Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thiết kế phòng nghe nhìn trong căn hộ chung cư docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.14 KB, 7 trang )




Thiết kế phòng nghe nhìn
trong căn hộ chung cư



Quá trình thiết kế nội thất phòng đặc biệt này nên có sự
tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực âm thanh,
hình ảnh, các nhà cung cấp thiết bị

Đây là một phòng chức năng cao cấp dành cho những người
có điều kiện về kinh tế và có niềm đam mê về âm nhạc hoặc
điện ảnh. Phòng đòi hỏi diện tích đủ lớn để đảm bảo khoảng
cách tốt (3-5 m) từ mắt người xem đến màn hình (màn hình
thường là có kích thước lớn). Vấn đề lớn nhất là việc tiêu âm
và cách âm cho căn phòng, để tăng hiệu quả của âm thanh
cũng như tránh gây ảnh hưởng xấu đến các căn hộ kế cận.

Tiếng ồn phát ra từ phòng nghe nhìn được truyền trực tiếp
qua không khí và gián tiếp qua rung động của kết cấu cứng
trong phòng lan truyền đến các phòng và căn hộ khác. Việc
giải quyết cách âm truyền qua không khí rất đơn giản bằng
cách xử lý cửa đi và cửa sổ thật kín khít.

Xử lý cách âm truyền qua kết cấu thì ngược lại, rất phức tạp
do âm thanh truyền qua vật liệu đặc rất nhanh và độ suy yếu
bởi khoảng cách thấp hơn truyền qua không khí. Việc cần
thiết phải làm là tiêu âm tại chỗ bằng cách sử dụng vật liệu
có độ xốp cao che phủ hoàn toàn các diện tường, trần, sàn và


cửa.


Một số vật liệu phổ biến dùng cho việc tiêu âm và cách âm
gồm vật liệu dùng cho cửa đi và cửa sổ, sàn, tường, trần.
Trong đó, vật liệu dùng cho cửa đi và cửa sổ gồm kính 2
hoặc 3 lớp cách nhau bằng lớp khí trơ, gỗ dày hoặc nhiều lớp,
gỗ bọc vật liệu xốp như mút hoặc nỉ… Điều quan trọng là các
cửa đã sử dụng vật liệu cách âm phải kín khít với khuôn cửa
và tường ngăn.

Vật liệu cho sàn là sàn gỗ có lớp lót xốp và dày, hoặc sàn gỗ
lát trên khung xương (ván sàn có khoảng cách với kết cấu sàn
bê tông), thảm dày có lớp lót đàn hồi và xốp. Ngoài ra, vật
liệu cho tường phải là vách tiêu âm nhiều lớp (xốp, đàn hồi,
nhiều lỗ tán âm), rèm vải dày.

Bên cạnh đó vật liệu cho trần có thể làm giống tường, hoặc
trần thạch cao cách trần bê tông một lớp không khí và quan
trọng là phải kín, không có khe hở trên trần thạch cao. Bản
thân tấm trần cũng được làm bằng thạch cao tiêu âm. Những
đồ nội thất khác như ghế, bàn, các tủ để thiết bị, đĩa CD…
cũng tham gia đáng kể vào việc tiêu âm cho phòng.


Đồ nội thất trong phòng cơ bản chỉ cần hệ màn chiếu hoặc kệ
TV, tủ hay giá chuyên dụng để đầu phát, âm ly, loa, tủ hoặc
giá để đĩa CD, DVD và các thiết bị lưu trữ kỹ thuật số khác.
Bạn nên tránh thiết kế nhiều đồ hoặc đồ không có chức năng
liên quan gì đến việc nghe nhìn của phòng. Việc xem phim

đòi hỏi người xem ngồi trong một thời gian dài, nên ghế ngồi
xem phim phải thiết kế hoặc chọn lựa loại ngồi thật thoải
mái, tốt nhất là loại ghế có phần lưng tựa cao đến đầu người
ngồi và hơi ngả về phía sau, chiều rộng ghế thoải mái và có
chỗ để tay với chiều cao thích hợp với việc thả lỏng tay và
vai. Một chiếc đôn gác chân cũng góp phần tăng cảm giác
thoải mái khi ngồi xem phim và nghe nhạc.


Ánh sáng trong phòng nghe nhìn bao gồm hai nguồn chính là
đèn chiếu sáng nền phục vụ cho việc dọn dẹp thông thường
và hệ thống đèn mang tính trang trí. Đèn chiếu sáng nền chỉ
cần bố trí đủ số lượng, đủ độ sáng và vị trí đặt đèn không
giảm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nội thất của căn phòng.

Đèn chiếu sáng trang trí nên thiết kế thành nhiều nguồn ở
nhiều vị trí khác nhau với cường độ ánh sáng yếu, hoặc đèn
có triết áp điều chính độ sáng tối để có được sự phong phú về
cảm nhận thị giác do hiệu quả của ánh sáng đem lại. Trong
trường hợp này, việc sử dụng hệ thống đèn LED là hiệu quả
nhất, sau đó là dùng đèn Halogen có triết áp điều chỉnh
cường độ ánh sáng rọi vào những vị trí đẹp cần nhấn mạnh.


×