Ảnh hưởng của môi trường xã hội lên kỹ
năng giao tiếp của mỗi người
1. Ảnh hưởng từ gia đình
Điều này khỏi phải bàn cãi. Mặc dù càng lớn, con cái càng thoát khỏi tầm kiểm
soát của cha mẹ và ảnh hưởng của cha mẹ lên chúng cũng ít hơn, nhưng sự giáo
dục của cha mẹ với các vấn đề giao tiếp và tính cách của cha mẹ ảnh hưởng rất
nhiều đến khả năng giao tiếp của bạn.
Một người có người cha hung dữ, hay đánh đập con cái thì cách mà người đó đối
xử với những người khác sau này sẽ không khỏi chịu ảnh hưởng này. Họ có thể trở
nên nhút nhát hoặc hung dữ, nóng nảy hay cả giận hay đằm tính ít nói, không
muốn phản kháng. Cha mẹ có thân thiện với hàng xóm và họ hàng thân thích hay
không cũng để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng đứa trẻ. Lớn lên, bạn sẽ có
khuynh hướng giống cha mẹ mình hoặc đối lập với họ.
Nếu kỹ năng giao tiếp của bạn tệ hại, hãy xem xét sự ảnh hưởng này và có thể bạn
sẽ cần sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý. Đừng lảng tránh và chủ quan: đây là vấn đề có
tính chất gốc rễ, sâu xa từ trong tiềm thức của bạn nên không thể thay đổi một sớm
một chiều.
2. Hàng xóm, bạn học của bạn có thân thiện không?
Bạn mới chuyển đến một nơi ở mới. Hàng xóm của bạn suốt ngày đi làm, chẳng
chào ai bao giờ, kém thân thiện, khó gần…? Ồ, bạn cũng sẽ chẳng buồn nói
chuyện với những người như vậy.
Đến lớp, bạn bè của bạn cũng không hòa đồng với nhau, chơi nhóm với nhau và có
suy nghĩ không mấy tích cực với người khác…Khi đó, bạn sẽ tự nhiên sinh ra thói
quen ngại giao tiếp và dần dần sống khép kín hơn, ít nói hơn. Điều này hết sức tai
hại vì lâu dần, nó hình thành tính cách của bạn (trầm lặng, ít nói) và nó khiến bạn
thấy ngượng ngùng khi giao tiếp với người lạ. Khả năng nói chuyện của bạn cũng
kém khéo léo hơn.
Cả hai trường hợp trên là ví dụ điển hình cho môi trường xung quanh bạn, gần gũi
với bản thân bạn. Nếu môi trường này kém hòa động, kém thân thiện, thì bạn cũng
bị ảnh hưởng theo và từ đó khả năng giao tiếp rất khó cải thiện. Ngược lại, bạn học
trong một lớp năng động, nhiệt tình, hàng xóm vui vẻ, tự nhiên bạn cũng bị cuốn
theo không khí đó và cũng năng động, thích giao tiếp hơn.
Để cải thiện kỹ năng giao tiếp, trong trường hợp này hãy thay đổi môi trường học
tập, tham gia các đội nhóm, câu lạc bộ năng nổ để có nhiều cơ hội giao tiếp và
nhiều bạn bè hơn.
3. Tính chất nghề nghiệp và môi trường làm việc
Người ta vẫn thường hay trêu ghẹo miệng lưỡi của ai đó với sự liên hệ nghề nghiệp
của họ, chẳng hạn như “đúng là nhà báo có khác, đúng là dân sale, dẻo miệng
quá…” Chính là bởi ảnh hưởng của tính chất nghề nghiệp. Nếu nghề nghiệp của
bạn liên quan đến giao thiệp nhiều và đòi hỏi bạn phải có sự khéo léo trong đó, cơ
chế thích nghi sẽ điều chỉnh bạn và sự tiếp xúc, va chạm nhiều khiến bạn sẽ tự rút
ra những kinh nghiệm giao tiếp, từ đó giao tiếp khéo léo hơn.
Môi trường làm viêc có năng động hay không cũng ảnh hưởng đến kỹ năng giao
tiếp của bạn. Nếu bạn sợ mình không có kỹ năng giao tiếp vì tính chất công việc
không đòi hỏi bạn giao thiệp nhiều, hãy thử tìm môi trường mới bên ngoài phòng
làm việc, bắt chuyện với hàng xóm hoặc gặp gỡ vài người bạn qua mạng….Chủ
động tìm kiếm môi trường mới để rèn luyện khả năng nói chuyện của mình \
Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của bạn, nhưng hãy
nhớ rằng bạn vẫn có thể thay đổi bản thân mình nếu nhận ra bản chất vấn đề và ý
thức học hỏi, cải thiện tình hình…
Hi vọng các thông tin trên hữu ích với bạn và bạn có phương án thích hợp để cải
tạo khả năng giao tiếp của mình!