Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Rối loạn chuyển hóa đường ở người cao tuổi (Kỳ I)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.78 KB, 5 trang )

Rối loạn chuyển hóa đường ở người cao tuổi
(Kỳ I)

Kỳ I: Những yếu tố giúp ổn định đường huyết
Khi cơ thể bước sang tuổi già, mọi hoạt động của cơ thể đều bắt đầu có
sự lão hóa, mỗi một con người lại có một quá trình thay đổi riêng tùy thuộc
vào gen, cơ địa, lối sống... Trong các biến đổi đó, rối loạn chuyển hóa đường
là một trong những mối nguy hiểm đến sức khỏe. Để phòng tránh bệnh và
những biến chứng do rối loạn này gây ra, người cao tuổi cần có những hiểu
biết cần thiết.
Cân bằng giữa dung nạp và tiêu thụ
Đường huyết là đường trong máu, chính xác là trong huyết thanh - biểu thị
bằng đơn vị nồng độ g/l, hoặc bằng mg/dl (theo cách quen dùng), nhưng gần đây
có xu hướng dùng mmol/l. Đường huyết bình thường (đo khi cơ thể nghỉ, xa bữa
ăn) là 4,4 - 6,6 mmol/l). Loại đường có mặt thường trực trong máu là glucose.
Mỗi ngày, cơ thể cần 250-300g glucose dưới dạng chất bột - đường (gọi
chung là glucid) từ cơm, bánh, kẹo, trái cây, sữa... Thức ăn chứa glucid được tiêu
hoá dễ dàng ở ruột non, trong đó các loại đường được tiêu hoá và hấp thu nhanh
nhất, tiếp theo là chất bột, trong đó bột còn chứa trong hạt (chưa nghiền) tiêu hoá
chậm nhất. Điều này được ứng dụng khi muốn làm tăng nhanh hay tăng chậm
đường huyết sau khi ăn. Sau khi hấp thu, toàn bộ glucid đi qua gan và được gan
giữ lại. Đây là nơi dự trữ glucid cho toàn cơ thể. Khi gan đã đầy ắp glucid (khoảng
100-120g), số thừa sẽ được máu chuyển tới cất giữ ở cơ bắp. Khối cơ bắp rất lớn
nên có khả năng chứa tới 300g glucid. Nếu lượng đường được cung cấp ồ ạt (tạm
thời vượt tốc độ thu nhận của cơ bắp) sẽ có một phần đường tạo thành mỡ. Nếu
tốc độ tạo mỡ vẫn không kham nổi lượng đường bổ sung vào máu, ắt nồng độ
đường huyết sẽ tăng nhanh; nếu đường huyết tăng tới 1,7 g/l (9,4 mmol/l), glucose
sẽ bị thận đào thải.
Trái lại, khi khẩu phần thiếu glucid so với nhu cầu sẽ dẫn đến hạ thấp
đường huyết và hạ tới mức nào đó (từ mức 3,9mmol trở xuống), sẽ có một phần
protein (chủ yếu lấy từ cơ) biến thành glucose để bù đắp năng lượng. Quá trình


này xảy ra chậm chạp, do vậy, đường huyết thường chỉ tăng nhẹ đạt ngưỡng thấp
của trị số bình thường (4,4mmol/l), khi đã tạm đủ glucid cơ thể sử dụng mỡ để
trang trải nhu cầu năng lượng.
Quá trình điều chỉnh đường huyết

Adrenalin do tuyến thượng thận tiết ra có vai trò tăng đường huyết khi cơ thể thiếu.

Các tín hiệu điều chỉnh đường huyết được chia thành hai nhóm tác dụng
ngược chiều, nhưng cân bằng nhau: nhóm gây tăng và nhóm gây hạ đường huyết.
Mất cân bằng của hai nhóm trên đưa đến tình trạng bệnh lý hạ và tăng đường
huyết.
Nhóm gây hạ đường huyết: Tuyến tụy tiết vào máu chất insulin có tác dụng
làm hạ rất nhanh đường trong máu, vì nó giúp mọi tế bào cơ thể (gan, cơ, mỡ...)
lấy được glucose từ máu. Bình thường, insulin chỉ được tiết vừa đủ để giúp các tế
bào lấy được lượng glucose thích hợp theo đúng nhu cầu. Insulin tiết nhiều vào
bữa ăn giúp cơ thể cất giữ nhanh (trong vài giờ) lượng glucid hàng trăm gam trong
khẩu phần (đủ dùng cho cơ thể hàng chục giờ), nhờ vậy, cơ thể không bị mất
glucose theo nước tiểu. Trường hợp tụy tiết quá ít chất insulin, hoặc khi tế bào
giảm nhạy cảm với nó, hoặc khi insulin kém chất lượng... dẫn đến các tế bào của
cơ thể bị đói glucose, đây là tình trạng gặp trong bệnh đái tháo đường. Bên cạnh
nguyên nhân tế bào bêta tuyến tụy giảm tiết insulin thì các tế bào ở người già cũng
giảm khả năng sử dụng tốt insulin nên gây ra tình trạng đái tháo đường.
Nhóm gây tăng đường huyết:
- Vai trò của thần kinh giao cảm: Thần kinh giao cảm đi từ não xuống, chi
phối sự hoạt động của hầu hết cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt, thần kinh giao cảm
chỉ huy tuyến thượng thận khiến tuyến này tiết chất adrenalin, có tác dụng bắt gan
khẩn trương "xuất kho" glucose. Đây là tác nhân gây tăng đường huyết mạnh mẽ
nhất, sớm nhất, nhưng không kéo dài. Như vậy, adrenalin rất đắc dụng khi cơ thể
đột ngột phải tăng sử dụng glucose (đột ngột dùng sức, đột ngột xúc động, phẫn nộ
hay hốt hoảng). Nhờ nó, đường huyết tăng rất nhanh, giúp cơ thể có sẵn năng

lượng chi dùng cho các trạng thái trên. Tuy nhiên, khả năng này ở người già
thường suy giảm nhiều.
- Chất glucagon: Cũng do tụy tiết ra với số lượng và tác dụng thường ngược
chiều với insulin, nghĩa là có tác dụng huy động glucose từ gan - nếu gan chưa cạn
glucose. Mỗi khi insulin tăng tiết (ví dụ, trong bữa ăn) thì glucagon tự động giảm
tiết; trái lại khi xa bữa ăn (đói) thì glucagon tăng tiết, trong khi insulin tự nguyện
giảm tiết. Glucagon cũng hay kế tiếp tác dụng của adrenalin.
- Chất gluco-corticoid do tuyến thượng thận tiết ra rất có tác dụng nâng
mức đường huyết khi kho gan đã cạn kiệt. Cụ thể, chất này giúp cơ thể huy động
kho protein của cơ thể tới gan để gan tạo thành glucose, tránh cho cơ thể những
hậu quả nặng nề (ví dụ, hôn mê do đường huyết thấp), đổi lại dự trữ protein của cơ
thể bị hao hụt ít nhiều. Khi quá đói, ta thấy chân tay bủn rủn, hoa mắt, run rẩy, toát
mồ hôi... (do đường huyết hạ thấp dưới 3,8mmol/l) sau đó cảm giác này sẽ qua
khỏi, đó là nhờ gluco-corticoid kịp tiết ra.


×