Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.61 KB, 5 trang )
Kỹ năng kiềm chế và bộc lộ cảm xúc
Đã có lúc nào đó bạn không kiềm chế được sự tức giận của mình khiến cho
công việc bị đổ bể hay làm cho ai đó mất lòng chưa? Nhiều người trong chúng
ta không kiểm soát được cảm xúc của mình đã hành động một cách thiếu suy
nghĩ dẫn đến những hậu quả không lường hết được!
Tuy nhiên không vì vậy mà họ học được cách kiềm chế cảm xúc của mình, nhiều
người thường viện vào lý do vui buồn gì cũng nói ra cho họ biết mà không kiểm
soát lời nói cũng như hành vi ứng xử của mình khiến cho nhiều người cảm thấy bị
tổn thương và xúc phạm.
Hàng ngày chúng ta gặp gỡ và giao lưu với rất nhiều người không riêng gì bản thân
bạn mà những người khác cũng có những ức chế của riêng mình. Họ biết phải
kiềm chế cơn nóng giận của mình cũng như bộc lộ nó có mức độ để người đối diện
biết họ cảm thấy thế nào.
Không phải là sự bộc lộ một cách chân thực, sống động và hùng hồn là người khác
sẽ cảm thông và đứng về phía bạn. Khi tiếp xúc với bạn họ cũng có những cảm xúc
của họ. Chắc chắn họ sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng nếu bạn chỉ biết “xả” hết
nỗi bực mình vủa bạn với họ. Đơn giản họ không muốn làm cái thùng rác của bạn,
thế nên khi nói chuyện với ai đó, hoặc không hài lòng về họ bạn hãy giữ những
cảm xúc tiêu cực trong lòng, đừng cho nó “ tự phát”, “tự khai hỏa” dẫn đến những
hậu quả không lường trước được!
Giống như khi bạn đợi để vào phỏng vấn, bạn đợi họ từ 8h sáng đến 11h trưa, đói,
mệt mỏi khiến bạn chỉ muốn “hét” vào mặt nhà tuyển dụng : tại sao bắt tôi chờ đền
giờ, đã hẹn thì làm cho đúng hẹn! Nhưng bạn đừng quên bạn là người đi phỏng vấn
và biết đâu họ đang quan sát bạn trong thời gian bạn chờ đợi! Cách bạn xử lý
khoảng thời gian chờ đợi như thế nào sẽ là yếu tố đánh giá bạn là người làm việc ra