NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC VIÊN NÉN
PARACETAMOL 500 MG GIẢI PHÓNG NHANH SẢN XUẤT
TẠI VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ HỒNG, CAO NGỌC CƯƠNG, NGUYỄN THỊ DUNG,
TẠ MẠNH HÙNG, ĐOÀN CAO SƠN
Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
Từ khóa: Paracetamol, sinh khả dụng, tương đương sinh học, huyết tương, HPLC.
1. Đặt vấn đề
Paracetamol (PARA) có tác dụng chủ yếu hạ nhiệt và
giảm đau, hầu như khơng có tác dụng kháng viêm so với
các thuốc NSAID khác [2]. Nó được sử dụng khá phổ
biến thay thế cho aspirin để hạ sốt và giảm đau ở mức
độ trung bình. Hiện nay, tại thị trường Việt Nam các chế
phẩm chứa hoạt chất PARA rất phong phú cả về hàm
lượng và các dạng bào chế, nhưng chế phẩm viên nén
paracetamol giải phóng nhanh chưa có trên thị trường
Việt Nam.
Để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, nhóm nghiên
cứu của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đang thực
hiện dự án “Hồn thiện qui trình cơng nghệ sản xuất
viên nén paracetamol 500 mg giải phóng nhanh”, sau
đó tiến hành đánh giá tương đương sinh học (TĐSH)
so sánh với chế phẩm đối chứng là viên nén Panadol
ActiFast (paracetamol 500 mg), sản xuất tại Công ty
Dược phẩm GlaxoSmithKline, UK; Số lô: YW7X, Hạn
sử dụng: 06/2021, sau khi uống liều đơn trong điều kiện
đói trên 18 người tình nguyện (NTN) khỏe mạnh.
- Tủ lạnh sâu -35 °C ± 5 °C, MDF-U5412, Panasonic,
Nhật Bản;
- Micropipet Eppendorf loại 10 -100 μl, 100 -1000 μl,
1000 - 5000 μl;
- Ống ly tâm bằng teflon chịu được lực ly tâm lớn;
- Bình định mức, pipet thủy tinh đạt tiêu chuẩn class A.
2.1.2. Dung môi, hóa chất, chất chuẩn
- Dung mơi, hóa chất: Methanol, acetonitril (loại
dùng cho HPLC); acid percloric, kali dihydrophosphat,
kali clorid, acid hydrocloric (loại PA); nước RO.
- Chất chuẩn:
+ Paracetamol: Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung
ương, SKS: C0619019.06; Hàm lượng: 100,29%
(nguyên trạng).
+ Cafein: Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương,
SKS: 0418099.04; Hàm lượng: 99,82% (nguyên trạng).
- Huyết tương trắng: Không chứa PARA của Viện
Huyết học và Truyền máu Trung ương.
2. Thực nghiệm
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất, chất chuẩn
2.2.1. Thuốc nghiên cứu
2.1.1. Thiết bị, dụng cụ phân tích
- Thuốc thử (T): Viên nén Paracetamol 500 mg giải
phóng nhanh sản xuất tại Cơng ty Cổ phần Tập đồn
Merap, Việt Nam; số lô: NC-01/Paravik, ngày sản xuất:
07/06/2019, đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất.
Tất cả các thiết bị phân tích đều được chuẩn hóa theo
qui định của ISO/IEC 17025 và GLP.
- Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao Shimadzu,
Nhật Bản;
- Thiết bị thử hòa tan 8 cốc LOGAN UDT;
- Cân phân tích Mettler Toledo, Sartorius độ chính
xác 0,1 mg;
- Máy ly tâm Sartorius Sigma 4-16KS;
- Máy lắc xoáy Vortex ZX3 VELP scientific;
- Thuốc đối chứng (R): Viên nén Panadol ActiFast
(paracetamol 500 mg), sản xuất tại Công ty Dược phẩm
GlaxoSmithKline, UK; Số lô: YW7X, Hạn sử dụng:
06/2021.
Hai thuốc đều được kiểm tra đạt theo tiêu chuẩn chất
lượng và có hàm lượng paracetamol khác nhau khơng
q 5%.
Tạp chí KIỂM NGhiệm thuỐC - Số 2.2021; Tập 19.(72)
15
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá TĐSH của thuốc thử so với thuốc đối
chứng trên người tình nguyện (NTN) khỏe mạnh, khi
uống liều đơn thuốc nghiên cứu trong điều kiện đói qua
đêm với thiết kế nghiên cứu chéo, ngẫu nhiên, 2 thuốc,
2 giai đoạn, 2 trình tự, nhãn mở theo các hướng dẫn thực
hiện nghiên cứu TĐSH của EMA (European Medicines
Agency) và US-FDA (United State Food and Drug
Administratino) [5],[9].
2.2.2.1. Bước 1 (tuyển chọn NTN)
Nghiên cứu thực hiện trên 18 NTN khỏe mạnh,
khơng phân biệt giới tính (nữ khơng mang thai hoặc
nuôi con bú), đủ năng lực hành vi dân sự, có độ tuổi
từ 18 – 40 tuổi, chỉ số BMI (cân nặng/ bình phương
chiều cao) trong khoảng 18,5 – 25,0 kg/m2. NTN không
nghiện rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện, khơng có
tiền sử mắc các bệnh tim mạch, gan, thận, hô hấp, dị
ứng; xét nghiệm máu, chức năng gan thận bình thường,
xét nghiệm HbsAg và HIV âm tính. Tiêu chuẩn chấp
nhận, loại trừ các đối tượng tham gia nghiên cứu được
quy định cụ thể trong đề cương nghiên cứu. Đề cương
nghiên cứu và bản cam kết tình nguyện tham gia nghiên
cứu (ICF) được Hội đồng đạo đức phê duyệt, chấp
thuận trước khi thực hiện theo đúng quy định về đạo
đức trong nghiên cứu y sinh học của Việt Nam và quốc
tế [3],[5],[7],[9].
2.2.2.2. Bước 2 (uống thuốc thử và thuốc chứng, lấy mẫu)
Giai đoạn I của nghiên cứu, mỗi NTN sẽ uống một
viên thuốc thử hoặc thuốc đối chứng và trong giai đoạn
II, NTN sẽ dùng các thuốc nghiên cứu theo trình tự
ngược lại so với giai đoạn I, tùy theo trình tự sử dụng
thuốc được ngẫu nhiên hóa trong nghiên cứu. Ở mỗi
giai đoạn, NTN uống thuốc với 240 ml nước lọc, sau khi
nhịn đói qua đêm ít nhất 10 giờ. Thời gian nghỉ giữa 2
giai đoạn để thuốc thải trừ khỏi cơ thể NTN là 5 ngày.
Tại mỗi giai đoạn của nghiên cứu, nghiên cứu viên sẽ
tiến hành lấy 14 mẫu máu, mỗi mẫu máu khoảng 5 ml
qua kim luồn đặt cố định ở tĩnh mạch cánh tay mỗi NTN
tại thời điểm trước khi uống thuốc (0 giờ) và tại các
thời điểm 0,05; 0,10; 0,15; 0,20; 0,25; 0,33; 0,50; 0,75;
1; 2; 4; 6; 8 giờ sau khi uống thuốc. Các mẫu máu của
NTN sau khi lấy được cho vào các ống nghiệm chứa
chất chống đông dinatri edetat (Na2EDTA), sau đó ly
tâm ngay, tách lấy huyết tương và bảo quản huyết tương
ở nhiệt độ - 350C cho tới khi phân tích.
2.2.2.3. Bước 3 (phân tích các mẫu huyết tương)
Phân tích định lượng paracetamol trong huyết tương
NTN bằng phương pháp HPLC với các điều kiện sau:
16
+ Kỹ thuật xử lý mẫu: Hút 1 ml huyết tương, thêm
50 µl dung dịch chuẩn nội cafein, lắc xốy 5 giây. Thêm
250 µl dung dịch acid percloric 15%, lắc xoáy 15 giây.
Ly tâm 10.000 vịng/phút trong 5 phút. Hút 900 ml lớp
dịch nổi phía trên, lọc qua màng lọc kích thước 0,45 µm,
tiêm sắc ký.
+ Điều kiện sắc ký :
- Cột phenomenex C18 (250 x 4,6 mm; 5 µm).
- Pha động: Acetonitril – Dung dịch đệm KH2PO4
pH 3,3 (tỷ lệ 17,5 : 82,5).
Dung dịch đệm KH2PO4 pH 3,3: Hòa tan 34,02 g kali
dihydrophosphat trong 900 ml nước và chỉnh pH đến
3,3 bằng acid orthophosphoric, thêm nước vừa đủ 1000 ml.
- Nhiệt độ cột: 40 0C
- Tốc độ dòng: 1 ml/phút
- Detector: PDA, l = 245 nm
- Thể tích tiêm: 50 µl
- Nhiệt độ autosampler: Nhiệt độ phòng
Phương pháp HPLC định lượng paracetamol trong
huyết tương NTN đã được xây dựng và thẩm định theo
hướng dẫn thẩm định phương pháp phân tích thuốc
trong dịch sinh học của US-FDA và EMA. Phương pháp
phân tích có độ đặc hiệu – chọn lọc đối với paracetamol;
khoảng tuyến tính từ 0,2 – 12 µg/ml; độ đúng trong
ngày, khác ngày nằm trong khoảng từ 85 – 115%, độ
chính xác với giá trị CV < 15% ở tất cả các khoảng nồng
độ; độ ổn định dài ngày của mẫu huyết tương là 50 ngày
ở nhiệt độ - 350C [1],[4],[7],[8].
2.2.2.4. Bước 4 (phân tích thống kê sinh khả dụng và
đánh giá tương đương sinh học)
Từ kết quả phân tích định lượng nồng độ paracetamol
trong mẫu huyết tương NTN, xác định thông số dược
động học theo mơ hình dược động học khơng ngăn bằng
phần mềm Phoenix WinNonlin. Phân tích phương sai,
xác định ảnh hưởng của các yếu tố biến thiên như cá
thể, trình tự, giai đoạn và thuốc nghiên cứu tới kết quả.
Xác định khoảng tin cậy 90% của tỷ lệ trung bình hình
học giữa thuốc thử và thuốc đối chứng được tính trên
giá trị chuyển log của Cmax (nồng độ thuốc tối đa đạt
được trong máu), AUClast (diện tích dưới đường cong
tới nồng độ cuối có thể đạt được), AUCinf (diện tích dưới
đường cong ngoại suy tới vô cực). So sánh giá trị Tmax
(thời gian thuốc đạt được nồng độ tối đa trong máu) theo
phương pháp thống kê phi tham số Wilcoxon.
Đánh giá TĐSH chế phẩm thuốc thử theo các hướng
dẫn của US-FDA và EMA. Hai chế phẩm TĐSH nếu
Tạp chí KIỂM NGhiệm thuỐC - Số 2.2021; Tập 19.(72)
khoảng tin cậy 90% của tỷ lệ (T/R) Cmax và AUC trung
bình tính trên giá trị đã chuyển logarit nằm trong khoảng
giới hạn 80% - 125% [5],[9].
3. Kết quả và bàn luận
Nghiên cứu đánh giá TĐSH viên nén paracetamol
500 mg giải phóng nhanh tuân thủ theo đúng nguyên tắc
về đạo đức trong tuyên bố Helsiki, tuân thủ các hướng
dẫn về thực hành tốt lâm sàng và hướng dẫn thực hành
tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP) hiện hành của Bộ
Y tế Việt Nam [3],[5],[9]. Sau khi khám sức khỏe tổng
quát và tiến hành xét nghiệm cận lâm sàng (huyết học,
nước tiểu; sinh hóa, chức năng tim, gan, phổi,...), thử
chất gây nghiện trong nước tiểu; xét nghiệm mang thai
(với nữ giới) trên NTN và ký “Bản cam kết tình nguyện
tham gia nghiên cứu”, các nghiên cứu viên đã chọn ra
18 NTN đáp ứng yêu cầu của đối tượng nghiên cứu ghi
trong đề cương nghiên cứu được Hội đồng đạo đức phê
duyệt. Trong 18 NTN tham gia lấy mẫu, khơng có NTN
nào bỏ nghiên cứu giữa chừng hoặc bị loại khỏi quá
trình phân tích và thống kê.
Tiến hành phân tích nồng độ paracetamol trong
huyết tương NTN bằng phương pháp HPLC đã được
thẩm định. Các mẫu huyết tương của cùng một NTN
được phân tích trong cùng điều kiện. Tổng số 504 mẫu
huyết tương của 18 NTN sử dụng thuốc nghiên cứu đã
được phân tích trong 10 ngày. Thời gian tính từ thời
điểm lấy mẫu đầu tiên đến khi kết thúc q trình phân
tích 24 ngày, đảm bảo tất cả các mẫu đã được phân tích
trong khoảng thời gian đã được thẩm định về độ ổn định
(50 ngày), đáp ứng các quy định phân tích thuốc trong
dịch sinh học của US-FDA và EMA [3],[5],[9].
Từ các kết quả phân tích bằng HPLC xác định nồng
độ paracetamol trong mẫu huyết tương NTN đã xác định
được đường cong nồng độ thuốc theo thời gian sau khi
uống thuốc nghiên cứu của mỗi NTN, cũng như xác
định được các thông số dược động học Cmax, AUClast,
AUCinf, Tmax, t1/2,... của thuốc thử và thuốc chứng trên
mỗi NTN. Tổng hợp các kết quả phân tích từ NTN, xây
dựng được đường cong trung bình nồng độ thuốc trong
huyết tương theo thời gian của 18 NTN tham gia nghiên
cứu sau thi uống thuốc thử (T: Thu) và thuốc đối chứng
(R: Chung) được mô tả ở Hình 1.
Hình 1. Đường cong trung bình nồng độ paracetamol
theo thời gian trên 18 NTN
Xử dụng phân tích thống kê, thu được các thơng
số dược động học trung bình của thuốc thử và thuốc
đối chứng trên 18 NTN sau khi uống liều đơn 500 mg
paracetamol trong tình trạng đói được tóm tắt trong
Bảng 1.
Bảng 1. Thơng số dược động học của paracetamol trên 18 NTN
Thuốc Thử
(T)
Thuốc Chứng
(R)
Tỷ số T/R*
(%)
Khoảng tin cậy
90%
10,004 ± 3,4
10,131 ± 3,1
96,63
83,86% - 111,34%
AUClast ± SD (µg.h/ml)
27,275 ± 6,286
27,331 ± 6,398
99,88
96,98% - 102,86%
AUCinf ± SD (µg.h/ml)
29,730 ± 7,013
29,777 ± 7,005
99,94
97,14% - 102,82%
Tmax ± SD (h)
0,60 ± 0,55
0,60 ± 0,55
T1/2 ± SD (h)
2,11 ± 0,31
2,13 ± 0,20
0,334 ± 0,041
0,328 ± 0,031
Thơng số
Cmax ± SD (µg/ml)
Hằng số thải trừ lz (1/h)
Kết quả phân tích phương sai, xác định khoảng tin cậy 90% các tỷ số (T/R) Cmax, AUC của thuốc thử và thuốc
đối chứng được trình bày ở Bảng 2.
Tạp chí KIỂM NGhiệm thuỐC - Số 2.2021; Tập 19.(72)
17
Bảng 2. Kết quả phân tích phương sai giá trị Cmax, AUClast, AUCinf
Thơng số
Cmax
AUClast
AUCinf
Nguồn biến thiên
Trình tự thử
Cá thể
Thuốc
Giai đoạn
Sai số
Dao động cá thể
(Intrasubject CV)
Trình tự thử
Cá thể
Thuốc
Giai đoạn
Sai số
Dao động cá thể
(Intrasubject CV)
Trình tự thử
Cá thể
Thuốc
Giai đoạn
Sai số
Dao động cá thể
(Intrasubject CV)
Bậc tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương
1,00
0,71
0,71
16,00
2,79
0,17
1,00
0,01
0,01
1,00
0,05
0,05
16,00
0,95
0,06
Power (%)
24,72%
1,00
16,00
1,00
1,00
16,00
0,27
1,90
0,00
0,00
0,04
0,27
0,12
0,00
0,00
0,00
Power (%)
5,06%
1,00
16,00
1,00
1,00
16,00
0,22
2,00
0,00
0,01
0,04
0,22
0,12
0,00
0,01
0,00
Power (%)
4,89%
F - Stat
4,09
2,94
0,18
0,89
P
0,06
0,02
0,68
0,36
83,47
2,24
46,29
0,01
1,94
0,15
0,00
0,94
0,18
100,00
1,79
52,37
0,00
6,16
0,20
0,00
0,97
0,02
100,00
Kết quả phân tích phương sai cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố trình tự và giai đoạn khác nhau khơng có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05), chứng tỏ yếu tố ngẫu nhiên và chuẩn hóa nghiên cứu đảm bảo yêu cầu. Khoảng tin cậy
90% của các tỷ số Cmax, AUC tính trên giá trị chuyển logarit tự nhiên nằm trong giới hạn quy định từ 80% - 125%.
Sai số b đạt kỳ vọng (giá trị Power = 1 - b > 80%).
Phân tích so sánh giá trị Tmax của thuốc thử và thuốc đối chứng trên 18 NTN theo phương pháp thống kê phi
tham số Wilcoxon được trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3. So sánh giá trị Tmax theo phương pháp thống kê phi tham số
Mã NTN
A01
A02
A03
A04
A05
A06
A07
A08
A09
A10
A11
A12
A13
A14
A15
A16
18
Thuốc thử (T)
0,33
0,20
0,50
0,33
0,33
0,33
0,25
0,25
0,33
0,75
2,00
0,33
0,50
2,0
0,33
0,75
Tmax (giờ)
Thuốc đối chứng (R)
0,33
0,25
0,25
1,00
2,00
0,50
0,33
0,50
2,0
0,50
0,75
0,15
0,50
0,33
0,25
0,20
Tỷ số T/R
1,00
0,80
2,00
0,33
0,17
0,66
0,76
0,50
0,17
1,50
2,67
2,20
1,00
6,06
1,32
3,75
Chênh lệch
(-)
(+)
0,05
0,25
0,67
1,67
0,17
0,08
0,25
1,67
0,25
1,25
0,18
1,67
0,08
0,5
Xếp hạng
(-)
(+)
1
8
12
15
4,5
2,5
8
15
8
13
6
15
2,5
10,5
Tạp chí KIỂM NGhiệm thuỐC - Số 2.2021; Tập 19.(72)
A17
A18
Trung bình
SD
0,33
1,00
0,60
0,55
0,50
0,50
0,60
0,55
0,66
2,00
0,17
0,5
Tổng
4,5
62,5
10,5
73,5
Giá trị tra bảng ứng với số cặp sai khác N = Số NTN -2 = 16 là 30 ở mức tin cậy 95%. Giá trị nhỏ nhất của tổng
thứ hạng dương và âm bằng 62,5 (> 30) lớn hơn giá trị tra bảng. Do vậy, Tmax của thuốc thử và thuốc đối chứng khác
nhau khơng có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%.
4. Kết luận
Thuốc thử và thuốc đối chứng có thời gian đạt đến nồng độ cực đại trong huyết tương (Tmax) khác nhau khơng
có ý nghĩa thống kê và khoảng tin cậy 90% của các tỷ số Cmax, AUC giữa thuốc thử với thuốc đối chứng nằm trong
khoảng từ 80% - 125%. Viên nén paracetamol 500 mg giải phóng nhanh sản xuất tại Việt Nam tương đương sinh
học với viên nén Panadol ActiFast (paracetamol 500 mg) do Công ty GlaxoSmithKline, UK sản xuất. Thuốc thử sản
xuất tại Việt Nam có đủ các dữ liệu khoa học về tương đương sinh học, do đó có thể thay thế cho các chế phẩm viên
nén quy ước để nâng cao hiệu quả điều trị.
Tài liệu tham khảo
1. Bayan Alkhawaja, Tawfiq Arafat, Eyad Mallah, Nidal Qinna, Naser Idkaidek, Wael Abu Dayyih, Hamza Alhroub,
Adnan Badwan (2014): “Simultaneous Determination of Paracetamol and its Metabolites in Rat Serum by HPLC
Method and its Application Supplement-Drug Pharmacokinetic Interaction”. Faculty of Pharmacy and Medical
Sciences, University of Petra, Amman, Jordan.
2. Bộ Y tế (2015), Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ hai. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội, trang
1118 - 1121
3. Bộ Y tế (2018), Thông tư số 29/2018/TT-BYT: Quy định thử thuốc trên lâm sàng.
4. European Medicines Agency, Committee for Medicinal Products for Human Use (2012): Guideline on Validation of
Bioanalytical Menthods.
5. European Medicines Agency, Committee for Medicinal Products for Human Use (2012): Guideline on the investigation
of Bioequivalence.
6. Karalis V., Macheras P., (2013): “An insight into the properties of a two-stage design in bioequivalence studies”. Pharm
Res. 30(7): 1824-35.
7. Trường Đại học Dược Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng (2020): “Bước đầu nghiên cứu sinh khả
dụng và tương đương sinh học viên nén paracetamol 500 mg giải phóng nhanh”.
8. U.S. Deparment of Health and Human Services Food and Drug Administration (2018): Bioanalytical Method Validation
- Guidance for Industry.
9. US-FDA- Guidance for Industry (2003): Bioavailability and Bioequivalence Studies for Orally Administered Drug
Products-General Considerrations.
SUMMARY
The bioequivalence of the two preparations of Paracetamol fast release tablets were evaluated by a two-way crossover randomized study, in 18 Vietnamese healthy volunteers after a single oral dose. Plasma samples which collected at
given intervals of time after administration, were assayed by high pressure liquid chromatography. The pharmacokinetic
parameters, area under the cuve total (AUClast) and to infinity (AUCinf), peak plasma concentration (Cmax), time to
attain peak (Tmax), and elimination half-life (t1/2) were determined and analyzed statistically. No statistical significant
differences were observed for Cmax and AUC between the test and the reference. 90% confidence limits calculated for Cmax
and AUC of Paracetamol were included in the bioequivalence range (0.8 – 1.25). This study showed that the test drug is
bioequivalent to the reference drug.
(Ngày nhận bài: 28/05/2020 ; Ngày phản biện: 05/12/2020 ; Ngày duyệt đăng: 10/06/2021
Tạp chí KIỂM NGhiệm thuỐC - Số 2.2021; Tập 19.(72)
19