Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Cách xem bảng giao dịch chứng khoán pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.58 KB, 11 trang )























Bảng giao dịch điện tử (sàn giao dịch thương mại diện tử B2B) là trang web nơi
các công ty có thể mua và bán hàng với nhau thông qua việc ứng dụng một nền tảng
công nghệ hiện đại. Nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử còn cung cấp các dịch vụ
phụ trợ như dịch vụ thanh tóan, dịch vụ giao nhận giúp cho các thành viên hòan thành
việc giao dịch của mình một cách thuận lợi hơn. Sàn giao dịch cũng hỗ trợ các họat
động chung như cung cấp thông tin sản xuất, tài trợ cho những thảo luận trực tuyến,
cung cầp các khảo sát nhu cầu khách hàng, dự báo ngành sản xuất, nhu cầu linh kiện
và nguyên vật liệu.


Nói một cách đơn giản thì sàn giao dịch thương mại điện tử B2B là nơi hàng hóa
và dịch vụ được mang ra trao đổi giữa một khối lượng lớn nhà cung cấp và người tiêu
thụ. Nó là giải pháp hợp tác và giao dịch giữa rất nhiều trang web khác nhau cho phép
các công ty mua, bán và hợp tác hiệu quả hơn trên quy mô tòan cầu.

Giải thích B2B:
B2B là viết tắt của thuật ngữ Business To Business – mô hình
kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh
nghiệp với nhau. Giao dịch của các công ty với nhau thường được bắt đầu từ các giao
tiếp điện tử, trong đó có giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử.

BẢNG GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HÀ NỘI


BẢNG GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH


Ở trên là 2 bảng giao dịch điện tử lớn nhất của nước ta là 2 Sàn giao dịch chứng
khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và TP Hà Nội (HNX). Nên vì vậy Nhóm 3 sẽ giải
thích các chi tiết trên bảng giao dịch điện tử dựa trên 2 bảng này. Giữa 2 bảng giao
dịch này có chi tiết trên bảng gần giống nhau.

MCK
ĐCGN
Trần
Sàn

mua

Giá
khớp
KLTH
+/-

bán
Mở
cửa
Cao
nhất
Thấp
nhất
TKLGD
AGR
44.3
47.4
41.2

44.5
1,500
0.2

44.3
44.9
44.3
9,733
LGL
51
54.5
47.5


51
100
0

51
51.5
51
4,111
LHG
38.5
41.1
35.9

38.9
500
0.4

38.7
38.7
38.2
3,678















Ở bảng trên là 1 ví dụ về bảng giao dịch điện tử. Dòng đầu tiên có màu “xanh láy
cây” là những tên của các “Chỉ số trong giao dịch”. Cột “màu xanh da trời” thể
hiện tên của các Công ty Cổ phần tham gia sàn chứng khoán được viết tắt. Khung
“màu xám” còn lại là các thông số giải thích cho các chỉ số ở dòng “màu xanh lá
cây” tương ứng lần lượt theo dòng đối với tên các công ty cổ phần ở cột “màu xanh
da trời”. Các thông số ở khung “màu xám” là các giá trị về khối lượng và giá chứng
khoán ở các thời điểm, ở các mức được đưa ra. Đối với HOSE, đơn vị về giá là 1000
VNĐ, đơn vị về khối lượng là 10 CP. Đối với HNX, đơn vị về giá là 1000 VNĐ, đơn vị về
khối lượng là 1000 CP.

Ví dụ (HOSE):
ĐCGN

KLTH
của
AGR
lần lượt là 44.3 và 1500. Tức là
Giá
tham chiếu

(ĐCGN)
của
AGR
sẽ là 44.3 x 1000 VNĐ = 44,300 VNĐ. Và

Khối lượng
khớp (KLTH)
của
AGR
sẽ là 1500 x 10 CP = 15,000 Cổ phiếu.

Ví dụ (HNX):
ĐCGN

KLTH
của
ACB
lần lượt là 16.6 và 0.1. Tức là
Giá
tham chiếu

(ĐCGN)
của
ACB
sẽ là 16.6 x 1000 VNĐ = 16,600 VNĐ. Và
Khối lượng
khớp (KLTH)
của
ACB
sẽ là 0.1 x 1000 CP = 1,000 Cổ phiếu.

 Sàn HNX giao dịch liên tục từ đầu tới cuối (9h – 11h30 và (13h – 14h15) (Không sử
dụng lệnh ATO và ATC, chỉ sử dụng lệnh giới hạn, lệnh dừng và lệnh thị trường)
 Sàn HOSE thì chia làm 3 phiên:
 Phiên mở cửa (Khớp lệnh định kỳ) (9h – 9h15) (Chỉ sử dụng lệnh ATO).

 Phiên khớp lệnh liên tục (9h15 – 11h30) và (13h – 13h45) (Chỉ sử dụng lệnh
giới hạn, lệnh dừng và lệnh thị trường)
 Phiên đóng cửa (Khớp lệnh định kỳ)(13h45 – 14h) (Chỉ sử dụng lệnh ATC).
 Trong đó phiên 2 của HOSE giống với cách thức giao dịch cả ngày của HNX.
Đầu tiên, Nhóm 3 xin giải thích các màu sắc của các chữ số trên bảng:
Đối với Sàn giao dịch TP Hồ Chí Minh (HOSE)
 Màu xanh lá cây: Biểu tượng cho sự thay đổi tăng giá.
 Màu vàng: Biểu tượng cho sự đứng giá (không thay đổi).
 Màu đỏ: Biểu tượng cho sự thay đổi giảm giá.

Đối với Sàn giao dịch TP Hà Nội (HNX)
 Màu xanh da trời: Giá giảm kịch sàn (Giá giảm xuống bằng giá sàn).
 Màu xanh lá cây: Giá tăng.
 Màu vàng: Đứng giá.
 Màu tím: Giá tăng kịch trần (Giá tăng lên bằng giá trần).
 Màu đỏ: Giá giảm.

Sau đây, Nhóm 3 sẽ giải thích các chi tiết trên bảng giao dịch từ trái sang phải
theo các cột trên bảng.

1. “MCK”(Đối với bảng điện tử HOSE) = “CK”(Đối với bảng điện tử HNX)
Là mã giao dịch của các công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán,
được viết tắt hoặc viết ngắn gọn bởi các chữ cái đầu (Có thể lấy theo chữ cái đầu viết
bằng tiếng Anh, tiếng Việt hoặc tên viết tắt).
Ví dụ: AGR – Tên công ty là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development, viết tắt là AGRIBANK. Vậy AGR được viết tắt từ 3 chữ cái đầu tiên
của AGRIBANK.

2. “ĐCGN”(Đối với bảng điện tử HOSE) = “TC”(Đối với bảng điện tử HNX)

 Đối với sàn HOSE: giá tham chiếu phiên hôm nay được xác định trên cơ sở 15
phút giao dịch cuối cùng của phiên ngày hôm qua (Giá đóng cửa phiên 3 – phiên cuối
cùng ngày hôm trước) trừ các trường hợp đặc biệt.
Ví dụ (HOSE): ĐCGN của FPT là 46.2, có nghĩa là Giá tham chiếu (Giá đóng
cửa ngày hôm trước trên sàn) là 46,200 VNĐ.

 Đối với sàn HNX: là bình quân gia quyền các mức giá thực hiện của phương thức
báo giá trong ngày giao dịch liền trước đó trừ các trường hợp đặc biệt.
Ví dụ (HNX): giả sử 15 phút cuối có 3 lệnh giao dịch khớp thành công là
(1.000CP – 9.800đ/CP), (2.500CP – 10.100đ/CP), (1.000CP – 10.200đ/CP) thì giá
bình quân đóng cửa sẽ là (1.000 x 9.800 + 2.500 x 10.100 + 1000 x 10.200 ) /
(1.000 + 2.500 + 1.000) = 10.055đ/CP và phải làm tròn lên thành 10.100 đồng /cp.
Như vậy đây chính là giá tham chiếu của ngày mai với giá trần là 11.100 đ/cp và giá
sàn là 9.100 đ/cp.
3. “Trần” (Giá trần)
Là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán
trong ngày giao dịch.

 Đối với HOSE: Giá trần = Giá tham chiếu * 107%.
Ví dụ: ĐCGN của CSM là 40, thì Giá trần sẽ là 40 * 107% = 42.8

 Đối với HNX: Giá trần = Giá tham chiếu * 110%.
Ví dụ: TC của PVS là 17.1, thì Giá trần sẽ là 17.1 * 110% = 18.8

4. “Sàn” (Giá sàn)
Là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán
trong ngày giao dịch.

 Trên HOSE: Giá sàn = Giá tham chiếu * 93%.
Ví dụ: ĐCGN của CTD là 38.6, thì Giá sàn sẽ là 38.6 * 93% = 35.9


 Trên HNX: Giá sàn = Giá tham chiếu * 90%.
Ví dụ: TC của VCG là 12.5, thì Giá sàn sẽ là 12.5 * 90% = 11.3

5. “Dư mua”(Đối với HOSE) = “Bên mua”(Đối với HNX)
Là hệ thống cột biểu thị 3 lệnh mua tốt nhất (giá chào mua cao nhất) và khối lượng
đặt mua tương ứng:

 Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện thời và khối
lượng đặt mua tương ứng với mức giá đó. Những lệnh đặt mua ở mức “Giá
1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua khác.

 Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị các lệnh đặt mua ở mức “Giá 2” và “KL 2”.
Lệnh đặt mua ở mức “Giá 2” có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức “Giá
1”.

 Tương tự như vậy, cột “Giá 3” và “KL 3”: là cột mà các lệnh đặt mua ở mức
giá này chỉ xếp hàng ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức “Giá 2”.






Ví dụ: Đối với sàn HOSE (Đơn vị giá: 1000 VNĐ, Đơn vị KL: 10 CP)
MCK
ĐCGN
Trần
Sàn
Dư mua

Giá 3
KL 3
Giá 2
KL 2
Giá 1
KL 1
BHV
51.5
55
47.9
50.5
1,160
51
1,423
51.5
3,111

Giá được đặt mua cao nhất là Giá 1 = 51,500 VNĐ với khối lượng đặt mua tương
ứng là KL 1 = 31,110 CP. Tiếp theo là đến Giá 2 = 51,000 VNĐ, KL 2 = 14,230 CP.
Cuối cùng là Giá 3 = 50,500 VNĐ, KL 3 = 11,600 CP. Các lệnh mua từ thứ 4, thứ 5 trở
đi nằm ẩn ngay sau Giá 3 - KL 3 vì bảng giá chỉ cho phép hiện 3 lệnh tốt nhất vào một
thời điểm.

6. “Dư bán”(Đối với HOSE) = “Bên bán”(Đối với HNX)
Là hệ thống cột hiển thị ba mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và
khối lượng tương ứng với các mức giá đó:

 Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện thời và
khối lượng chào bán tương ứng với mức giá đó. Những lệnh chào bán ở mức
“Giá 1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh chào bán khác.


 Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị các lệnh chào bán ở mức “Giá 2” và “KL
2”. Các lệnh chào bán ở mức “Giá 2” có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở
mức “Giá 1”.

 Cột “Giá 3” và “KL 3”: là cột mà các lệnh chào bán ở mức giá này chỉ xếp
hàng ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức “Giá 2”.

Ví dụ: Đối với sàn HOSE (Đơn vị giá: 1000 VNĐ, Đơn vị KL: 10 CP)
MCK
ĐCGN
Trần
Sàn
Dư bán
Giá 1
KL 1
Giá 2
KL 2
Giá 3
KL 3
FPT
45.7
48.8
42.5
45.6
1,356
45.7
2,465
45.8
3,277


Giá được chào bán ưu tiên với giá thấp nhất là Giá 1 = 45,600 VNĐ với khối lượng
đặt mua tương ứng là KL 1 = 13,560 CP. Tiếp theo là đến Giá 2 có độ ưu tiên sau Giá
1, Giá 2 = 45,700 VNĐ, KL 2 = 24,650 CP. Cuối cùng là giá Giá 3, có hàng ưu tiên sau
lệnh chào bán Giá 2 và Giá 1, Giá 3 = 45,800 VNĐ, KL 1 = 32,277 CP. Các lệnh mua
từ thứ 4, thứ 5 trở đi nằm ẩn ngay sau Giá 3 - KL 3 vì bảng giá chỉ cho phép hiện 3
lệnh tốt nhất vào một thời điểm.



7. “Giá khớp” (Giá khớp lệnh)”
Giá khớp lệnh là mức giá được xác định từ kết quả khớp lệnh của Trung tâm giao
dịch chứng khoán, thõa mãn được nhu cầu giữa người mua và áp dụng cho tất cả các
lệnh được thực hiện. Mức giá giao dịch (giá khớp lệnh) là mức giá có khối lượng giao
dịch lớn nhất.
Ví dụ: Với giá 13,900 VNĐ (giá mà các lệnh đặt ra giữa bên mua và bên bán khớp
nhau về giá và hợp lý về khối lượng bán, mua giữa 2 bên) thì tổng cầu (tổng khối
lượng bán có cùng mức giá bán) là 20,000 CP, tổng cung (tổng khối lượng mua có
cùng mức giá mua) là 25,000 CP, nên thực khớp là 22,000 CP. Với giá cao hơn là
14,000 VNĐ thì tổng cầu là 17,000 CP, tổng cung là 45,000 CP, nên thức khớp nhỏ hơn
là 17,000 CP (nhỏ hơn) với giá thấp hơn là 13,800 VNĐ thì tổng cầu là 30,000 CP, tổng
cung là 16,000 CP, nên thực khớp là 16,000 CP (nhỏ hơn). Những mức giá và khối
lượng mua bán khác cũng tương tự như trên, từ đó hệ thống sẽ tự động ghép từng
giá, tại mức giá mà tại đó khối lượng khớp là lớn nhất, ta xác định được “Giá khớp
lệnh”.

8. “KLTH”(Đối với HOSE) = “KL Khớp”(Đối với HNX)
Là khối lượng chứng khoán tương ứng với mức giá khớp.

Ví dụ: Đối với sàn HNX (Đơn vị giá: 1000 VNĐ, Đơn vị KL: 1000 CP)

CK
Bên mua
Giá
khớp
KL
Khớp
Bên bán

Giá
1
Giá 1

VND

15.1
15.2
2.6
15.2


Khi “Giá khớp” là 15.2 (15,200 VNĐ) thì “Khối lượng khớp” sẽ là số lượng chứng
khoán được giao dịch tại mức “Giá khớp”. Trong bảng trên, với “Giá khớp” là 15.1 thì
“KL khớp” là 2.6 (2,600 CP)

9. “+/-”(Đối với HOSE) = “Thay đổi”(Đối với HNX)
Là thay đổi của mức “Giá hiện tại” (Giá khớp) so với “Giá tham chiếu” trong ngày
giao dịch = ( Giá khớp – Giá tham chiếu). HOSE và HNX đều có cách tính như nhau.

Ví dụ: Đối với sàn HOSE (Đơn vị giá: 1000 VNĐ, Đơn vị KL: 10 CP)
MCK

ĐCGN

Giá
khớp
KLTH
+/-

VND
22.6

23.7

1.1

(+/-) (chênh lệch) = Giá khớp – ĐCGN = 23.7 – 22.6 = 1.1

10. “Cao nhất” (Giá cao nhất)
Giá cao nhất là mức giá đã được khớp cao nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời
điểm hiện tại.
Ví dụ: Trong ngày 17/06/2013, VNG (Công ty Cổ phần VinaGame) có các mức giá
khớp lệnh là 3.6, 2.4, 4.1, 3.9 là những mức giá khớp cho đến hiện tại. Ta có thể thấy
mức giá khớp cao nhất trong ngày cho đến hiện tại là 4.1, nghĩa là “Giá cao nhất” từ
đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại là 4.1

11. “Thấp nhất” (Giá thấp nhất)
Giá thấp nhất là mức giá đã được khớp thấp nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời
điểm hiện tại.
Ví dụ: tương tự như “Cao nhất” nhưng ngược lại.

12. “Mở cửa” (Giá mở cửa) – (

Đối với riêng sàn HOSE
)
Giá mở cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên trong ngày giao dịch của
một mã chứng khoán. Đối với giao dịch trên HOSE, do cơ chế giao dịch khớp lệnh định
kỳ mở cửa và đóng cửa nên giá mở cửa chính là giá khớp lệnh trong đợt khớp lệnh
định kỳ mở cửa (ATO).
13. “TKLGD” (Tổng khối lượng giao dịch) – (
Đối với riêng sàn HOSE
)
Tổng khối lượng giao dịch là tổng khối lượng được giao dịch trong ngày.
Ví dụ: Ngày 14/06/2013, AGR (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
giao dịch thành công với các khối lượng giao dịch tại mỗi thời điểm giao dịch lần lượt là
A, B, C, D, E, … , Z. Tổng khối lượng giao dịch (TKLGD) của AGR sẽ là TKLGD = A + B
+ C + D + E + … + Z. (A, B, C,… là các khối lượng được giao dịch)

14. “Cơ sở” (Giá cơ sở) (
Chỉ đối với sàn HNX
)
Giá cơ sở là mức giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo
phương thức khớp lệnh liên tục trong 15 phút cuối cùng của thời gian giao dịch trong
ngày theo quy định. Trường hợp không có giao dịch được thực hiện trong thời gian
trên, giá cơ sở được xác định bằng mức giá thực hiện cuối cùng trong ngày giao dịch
theo phương thức khớp lệnh liên tục.

15. “Tổng khớp” (Tổng khối lượng khớp) (
Chỉ đối với sàn HNX
)
Tổng khớp là tổng khối lượng khớp so với các mức giá khớp tong ngày.
Ví dụ: Ngày 17/06/2013, SHB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn) có các
giá khớp là 6.3, 6.5, 6.7 với các khối lượng lần lượt là 5.5, 6.2, 7.1. Vậy thì “Tổng

khớp” của SHB trong ngày 17/06/2013 là tổng các khối lượng khớp tương đương với
mức giá khớp, tổng khớp = 5.5 + 6.2 + 7.1 = 18.8. Vậy tổng khớp SHB trong ngày đó
sẽ là 18.8 x 1000 = 18,800 CP (Đơn vị khối lượng của sàn HNX là 1000 CP).
16. “NN mua” (Nước ngoài mua) (
Chỉ đối với sàn HNX
)
“NN mua” là khối lượng chứng khoán được các công ty, tổ chức nước ngoài mua.

17. “NN bán” (Nước ngoài bán) (
Chỉ đối với sàn HNX
)
“NN bán” là khối lượng chứng khoán được các công ty, tổ chức nước ngoài đang
nắm giữ bán đi.



Ngoài 2 sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) (hai
thị trường tập trung), còn có sàn giao dịch phi tập trung lớn nhất nước ta đó là
UpCom. Sàn UpCom là sàn giao dịch của những công ty Cổ phần, Doanh nghiệp Nhà
Nước giao dịch những chứng khoán chưa được niêm yết với chi phí lên sàn thấp, thích
hợp với những công ty nhỏ, vốn điều lệ thấp. Nhưng Nhóm 3 chỉ giải thích các chi tiết
trên bảng giao dịch của 2 sàn HOSE và HNX, không giải thích các chi tiết trên bảng
giao dịch UpCom vì các chi tiết trên UpCom cũng tương tự như bảng giao dịch của
HOSE và HNX. Nhóm 3 xin kết thúc phần trình bày của nhóm tại đây.


Nhóm 3 đã tham khảo những tài liệu từ các website:





 />gia.html#axzz2WMf2c5zc
 />bang-gia-chung-khoan-online/



Cảm ơn thầy đã theo dõi



×