Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tình hình nông dân sử dụng thuốc trừ sâu trên rau và tác động của thuốc tới sự hình thành và phát triển tính kháng thuốc của sâu tơ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.35 KB, 10 trang )

Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008

44

Tình hình nông dân sử dụng thuốc trừ sâu trên rau
và tác động của thuốc tới sự hình thành và phát triển tính kháng thuốc của sâu tơ
Present status of pesticide use and impact of pesticides on establishment and
development of resistance of diamon back moth

Tào Minh Tuấn, Nguyễn Thị Thu
Hằng
(1)

Lưu Thuý Hoà
(2)


Abstract
Diamon back moth (Plutella xylostella) is a major pest on cruciferous. This
report presents results of the research between 2000 and 2006 on pesticide use for
vegetables and insecticide resistance of Diamon back moth on vegetables planted
in some Red River Delta provinces. The interviewed farmers used a lot of
insecticides of all chemical groups and with different modes of actions to control
pests. Among the insecticide groups Carbamate was less used while Pyrethroid
was used more and more. Most of the farmers applied higher doses than the
recommended ones, mixed different insectides for an application, and used 7-10
day intervals betwwen two applications. The results of the research on insecticide
resistance of Diamon back moth also revealed that the farmers' application habit
and fragmented cultivation invisibly controled the insecticide resistance
development of this pest in vegetable production areas.


I. Đặt vấn đề
Sử dụng thuốc trừ sâu hoá học để
phòng trừ sâu hại trên rau là biện pháp
gần như duy nhất được nông dân áp
dụng. Có nhiều báo cáo trong nước đề
cập tới thực trạng sử dụng thuốc trừ
sâu nhiều trên đồng ruộng gây nên
hiện tượng kháng thuốc của sâu hại
nói chung và sâu tơ nói riêng. Tuy
nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi
trên sâu tơ cho thấy, không phải với
thuốc trừ sâu nào hiện tượng kháng
thuốc cũng xuất hiện (5) và trong thực
tế tại một số vùng trồng rau chính
quanh Hà Nội ngay cả các thuốc có
lịch sử được sử dụng từ lâu vẫn còn
được nông dân dùng để trừ sâu tơ.
Vậy, với điều kiện khí hậu phía bắc,
rau họ thập tự được trồng chủ yếu vào
vụ đông xuân (từ tháng 9 – tháng 3
năm sau), cũng như quy mô nhỏ lẻ của
các hộ sản xuất thì việc sử dụng thuốc
trừ sâu của nông dân đã tác động như
thế nào đến sự hình thành và phát triển

1. Trung tâm Kiểm Định Thuốc BVTV
phía Bắc – Cục BVTV
2.

Đ

ại học Hải Ph
òng

Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008

45
tính kháng của sâu tơ trên đồng ruộng.
Báo cáo này sẽ đề cập đến vấn đề đó
trên cơ sở tổng kết các số liệu được
thu thập từ năm 2000 đến năm 2003 về
mức mẫn cảm với thuốc trừ sâu của
sâu tơ ở một số tỉnh phía bắc Việt
nam.
II. Đối tượng và phương pháp
Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên
rau của nông dân các vùng nghiên cứu
được thu thập bằng cách phỏng vấn
trực tiếp nông dân theo mẫu câu hỏi
soạn sẵn. Các mẫu câu hỏi nhằm thu
thập các loại thông tin sau:
- Các loại thuốc trừ sâu đã được sử
dụng để phòng trừ sâu hại trên rau
- Liều lượng của từng loại thuốc đã
được nông dân sử dụng và mức độ
tăng, giảm liều lượng khi dùng.
- Sự phối hợp giữa các loại thuốc
trừ sâu trong một lần sử dụng.
- Khoảng thời gian giữa hai lần
phun
Số lượng mẫu điều tra cho mỗi địa

phương dao động trong khoảng 25 –
40 hộ nông dân và số liệu được tính
toán theo các phương pháp thống kê
thông thường.
Danh sách các địa phương và thời gian nghiên cứu điều tra như sau:
TT Địa phương Năm điều tra
1 Mai Dịch – Từ Liêm – Hà Nội 2003
2 Tiên Dương - Đông Anh – Hà Nội 2003
3 Vân Nội - Đông Anh – Hà Nội 2001,2005,2006
4 Văn Đức - Gia Lâm - Hà Nội 2005,2006
5 Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội 2001
6 Giang Biên - Gia Lâm - Hà Nội 2001
7 Song Phương - Hoài Đức - Hà Tây 2000; 01; 02; 03; 05; 06
8 Hà Hồi - Thường Tín - Hà Tây 2000, 2003
9 Thanh Đa - Phúc Thọ -Hà Tây 2001
10 Tiền Phong - Mê linh - Vĩnh phúc 2000,2001
11 Quang Trung - Kiến Xương - Thái Bình 2003
12 Toàn Thắng - Gia Lộc -Hải Dương 2003
13 Hưng Đạo - Tứ Kỳ - Hải Dương 2003
14 An Hoà - An Hải - Hải Phòng 2002
15 Lê Xá - Kiến Thuỵ - Hải Phòng 2002
Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008

46

TT Địa phương Năm điều tra
16 Trung Hà - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng 2002
17 Vũ Ninh - Thị xã Bắc Ninh - Bắc Ninh 2002
18 Sen Hồ - Việt Yên - Bắc Giang 2002
19 Dĩnh Trì - Lạng Giang - Bắc Giang 2003

20 Hải Thịnh - Hải Hậu - Nam Định 2003
21 Giao Nhân - Giao Thuỷ - Nam Định 2003
22 Ngọc khê - Ngọc Lặc - Thanh Hoá 2003
23 Xuân Tín - Thọ Xuân - Thanh Hoá 2003
24 Đại Đồng - Vĩnh Tường - Vĩnh phúc 2003

Danh sách các loại thuốc trừ sâu đã được dùng để đánh giá mức mẫn cảm của
sâu tơ

Thứ
tự
Tên thuốc
Tên và hàm lượng hoạt
chất (g ai/l; kg)
Năm sử
dụng thí
nghiệm
Năm đăng
ký vào
danh mục
1 Padan 95 SP Cartap – 950 2000 -
2003
1984*
2 Sherpa 25 EC Cypermethrin – 250 2000 -
2003
1990*
3 Selecron 500
EC
Profenofos -500 2000 -
2003

1993
4 Pegasus 500 SC

Diafenthiuron – 500 2000 -
2002
1993
5 Regent 800
WG
Fipronil – 800 2000 -
2003
1994
6 Delfin WG B.t var. kurstaki 32BIU 2000- 2003

1995
7 Match 50 EC Lufenuron – 500 2001 -
2003
1998
8 Vertimec 1.8
EC
Abamectin – 18 2000 -
2003
1999
Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008

47
9 Monster 40 EC

Acephate - 400 2003 1999
10 Success 25 SC Spinosad - 250 2000 -
2003

2000
11 Ammate 150
SC
Indoxacarb 150 2002 -
2003
2002
12 Rimon 10 EC Nuvaluron 2003 2002

* Năm đã xuất hiện trên thị trường
Mức độ mẫn cảm với các loại thuốc
trừ sâu của sâu tơ bằng phương pháp
Tabashnik và Cushing (1987). Các chỉ số
LC
50
, LC
95
được tính toán theo Finney
(1971). Sử dụng chỉ tiêu LC
95
/ LKC (liều
khuyến cáo) để đánh giá mức độ kháng
của quần thể sâu hại theo Tào Minh
Tuấn và công sự (6).
iii. Kết quả nghiên cứu
và thảo luận
Kết quả điều tra về số hộ nông dân
đã sử dụng những loại thuốc trừ sâu
nào để phòng trừ sâu hại trên rau ở
một số tỉnh phía bắc Việt nam được
trình bày trong bảng 1. Bảng 1 trình

bày tỷ lệ phần trăm theo từng nhóm
thuốc đã được nông dân sử dụng ở các
địa phương, từng năm và các số liệu
cho thấy:
- Qua các năm từ 2000 đến 2006 số
lượng chủng loại thuốc trừ sâu được
nông dân sử dụng trên rau ngày càng
đa dạng và phong phú
- Số lượng hoạt chất thuốc trừ sâu
được nông dân sử dụng để trừ sâu hại
rau là rất đa dạng bao gồm tất cả các
nhóm thuốc thông thường là Lân hữu
cơ; Pyrethroide; Cartap và các chất
tương tự; Fipronil và Abamectin,
điều hoà sinh trưởng côn trùng. Đồng
thời có hiện tượng nông dân dùng
liên tục một loại thuốc trừ sâu nào đó
tỏ ra có hiệu lực cho đến khi họ nhận
thấy giảm sút mới chuyển sang dùng
loại khác
- Tỷ lệ (%) số hộ nông dân đã sử
dụng một nhóm thuốc nào đó trên rau
là khác nhau giữa các vùng điều tra và
thay đổi theo năm điều tra.
- Qua các năm tỷ lệ (%) số hộ nông
dân sử dụng các thuốc trừ sâu nhóm
lân hữu cơ có xu hướng giảm xuống
và các thuốc thuộc nhóm Pyrethroid
có xu hướng tăng lên và các nhóm còn
lại ít thay đổi.

Từ kết quả điều tra nông dân, thói
quen sử dụng thuốc của họ đã được
tổng kết theo các chỉ tiêu cách sử
dụng thuốc trừ sâu đơn hay hỗn hợp;
khoảng thời gian giữa hai lần phun và
mức liều lượng thuốc đã được sử
dụng.
Bảng 1. Tỷ lệ (%) trung bình số hộ nông dân sử dụng các nhóm thuốc trừ sâu
Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008

48

Năm

Số địa
phương
điều tra

(*)
Các nhóm thuốc
Clo
hữu

OP
Carba
mate

Pyre-
throid


Carta
p
Fipro-
nil
Aba-
mectin

Bt
ĐHS
T
Neoni
-
cotino
id
các
loại
khác

2000

3 2,2

84,4

6,3 43,3

30,0

74,5


0 13,3

0 0 12,2

2001

6 0 63,3

11,9

50,7

36,6

19,3

61,6 7,8

18,6

0 25,6

2002

6 0 50,6

44,2

34,5


39,4

25,2

45,9 3,5

17,2

0 7,7
2003

13 0,2

37,4

13,1

62,3

40,7

32,3

31,6 10,2

35,2

0,1 1,2
2005


4 0 16,6

3,4 61,2

18,7

40,3

51,2 52,7

20,2

10,9

12,0

2006

4 0 25,0

5,0 74,2

17,5

38,3

14,1 13,3

10,8


13,3

7,5
Ghi chú: (*) Số địa phương điều tra các năm:
- Năm 2000 (3): Song Phương, Tiền Phong, Hà Hồi;
- Năm 2001 (6): Song Phương, Thanh Đa, Tiền Phong, Vân Nội,
Giang Biên, Đặng Xá;
- Năm 2002 (6): Song Phương, An Hoà, Trung Hà, Lê Xá, Vũ Ninh,
Sen Hồ;
- Năm 2003 (13): Mai Dịch, Tiên Dương, Song Phương, Hà Hồi,
Quang Trung, Toàn Thắng, Hưng Đạo, Ngọc Khê, Xuân Tín, Đại
Đồng, Dĩnh Trì, Giao Nhân, Hải Thịnh;
- Năm 2005 (4): Vân Nội, Văn Đức, Song Phương, An Hoà;
- Năm 2006 (4): Vân Nội, Văn Đức, Song Phương, An Hoà.
Bảng 2. Thói quen sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân
(trung bình của các năm điều tra)
Năm
Số địa
phương
điều tra
(*)
Tỷ lệ (%) kiểu
ND dùng thuốc
Tỷ lệ
(%) ND
tăng
Tần suất phun
Đơn
Hỗn
hợp

liều khi
phun
<7
ngày
7-10
ngày
>10
ngày
2000 3 15,6 84,4 91,7 10,0 67,8 18,9
2001 6 35,3 64,7 87,2 17,0 55,8 29,1
2002 6 38,8 61,2 85,6 17,9 44,2 37,9
2003 11 42,5 57,5 83,7 15,8 58,2 26,0
2005 3 9,2 90,8 85,4 37,0 44,0 19.0
2006 4 35,8 64,2 82,5 22,8 64,7 14,1
Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008

49

Ghi chú: (*) Số địa phương điều tra các năm:
- Năm 2000 (3): Song Phương, Tiền Phong, Hà Hồi;
- Năm 2001 (6): Song Phương, Thanh Đa, Tiền Phong, Vân Nội,
Giang Biên, Đặng Xá;
- Năm 2002 (6): Song Phương, An Hoà, Trung Hà, Lê Xá, Vũ Ninh,
Sen Hồ;
- Năm 2003 (11: Tiên Dương, Song Phương, Quang Trung, Toàn
Thắng, Hưng Đạo, Ngọc Khê, Xuân Tín, Đại Đồng, Dĩnh Trì, Giao
Nhân, Hải Thịnh;
- Năm 2005 (3: Vân Nội, Văn Đức, Song Phương;
- Năm 2006 (4): Vân Nội, Văn Đức, Song Phương, An Hoà.
Bảng 3. Số quần thể sâu tơ nghiên cứu thể hiện tính kháng thuốc trừ sâu

Tên thuốc Năm
Số quần thể
nghiên cứu
Số quần thể
biểu hiện kháng
Selecron 500 EC 2000 4 0
2001 6 0
2002 5 2
2000 3 3
Sherpa 25 EC 2001 6 6
2002 6 6
2003 11 1
2000 4 0
Padan 95 SP 2001 6 1
2002 6 4
2003 11 1
2000 2 0
Regent 800 WG 2001 6 2
2002 6 0
2003 10 1
2000 1 0
Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008

50

Tên thuốc Năm
Số quần thể
nghiên cứu
Số quần thể
biểu hiện kháng

Vertimec 1.8 EC 2001 6 1
2002 6 3
2003 6 0
2000 2 0
Success 25 SC 2001 6 0
2002 6 3
2003 11 1
2001 6 0
Match 500 EC 2002 6 0
2003 5 0
2000 4 0
Delfin WG 2001 6 1
2002 6 0
2003 11 0
2000 3 0
Pegasus 500 SC 2001 6 0
2002 6 0
Rimon 10 EC 2003 6 0
Monster 40 EC 2003 6 0
Ammate 150 SC 2002 6 0
2003 6 0

Các số liệu về các chỉ tiêu trên trong
bảng 2 cho thấy:
- Đa số nông dân ở các địa phương
trồng rau (32 / 35 lần điều tra) khi
phun thuốc đã hỗn hợp ít nhất 2 loại
thuốc và không có sự hiểu biết về kiểu
tác động của chúng với sâu hại.
- Đa số nông dân ở các địa phương

trồng rau (25 / 35 lần điều tra) có
khoảng thời gian giữa 2 lần phun là từ
7 – 10 ngày.
- Tuyệt đại đa số nông dân luôn
Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008

51
luôn tăng liều lượng của thuốc từ 1,5
đến 2 lần khi phun thuốc kể cả khi
hỗn hợp 2 loại thuốc.
Những kết quả điều tra về tình
hình và thói quen sử dụng thuốc của
nông dân các vùng trồng rau phía bắc
trong giai đoạn 2000 – 2006 là phù
hợp với kết quả và nhận xét của Đào
Trọng ánh (1); Lê Kim Oanh (4).
Từ năm 2000 đến năm 2003 một
số quần thể sâu tơ ở các địa phương
trên đã được kiểm tra tính mẫn cảm
của chúng với một số thuốc trừ sâu
đại diện cho các nhóm thuốc có kiểu
tác động khác nhau cũng như có thời
gian đăng ký vào danh mục thuốc ở
Việt Nam khác nhau. Kết quả về số
quần thể sâu tơ theo từng năm đối với
từng loại thuốc và số quần thể có
biểu hiện tính kháng được tổng hợp
trong bảng 3.
Số liệu trong bảng 3 cho thấy sâu
tơ có biểu hiện kháng với 7 trong 12

loại thuốc được sử dụng trong nghiên
cứu. Đó là các thuốc: Selecron 500
EC (OP); Sherpa 25 EC (Pyr); Padan
95 SP; Regent 800 WG; Vertimec 1.8
EC; Succes 25 SC và Delfin WG.
Đặc biệt cần lưu ý sâu tơ ở nhiều
quần thể và nhiều năm có biểu hiện
kháng với 3 loại thuốc Selecron 500
EC; Sherpa 25 EC; Padan 95 SP và
Vertimec 1.8 EC.
Với 5 loại thuốc còn lại chưa phát
hiện thấy sâu tơ có biểu hiện kháng.
Đó là các thuốc trừ sâu: Pegasus 500
SC; Ammate 150 SC; Match 500
EC; Rimon 10 EC và Monster 40 EC.
Như thế có hai câu hỏi được đặt ra là:
1. Tại sao sâu tơ có biểu hiện tính
kháng với chỉ 7/12 loại thuốc trừ sâu
và đặc biệt với 3 loại thuốc Selecron
500 EC; Sherpa 25 EC và Padan 95
SP.
2. Tại sao trong năm 2003 một số
quần thể sâu tơ kháng thuốc có biểu
hiện hồi phục tính mẫn cảm trở lại
(điển hình là trường hợp sâu tơ quần
thể Song phương thể hiện tính
kháng với thuốc Sherpa 25 EC trong
các năm 2000; 2001; 2002 và phục
hồi lại tính mẫn cảm năm 2003).
Đầu tiên, chúng ta thấy rằng, 7 loại

thuốc mà sâu tơ có biểu hiện kháng
có 3 loại thuốc đã được lưu thông
trên thị trường từ những năm 80 và
đầu năm 90 của thế kỉ 20 (Selecron;
Sherpa; Padan). Riêng với thuốc
Delfin WG mặc dù đã được đăng ký
năm 1995 nhưng ít được nông dân sử
dụng, các loại còn lại (Regent
800WG - 1994; Vertimec 1.8 EC -
1999; Sussec 25 SC - 2000) được
đăng ký muộn hơn. Sự hình thành
tính kháng của sâu tơ ở một vài quần
thể với 2 loại thuốc Vertimec 1.8 EC
vào các năm 2001, 2002 có thể là hậu
quả của việc nông dân sử dụng nhiều
ở một số địa phương. Trường hợp 3
quần thể sâu tơ thể hiện kháng với
thuốc thuốc Success 25 SC năm 2002
(Song phương, Vũ Ninh và Sen Hồ)
năm 2003 (Hải Thịnh) còn là nghi
vấn về lý do (liệu có liên quan với
Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008

52

việc nông dân sử dụng thuốc
Abamectin?). Ngoài ra, hiện tượng
tất cả các quần thể còn mẫn cảm với
thuốc Pegasus 500 SC mặc dù thuốc
này được đăng ký khá sớm (1993) là

do thuốc ít được nông dân sử dụng.
Như vậy, các loại thuốc đã được sử
dụng từ lâu, được nông dân dùng
nhiều để phòng trừ sâu hại trên rau
đã gây nên tính kháng của sâu tơ.
Thứ hai, từ nửa cuối những năm 90
của thế kỷ 20, nhiều loại thuốc trừ
sâu thế hệ mới được đăng ký vào
danh mục thuốc sử dụng ở Việt Nam
đã tạo điều kiện cho nông dân lựa
chọn và sử dụng (Regent, Match và
các thuốc có hoạt chất Abamectin)
(Bảng 1). Các thuốc sâu tơ đã kháng
vào những năm trước (như Sherpa 25
EC; Padan 95 SP, Regent 800 WG và
Vertimec 1.8 EC đối với quần thể sâu
tơ ở Song Phương) thì gần đây nông
dân ít sử dụng nên tạo điều kiện để
sâu tơ lại mẫn cảm với chúng.
Bên cạnh đó, do nông dân sử dụng
nhiều loại thuốc, thường xuyên hỗn
hợp các loại thuốc khi phun làm cho
khả năng tồn tại của những cá thể sâu
hại đã kháng với một loại thuốc nào
đó giảm xuống, kết hợp với điều kiện
canh tác nhỏ lẻ đã góp phần duy trì
các thể mẫn cảm trong quần thể làm
hạn chế sự phát triển tính kháng của
sâu hại. Điều này phù hợp với nhận
đinh về sự bền vững phụ thuộc vào

mức độ kháng của tính kháng thuốc
OP và tính kháng của sâu hại với
thuốc Pyrethroid phát triển nhanh
nhưng cũng chóng giảm sút khi
không có chọn lọc(3).Sự phối hợp hai
loại thuốc với cơ chế tác động khác
nhau đã làm xác suất tồn tại của
những cá thể có khả năng kháng cả
hai loại là rất thấp (2).
IV. Kết luận
1. Tỷ lệ nông dân sử dụng thuốc
trừ sâu thuộc các nhóm thuốc khác
nhau thay đổi qua các vùng sản xuất
và qua các năm. Tuy nhiên nhận thấy
xu hướng sử dụng các thuốc thuộc
nhóm OP và Carbamate giảm dần; sử
dụng các thuốc thuộc nhóm
Pyrethroid tăng lên.
2. Nông dân tại các vùng trồng
rau phía bắc Việt nam sử dụng rất
nhiều loại thuốc có nhiều kiểu tác
động khác nhau để phòng trừ sâu hại.
Đa số họ đã sử dụng thuốc trừ sâu
kiểu hỗn hợp giữa hai loại với liều
lượng cao hơn liều khuyến cáo và với
khoảng thời gian giữa hai lần phun là
7- 10 ngày.
3. Với cách thức nông dân dùng
nhiều loại thuốc khác nhau về kiểu
tác động; sử dụng liều cao, hỗn hợp

nhiều loại thuốc khi phun, kết hợp
với quy mô canh tác nhỏ lẻ, đã vô
tình hạn chế sự phát triển tính kháng
của sâu hại trên rau


Tài liệu tham khảo

1. Đào Trọng ánh (2001). Cơ sở
Kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 1/2008

53
khoa học cho việc sử dụng hợp lý và
hiệu quả thuốc hoá học BVTV trong
tình hình hiện nay. Tóm tắt luận án
tiến sỹ.
2. Curtis C. F (1985). Theoretical
models of the use of insecticide
mixtures for the management of
resistance. Bull. ent. Res. 75. pp 259-
265.
3. Hana (1990) Insecticide resistance
characteristic of Diamondback moth.
Proceeding of the second international
worksop, Tainan, Taiwan, 10 - 14
December 1990. pp 455-463.
4. Lê Thị Kim Oanh (2002). Tình
hình sử dụng thuốc trừ sâu ở vùng
trồng rau họ thập tự ngoại thành Hà
Nội và phụ cận. Tạp chí Bảo vệ thực

vật, số 1/2002 tr. 22 – 28.
5. Tào Minh Tuấn, Đặng Hữu Lanh
(2001) Tính mẫn cảm đối với một số
loại thuốc trừ sâu của ấu trùng sâu tơ
Plutella xylostella ở một số quần thể
phía Bắc Việt Nam. Tạp chí sinh học
tập 23 - số 3b, tr 72-77.
6. Tào Minh Tuấn, Đặng Hữu Lanh
(2003). Sử dụng giá trị tỷ lệ giữa
LC
95
và liều khuyến cáo để đánh giá
tính kháng thuốc trừ sâu của sâu tơ
Plutella xylostella. Hội nghị toàn
quốc lần thứ hai - Nghiên cứu cơ bản
trong sinh học, Nông nghiệp và Y
học. Huế 25-26/7/2003. Tr.1053 -
1052.

×