Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phát triển sản phẩm từ ý tưởng của khách hàng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.55 KB, 4 trang )

Phát triển sản phẩm từ ý tưởng của khách hàng
 Chúng tôi là công ty máy tính tư nhân đầu tiên tổ chức và xây
dựng theo phản hồi trực tiếp từ khách hàng. Thái độ làm việc
xuyên suốt của chúng tôi là chống lại suy nghĩ máy móc cứng
nhắc: “Hãy phát minh ra cái gì đó rồi đẩy nó cho khách hàng, có lẽ
họ sẵn lòng mua nó”. Thay vào đó, tôi thành lập công ty với ý định
tạo ra sản phẩm và dịch vụ dựa vào sự yêu thích và nhu cầu của
khách hàng đối với sản phẩm.
Dell bước vào ngành công nghiệp máy vi tính với mục tiêu mới cho
phép chúng tôi phân phối kỹ thuật tốt với mức giá thấp. Bằng cách phát
triển và xây dựng để tạo ra hệ thống mặt hàng mà khách hàng của chúng
tôi cần khi họ muốn có, chúng tôi đã hoàn toàn loại trừ được hiện tượng
vượt trội giá do phải mua quá nhiều bộ phận sản phẩm, lưu trữ và bán ra
với số thặng dư thua lỗ.
Điều này cho phép chúng tôi tăng tốc quá trình tạo thành và phân phối
sản phẩm, tiết kiệm thời gian cho hãng và cho khách hàng.
Dell đã dành chiến thắng và tiếp tục chiến thắng các doanh nghiệp khác
trên lĩnh vực giá cả. Nhưng chúng tôi vẫn duy trì tốt mối quan hệ kinh
doanh bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng cao với dịch vụ đi kèm
sản phẩm.
(Chúng tôi thấy rằng giá cả chỉ là một trong ba yếu tố mà dựa vào đó
khách hàng đưa ra quyết định mua hàng, hai yếu tố còn lại là dịch vụ và
sự hỗ trợ.)
Ngành công nghiệp sản xuất máy vi tính đã đi được một quãng đường
dài kể từ khi loại bỏ loại hình kinh tế khép kín, hoạt động theo liên
ngành dọc. Nguyên nhân một phần là do sự phát triển khách quan khiến
nó phải như vậy. Đơn giản là sẽ không có khách hàng nào ủng hộ cơ cấu
kém hiệu quả đó trong khi sự cạnh tranh giữa các hãng trên thị trường lại
gay gắt hơn bao giờ hết. Trên toàn thế giới ngày nay có khoảng hơn 300
triệu máy tính lập trình được lắp đặt, phần lớn số đó có thể chạy chung
một chương trình phần mềm ứng dụng. Chủng loại phần mềm ứng dụng


này rất đa dạng nên giá thành cũng thấp hơn. Việc phá bỏ hàng rào độc
quyền trong sản xuất đã tạo cho khách hàng ngày nay vô vàn cơ hội lựa
chọn và có một mức độ tự tin nhất định. Một người khi mua một máy
tính cá nhân sẽ biết rằng anh ta đang đầu tư vào một mặt hàng có phần
ứng dụng hết sức đa dạng và phổ biến, anh ta sẽ được đảm bảo rằng bất
cứ chương trình đào tạo nào mà anh ta nhận được trước đây sẽ được
chuyển dịch sang một hệ thống mới. Và anh ta sẽ được tự do chọn lựa
các hệ thống được sản xuất từ hàng loạt các xí nghiệp khác nhau để chạy
nhiều chương trình ứng dụng.
Phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ đặc biệt đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng còn quan trọng hơn là chỉ tìm ra những gì khách hàng muốn
mua và phân phối nó, hoặc là bán hàng giá đẹp (giá phải chăng) với hình
thức tốt.
Phát triển sản phẩm và dịch vụ phải biết được xu hướng nhu cầu của
khách hàng trước khi họ thực sự cần.
Vậy làm thế nào để tìm ra những xu hướng nhu cầu đó?
Tất cả những điều phải làm là hãy hỏi chính khách hàng của bạn!

Phát triển nhờ những thay đổi
Bất cứ nơi nào tôi đến và bất cứ khi nào tôi phát biểu hay trò chuyện với
khách hàng, tôi đều đưa ra rất rất nhiều câu hỏi về ngành thương mại
điện tử cũng như tương lai của ngành kinh doanh này. Dù cho người
nghe là ai thì tôi vẫn đặt ra một câu hỏi đơn giản là :
Tiếp theo là điều gì sẽ xảy ra?
Ngành công nghiệp công nghệ cao được đặc trưng bởi tính thay đổi liên
tục. Tuy nhiên, việc kinh doanh trong các ngành công nghiệp khác cũng
không thể tránh khỏi những thay đổi. Công nghệ được sử dụng phổ biến
trong mọi công việc kinh doanh dù lớn hay nhỏ, và tốc độ trao đổi thông
tin nhanh đến chóng mặt đã khiến nhu cầu nắm bắt được những thay đổi
trở thành một yếu tố quan trọng đối với bất cứ thành công nào trong kinh

doanh.
Thay đổi không còn chỉ là nhu cầu nhất thời trước những xu hướng rộng
khắp hay trước một ảnh hưởng nào đó của nền công nghiệp. Nó giống
như tính cách của người Trung Quốc khi gặp khó khăn, họ sẽ quan niệm
rằng những khó khăn luôn mang lại cả rủi ro và cơ hội. Thay đổi là một
cơ hội diễn ra liên tục, trực tiếp, tức thời vì một khi nó xuất hiện, bạn có
thể chắc chắn rằng nó sẽ tiếp tục biến đổi.
Học cách để phát triển nhờ thay đổi thường xuyên là mặt trận tiếp theo
của doanh nghiệp.

×