Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

MỨC ĐỘ TIẾP CẬN DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở QUẢNG TRỊ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.13 KB, 6 trang )



133

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012


MỨC ĐỘ TIẾP CẬN DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở QUẢNG TRỊ
Trần Văn Hòa, Nguyễn Quang Phục, Mai Chiếm Tuyến
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Tóm tắt. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
ở Quảng Trị đều biết đến các loại hình dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (DVHTKD), tỷ lệ
nghe nói, đọc hoặc nhìn thấy và hiểu biết về các loại hình dịch vụ (DV) của các
doanh nghiệp (DN) tương đối cao, nhất là các DN thuộc lĩnh vực sản xuất. Tuy
nhiên, kiểm định cho thấy không có căn cứ để khẳng định lĩnh vực hoạt động có
ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận ban đầu đó của các DN. Bên cạnh đó, mặc dù có sự
khác biệt về tỷ lệ nhận biết các loại hình DV của các DN được đăng ký hoạt động
dưới các loại hình cũng như quy mô khác nhau. Tuy nhiên, kết quả kiểm định cho
thấy các nhân tố này không ảnh hưởng đến mức độ nhận biết các loại hình
DVHTKD. Trong số 14 loại hình DV được các DN ở các lĩnh vực hoạt động khác
nhau sử dụng, chỉ có 3 loại hình DV là các DV liên quan tới máy tính, đào tạo kỹ
thuật và dạy nghề cùng DV tư vấn công nghệ chịu ảnh hưởng của lĩnh vực hoạt động
của các DN. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy, loại hình doanh nghiệp và
quy mô doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng DVHTKD.

1. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá mức độ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Quảng Trị, ngoài phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, chúng tôi
tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua cuộc điều tra trực tiếp 108 doanh nghiệp nhỏ


và vừa ở Quảng Trị, bằng phương pháp ngẫu nhiên phân tầng.
2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.1. Tổng quan về các DN được điều tra
Trong tổng số 108 doanh nghiệp nhỏ và vừa được điều tra tại Quảng Trị (Bảng
1), loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH) chiếm tỷ trọng lớn nhất (62%),
tiếp đến là công ty cổ phần (CTCP) chiếm 22%, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) 15% và
loại hình hợp tác xã (HTX) 1%. Phân theo lĩnh vực hoạt động, các doanh nghiệp trong
lĩnh vực thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất (65%), dịch vụ 18% và sản xuất 17%.



134

Bảng 1. Cơ cấu các loại hình DN được điều tra phân theo lĩnh vực hoạt động
ĐVT: Số lượng (SL) - DN; Tỷ lệ (TL) - %
Sản xuất Dịch vụ Thương mại Tổng
Loại hình doanh nghiệp
SL TL SL TL SL TL SL TL
CTTNHH 5 27,78 11 57,89 51 71,83 67 62,04
DNTN 4 22,22 0 0,00 12 16,90 16 14,81
CTCP 8 44,44 8 42,11 8 11,27 24 22,22
HTX 1 5,56 0 0,00 0 0,00 1 0,93
Tổng
18 100 19 100 71 100 108 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010).
2.2. Thực trạng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Quảng Trị
2.2.1. Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ kinh doanh theo lĩnh vực hoạt động
Trong lĩnh vực sản xuất tỷ trọng các DN biết đến 14 loại hình DVHTKD cao
hơn tất cả các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Đặc biệt, trong tổng

số 14 loại hình dịch vụ này có đến 10 loại hình dịch vụ được tất cả các DN trong lĩnh
vực sản xuất biết đến. Trong khi đó, ở lĩnh vực dịch vụ và thương mại tỷ trọng các
doanh nghiệp biết đến loại hình dịch vụ này rất thấp, tương ứng là 21,43% và 7,14%.
Bên cạnh đó, ta thấy có đến 8 trong số 13 loại hình DV được các DN trong lĩnh vực
thương mại biết đến cao hơn các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (Biểu đồ 1).

Biểu đồ 1. Tình hình nhận biết các DVHTKD theo lĩnh vực hoạt động


135

Với mức ý nghĩa α = 0,05, chúng tôi sử dụng kiểm định Chi-Square với giả thiết
không có sự khác biệt về việc nghe nói và biết đến các loại hình DV của các DN trong các
lĩnh vực hoạt động (Bảng 2).
Bảng 2. Kiểm định mối quan hệ giữa lĩnh vực hoạt động với việc nghe nói
và biết đến các loại hình DV
(Với Value là giá trị của Pearson Chi-Square, số mẫu N = 108)
Loại hình DV Value df
Asymp. Sig.
(2-sided)
1. Kế toán và Kiểm toán (a)
2. Pháp lý 1,089 2 0,580
3. Đào tạo quản trị kinh doanh 2,847 2 0,241
4. Tư vấn quản trị kinh doanh 3,499 2 0,174
5. Quảng cáo và khuếch trương 1,954 2 0,376
6. Điều tra thị trường 0,985 2 0,611
7. Thiết kế sản phẩm 2,338 2 0,311
8. Tổ chức và tư vấn tham gia hội chợ thương mại 1,797 2 0,407
9. Đào tạo và tư vấn quản lý chất lượng và marketing 5,177 2 0,075
10. Mua phần mềm HTTT quản lý và các DV hỗ trợ 0,876 2 0,645

11. Các DV liên quan tới máy tính 1,608 2 0,448
12. Truy cập internet tìm kiếm thông tin phục vụ KD 1,062 2 0,588
13. Đào tạo kỹ thuật và dạy nghề 2,190 2 0,335
14. Tư vấn công nghệ 3,055 2 0,217
(Nguồn: Kết quả kiểm định Chi-Square số liệu điều tra năm 2010).
Ngoại trừ DV kế toán và kiểm toán do 100% các DN trong tất cả các lĩnh vực
hoạt động đều biết đến, giá trị Sig của tất cả các loại hình DV còn lại trong quá trình
kiểm định đều lớn hơn 0,05. Do đó, không có cơ sở để bác bỏ giả thiết này. Như vậy
việc nghe nói, đọc hoặc nhìn thấy các loại hình DV của các DN không chịu tác động
của lĩnh vực hoạt động.
Kiểm định mối quan hệ giữa lĩnh vực hoạt động với việc hiểu các loại hình DV
theo phương pháp trên, chúng tôi cũng đi đến kết luận tương tự, chưa có đủ căn cứ để
cho rằng lĩnh vực hoạt động có ảnh hưởng đến mức độ hiểu các DVHTKD. Tuy nhiên,
khi sử dụng kiểm định này để kiểm định mối quan hệ giữa lĩnh vực hoạt động với việc


136

sử dụng các loại hình DV, kết quả cho thấy trong số 14 loại hình DV được đưa vào phân
tích, có 3 loại hình DV là các DV liên quan tới máy tính (DV 11), đào tạo kỹ thuật và dạy
nghề (DV 13) cùng DV tư vấn công nghệ (DV 14) có giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05. Như vậy,
chúng ta có thể kết luận rằng: việc sử dụng 3 hình DV vừa nêu chịu ảnh hưởng của lĩnh
vực hoạt động của các DN. Trong đó đáng chú ý, DV tư vấn công nghệ có giá trị Sig. =
0,000, điều này chứng tỏ DV này hoàn toàn chịu ảnh hưởng của lĩnh vực hoạt động.
2.2.2. Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp
Nhìn chung tỷ lệ các DN đã biết đến các loại hình DVHTKD là khá cao, trên
80%. Trong đó, loại hình DV được 100% các DN ở tất cả các loại hình hoạt động đều
biết đến đó là DV kế toán và kiểm toán. Điều này hoàn toàn hợp lý vì bắt buộc các
doanh nghiệp phải hoạt động theo Luật định.
Qua so sánh các loại hình doanh nghiệp, số liệu thống kê cho thấy HTX là loại

hình DN có tỷ lệ nhận biết cao nhất và vượt trội so với các DN ở các loại hình hoạt
động khác, đạt 100% ở tất cả các loại hình DV. Tuy nhiên, do số lượng DN được điều
tra là HTX khá ít nên điều này cần được phân tích cụ thể hơn để có kết luận chính xác.
Tùy theo các loại hình DV, DN ở các loại hình hoạt động còn lại có tỷ lệ nhận biết biến
động khá khác biệt.

Biểu đồ 2. Tình hình nhận biết các loại hình DV của các DNNVV phân theo loại hình DN
Để kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ nhận biết các loại hình DV của các DN ở các
loại hình hoạt động, chúng tôi sử dụng Chi-Square (với mức ý nghĩa α = 0,05) để kiểm
định giả thiết không có mối quan hệ giữa loại hình hoạt động của DN với mức độ nhận
biết các loại hình DVHTKD.
Kết quả kiểm định cho thấy, ngoại trừ dịch vụ truy cập internet tìm kiếm thông
tin phục vụ kinh doanh (DV 12) có giá trị Sig. (= 0,008), tất cả các loại hình DV còn lại


137

đều có giá trị Sig. > 0,05. Như vậy, không có mối quan hệ giữa loại hình DN với việc
nhận biết các loại hình DVHTKD (ngoài trừ DV 12).
Trong khi đó, với kết quả kiểm định về mối quan hệ giữa loại hình hoạt động của
DN với việc sử dụng các loại hình DV cho thấy, chỉ có 3 loại hình DV có mối quan hệ này,
đó là: pháp lý (DV 2, với giá trị Sig. = 0,042), đào tạo và tư vấn quản lý chất lượng và
marketing (DV 9, Sig. = 0,048), tư vấn công nghệ (DV 14, Sig. = 0,006).
2.2.3. Tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh theo quy mô doanh nghiệp
Số liệu ở Biểu đồ 3 cho thấy, các doanh nghiệp có quy mô vừa chiếm tỷ lệ nhận
biết DVHTKD cao hơn so với DN có quy mô nhỏ. Ngoại trừ DV kế toán và kiểm toán,
tỷ lệ nhận biết các loại hình DV còn lại của DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ đều thấp
hơn DN quy mô vừa. Bên cạnh đó, khi so sánh DN ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chúng tôi
thấy rằng, tùy vào từng loại hình DV mà DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ có tỷ lệ nhận
biết khác nhau. Tỷ lệ biết đến các loại hình DVHTKD của DN có quy mô siêu nhỏ cao

hơn DN quy mô nhỏ.

Biểu đồ 3. Tình hình nhận biết các loại hình DV của các DNNVV phân theo quy mô DN
Để kiểm tra có mối quan hệ giữa quy mô DN với tỷ lệ nhận biết các loại hình
DVHTKD hay không chúng tôi lại sử dụng kiểm định Chi-Square. Kết quả kiểm định
cho thấy, giá trị Sig. của tất cả các loại hình DV đều lớn hơn 0,05. Như vậy, chúng ta có
thể kết luận rằng không có mối quan hệ giữa quy mô DN với việc nhận biết các loại
hình DV. Hay nói cách khác, quy mô DN không ảnh hưởng đến việc nhận biết các loại
hình DV.



138

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hả Hữu, Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, 1995.
2. Dã Điền Vũ Huy, Đức Thành, Cẩm nang doanh nghiệp nhỏ, Nxb. Văn hoá thông tin,
Hà Nội, Việt Nam, 2004.
3. Trần Nam Sơn, Lê Hải Anh, Những quy định pháp luật về doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Nxb. Lao động, Hà Nội, Việt Nam, 2000.
4. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với spss, Nxb.
Thống kê, Hà Nội, 2005.
5. Sở kế hoạch và đầu tư Quảng Trị, Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện Kế hoạch phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006 - 2010).

THE ACCESS LEVEL TO BUSINESS DEVELOPMENT SUPPORT SERVICES
OF MEDIUM AND SMALL ENTERPRIES
IN QUANG TRI PROVINCE
Tran Van Hoa, Nguyen Quang Phuc, Mai Chiem Tuyen

College of Economics, Hue University

Abstract. The research results denoted that the business support services are
known by most of the enterprises. The enterprises’ rate of listening, reading or
seeing and understanding about these services was rather high with the highest rate
in production sector. However, the test results showed that there was not enough
foundation to make satisfactory conclusions of whether the operations of individual
sector affect the initial access levels of these enterprises. In addition, although there
were differences in the identification rate of business service types from enterprises
registered in different types of activities as well as sizes, test results showed that
these factors did not affect the levels of awareness toward the business support
service types. Besides, it was shown from the analysis results that the rate of
having used various business services by enterprises in the fields of activity was
very low. Among the 14 services used by firms operating in different fields, only
three services were related to computer use, technical training and vocation,
technology consulting influenced by fields of activity. In addition, it was found in
analysis results that the type of operation and size of the business also affected the
use of some types of services.

×