vùng
đánh bắt di động
Thôn Mộc Trụ: có 02 hàng đáy, hàng thứ nhất cách bờ 150m, bao gồm hàng đáy
của 3 hộ gồm Trần Tơ 6M, Huỳnh Bách 7m, Trần Léng 8M. Đáy nằm trên thôn Mộc Trụ
nhưng do người ở Trưng Hà làm (do bán cho người ở thôn Trưng Hà), hàng đáy dài từ
Mộc Trụ kéo đến giáp địa phận Vinh Thanh.
Hàng thứ 2 cách cầu Trường Hà 100m, cách bờ 100m kéo dài qua hết đia phận
Vinh Thanh gồm 30M: Trần Thành 4; Trần Minh 3, Phạm Đục 4. Đã di dời 9 miệng của
Trần Thành 2, Đục 1, Bờ 4, Trần Mương 2 nhằm khai thông đường thủy đạo, phần giáp

ranh giữa Vinh Phú và Vinh Thanh. Hàng đáy này tổng có 21 miệng, Vinh Thanh 10,
Vinh Xuân 3, Vinh Phú 8.
Thôn Trừng Hà: Có 03 hàng đáy. Hàng thứ nhất cách cầu Trường Hà 400m, gồm
25 miệng của người dân Vinh Xuân. Hàng thứ 2 nằm ở cồn đất Sét gồm 12 miệng ( Vinh
phú có 6 miệng của ông Xiểng). Hàng thứ 3 nằm trên thủy phận Vinh Xuân.
- Nò sáo
Hình 1. Nò sáo
Tại thời điểm điều tra, toàn xã Vinh Phú chỉ có 03 trộ sáo của 03 hộ nằm trên thủy phận
của 02 thôn, cụ thể như sau:
Thôn Trừng Hà: Sáo dài 150m, cánh sáo 100m của Trần Giỏ, vị trí sáo nằm cách
bờ (phần đất liền khu dân cư) trên 100m, hướng sáo song song với bờ và miệng sáo rộng
80m.
Thôn Hà Bắc :có 02 trộ sáo nằm song song với nhau, miệng sáo hướng về phía
Cồn Chìm và cách cột cấm Cồn Chìm 5m.Khoảng cách giữa hai sáo (phần miệng sáo)
dưới 15m
Trộ sáo 1: Của gia đình ông Trần Phơ. Sáo1 dài 150m, miệng rộng 100m, khoảng cách
sáo theo người dân thì rất gần bờ. Nếu tính từ điểm lồi ra của bờ phá thì khoảng cách chỉ
40m, điều này vi phạm khoảng cách sắp xếp sáo theo quy định mới của. Tỉnh. Trên thức
tế, 02 trộ sáo này đã được chính quyền xã Vinh Phú thực hiện tháo gỡ 01 lần, tuy nhiên
sau đó không bố trí cho 2 hộ này vị trí mới hợp lý để đặt sáo, nên sau một thời gian, hai
hộ trên lại tiếp tục đóng sáo xuống vị trí củ.
Trộ sáo 2: Của gia đình anh Nguyễn Ngọc An, sáo nằm ở vị trí bên ngoài, chiều dài của
sáo 150m, cánh sáo 100m, miệng sáo rộng 100m hướng về phía Cồn Chìm.
Trong lần lấy ý kiến sắp xếp lại lần này, CSSH tiến hành lấy ý kiến tổng thể của
tất cả các thành phần trong dân, đặc biệt là các hộ nằm trong diện có các ngư cụ cố định
phải sắp xếp, giải tỏa, trên cơ sở đó nắm bắt những nguyện vọng thiết thực nhất liên quan
đến sinh kế lâu dài của người dân. Và đồng thời có những kết luận mang tính khách quan
cho các cơ quan chức năng làm căn cứ để tiến hành quy hoạch.
-Rớ giàn: Rớ giàn là một loại ngư cụ đánh bắt khá đơn giản, tuy nhiên để làm được một
trộ rớ giàn không hề đơn giản mà phải đòi hỏi tính công phu và thời gian dài. Do đặc tính

riêng của ngư cụ, cho nên trong quá trình đánh bắt và sử dụng thường dễ bị hư hỏng, nhất
là trong mùa mưa lũ, nếu không kịp thời kéo lên trên mặt nước thì dễ bị cuốn trôi khi
nước chảy mạnh. Cũng vì vậy mà rớ giàn thường được đặt vào các chổ nước quẩn.
Toàn thủy diện xã Vinh Phú có 16 trộ rớ giàn, trong đó tập trung tại các thôn như
sau:
Thôn Mộc Trụ: có 11 hộ bao gồm của các hộ sau: Bà Hoa 1; Ông Nguyên 2; ông
Lãng 2; anh Tất 2; ông Xiểng 2; anh Minh 1; ông Cáng 1.
Thôn Trưng Hà: Có 04 trộ: Bao gồm ông Nguyễn Bách 2; ôngTrần Chinh 1; ông
Trần Giỏ 1.
Thôn Nghĩa Lập: Có 01 trộ của hộ Nguyễn Xí,
-Chuôm: Chuôm là một loại hình tạo ra môi trường sống nhân tạo cho tôm cá. Vật liệu
được người dân sử dụng chủ yếu là tre và các loại cây nhiều nhánh. Nơi đặt chuôm thích
hợp nhất là các vùng đầm phá có độ sâu từ 1,5 đến 2m.
Hình 2. Chuôm
Đây là một nghề được khuyến khích vì không ảnh hưởng đến môi trường nước lại
vừa giúp tái tạo nguồn lợi thủy sản một cách tự nhiên. Mặt nước xã Vinh Phú có nhiều
đặc điểm khác biệt so với các xã khác trong huyện như độ nông cạn, độ mặn, dòng nước,
cho nên việc phân bố và sắp xếp các trộ chuôm ở đây mang nhiều đặc trưng riêng riêng
cũng như số lượng. Tổng số lượng chuôm trên mặt nước xã Vinh Phú có 51 trộ, được
phân bố cụ thể tịa các thôn như sau:
Thôn Mộc Trụ: Tại đây có 62 trộ chuôm, bao gồm: Ông Nghiêng 01 trộ, Ông Lãng
03 trộ, ông Xiểng 01trộ, Ông Thành 01trộ, Ông Minh 01trộ, bà Hoa 01trộ, Trần Thành
01trộ, Trần Lương 01trộ, ông Bách 01 trộ. Ngoài ra, có thêm 01 trộ của xã Vinh Xuân
nằm trên địa bàn thôn.
Thôn Trừng Hà: Có 05 trộ bao gồm: Trần Giỏ 01trộ, Trần Đấm 01, Phạm Chinh 01,
Mai Tùng 01 và Ông Bách 01trộ.
Thôn Triêm Ân: Do đặc điểm địa hình không thích hợp với loại ngư cụ cố định
này, cho nên thôn Triêm Ân không có trộ chuôm nào.
Thôn Hà Bắc: Có 19 trộ chuôm bao gồm: Ông Minh và Ông Dường 01 trộ, Nguyễn
Tơ 01 trộ, Nguyễn Nài 01 trộ, HNC 01 trộ, Nguyễn Chất 04 trộ, Nguyễn Hải 01 trộ,

Nguyễn Nẫm 04 trộ, ông An 02 trộ và Ông Khánh 02 trộ.
Thôn Điền Trung: Có 06 trộ chuôm, bao gồm các hộ sau: Ông Khánh (Hút) 01
trộ, Lê Trung 02 trộ và Nguyễn Mưu 02 trộ.
Thôn Nghĩa Lập: Có 09 hộ làm chuôm bao gồm 20 trộ như sau: Huỳnh Đầu 04
trộ, ông Mưu 03 trộ, Lê Trung 04 trộ, ông Khánh 02 trộ, ông Quang 01, ông Ái 02 trộ,
Ông Hải 01 trộ, ông Xí 01 trộ và ông Trai 02 trộ.
- Nuôi cá lồng
Nuôi cá lồng là mô hình được các hộ dân ven Phá Tam Giang nói chung mà xã
Vinh Phú nói riêng áp dụng khá phổ biến. Thời gian gần đây, nuôi cá lồng đã đem lại
nhiều lợi ích kinh tế rất cao và đang có xu hướng gia tăng về số lượng lồng và các hộ
nuôi.
Tổng số lượng lồng cá hiện có trên mặt nước đầm phá của xã Vinh Phú là 54 lồng,
được phân bố trong các thôn dưới đây:
Thôn Nghĩa Lập: Có 23 lồng của 8 hộ nuôi bao gồm của các hộ sau: Ông Quang 3;
ông Huỳnh Ái 2; anh Được 2; Huỳnh Đầu 4; Huỳnh Nịnh 1; Khánh (Hút) 4; ông Miêu 3;
Lê Trung 4.
Thôn Hà Bắc: Có 12 lồng, bao gồm: ông Chất 2; ông Minh 1; Nguyễn Tơ 1;
Nguyễn Lành 1; Lê Tận 1; Nguyễn Nài 1; Nguyễn Tơ 1; Nguyễn An 1; Nguyễn Nẫm 1;
Nguyễn Hải 1; Nguyễn Ngọc Khánh 1.
Thôn Trưng Hà: Có 17 lồng, bao gồm: ông Chinh 2, ông Đấm 1, ông Giỏ 3, ông
Lén 2, anh Cu 2, anh Dễ 2, ông Vui 4, ông Bách 1.
Thôn Mộc Trụ: Có 2 lồng của Trần Lương
-Nghề Lừ
Lừ là một trong những ngư cụ phổ biến của các hộ dân tham gia đánh bắt bắt di
động trên đầm phá. Lừ được tả xuống đầm vào khoảng thời gian ban đêm từ 22h đến 3h
sáng là kéo lên. Các loài thủy sản bao thu được bao gồm cá, cua, rạm, nhiều nhất vẫn là
tôm. Thời gian gần đây, kích cỡ mắt lưới lừ đang là vấn đề bất cập do nhập về từ Trung
Quốc, khai thác cả các loài nhỏ, vi phạm quy dịnh về mắt lưới lừ của Chi hội nghề cá tỉnh
quy định.


Hình 3. Lừ
Ở Vinh Phú, số lượng người tham gia đánh bằng lừ không nhiều và đang ngày càng có xu
hướng giảm.
-Nuôi Rong câu
Toàn xã Vinh Phú hiện tại có 02ha thả rong câu nằm tại thôn Hà Bắc. Khu vực này được
quy hoạch nhằm bảo vệ nguồn lợi tài nguyên và môi trường, được Chi HNC xã Vinh Phú
quản lý và khai thác để gây quỹ. Trong thời gian tới sẽ phát triển thêm 06ha. Về nguyên
tắc, vùng này vẫn cho phép đánh bắt lưới thấp, chuôm và lừ.
-Về xác định thủy đạo
Giao thông thủy trên thủy phận xã Vinh Phú đang có nhiều bất cập, đặc biệt là các
tuyến giao thông huyết mạch, các luồng giao thông chính. Sở dĩ còn xảy ra những vấn đề
trên là do nò sáo của các hộ dân đang cắm ở trên đầm, trong đó có các hàng sáo của các
hộ dân xã lân cận lấn sang thủy phận xã Vinh Phú. Ngoài ra, các ngư cụ cố định như đáy,
chuôm được cắm ở các vị trí không đúng quy định cũng có ảnh hưởng đến giao thông
thủy trên mặt nước xã.
Để định hướng và xác định các tuyến giao thông đi lại, trong đó có các tuyến giao
thông quan trọng, huyết mạch, người dân căn cứ vào các cột mốc đã được cắm trên
đó.Các cột mốc được cắm cố định và có ký hiệu rõ ràng cho từng đoạn trên từng khúc
trên phá, cho từng loại phương tiện tham gia giao thông thủy.
Những trường hợp không xác định các cột mốc do trời mưa gió, giông bão, người dân
sẽ căn cứ vào các ngư cụ trên hoặc các vật thể khác. Theo nguyện vọng của người dân,
trước mắt cần giải tỏa các hàng đáy từ Phía bến đò Hà Úc kéo sang thủy phận xã Vinh
Phú, về lâu dài, cần tuân thủ các quy định về sắp xếp ngư cụ để đảm bảo giao thông thủy
cho toàn thể người dân khi tham gia đánh bắt và đi lại trên sông đầm.
5. Lịch sử hình thành các khu đông dân cư và nguyên nhân
Lịch sử hình thành các khu dân cư ven vùng đầm phá Tam Gang là một quá trình
phức tạp và hội tụ nhiều yếu tố. Trải qua rất nhiều biến động, dưới những tác động
chuyển dời của bàn tay tạo hóa đã hội tụ những cư dân từ các vùng khác nhau lại thành
những nhóm cộng đồng nhỏ. Họ cùng có chung nguồn lợi, chung nghề và hòa mình trong
các sinh hoạt để hình thành các phong tục tập quán riêng mang màu sắc sông nước.

Trong giới hạn của vấn đề, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu tìm hiểu lịch sử hình
thành cũng như các quá trình định cư biến đổi như như thế nào, mà chỉ khảo sát thông tin
và đề cập một khía cạnh nhỏ để tìm hiểu tại sao dân cư tập trung đông đúc ở một số khu
vực quanh đầm phá tại Vinh Phú.
Cũng giống như cư dân phá Tam Giang nói chung, hiện nay, cư dân ở
vùng này là sự hòa trộn mạnh mẽ từ nhiều vùng miền khác nhau. Tuy nhiên,
khi đến đây, con người đều biết cách để thích nghi dần với hoàn cảnh hiện tại,
hình thành nên một lớp cư dân trên nền tảng của những giá trị đã được tạo dựng
trong truyền thống, quy hợp lại một cộng đồng lâu đời và đã sinh sống ở đây qua
nhiều thế hệ. Tuy nhiên, tình trạng cư trú vẫn bất ổn định và tái du cư của cư dân thủy
diện vẫn tiếp tục diễn ra do các biến động của thiên nhiên. Họ đến khai phá vùng này
từ rất sớm, vào khoảng thế kỷthứ XIV khi trong buổi đầu đây chỉ là một vùng
biên viễn xa xôi. Về sau, quá trình tụ cư, sinh cư lập nghiệp tiếp tục diễn ra
qua những thời kỳ lịch sử khác nhau và đến từ các vùng miền xa xôi và lân
cận. Họ bao gồm nhiều thành phần khác nhau, là những người khốn khó, tội
đồ, nông dân mất ruộng, những người di tán hoặc từ các đoàn thủy binh, một
số dân chài của các vạn, nhưng phổ biến vẫn là những cư dân gốc nông nghiệp di cư
đến. Vùng này cũng là nơi đầu tiên tiếp nhận những cư dân thiên di theo đường biển,
đánh dấu quá trình tụ cư khai phá mặt nước của cư dân lâu dài và thăng trầm. Đến
thế kỷ XV, khu vực đầm phá là những xóm làng đông vui và bắt đầu đư ợc
khai thá c mạnh. Sự hỗn dung, đa phương, đa tuyến về mặt con người, trong
đó in dấu một cách đậm nét là thành tố Việt, đã tạo nên một diện mạo dân cư đặc
sắc trên vùng đất chuyển tiếp giữa đồng bằng và biển cả.
Có nhiều yếu tố khiến cư dân tập trung đông đúc ở một số nơi, trong đó phải kể
đến yếu tố địa lý và nguồn lợi tài nguyên đầm phá đóng vai trò chủ đạo. Hẵn những ai đã
từng tiếp xúc với ngư dân đầm phá đều nghe họ nói đến câu “làm nghề theo đuôi con cá”.
Câu ấy hàm ý rằng, con cá đi đâu thì buộc người dân phải theo và ở đâu có cá thì người
dân tự tìm đến để cư trú và khai thác.
Qua khảo sát và sử dụng công cụ vẽ bản đồ có sự tham gia cho thấy, các khu vực
tập trung đông đúc dân cư ven đầm phá của xã Vinh Phú bao gồm các thôn Điền Trung và

Hà Bắc. Tại đây có nhiều thuận lợi, trước hết do có vịnh sâu, nước quẩn nên tập trung
nhiều loài thủy sản. Bên cạnh đó, các khu vực này lại gần các khu dân cư nên thuận lợi
cho việc đánh bắt cũng như mua bán. Ngoài ra còn gần khu vực như Cồn Chìm là nơi tập
trung nhiều các loài thủy sản mà về sau đã được quy hoạch làm khu bảo tồn.
Tóm lại, việc hình thành và tập trung đông các khu dân cư ven đầm phá xã Vinh
Phú, ngoài những đặc trưng của cư đầm phá nói chung thì cũng có những tính chất riêng.
Không chỉ có yếu tự nhiên mà các yếu tố văn hóa xã hội đã góp phần mang nặng dấu ấn
trong hành trình định cư của người dân.
Kết luận
Để cho công tác quy hoạch và cấp quyền quản lý, khai thác vùng mặt nước trên
đầm phá cho các chi HNC quản lý có hiệu quả, ngoài việc lấy ý kiến của các chuyên gia,
can thiệp của khoa học kỹ thuật, máy móc…thì một trong những bước quan trọng nữa là
cần tiến hành lấy ý kiến của người dân bản địa để xác định ranh giới. Đây là bược đệm
quan trọng trong tiến trình quy hoạch được người dân bàn bạc và thống nhất, nó sẽ tránh
được các vấn đề mâu thuẫn trong cộng đồng, giúp công tác quản lý được thống nhất theo
nhiều chiều và giữa các bên liên quan, trên cơ sở những thực tiễn để tiến hành các bước
tiếp theo trong tiến trình cấp quyền.
Phối hợp với các bên liên quan, xã Vinh Phú là địa bàn đầu tiên CSSH tiến hành
công tác quy hoạch và cấp quyền, nằm trong dự án “Đồng quản lý tài nguyên, thúc đẩy
quyền trẻ em và phụ nữ” được tiến hành trên địa bàn 05 xã huyện Phú Vang. Đây là bước
đệm đầu tiên để rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quy hoạch và trao
quyền quản lý trên mặt nước đầm phá, đồng thời làm căn cứ khoa học cho việc thực hiện
quy hoạch ở các địa bàn tiếp theo.
Một số hình ảnh trong việc lấy ý kiến cộng đồng
Bản đồ hiện trạng vùng khai thác và đánh bắt do cộng đồng vẽ
Cộng đồng trao đổi vị trí sắp xếp các ngư cụ đánh bắt tại địa bàn

Phụ nữ cũng tham gia tích cực
Các điểm cắm mốc ranh giới trên thủy phận xã Vinh Phú (Nguồn: IMOLA)
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trần Đình Hằng (2005) “Cơ sở tiếp cận văn hóa làng Việt miền Trung:nhìn từ làng xã
vùng Huế”, Phân viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế.
2. QĐ 1142 UBND Tỉnh Thừa Huế (2011) “phê duyệt kế hoạch giải tỏa sắp xếp lại nò
sáo trên vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thuộc huyện Phú Vang”
3.Vũ Thị Thùy-Trần Thị Ngọc Phương (2009) “Đánh giá tác động xã hội vùng pha Tam
Giang” Đại Học Nông Lâm Huế.
4.Trần Mai Phượng (2009) “Các hình thức quản lý tài nguyên thiên nhiên đầm phá Tam
Giang, cầu Hai, TT Huế, Đại Học Khoa Học Huế.
5. Các trang web: - /> - />khac-la-cua-Hue/20119/105256.vnplus

×