Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Từ ngôi nhà truyền thống, nghĩ về việc làm nhà tiết kiệm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.82 KB, 10 trang )

Từ ngôi nhà truyền thống, nghĩ về
việc làm nhà tiết kiệm

Mỗi thời đại đã qua đều để lại những giá trị và cả những bài học
kinh nghiệm. Trong xây dựng nhà cửa, việc cập nhật các xu thế tiên
tiến, hiện đại là điều dĩ nhiên để đáp ứng các nhu cầu của hiện tại và
tương lai.
Nhưng hướng đến kỹ thuật xây dựng hiện đại không có nghĩa rằng cách
nghĩ, cách làm nhà truyền thống là hoàn toàn sai lệch, lỗi thời. Trong bối
cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, kiến trúc thế giới không ngừng kêu gọi
hướng đến giá trị xanh, các gia chủ hiện nay cũng đều phải tiết giảm chi
phí và mong mỏi không gian sống của mình hợp lý, xanh sạch, đó chính
là nhu cầu đặt ra và bài toán cần giải cho nhà chuyên môn. Việc “ôn cố
tri tân” phần nào cho chúng ta thêm một góc nhìn về việc làm nhà sao
cho tiết kiệm, hợp lý, thẩm mỹ.
Từ cung cách chọn vật liệu
Ảnh bên Ngôi nhà cổ trong làng Phước Tích (Phong Điền, Thừa Thiên –

Huế), một đặc trưng của bộ khung gỗ nhà xưa, mộc mạc, thoáng mát,
gần gũi tự nhiên.

Mọi vùng khí hậu, mọi nền văn hoá đều có những vật liệu đặc trưng
riêng biệt. Từ Đông sang Tây, đá và đất nung luôn là vật liệu phổ biến
và được ưa chuộng trong mọi kiến trúc công trình tôn giáo và nhà ở với
vẻ đẹp và sự bền bỉ qua nhiều thời đại. Nếu như người Ai Cập cổ và
người Hy Lạp dùng đá để xây nên những đền đài kỳ vĩ, ngợi ca vẻ đẹp
của thần thánh và con người, thì người Chămpa ở những dải đất Nam
Việt Nam lại hết sức nhuần nhuyễn khả năng xây dựng bằng gạch, với
những chất kết dính và kỹ thuật xây cất đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn
chưa khám phá hết. Việc phát lộ di tích khảo cổ kinh thành Thăng Long
thời gian qua cũng đã cho thấy trình độ xây dựng gạch của cha ông ta rất


hoàn thiện và tinh xảo từ hàng ngàn năm trước.

Khoan kể đến những công trình kinh thành và tôn giáo đồ sộ, ngôi nhà
truyền thống Việt trừ nền và mái ra tất cả là khung gỗ, hệ vỉ kèo gỗ. Đất
và tre là các chất liệu bình dân, rẻ tiền, dễ kiếm và không gây ô nhiễm.
Nhà bằng đất kiểu trình tường có thể tồn tại lâu dài trong mọi loại thời
tiết, chỉ có bộ mái lá cần tu bổ sau mười năm. Nhiều khu resort cao cấp
sau này đã làm nhà theo cách thức “nhà tranh vách đất” này và được du
khách hoan nghênh, cũng như các tổ chức về kiến trúc bền vững đánh
giá cao (như khu resort Mango Bay ở Phú Quốc vừa được giải thưởng
Kiến trúc xanh 2012).

Mái nhà truyền thống lợp ngói âm dương tạo khả năng thoát nước mưa
tốt, giữa các lớp ngói người ta sẽ phết một lớp bùn cho bền vững và
chống nhiệt vào mùa hè nóng bỏng. Còn những bộ mái nhà bằng lá như
cọ, tranh, rơm, rạ, dừa nước, cói… tuy chừng 10 – 15 năm là phải tu sửa,
nhưng luôn tạo cho ngôi nhà một “chiếc nón” hoàn thiện. Nếu lợp dày
đúng quy cách sẽ ở rất mát và ấm áp, tính thẩm mỹ cao, thậm chí các
chuyên gia Âu châu rất ngạc nhiên về sự ưu việt của bộ mái đậm chất
thiên nhiên này của Việt Nam mà các tấm lợp tôn, fibro ximăng bây giờ
không thể so sánh được về tính địa phương và vẻ đẹp cũng như khả năng
chống nóng, cách âm. Ngay ở bên Anh hiện nay cũng vẫn có ngôi làng
cổ tích với những bộ mái lợp rơm đi vào huyền thoại, hàng năm đều
được xén tỉa rất công phu.
Tre, cừ tràm, tầm vông… d
ùng làm
hàng rào,
thức xây dựng tuy “cũ” nh
ưng đem
lại nhiều biểu

vách ngăn, quầy bar những vật
liệu và cách
cảm mới, tiết kiệm và gần gũi với
tâm hồn Việt.

Mặc dầu các vật liệu truyền thống có nhiều ưu điểm như vậy nhưng một
thời gian dài tư duy xây nhà bêtông, nhôm kính, sắt thép đã lấn lướt và
trở thành nếp nghĩ quen thuộc. Nói đến làm nhà dân hiện nay là sẽ được
hỏi liền đổ bao nhiêu tấm, là dùng sơn nước, là ốp nhôm kính, là lát gạch
men. Chọn vật liệu nào thì tương ứng kỹ thuật thi công đó, nên nghiễm
nhiên khống chế tư duy thiết kế và quan niệm ăn ở của các bên liên
quan, khiến hầu hết các kiến trúc sư thời hiện đại đều nhìn về vật liệu
truyền thống trong giới hạn khi làm mấy khu resort, quán xá dân dã hay
nhà nghỉ vùng heo hút, mặc định rằng vật liệu truyền thống khó có thể
xây nhà lầu, nhà phố, nhà hiện đại được. Gỗ trở thành nguyên liệu xa xỉ
khi rừng đã cạn kiệt, thậm chí xây dựng ngôi nhà gỗ đắt hơn nhiều lần
ngôi nhà bêtông, nên người dân không lựa chọn gỗ trừ phi quá giàu có,
hoặc cũng chỉ dùng gỗ làm cửa, trang trí nội thất, thành ra xuất hiện
nhiều ngôi nhà vỏ ngoài nhôm kính trắng lốp, bên trong “rải” gỗ tự
nhiên như một chút vớt vát về mặt hình thức gây ra lạc điệu về phong
cách. Một vài kiến trúc nhỏ có sáng tạo bằng tre hiện nay đã được các
giải thưởng và sự quan tâm của dư luận, nhưng ứng dụng chưa rộng rãi,
bởi việc thi công cũng khá đắt đỏ và lắm e ngại từ chủ đầu tư khi quá
nhiều người sợ làm những ngôi nhà tre sẽ bị… lạc lõng giữa phố!
Đến cách thức xây dựng nhà
Không phải mọi người không biết ưu điểm của ngôi nhà truyền thống,
nhưng thực tế đang diễn ra cách thức, quan niệm về làm nhà hiện nay
với nhiều khác biệt so với thuở trước. Kiến trúc thời xưa không chịu sức
ép về thời gian xây cất, miễn sao nhà đẹp và bền.


Quy mô nhà thuở trước cũng không lớn và phức tạp. Bệnh thích “hoành
tráng”, bệnh “con gà tức nhau tiếng gáy” không nhiều trong dân chúng,
nên mọi người làm nhà theo những quan niệm kế thừa tại địa phương,
mỗi vùng có được nét kiến trúc riêng đặc sắc và phù hợp với địa phương
đó. Sống chậm nên làm nhà cũng chậm, trong khi hiện nay chỉ có ai giàu
mới có thể gia công ngôi nhà kiểu… lai rai, còn tuyệt đại bộ phận gia
chủ và nhà thầu đều ép nhau về tiến độ rất căng. Tốc độ làm nhà nhanh
khiến người ta phải chọn lựa vât liệu, kiểu dáng, kỹ thuật thi công theo
mẫu số chung, phần thô làm khung xương không cần phẳng phiu để rồi
phần hoàn thiện vào tô trét ốp lát thật dày. Điều này gây ảnh hưởng rất
lớn đến tính thẩm mỹ và độ bền của công trình, từ kiến trúc sư thiết kế
đến nhà thầu đều chạy theo tiến độ, khó có thể chăm chút ngôi nhà theo
cách thủ công thuở xưa được. Trong khi ngôi nhà truyền thống làm xong
bộ khung, lợp mái là xong, vẻ đẹp của sự hoàn thiện ngay từ phần thô
khiến cả trăm năm sau vẫn ngỡ ngàng. Có thể thấy nhà thờ Đức Bà Sài
Gòn, trường cao đẳng sư phạm Đà lạt… là những ví dụ về vẻ đẹp của
xây gạch trần thật chuẩn không hề tô trát sơn phết gì cả.

Chắc chắn nhiều người sẽ than rằng “biết rồi khổ lắm…” vì thời đại đã
đổi khác, không thể cứ mãi nhìn về quá khứ được. Tuy vậy, vẫn có thể
rút tỉa từ cách thức làm nhà truyền thống những kinh nghiệm để áp dụng
vào ngôi nhà hiện đại sao cho phù hợp và tiết kiệm chi phí. Cụ thể là:

Tre, cừ tràm, tầm vông… dùng làm hàng rào, vách ngăn, quầy bar
những vật liệu và cách thức xây dựng tuy “cũ” nhưng đem lại nhiều biểu
cảm mới, tiết kiệm và gần gũi với tâm hồn Việt.

- Không chạy theo mốt, không làm dư thừa: ngôi nhà truyền thống có
một bộ khung cơ bản và hoàn thiện trên bộ khung ấy, rất ít chi tiết làm
chỉ để cho đẹp, làm dự phòng chứ ít khi dùng như một số gia chủ hiện

đại hay mắc phải. Có một số gia chủ lẫn người chuyên môn quan niệm:
cứ tham khảo các mẫu nhà thật nhiều cho biết, cái gì hay thì mình học
tập, nhưng không hề biết rằng cái mình “thấy hay” đó chỉ là phần biểu
hiện của cả một hệ thống tư duy, nó không tách rời khỏi ngôi nhà kia,
không thể bứt ra gắn vào nhà mình nếu các điều kiện cần và đủ của nhà
mình không giống người ta. Ví dụ, nhà mình theo kiểu hiện đại vuông
vức, cớ sao phải gắn một cái mái ngói lên sân thượng chỉ để gợi nhớ
hình ảnh nhà xưa?

- Có gì làm nấy: mới nghe qua tưởng là dễ dãi qua loa, thực sự là vấn đề
nằm ở cung cách ăn ở biết mình biết người. Cha ông ta luôn căn cứ theo
các điều kiện hiện tại có thể cung cấp cho mình vật tư – nhân công ra
sao để liệu cơm gắp mắm cho phù hợp. Chẳng thể nào bê nguyên xi ngôi
nhà sàn vùng núi về giữa phố (nếu có, chỉ là một thú chơi, chút hoài
niệm riêng tư mà thôi). Cũng khó có thể đòi hỏi anh thợ hồ tay ngang
trong xóm làm bức tường bêtông phẳng lỳ như công trình của Tadao
Ando bên Nhật Bản được. Từ đó dẫn đến cách thiết kế, quan niệm hoàn
thiện phải tương thích với yêu cầu và chi phí bỏ ra. Thuở trước chỉ có
dinh thự cung điện mới chạm trổ công phu, nhà dân thường khá giản dị
nhưng vẫn mát mẻ tiện dụng, phù hợp với đại đa số cư dân. Không cần
phải học kiểu dáng hay chi tiết của ngôi nhà truyền thống, mà chỉ nên rút
tỉa quan niệm: không gian linh hoạt, tiết kiệm mà vẫn đủ dùng, hình thức
kiến trúc hợp với khả năng và túi tiền của mình là những điều cơ bản.

- Đẹp theo chuẩn tự nhiên: chưa bao giờ khái niệm “thân thiện môi
trường, tiết kiệm năng lượng” được nhắc đến nhiều như hiện nay. Chính
việc giá cả leo thang cũng khiến cho các bên tham gia làm nhà phải ngồi
lại cùng nhau để tìm ra biện pháp thiết kế, thi công sao cho giảm thiểu
hao hụt vật tư, sử dụng hiệu quả hệ thống trang thiết bị và khi đưa vào
vận hành, sử dụng thì công trình không tiêu tốn năng lượng, dễ dàng bảo

trì sửa chữa, như các tiêu chuẩn của dạng nhà ở E-Home. Đó là ecology
(môi trường sống xanh sạch), economy (tiết kiệm, kinh tế) và efficiency
(khai thác hiệu quả từng mét vuông sử dụng). Tóm lại, tính tiết kiệm
trong ngôi nhà truyền thống vẫn là bài học chưa cũ, cần phải thực hiện
ngay từ khâu hình thành quan niệm, ý tưởng của gia chủ về ngôi nhà của
mình, chứ không đơn giản là ép giải pháp thiết kế và dự toán theo ý chủ
quan.

- Lấy tương tác, linh hoạt làm gốc: tương tác trong xây dựng là hệ quả
của các mối quan hệ giữa con người mà các bên làm nhà phải tạo ra và
giữ gìn. Nhiều gia chủ thời hiện đại tin tưởng vào “kỹ năng quản trị” đến
mức đưa ra đầy đủ các ban bệ giám sát, nhật ký công trường ghi chép
đầy đủ, nhưng nhóm thợ vẫn trục trặc, vẫn đòi hỏi, vẫn làm sai ý. Việc
chủ nhà xa cách thợ thuyền và cư xử theo luật, theo hợp đồng thuần tuý
nếu không có thêm yếu tố tình cảm sẽ khiến người xây dựng cảm thấy
bất mãn, chất lượng công trình không như ý, các bên căng thẳng, làm
cho xong… là điều hay xảy ra và hậu quả sau cùng vẫn là ai cũng bị
thiệt thòi.
Phải chăng kỹ thuật hoàn thiện bề mặt thô ráp, ít sơn ph
ết, khai thác chất
cảm của vật liệu tự nhiên chỉ hay được áp dụng ở quán xá, resort?

Tóm lại, gia chủ cũng như nhà chuyên môn có thể xem ngôi nhà truyền
thống như một mô hình, một cách làm tuỳ thuộc về quá khứ nhưng vẫn
còn nhiều điều phải học tập, vận dụng cho phù hợp với hiện tại. Cần
thay đổi về quan niệm xây nhà lâu nay bằng những câu hỏi “Tại sao
không?” để mạnh dạn chọn giải pháp, vật liệu thay thế theo hướng đơn
giản hơn, tiết kiệm hơn, địa phương hơn. Trên cơ sở phần khung hợp lý,
vững chắc, phần hoàn thiện có thể “liệu cơm gắp mắm” mà vẫn đẹp, vẫn
bền, thậm chí tạo nên ấn tượng riêng. Liệu pháp nhà thụ động (passive

house – Kiến trúc& Đời sống đã đăng trong chuyên đề năm 2010) hiện
đang được nhiều kiến trúc sư trên thế giới quan tâm bởi tính tiết kiệm
năng lượng, gần gũi thiên nhiên và mang hơi thở địa phương khá rõ,
cũng chính là một phần cơ bản của cách thức kế thừa truyền thống này.

×