Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Rối loạn cương ở người luống tuổi, do đâu? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.03 KB, 7 trang )



Rối loạn cương ở người
luống tuổi, do đâu?

Những người trên 45 tuổi ở nhiều nước cả phát triển lẫn
đang phát triển có tỷ lệ rối loạn cương (RLC) khá cao.
Theo dự đoán cho đến năm 2025, số người này có thể nhiều
đến trên 300 triệu người. Vậy nguyên nhân nào khiến người
luống tuổi mắc bệnh này.


Cần có sự chia sẻ của hai vợ chồng để "lửa yêu" không lụi
tàn

Do cách sống trong môi trường cạnh tranh, căng thẳng nên số
người RLC ở tất cả các lứa tuổi tăng dần, đặc biệt là những
người trên 45 tuổi. Người lớn tuổi có nhiều biến đổi toàn
thân trong đó có những biến đổi ở ngay dương vật cả về cấu
trúc lẫn chức năng. Một trong những biểu hiện rõ rệt của các
nguy cơ RLC ở người lớn tuổi là nồng độ androgen
(testosteron) giảm. Sự chế tiết testosteron ở tinh hoàn ngày
một ít đi đồng thời tác dụng sinh học của nó cũng giảm cả tác
dụng ở cơ quan đích.

Tại chỗ dương vật có thay đổi về cả sinh lý lẫn sinh hóa góp
phần vào cơ chế RLC. Một chứng cứ rõ nhất là dương vật
giảm nhạy cảm với các kích thích cơ học (bằng tay, miệng,
lưỡi ). Một số nhà nghiên cứu tình dục học đã chứng minh
rằng ngưỡng kích thích của dương vật ở người lớn tuổi tăng
nhiều khi dùng các dụng cụ rung tiếp xúc để kích thích cả


người lớn tuổi bình thường lẫn người có bệnh đái tháo
đường.

Đáng ngạc nhiên là sự giảm tính dễ kích thích ở dương vật
không song song với tính dễ kích thích ở các ngón tay. Ở các
ngón tay, sự suy giảm này rất bé hầu như không đáng kể so
với sự suy giảm ở dương vật. Một câu hỏi được đặt ra là có
phải các sợi thần kinh dẫn truyền của dương vật bị giảm đi
hay chỉ có ngưỡng tiếp nhận kích thích tăng lên hay là cả hai.

Cấu trúc của dương vật cũng thay đổi theo tuổi: các sợi hồ,
các sợi chun giãn trong màng bao trắng là những cấu trúc cơ
bản cho phép dương vật tăng thể tích, tăng chu vi và tăng
chiều dài khi cương cứng (cùng với các cơ trơn). Các nghiên
cứu mô học vi thể đã chứng minh rằng các sợi chun giãn này
giảm rõ rệt theo tuổi tác. Sự suy giảm các tổ chức đàn hồi và
cơ trơn này đóng góp quan trọng vào việc giảm khả năng
cương cứng và gây RLC.

Người trên 60 có thể bị giảm đến 30% các sợi chun giãn và
các sợi cơ trơn của dương vật. Giảm tỷ lệ các sợi cơ trơn và
các sợi liên kết cũng góp phần làm giảm khả năng giữ máu
của các tĩnh mạch, làm tăng khả năng tĩnh mạch dẫn máu trở
về (rò rỉ máu tĩnh mạch) nhanh chóng và hậu quả là dương
vật bị xìu khi đã cương được ít nhiều làm khả năng cương
cứng của dương vật ở người cao tuổi bị giảm nhanh.
Những thay đổi mô học trong thể hang và thể xốp làm giảm
khả năng cấp, chứa và giữ máu trong các xoang. Hậu quả là
làm rối loạn chức năng giữ máu (ở dương vật) của hệ tĩnh
mạch làm cho dương vật không cứng hoặc không cứng được

lâu.
Các thay đổi sinh học phân tử trong dương vật tham gia vào
chức năng cương đã được chú ý ngay và đã phát hiện được rõ
ràng chúng có tham gia vào cơ chế RLC của người lớn tuổi.
Sự chú ý đã được tập trung vào NO và NOS (nitrit oxyd và
nitrit oxyd synthase). Các nghiên cứu sâu hơn đã xác định
được các chất ức chế men PDE nhất là PDE5 đặc hiệu giãn
nở các mạch và cơ trơn ở dương vật làm cho cương và cứng
kéo dài đủ để hoàn thành một hoạt động tình dục hoàn hảo.
Đó là các chất sildenafil (viagra, lovegra, adagrin), tadalafil
(cialis) và vardenafil (levitra). Tuy nhiên, các PDE khác cũng
bị ức chế ít nhiều do đó còn có tác dụng phụ, rõ nhất là với
PDE6 với những biến loạn về thị giác.
Các kênh trao đổi ion canxi và kali trong tế bào cũng được
chú ý nghiên cứu và được chứng minh là chúng có những
thay đổi liên quan tới RLC ở người lớn tuổi. Đây cũng đã mở
ra một hướng nghiên cứu cho việc điều trị RLC - phương
pháp xử lý gen trong NOS.
Các nghiên cứu hiện đại này đều chứng tỏ rằng quá trình tuổi
tác tăng dần sản sinh ra những biến đổi trong dương vật về
giải phẫu mô học và về những biến đổi phân tử trong tế bào
có liên quan đến chức năng cương cứng. Có thể kết luận rằng
tuổi càng lớn, mặc dù không có bệnh bản thân, cũng đủ sinh
ra RLC ở nhiều đàn ông. Nhìn chung RLC không phải là một
bệnh, càng không phải là bệnh gây tử vong nhưng nó làm
giảm chất lượng cuộc sống của người đàn ông và của cả cặp
vợ chồng, vì thế cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ trong
việc điều trị cũng như sự sẻ chia của cả vợ và chồng. Có như
thế, đời sống tình dục của người cao tuổi mới được cải thiện
và lửa yêu không lụi tàn.


×