Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tổng hợp các kỹ năng mềm hữu ích cho sinh viên mới ra trường. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.06 KB, 8 trang )








Tổng hợp các kỹ năng mềm hữu ích cho sinh viên mới ra trường



Các kỹ năng mềm hữu ích cho sinh viên mới ra trường: Khả năng thích nghi
nhanh, nhún nhường và nhẫn nại, cập nhật thông tin, tự quản thời gian, nói
trước công chúng, kỹ năng về máy móc công nghệ
Ngày càng có nhiều việc làm dựa vào kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm giúp bạn tự tin trong công việc và cuộc sống
Thế nào là những kỹ năng mềm?
Kỹ năng mềm là những kỹ năng thuộc về con người, không mang tính chuyên
môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Ngược lại là những
kỹ năng “cứng” thường xuất hiện trên CV của bạn, bao gồm học vấn, kinh nghiệm
và sự thành thạo về chuyên môn. Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn
giao tiếp khéo léo? Bạn giải quyết các vấn đề hiệu quả? Đây chính là các dạng câu
hỏi được đặt ra nhằm khám phá các kỹ năng mềm của bạn.
Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến kỹ năng mềm của bạn?
Nhà tuyển dụng coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy
chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả. Kỹ năng mềm là một khái niệm được
nhiều người đề cập đến, vai trò của kỹ năng mềm đối với sự thành công của người
lao động đã được đánh giá cao. Dưới đây là các kỹ năng mềm giúp sinh viên mới
ra trường thuyết phục nhà tuyển dụng.

Tổng hợp các kỹ năng mềm hữu ích cho sinh viên mới ra trường


Kỹ năng thứ nhất: Khả năng thích nghi nhanh
Yêu cầu của sếp luôn đa dạng vì vậy bạn cần linh hoạt trong làm việc. Có thể bạn
biết cách để viết các biên bản và thông báo theo đúng quy tắc nhưng sếp lại muốn
bạn có cả khả năng ghi nhớ tốt và ghi chép nhanh trong công việc. Điều quan trọng
là bạn cần có khả năng thích nghi nhanh với những yêu cầu mới thậm chí trong cả
những thời điểm khó khăn, bất ổn.
Thứ hai: Nhún nhường và nhẫn nại
Nếu bạn ngay từ sớm đã đòi hỏi mức lương cao, chức danh “oách” hoặc đề nghị
thăng tiến quá sớm mà không chứng tỏ được năng lực của mình thì cuối cùng cái
bạn có chỉ là biệt danh “thùng rỗng kêu to”. Lãnh đạo luôn muốn nâng đỡ các cá
nhân luôn sẵn lòng vượt thách thức và chứng tỏ mình hơn là những người lúc nào
cũng “ngồi chờ sung rụng”.

Nếu có dịp, bạn hãy trò chuyện với các sếp lớn trong công ty về quá trình phấn đấu
của họ để từ đó bạn trân trọng thành công và nỗ lực của người khác. Đó cũng là
tấm gương phấn đấu cho chính bạn.
Thứ ba: Kỹ năng cập nhật thông tin
Trong trường học, các Giảng viên có thể chưa nhấn mạnh về tầm quan trọng của
việc đọc tin tức. Thực tế, không gì ấn tượng hơn khi một “tân binh” có thể nắm bắt
thông tin thời sự và liên hệ đến ngành cũng như là công việc của mình. Bạn có thể
email cho sếp những thông tin nóng liên quan đến ngành nghề của công ty, hay
thậm chí là tóm tắt khi bài báo quá dài.

Hãy đọc tin tức và các ấn phẩm chuyên ngành để mở rộng kiến thức. Bạn có thể
tham khảo sếp và đồng nghiệp về những trang web hoặc tạp chí chuyên ngành cần
đọc. ( Xem thêm bài viết: Kỹ năng mềm: học để khẳng định mình )

Thứ tư: Tự quản thời gian

Sinh viên mới tốt nghiệp thường cảm thấy nhiệm vụ của mình trong công ty là gật

đầu, tức không được từ chối bất kỳ công việc nào được giao. Nhưng nếu làm như
thế, bạn có thể không cân bằng được thời gian và xao lãng công việc chính, hoặc
phải “rướn” hết mình chịu trận.

Kỹ năng tự quản thời gian là cách bạn kiểm soát năng lượng và sự tập trung của
mình. Hãy hỏi sếp về thứ tự ưu tiên của các công việc và hướng dẫn bạn công việc
nào sếp cần gấp và bạn nên thực hiện trước. “Hãy hỏi bản thân xem những việc
bạn làm quan trọng thế nào trong công việc, có giúp bạn thăng tiến hoặc nâng cao
kỹ năng chuyên môn của mình hay không?”

Thứ năm: Nói trước công chúng

Nếu bạn không thể trình bày ý tưởng tốt, bạn sẽ gặp khó khăn khi tham gia các
hoạt động của công ty. Rất nhiều sinh viên mới ra trường không được trang bị tốt
kỹ năng nói trước công chúng. Vì thế họ không thể làm tốt việc giới thiệu công ty
qua điện thoại hoặc khi mặt đối mặt với đối tác tại các sự kiện giao lưu, hội họp…

Để khắc phục, bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện mà tại đó, bạn có thể
thực hành kỹ năng nói trước các thành viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham dự các
cuộc họp và cho ý kiến. Hãy nghĩ đến điều quan trọng nhất mà bạn muốn truyền tải
đến người nghe và diễn đạt thành lời. ( Đọc thêm về tầm quan trọng của kỹ năng
mềm )

Thứ sáu: Kỹ năng xử trí xung đột

Những cuộc đối thoại căng thẳng, lắm lúc “nảy lửa” không phải là hiếm ở công sở
và những ai thiếu kỹ năng mềm để xử trí vấn đề hiệu quả sẽ hẳn nhiên gặp khó
khăn.Vấn đề mấu chốt là tập trung vào kết quả, chứ không phải là cảm xúc cá
nhân. Cố gắng đánh giá đồng nghiệp bằng lý trí và hành xử tao nhã, cho dù bạn
hoàn toàn không thể chấp nhận quan điểm của họ. Nếu bạn mở lòng với người

khác thay vì vội vàng “tát nước lạnh” vào ý tưởng của họ, họ cũng sẽ mở lòng và
lắng nghe bạn.

Thứ bảy: Kỹ năng truyền đạt thông tin

Những nhà tuyển dụng muốn nhân viên của họ có thể viết được những bản báo cáo
với trình tự khoa học và không có bất cứ lỗi ngữ pháp hay chính tả nào trong câu.

Thứ tám: Kỹ năng về máy móc công nghệ

Có những công việc đòi hỏi khả năng cao về công nghệ thông tin như khả năng
hiểu biết về ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, có những công việc bạn xin tuyển
không yêu cầu về khả năng công nghệ thông tin thì kỹ năng sử dụng thành thạo
máy vi tính cũng vẫn là yếu tố cần thiết và cơ bản.

Thứ chín: Khả năng lãnh đạo

Vài năm gần đây, nhiều công ty đã cắt giảm việc thuê những nhà quản lý ở cấp độ
thấp mà họ đang tìm kiếm những người có khả năng lãnh đạo ở nhiều cấp độ kể cả
ở những cấp độ cao trong công ty.

Thứ mười: Khả năng làm việc nhóm

Những nhà tuyển dụng muốn tìm những nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả,
năng suất khi làm theo nhóm. Điều này đòi hỏi nhân viên đó cần có tính cách hòa
đồng, tôn trọng thời hạn công việc, và sẵn sàng giúp đỡ những thành viên còn lại
trong nhóm để kịp tiến độ dự án cho dù việc đó không thuộc nhiệm vụ của họ.

Thông qua những công việc làm thêm hay hoạt động ngoại khóa bạn có thể tìm
kiếm kinh nghiệm làm việc nhóm.


Thứ mười một: Khả năng làm việc độc lập

Nhà tuyển dụng cũng mong chờ nhân viên của họ có thể làm việc một cách độc lập
khi cần thiết. Tuy trái ngược với khả năng trên nhưng đây cũng được coi là yếu tố
rất quan trọng khi đi xin tuyển.

×