Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những thay đổi ở thận của người cao tuổi pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.18 KB, 5 trang )



Những thay đổi ở thận
của người cao tuổi

Người già khi dùng thuốc không chịu đựng được liều cao
như người trẻ. Ngay cả đông dược cũng có thể gây tai
biến nguy hiểm ở thận.


"Tôi 60 tuổi, đã được điều trị dạ dày tạm thời để mổ thận.
Hiện nay, bệnh đau dạ dày và khớp ngón chân cứ hành tôi
mỗi khi tôi không dùng thuốc. Tôi dùng thường xuyên các
thuốc: pH8, amoxicillin, klion, Kremil-S. Các loại thuốc trên
có ảnh hưởng đến thận không?".


Thận bị hao hụt theo tuổi. Ở tuổi 30, trọng lượng của thận bắt
đầu giảm, đến 70 tuổi thì mất 1/3 (từ 300-360 g xuống còn
200-240 g), số cầu thận cũng chỉ còn một nửa (nhưng cơ thể
vẫn bình thường). Đến 80 tuổi, chức năng thận chỉ còn 40-
50%; độ lọc cầu thận giảm làm cho các chất độc ứ đọng trong
cơ thể tăng lên. Vì vậy, người già khi dùng thuốc không chịu
đựng được liều cao như người trẻ (một liều prednisolon kéo
dài chưa gây tai biến cho người trẻ nhưng đã có thể gây
thủng dạ dày, gây gãy xương ở người già). Ngay cả đông
dược cũng có thể gây tai biến nguy hiểm ở thận.
Khả năng dự trữ và bù trừ của thận rất lớn nên nhiều khi đã
có bệnh nhưng vẫn không có triệu chứng. Khi ta phát hiện
dấu hiệu suy thận đầu tiên là lúc 3/4 thận đã bị tổn thương.
Các bệnh lý thận thường gặp ở người cao tuổi là viêm thận


kẽ, viêm cầu thận, sỏi thận, u thận lành tính và ác tính
Bốn loại thuốc mà bác đang dùng không phải là hoàn toàn vô
hại:
- pH8 (aspirin pH8): Giảm đau, tan trong ruột, ít ảnh hưởng
dạ dày; nhưng khi viêm loét dạ dày đang tiến triển thì không
được dùng vì dễ gây xuất huyết. Nếu dùng pH8 mà thấy ù tai,
mờ mắt, chóng mặt thì phải ngừng ngay. Bệnh nhân gút cần
thận trọng với thuốc này.
- Amoxicillin: Cũng phải hết sức thận trọng với người thận
suy. Dùng nó, người ta phải điều chỉnh liều lượng theo độ
đậm của créatinin trong máu.
- Klion (Metronidazole): Dễ gây chóng mặt, rối loạn tâm
thần. Thuốc có thể gây buồn nôn, chán ăn, khô miệng và tiêu
chảy. Dùng lâu ngày không có lợi.
- Kremlis-S: Không được dùng cho người bị glaucome (vì
thuốc làm tăng nhãn áp), bệnh dạ dày - tá tràng có hẹp môn
vị; cần thận trọng với người cao tuổi suy động mạch vành,
suy tim hay u xơ tuyến tiền liệt. Với bệnh nhân suy thận,
thuốc này dễ gây trầm cảm, khô miệng, choáng váng, chán
ăn.
Bác nên đến Viện Lão khoa để được kiểm tra một cách toàn
diện. Các thầy thuốc ở đó sẽ có phương pháp điều trị tốt nhất.

×