Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 12 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74B, Số 5, (2012), 5-16

5



NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Huy Anh
Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế

Tóm tắt. Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG-CH) phân bố trên chiều dài gần 70km, có
diện tích khoảng 22.000 ha, nằm ở vùng ven bờ của tỉnh Thừa Thiên Huế (TT-Huế). Trong
thời gian gần đây các áp lực từ quá trình sản xuất, khai thác tài nguyên và nước thải từ các
khu đô thị, dân cư quanh cũng như các hoạt động phát triển kinh tế trên đầm phá đã và đang
dẫn đến những hệ quả xấu, làm biến đổi chất lượng nước, suy thoái tài nguyên thủy sinh vật
và giảm đáng kể tính đa dạng sinh học của hệ đầm phá. Trong phạm vi bài báo này, chúng
tôi sẽ trình bày những kết quả xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước đầm phá TG-
CH. Góp phần quản lý tổng hợp và bảo vệ chất lượng môi trường nước.

1. Đặt vấn đề
Đầm phá TG-CH phân bố trên chiều dài gần 70km, có diện tích khoảng 22.000
ha, nằm ở vùng ven bờ của tỉnh Thừa thiên Huế (TT-Huế). Hệ sinh thái của đầm phá
TG-CH được đánh giá cao về tính độc đáo và đa dạng về chủng loại. Với nguồn gen
phong phú và nhiều loài thủy, hải sản nước lợ. Theo các nghiên cứu trước đây cho thấy
hệ thực vật đầm phá đã phát hiện được khoảng 400 loài: 250 loài thực vật phù du, 54
loài vi tảo đáy, 43 loài rong tảo,13 loài thực vật thủy sinh, 31 loài thực vật cạn. Khu hệ
động vật đã phát hiện được 445 loài trong đó: động vật nổi 66 loài, động vật đáy 76 loài,
230 loài cá và 73 loài chim [2, 3, 4]. Trong thời gian gần đây các áp lực từ quá trình sản
xuất, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường ở khu vực thượng nguồn và hạ
nguồn bao quanh đầm phá TG-CH cũng như các hoạt động phát triển kinh tế trên đầm


phá đã và đang dẫn đến những hệ quả xấu, làm biến đổi chất lượng nước, suy thoái tài
nguyên thủy sinh vật và giảm đáng kể tính đa dạng sinh học của đầm. Theo đó, các cơ
hội sử dụng tài nguyên thủy sản của đầm phá TT-Huế cũng bị hạn chế và mất dần đi
trong tương lai. Chính vì vậy, việc xây dựng những giải pháp mang tính thống nhất,
đồng bộ nhằm quản lý và bảo vệ môi trường nước của thủy vực đặc thù này là vấn đề
hết sức cấp bách. Một trong những giải pháp quan trọng và có ý nghĩa then chốt đó là
xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trong giới hạn bài báo này chỉ giới thiệu kết quả nghiên cứu xây dựng mạng
6 Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước…
lưới quan trắc môi trường nước đầm phá TG-CH bằng cách sử dụng phối hợp giữa
phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý (Geography Information System – GIS)
và phân tích tổng hợp.
- GIS là phương pháp quan trọng và mang lại hiệu quả rất cao trong quá trình
nghiên cứu, GIS có thể thiết kế bản đồ vị trí các điểm quan trắc môi trường nước, tích
hợp các thông tin liên quan đến điểm quan trắc. Ngoài ra các modul của GIS có thể
phân tích nội suy không gian tạo cơ sở cho việc xác định các vị trí quan trắc môi trường
nước của đầm phá TG-CH cũng như quản lý, cập nhật các thông tin, kết quả quan trắc
từ đó đưa ra các dự báo cho chất lượng nước của đầm phá.
- Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích và
đánh giá tổng hợp các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường trên
hệ thống đầm phá TG-CH làm cơ sở cho việc đề xuất mạng lưới quan trắc một cách hợp
lý hơn.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Hiện trạng môi trường nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Để có cơ sở khoa học cho việc xác định vị trí các điểm quan trắc môi trường
nước trên hệ thống đầm phá TG-CH, trong thời gian nghiên cứu đã tiến hành 3 đợt khảo
sát và lấy mẫu phân tích hiện trạng môi trường nước. Để thuận lợi trong việc đánh giá
và so sánh diễn biến môi trường nước qua các năm trong quá trình nghiên cứu đã chia
hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thành 4 thủy vực chính là: đầm Cầu Hai, đầm Thủy

Tú – Hà Trung, đầm Sam – Chuồn và phá Tam Giang.
3.1.1. Đầm Cầu Hai
Bảng 1. Giá trị trung bình các thông số chất lượng nước đầm Cầu Hai
TT Thông số Đơn vị
Năm 2009
QCVN 10:2008
BTNMT
(b)

Mùa khô
TB ± S
(a)

Mùa mưa
TB ± S
(a)

1 Nhiệt độ
o
C 31,50 26,20 30
2 pH 8,10 7,80 6,5 - 8,5
3 DO mg/l 5,70 7,90  5
4 COD mg/l 21,10 10,10 3
5 NH
4
+
mg/l 0,02 0,18 0,1
6 NO
3
-

mg/l 0,15 0,73 KQĐ
7 PO
4
3-
mg/l 0,01 0,004 KQĐ
8 Fe mg/l 0,14 0,11 0,1
9 Mn mg/l 0,03 0,05 0,1
10 Coliform MPN/100ml 935.360 2.540 1.000
NGUYỄN HUY ANH 7
Ghi chú: (-): Không xác định; KQĐ: Không quy định;
(a)
: n=30 cho các thông số có
STT 1-3 và n=10 cho các thông số còn lại;
(b)
: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
biển ven bờ (áp dụng cho nuôi trồng thủy sản).
Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường nước đầm Cầu Hai ở bảng trên
cho thấy các chỉ tiêu như: Nhiệt độ, pH, DO, NH
4
+
, NO
3
-
, PO
4
3-
, Mn đều thỏa mãn giới
hạn cho phép theo QCVN 10:2008/BTNMT - áp dụng cho vùng nuôi trồng thủy sản
(NTTS) và yêu cầu chất lượng nước nuôi tôm theo Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như: COD, Fe

và Coliform có kết quả phân tích tương đối cao và đều vượt quá so với giá trị cho phép
trong QCVN 10:2008/BTNMT (áp dụng cho vùng NNTS), điều này chứng tỏ đầm Cầu
Hai đã có dấu hiệu ô nhiễm.
3.1.2. Đầm Thủy Tú - Hà Trung
Bảng 2. Giá trị trung bình các thông số chất lượng nước đầm Thủy Tú - Hà Trung
TT Thông số Đơn vị
Năm 2009
QCVN
10:2008/BTNMT
(b)

Mùa khô
TB ± S
(a)

Mùa mưa
TB ± S
(a)

1 Nhiệt độ
o
C 31,3 26,0 30
2 pH 8,1 7,8 6,5 - 8,5
3 DO mg/l 6,2 8,4  5
4 COD mg/l 18,4 6,5 3
5 NH
4
+
mg/l 0,03 0,16 0,1
6 NO

3
-
mg/l 0,17 1,05 KQĐ
7 PO
4
3-
mg/l 0,01 0,005 KQĐ
8 Fe mg/l 0,10 0,17 0,1
9 Mn mg/l 0,06 0,08 0,1
10 Coliform MPN/100ml

1.534.180 2.930 1.000
Ghi chú: (-): Không xác định; KQĐ: Không quy định; (a): n=30 cho các thông số có
STT 1-3 và n=10 cho các thông số còn lại; (b): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước biển ven bờ (áp dụng cho nuôi trồng thủy sản).
Tương tự như đầm Cầu Hai, khu vực Thủy Tú - Hà Trung, kết quả phân tích chất
lượng môi trường nước cho thấy các chỉ tiêu như: pH, Độ mặn, DO, NH
4
+
, NO
3
-
, PO
4
3-
,
Mn đều thỏa mãn giới hạn cho phép theo QCVN 10:2008/BTNMT (áp dụng cho vùng
NTTS) và yêu cầu chất lượng nước nuôi tôm theo Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT.
Tuy nhiên, một số chỉ tiêu: nhiệt độ (mùa khô), COD, Fe và Coliform có kết quả phân
tích tương đối cao và đều vượt quá so với giá trị cho phép theo QCVN 10:2008

/BTNMT (áp dụng cho vùng nuôi trồng thủy sản), đặc biệt chỉ tiêu coliform đã vượt quá
rất nhiều lần.
8 Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước…
3.1.3. Đầm Sam – Chuồn
Bảng 3. Giá trị trung bình các thông số chất lượng nước đầm Sam - Chuồn
TT Thông số Đơn vị
Năm 2009
QCVN
10:2008/BTNM
T
(b)

Mùa khô
TB ± S
(a)

Mùa mưa
TB ± S
(a)

1 Nhiệt độ
o
C 30,9 26,4 30
2 pH 7,9 7,8 6,5 - 8,5
3 DO mg/l 5,7 8,4  5
4 COD mg/l 13,2 9,5 3
5 NH
4
+
mg/l 0,02 0,22 0,1

6 NO
3
-
mg/l 0,16 0,68 KQĐ
7 PO
4
3-
mg/l 0,010 0,003 KQĐ
8 Fe mg/l 0,23 0,27 0,1
9 Mn mg/l 0,05 0,07 0,1
10 Coliform MPN/100ml 85.030 6.230 1.000
Ghi chú: (-): Không xác định; KQĐ: Không quy định;
(a)
: n=30 cho các thông số có TT
1-3 và n=10 cho các thông số còn lại;
(b)
: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển
ven bờ (áp dụng cho NTTS).
Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường nước khu vực đầm Sam - Chuồn
cho thấy giá trị trung bình các chỉ tiêu như: Nhiệt độ (mùa mưa), pH, DO, NH
4
+
, Mn
đều thỏa mãn giới hạn cho phép theo QCVN 10:2008/BTNMT (áp dụng cho vùng
NTTS). Tuy nhiên, mộ số chỉ tiêu như: nhiệt độ (mùa khô), COD, Fe và Coliform có giá
trị phân tích trung bình tương đối cao và đều vượt quá so với giá trị cho phép theo
QCVN 10:2008/BTNMT (áp dụng cho vùng NTTS).
3.1.4. Phá Tam Giang
Bảng 4. Giá trị trung bình các thông số chất lượng nước phá Tam Giang
TT Thông số


Đơn vị
Năm 2009
QCVN
10:2008/BTNMT
(b)

Mùa khô
TB ± S
(a)

Mùa mưa
TB ± S
(a)

1 Nhiệt độ
o
C 32,2 26,1 30
2 pH 7,9 7,5 6,5 - 8,5
3 DO mg/l 6,4 7,7  5
4 COD mg/l 18,1 6,2 3
5 NH
4
+
mg/l 0,03 0,24 0,1
6 N-NO
3
-
mg/l 0,31 0,88 KQĐ
NGUYỄN HUY ANH 9

7 P-PO
4
3-
mg/l 0,01 0,005 KQĐ
8 Fe mg/l 0,20 0,30 0,1
9 Mn mg/l 0,08 0,07 0,1
10 Coliform MPN/100ml

15.730 4.050 1.000
Ghi chú: (-): Không xác định; KQĐ: Không quy định;
(a)
: n=30 cho các thông số có TT
1-3 và n=10 cho các thông số còn lại;
(b)
: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển
ven bờ (áp dụng cho NTTS)
Số liệu đo đạc, phân tích các thông số chất lượng nước vùng phá Tam Giang trong
năm 2009 cho thấy giá trị trung bình các chỉ tiêu như: Nhiệt độ (mùa mưa), pH, DO,
NH
4
+
(mùa khô), Mn đều thỏa mãn giới hạn cho phép theo QCVN 10:2008/BTNMT (áp
dụng cho vùng NTTS). Tuy nhiên, mộ số chỉ tiêu như: nhiệt độ (mùa khô), NH
4
+
(mùa
mưa) COD, Fe và Coliform có giá trị phân tích trung bình tương đối cao và đều vượt
quá so với giá trị cho phép theo QCVN 10:2008/BTNMT (áp dụng cho vùng NTTS).
3.2. Phân vùng ô nhiễm chất lượng nước
Từ kết quả đo đạc và phân tích hiện trạng môi trường nước chúng tôi đã sử dụng

phương pháp mô hình hóa để phân vùng hiện trạng chất lượng nước bằng công nghệ
GIS. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để xác định vị trí các điểm quan trắc môi trường
nước cho đầm phá.


Hình 1. Nhiệt độ bề mặt mùa khô Hình 2. Nhiệt độ bề mặt mùa mưa


Hình 3. pH vào mùa khô Hình 4. pH vào mùa mưa
10 Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước…


Hình 5. DO vào mùa khô Hình 6. DO vào mùa mưa
Hình 7. COD mùa khô (mg/l) Hình 8. NH
4
+
mùa khô (mg/l)
Hình 9. NO
3
-
vào mùa khô (mg/l) Hình 10. PO
4
3-
vào mùa khô (mg/l)
Kết quả phân vùng chất lượng nước đầm phá TG- CH cho thấy các kết quả phân
vùng đều thể hiện chất lượng nước xấu nhất là khu vực tập trung phát triển NTTS như
Sam – Chuồn (Phú Vang), Vinh Hưng – Vinh Giang (Phú Lộc), Quảng Thành, Quảng
Lợi (Quảng Điền), Hương Phong (Hương Trà); khu vực dân cư đô thị như: TT.Thuận
An, TT. Phú Lộc, Vinh Hiền, phía Tây đầm Cầu Hai; nơi tập trung các cửa sông lớn đổ
NGUYỄN HUY ANH 11

vào đầm phá như sông Hương, Truồi, sông Đại Giang. Ngoài ra, còn có sự ô nhiễm cục
bộ tại một số tiểu vùng như: vùng cửa Tư Hiền, Lộc Bình. Đây là cơ sở khoa học quan
trọng để lựa chọn điểm quan trắc môi trường nước trên đầm phá.
3.3. Mạng lưới quan trắc
Để xây dựng được mạng lưới quan trắc môi trường nước cho hệ đầm phá TG-
CH, trong quá trình nghiên cứu đã dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn sau:
- Kết quả khoanh vùng nhạy cảm môi trường nước do hoạt động NTTS
- Đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường nước đầm phá
- Phân vùng chất lượng nước đầm phá
- Phân tích các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu vực đầm phá
- Phân tích các vị trí quan trắc khác đã được xác định trên đầm phá

Hình 11. Quy trình xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước đầm phá
Bảng 5. Kết quả xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước đầm phá TG-CH
Ký hiệu Vĩ độ bắc - kinh độ đông Vị trí
TG_CW_01 16° 38' 56" - 107° 26' 29" xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền
TG_CW_02 16° 37' 52" - 107° 28' 48" xã Điền Hải, huyện Phong Điền.
TG_CW_02 16° 36' 20"- 107° 30' 7.4" Mỹ Thạnh, Quảng Lợi, Quảng Điền.
TG_CW_04 16° 35' 46" - 107° 32' 15" Phước Lập,Quảng Phước, Quảng Điền
TG_CW_05 16° 35' 37" -107° 33' 45" Thôn 7 xã Quảng Công, Quảng Điền
TG_CW_06 16° 34' 41" - 107° 34' 12"
Thôn Quán Hòa, Quảng Thành, Quảng
Điền
TG_CW_07 16° 34' 17" - 107° 35' 41"
Thôn Vân Quật Đông, xã Hương Phong,
12 Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước…
huyện Hương Trà.
TG_CW_08 16° 33' 47" - 107° 36' 54"
Thôn Thuận Hòa B, Hương Phong,
Hương Trà

TA_CW_09 16° 34' 31" - 107° 37' 24" Thái Dương Hạ, Hải Dương, Hương Trà
TA_CW_10 16° 34' 4" - 107° 37' 30" Thuộc thôn An Hải, thị trấn Thuận An
TA_CW_11 16° 33' 29" - 107° 37' 59" Thuộc thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An
TA_CW_12 16° 32' 48" - 107° 37' 19"
Cửa sông Hương, bờ bắc thuộc thôn
Thuận Hòa B xã Hương Phong. Huyện
Hương Trà,
TA_CW_13 16° 32' 39" - 107° 37' 19"
Cửa sông Hương, bờ Nam Thuộc thôn
Diên Trường, thị trấn Thuận An.
SC_CW_14 16° 32' 17" - 107° 39' 22"
Trung tâm khu vực đầm Sam Chuồ
n,
thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang
SC_CW_15 16° 30' 14"- 107° 39' 29"
Đầm Chuồn Xã Phú An, huyện Phú
Vang
SC_CW_16 16° 31' 7"- 107° 39' 24" Xã Phú An, huyện Phú Vang
SC_CW_17 16° 31' 56"- 107° 41' 40"
Thôn An Dương xã Phú Thuận, Phú
Vang
SC_CW_18 16° 30' 8,3" - 107° 39' 16,4"
Đầm Sam, thôn An Hạ, Phú Mỹ, Phú
Vang
HT_CW_19 16° 30' 37,8" - 107° 41' 42" Xã Phú Xuân, Phú Vang
HT_CW_20 16° 29' 14,4"-107° 43' 38,3"
Thuộc thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên,
Phú Vang
TT_CW_21 16° 25' 45,8" -107° 46' 44" Thuộc thôn 3 xã Vinh Thanh, Phú Vang.


TT_CW_22 16° 23' 44,4" -107° 48' 27" Xã Vinh An, Phú Vang
CH_CW_23

16° 21' 36.1" - 107° 47' 27" Thôn 5, Xã Vinh Hà, huyện Phú Lộc.
CH_CW_24

16° 21' 22.1" -107° 50' 33" Thôn Trung Chánh, Vnh Hưng, Phú Lộc
CH_CW_25

16° 20' 25"; -107° 51' 36.2"
Thôn Nam Trường xã Vinh Giang, Phú
Lộc
CH_CW_26

16° 20' 14" -107° 53' 17.8"
Thuộc thôn 1 xã Vinh Hiền, huyện Phú
Lộc
CH_CW_27

16° 21' 5.1" -107° 54' 56"
Cửa Tư Hiền, Thôn Hiền An xã Vinh
Hiền, Phú Lộc
CH_CW_28

16° 19' 35" -107° 54' 56"
Thôn Hòa An, xã Lộc Bình, huyện Phú
Lộc
CH_CW_29

16° 18' 53" -107° 52' 48.7"

Nằm trên ranh giới xã Vinh Hiền và Lộc
Trì
NGUYỄN HUY ANH 13
CH_CW_30

16° 17' 12" -107° 53' 1.2"
Thôn Trung An xã Lộc Trì huyện Phú
Lộc
CH_CW_31

16° 18' 18" -107° 51' 20.2" Khu 1, thị trấn Phú Lộc
CH_CW_32

16° 17' 29" -107° 50' 17.5"
Thôn Bạch Thạch, xã Lộc Điền, Phú
Lộc
CH_CW_33

16° 19' 17" -107° 48' 50.1" Thuộc thôn Trung Chánh, xã Lộc Điền
Ghi chú: - TG: Tam Giang; TA: Thuận An; SC: Sam – Chuồn; HT: Hà Trung; TT: Thủy
Tú; CH: Cầu Hai
(Do khuôn khổ bài báo nên chúng tôi chỉ giới thiệu khái quát mạng lưới quan trắc môi
trường nước hệ thống đầm pha Tam Giang – Cầu Hai)

Hình 12. Sơ đồ mạng lưới quan trắc môi trường nước đầm phá TGCH
Lựa chọn thông số và tần suất quan trắc: Hiện nay, ở Việt Nam chưa có quy
chuẩn, tiêu chuẩn quy định chất lượng nước của đầm phá ven biển. Chính vì vậy chúng
tôi đã tham khảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan như sau: QCVN 08: 2010
/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quan trắc môi trường nước mặt lục địa;
QCVN 10: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven

bờ; Thông tư 44/2010/TT-BNNPTNT Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm
chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đã đề xuất các chỉ tiêu sau
14 Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước…
(25 chỉ tiêu) theo thứ tự: Nhiệt độ, độ đục, EC, độ mặn, pH, DO, TSS, BOD
5
, COD,
NH
4
+
, Tổng Nitơ, Tổng Photpho, Coliform, Fe, Mn, Váng dầu mỡ, Cu, Pb, Zn, Cd, As,
Hg, DDT. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện kinh phí, năng lực các phòng thí nghiệm
và nhân lực các có thể giảm số lượng các chỉ tiêu. Tần suất quan trắc 3 tháng 1 lần (1
năm 4 lần).
Để đảm bảo cho công tác cập nhật số liệu quan trắc, và quản lý môi trường nước
của hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã
xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu GIS để phục vụ cho mạng lưới. Hệ cơ sở dữ liệu bao
gồm:
- Phần mềm GIS: phần mềm Mapinfo 9.0, AcrGIS 9.2
- Các lớp thông tin bản đồ
+ Các lớp thông tin nền: địa hình, thủy văn, hiện trạng kinh tế - xã hội
+ Lớp thông tin các điểm quan trắc: Ký hiệu điểm, vị trí, tọa độ, các chỉ tiêu
quan trắc

Hình 13. Cơ sở dữ liệu mạng lưới được quản lý, cập nhật bằng GIS
4. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các thông số chất lượng nước đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai như pH, DO, BOD
5
, Amoni, Nitrit, đều thỏa mãn Quy chuẩn
Việt Nam QCVN 10:2008/BTNMT cho nước biển ven bờ và yêu cầu chất lượng nước

nuôi tôm theo Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, có một số chỉ tiêu như COD, Fe,
Coliform trong đầm phá đều vượt giới hạn cho phép trong QCVN 10:2008/BTNMT cho
nước biển ven bờ, chứng tỏ nước ở đầm phá TG-CH đã có dấu hiệu ô nhiễm.
NGUYỄN HUY ANH 15
Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước hệ thống đầm phá Tam Giang -
Cầu Hai và các công cụ mở rộng nhằm giúp cho mạng lưới quan trắc được triển khai
một cách hiệu quả, cảnh báo kịp thời chất lượng môi trường nước đầm phá TG-CH góp
quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển KT-XH khu vực đầm phá của tỉnh
Thừa Thiên Huế. Mạng lưới được đề xuất gồm:
- Mạng lưới gồm 33 điểm quan trắc môi trường, phân bố rộng khắp bề mặt đầm
phá, được xây dựng dựa vào kết quả đánh giá tổng hợp các yếu tố: hiện trạng môi
trường nước đầm phá; thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội trên khu vực đầm phá; thực trạng phát triển NTTS trên đầm phá…
- Về các chỉ tiêu quan trắc: Hiện nay tại Việt Nam chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn
cho chất lượng nước của đầm phá (đặc thù của đầm phá) nên trong quá trình nghiên cứu
lựa chọn 25 chỉ tiêu: Nhiệt độ, độ đục, EC, độ mặn, pH, DO, TSS, BOD
5
, COD, NH
4
+
,
Tổng Nitơ, Tổng Photpho, Fe, Mn, Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg, Váng dầu mỡ, DDT và
Coliform. Trong mạng lưới này, chúng tôi đã đề xuất 25 chỉ tiêu nhưng tùy thuộc vào
điều kiện kinh phí, máy móc thiết bị con người có thể quan trắc số lượng chỉ tiêu phù
hợp, đảm bảo đánh giá được chất lượng nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
- Về tần suất quan trắc: Với mục đích sử dụng mặt nước cho nhiều lĩnh vực khác
nhau và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế,
chúng tôi đề xuất tần suất quan trắc 3 tháng 1 lần (1 năm 4 lần).


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Huy Anh và nnk, Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước
ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ, Huế, 2011.
[2]. Nguyễn Hồng Khánh, Giám sát môi trường không khí và nước- Lý luận và thực tiễn ở
Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003.
[3]. Tôn Thất Pháp và nnk, Đa dạng sinh học ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa
Thiên Huế, Nxb. Đại học Huế, 2009.
[4]. Trần Đức Thạnh và nnk, Hệ sinh thái đầm phá Tam Giang Cầu Hai, Đề tài nhánh thuộc
đề tài cấp nhà nước, Mã số KT- 03 – 11, 1996.
[5]. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế, Nxb. Khoa học Xã hội, 2005.

16 Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nước…

RESEARCH TO BUILD WATER ENVIRONMENTAL MONITORING
NETWORK OF TAM GIANG - CAU HAI LAGOON,
THUA THIEN HUE PROVINCE
Nguyen Huy Anh
Institute of Resources, Environment and Biotechnology, Hue University

Abstract. The length of Tam Giang - Cau Hai lagoon is about 70 kilometers in an area of
about 22,000 ha, located in the coastal area of Thua Thien Hue province. In recent years the
pressure from the production process, resource extraction, waste water from urban areas,
population around the lagoon as well as economic development activities in the lagoon
have been led to bad consequences, altering the water quality, degrading aquatic resources
and significantly reducing the biodiversity of the lagoon. Within this article, we will present
findings from the research on building water environmental monitoring network of the Tam
Giang - Cau Hai, which expectedly contribute to the integrated management and protection
of the wate quality of lagoon water.


×