Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Lịch sử phát triển của NH Điện tử trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.45 KB, 40 trang )


Lời mở đầu
Khi nhắc tới hệ thống ngân hàng, chúng ta thường liên tưởng ngay tới
một hệ thống những quầy làm việc, những toà nhà cao ốc. Giờ làm việc của
ngân hàng thì bị bó hẹp từ 7-8 giờ sáng đến 4-5 giờ chiều (Brick and mortar
banking). Nhưng đối với khách hàng, vốn bận rộn với công việc và luôn
thiếu thời gian, họ không thể nào thoả mãn với một hệ thống cứng nhắc như
vậy. Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của công nghệ mới như
Internet, mạng điện thoại di động, Web TV…đã thúc đẩy sự xuất hiện của
một mô hình ngân hàng mới - ngân hàng điện tử (click and mortar banking).
Bằng những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngân hàng điện
tử đã tự khẳng định được vai trò tất yếu của mình đối với hệ thống ngân
hàng.
Kể từ khi những ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ ngân hàng qua
mạng đầu tiên ra đời, đến nay, đã có rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm, thành
công cũng như thất bại trên con đường xây dựng một hệ thống ngân hàng
điện tử hoàn hảo, phục vụ tốt nhất cho khách hàng, và nó đã khẳng định
được xu hướng tất yếu của hệ thống ngân hàng trong thế kỷ 21 chính là phát
triển hệ thống ngân hàng điện tử. Xu hướng phát triển này đòi hỏi các ngân
hàng Việt Nam, hiện còn đang đứng ngoài cuộc, phải luôn nỗ lực nhằm đi
trước, đón đầu, tiếp thu kinh nghiệm để xây dựng một hệ thống hiệu quả và
phù hợp cho chính mình. Đặc biệt, trong môi trường hội nhập và tự do hoá
tài chính hiện nay, với những cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn
nhưng cũng như những cơ hội lớn, thành công chắc chắn chỉ đến với những
ai đủ bản lĩnh và tự tin, biết nắm bắt thời cơ, tiếp thu kinh nghiệp cũng như
có những bước đi vững chắc trên đôi chân của chính mình.
Trong đề án của mình em chia làm hai phần: phần đầu em xin được
trình bày khái quát về vấn đề ngân hàng điện tử và phần hai em đi sâu vào
phản ánh tình hình chung của ngân hàng điện tử Việt Nam hiện nay.
Do khả năng hạn chế chỉ mới dừng ở lý thuyết vì vậy đề tài của em có
nhiều khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của thầy, cô. Em rất


cảm ơn thầy, cô đã lưu tâm và đọc đề tài môn học này của em.


1

Chương I
Ngân hàng điện tử
Trong lĩnh vực ngân hàng, hệ thống chi nhánh của ngân hàng đã thực
sự có hiệu quả, cung cấp tới khách hàng các dịch vụ khách hàng cá nhân
riêng lẻ và độc đáo, song ngoài hình thức ngân hàng truyền thống này, các
ngân hàng đã cung cấp những dịch vụ điện tử đã bắt đầu xuất hiện cùng với
sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Tuy ngân hàng điện tử mới chỉ xuất
hiện trong thời gian gần đây nhưng chúng đang ngày càng chứng tỏ được vai
trò hữu hiệu của mình trong việc giao dịch với khách hàng.
I. Lịch sử phát triển của ngân hàng điện tử trên thế giới.
1.1 Vài nét về sự phát triển của ngân hàng điện tử trên thế giới.
Khoảng hơn một thập kỷ trước đây, hàng loạt các ngân hàng bắt đầu
cung ứng một chương trình phần mềm cho khách hàng nhằm giúp khách
hàng có thể xem số dư tài khoản, đồng thời thực hiện một số lệnh thanh toán
cho một số dịch vụ công cộng như tiền điện, tiền nước…Đến năm 1995, E-
Banking chính thức được triển khai thông quan phần mềm Quicken của công
ty Intuit Inc, với sự tham gia ủng hộ của 16 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.
Khi đó, khách hàng chỉ cần một máy vi tính, một modem và phần mềm
Quicken là có thể sử dụng dịch vụ này. Ngày nay, dịch vụ E-Banking đã và
đang được nhân rộng ra ngoài nước Mỹ đến tất cả các châu lục khác, ở các
nước đang phát triển dịch vụ này trở nên khá quen thuộc với khách hàng vì
tính tiện ích và hiệu quả của nó.
1.2 Ngân hàng điện tử - sự lựa chọn chiến lược của ngành công
nghiệp ngân hàng.
Tại Hội nghị thương mại điện tử quốc tế lần thứ năm tại Bắc Kinh,

các chủ ngân hàng cho biết ngân hàng điện tử là sự lựa chọn chiến lược của
ngành công nghiệp ngân hàng hiện nay. Những ứng dụng của thương mại
điện tử trong lĩnh vực công nghiệp ngân hàng đã trở thành chủ đề được quan
tâm nhất tại hội nghị.
Giới chủ ngân hàng thừa nhận rằng, mức độ phát triển nhanh chóng
của mạng và công nghệ thông tin đã mạng lại thay đổi chưa từng thấy trong
lĩnh vực công nghiệp ngân hàng truyền thống và các ngân hàng ngày nay
không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy nhanh các giải pháp ứng dụng
thương mại điện tử.


2

Wang Xuebing, Chủ tịch Ngân hàng tái thiết Trung Quốc (CCB) cho
biết sự phát triển công nghệ thông tin và mạng đã đem lại cho giới công
nghiệp ngân hàng những cơ hội to lớn. Ðể phát triển được, các ngân hàng
buộc phải tìm kiếm những giải pháp kết hợp công nghệ thông tin và mạng
cùng với các phương thức kinh doanh ngân hàng truyền thống.
Wang Xuebing nói: "Sự xuất hiện của nền kinh tế mới và công nghệ
thông tin đã làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp tài chính và trên
thực tế ngành công nghiệp tài chính toàn cầu đã được liên kết với nhau qua
hệ thống máy tính đồ sộ. Những thay đổi có tính cách mạng đã đưa lại mọi
người có những nhận thức hoàn toàn khác trước kia về phương hướng đầu
tư. Ngoài ra, các công ty quản lý tài chính và những quy định pháp luật tài
chính cũng đang có sự thay đổi lớn".
Thực tế, ngành công nghiệp ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cùng với sự xuất hiện hàng
ngày các sản phẩm mới có liên quan đến ngân hàng như thẻ tín dụng, giao
dịch ngân hàng qua điện thoại di động, ngân hàng tự phục vụ... và tiền điện
tử hay ví điện tử cũng đang trở thành hiện thực.

Ngân hàng điện tử thực sự là một cuộc cách mạng ngân hàng, nếu
trước kia công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngân hàng thì
ngày nay ngân hàng điện tử sẽ thanh đổi bộ mặt của kinh doanh ngân hàng.
Ma Weihua, Chủ tịch của Ngân hàng Merchant, Trung Quốc cho biết
"Thương mại điện tử đã đưa lại cho ngành công nghiệp ngân hàng những vũ
khí lợi hại để phá bỏ những hạn chế đối với các hoạt động kinh doanh ngân
hàng trước kia và mở rộng dịch vụ mới".
Giới chủ ngân hàng tỏ ra lạc quan với xu hướng phát triển hiện nay sẽ
mang lại hiệu quả cho hoạt động ngân hang thực trong vài năm tới.
1.3 Sự phát triển của ngân hàng điện tử.
Kể từ khi ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ ngân hàng qua mạng
đầu tiên tại Mỹ- ngân hàng WelFargo, đến nay, đã có rất nhiều tìm tòi, thử
nghiệm, thành công cũng như thất bại trên con đường xây dựng một hệ
thống ngân hàng điện tử hoàn hảo, phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Tổng
kết những mô hình đó, nhìn chung, hệ thống ngân hàng điện tử phát triển
qua những giai đoạn sau:
Brochure-ware: là hình thái đơn giản nhất của ngân hàng điện tử.
Hầu hêt các ngân hàng khi mới bắt đầu xây dựng ngân hàng điện tử đều bắt
đầu với mô hình này. Việc đầu tiên là xây dựng website chứa những thông
tin về ngân hàng, về sản phầm của ngân hàng lên trên mạng nhằm quảng
cáo, giới thiệu, chỉ dẫn, liên lạc…, thực chất đây chỉ là một kênh quảng cáo


3

mới ngoài những kênh thông tin truyền thống như báo chí, truyền hình…
mọi giao dịch của ngân hàng vẫn thực hiện qua kênh phân phối truyền
thống, đó là các chi nhánh ngân hàng.
E-commerce: Trong hình thái thương mại điện tử, ngân hàng sử dụng
Internet như một kênh phân phối mới cho những dịch vụ truyền thống như

xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng khoán. Internet ở
đây chỉ đóng vai trò như một dịch vụ cộng thêm vào để tạo thêm sự thuận
lợi thêm cho khách hàng. Hầu hết các ngân hàng vừa và nhỏ đang ở hình
thái này.
E-business: trong hình thái này, các xử lý cơ bản của ngân hàng cả ở
khách hàng và cả ở người quản lý đều được tích hợp với Internet và các
kênh phân phối khác. Giai đoạn này được phân biệt với hai giai đoạn sơ khai
ở trên bởi sự gia tăng về sản phẩm và chức năng của ngân hàng với sự phân
biệt sản phẩm theo nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng.
Hơn thế nữa, sự phối hợp, chia sẻ dữ liệu giữa hội sở ngân hàng và các kênh
phân phối như chi nhánh, mạng Internet, mạng không dây…giúp cho việc
xử lý yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng và chính xác hơn.
Internet và khoa học công nghệ đã tăng sự liên kết, chia sẻ thông tin giữa
ngân hàng, đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý…
E-bank: chính là mô hình lý tưởng của một ngân hàng trực tuyến
trong nền kinh tế điện tử, một sự thay đổi hoàn toàn trong mô hình kinh
doanh và phong cách quản lý. Những ngân hàng này sẽ tận dụng sức mạnh
thực sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ những giải pháp tài chính
cho khách hàng với chất lượng tốt nhất. Từ những bước ban đầu là cung cấp
những sản phẩm, dịch vụ hiện hữu thông qua nhiều kênh riêng biệt, ngân
hàng có thể sử dụng nhiều kênh liên lạc này nhằm cung cấp nhiều giải pháp
khác nhau cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt.
1.4 Sự ra đời của các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử.
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, các sản phẩm và dịch vụ của
ngân hàng điện tử đã phát triển khá phổ biến, đa dạng về loại hình. Tại các
nước phát triển, trong thập niên 60, hệ thống chi nhánh ngân hàng đã đóng
vai trò là kênh phân phối duy nhất tới thị trường, thập niên 70 là sự xuất hiện
của ATM-hệ thống máy rút tiền tự động- sau đó mạng lưới ATM đã nhanh
chóng lan rộng, cuối những năm 80 là Phone banking-dịch vụ ngân hàng qua
điện thoại, và những năm 90 chứng kiến sự ra đời của Internet banking, có

thể trong những năm tới là sự bùng nổ của Mobile banking. Tuy mới xuất
hiện nhưng những kênh phân phối điện tử này đang ngày càng chứng tỏ vai
trò hữu hiệu trong việc giao dịch với khách hàng, cả về không gian, thời gian


4

và mức phí. Hơn nữa, việc thiết lập và gắn kết kênh phân phối mới sẽ tạo ra
khả năng cho các chi nhánh bán lẻ đem về nhiều lợi nhuận và nâng cao khả
năng chuyển tải các dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân đã được cá nhân
hoá tới khách hàng. Tại Việt Nam, mô hình hệ thống chi nhánh đã đạt được
nhiều bước chuyển biến đáng kể từ khoảng 20 năm nay, tuy nhiên chắc chắn
rằng một sự đổi mới trong cách thức phân phối và sự nổi lên của các kênh
phân phối mới-các kênh phân phối điện tử sẽ đóng vai trò quan trọng trong
nền công nghiệp ngân hàng.
1.4.1 Sự xuất hiện của ATM- hệ thống máy rút tiền tự động.
Hệ thống ATM có thể làm được nhiều hơn là chỉ một dịch vụ rút tiền
mà lâu nay chúng ta vẫn nghĩ. Các ngân hàng đang tìm mọi cách để nâng
khả năng giao dịch với khách hàng, làm khách hàng chung thuỷ với các dịch
vụ ngân hàng cung cấp, chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt cùng lúc
giảm mức chi phí giao dịch mà khách hàng phải chịu. Khách hàng đang
ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về dịch vụ và chất lượng dịch vụ, họ mong
muốn được sử dụng dịch vụ một cách hoàn toàn thoải mái và tiện lợi. Hiện
nay, hầu hết các ngân hàng đã cung cấp thêm kênh phân phối ATM để phục
vụ khách hàng. Hệ thống ATM có thể cung cấp nhiều tiện ích tới khách
hàng như: rút tiền mặt, thanh toán các hoá đơn dịch vụ như: bảo hiểm, điện
nước, điện thoại; nhận thông tin từ ngân hàng; nhận quảng cáo từ màn hình
ATM, mua các thẻ dịch vụ trả trước-bằng cách in số code trên hoá đơn, mua
tem bưu chính…Việc cung cấp các dịch vụ đa dạng qua kênh phân phối này
giúp ngân hàng không chỉ tăng tiện ích cho khách hàng đang có mà còn cả

khách hàng tiềm năng. Mạng lưới ATM còn cho phép sử dụng các thẻ tín
dụng quốc tế do các tổ chức quốc tế phát hành như Visa, Master, American
express…Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại đã và đang tiếp tục phát
triển mạng lưới kênh phân phối ATM. Theo thống kê, Việt Nam hiện nay có
khoảng 2,1 chủ thẻ. Xét về sản phẩm thẻ quốc tế, ngày càng có nhiều ngân
hàng tham gia vào thị trường thẻ quốc tế nên số lượng và chủng thẻ này
cũng gia tăng nhanh chóng.
1.4.2 Phone Banking- dịch vụ ngân hàng qua điện thoại.
Phone banking là kênh phân phối các dịch vụ ngân hàng cung cấp tới
khách hàng thông qua điện thoại, cho phép khách hàng kết nối tới ngân hàng
và thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Khi khách hàng kết nối tới ngân
hàng, thông qua các cấu trúc như thư mục Voice, khách hàng lựa chọn các
dịch vụ ngân hàng theo mong muốn của mình.


5

Việc sử dụng Phone Banking có thể đem lại cho khách hàng tiện ích
như vấn tin số dư tài khoản, nhận được các thông tin về các khoản tín dụng,
chuyển tiền giữa các tài khoản và đặt lệnh dừng hoặc dỡ bỏ lệnh dừng đối
với các tài khoản séc. Hiện nay tại Việt Nam ngân hàng cổ phần á Châu-
ACB đang triển khai kênh phân phối này.
1.4.3 Internet banking.
Với Internet banking, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng
một cách thuận tiện tại nhà, tại công sở hay thậm chí tại bất cứ con phố nào,
vào bất cứ thời điểm nào. Khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và dành
thời gian quý báu để sử dụng cho việc khác. Khách hàng có thể sử dụng dịch
vụ ngân hàng 24/24. Chỉ với một thao tác đơn giản, khách hàng có thể thực
hiện các giao dịch: vấn tin số dư tài khoản, kiểm tra các giao dịch trong quá
khứ trong thời gian lên tới 90 ngày, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, quản lý

tài khoản séc, đặt lệnh phát hành séc, đăng ký thực hiện các khoản thanh
toán định kỳ, mở tài khoản, thay đổi các thông tin cá nhân, gửi các thông
báo tới ngân hàng, nhận các hỗ trợ trực tuyến từ ngân hàng, tải các giao dịch
đã thực hiện về phần mềm quản lý ngân quỹ.
Mạng lưới ngân hàng rộng lớn nhanh chóng gắn với mạng Internet
như một kênh phân phối hiệu quả để đi tới thị trường và chiếm lĩnh thị phần.
Tại Châu Âu đã có tới gần 20% khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng
thông qua Internet banking. Một nghiên cứu gần đây của CUNA-Credit
Union National Association, tỷ lệ khách hàng sử dụng Internet banking đã
tăng lên gần 2 lần trong vòng 3 năm vừa qua, từ 17% năm 2001 đến 40%
năm 2004. Chính vì các tiện ích mà Internet banking đem lại cho khách hàng
như tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện cho khách hàng quản lý một cách thoải
mái tình hình tài chính của họ. Sự kỳ vọng vào sự tăng lên nhanh chóng
trong tốc độ kết nối Internet, đã chuyển kênh phân phối Internet banking từ
vị trí một sự lựa chọn không thường xuyên trở thành kênh phân phối được
ưa thích. CUNA khẳng định, Internet banking không thể thiếu trong tiến
trình phát triển của công nghiệp ngân hàng. Cũng vậy, theo một báo cáo
được thực hiện từ tháng 10 tới tháng 12 năm 2001 của ACNielsen- công ty
chuyên cung cấp các thông tin và giải pháp về phát triển thị trường- số
khách hàng sử dụng kênh phân phối Internet banking tại New Zealand đã
tăng tới 54%, có tới trên 66% số người đang sử dụng mạng Intermet hiện
đang sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Thật thú vị khi chúng ta biết
rằng, tại New Zealand, số ngân hàng cung cấp dịch vụ trực tuyến còn nhiều
hơn so với các nhà cung cấp dịch vụ mua bán thương mại trực tuyến. Trên
50% số người sử dụng Internet tại New Zealand khi chuyển tiền hoặc vấn tin


6

tài khoản cho rằng họ thích sử dụng các dịch vụ trực tuyến hơn là việc sử

dụng các kênh phân phối face-to-face như tại các chi nhánh của ngân hàng.
Thời gian vừa qua, các ngân hàng dã tiếp tục đào tạo khách hàng của họ về
các tiện ích mà khách hàng có thể có được từ việc sử dụng Internet banking,
đặc biệt là tại các nước mà Internet được nhiều người sử dụng. Thực tế, các
ngân hàng mong muốn rằng khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với
máy tính của họ, sự giản đơn và tiện dụng đã thực sự hấp dẫn được khách
hàng. Tại Việt Nam, các ngân hàng cũng đang bước đầu tiên triển khai kênh
phân phối này, trong số đó có VCB, BIDV, ACB, ICB.
1.4.4 Mobile banking.
Mạng điện thoại di động đã trở thành rất phổ biến, đó là cơ sở quan
trọng cho sự khẳng định khả năng cao trong việc thâm nhập thị trường và
rằng dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng qua kênh phân phối này đã
tạo ra sự kết dính giữa khách hàng hiện tại, trong đó có tính tới khả năng
cung cấp dịch vụ tại mọi nơi, mọi lúc cho khách hàng. Chúng ta có cơ sở để
khẳng định rằng các dịch vụ mà kênh phân phối này có thể tạo ra còn tốt hơn
ngay cả công nghệ của chính nó- công nghệ không dây Wireless-và dịch vụ
sẽ là thứ sẽ đem lại lợi nhuận chứ không phải công nghệ.
Tiện ích đem lại từ việc cung cấp đường truy cập qua mạng không
dây-wireless là các thông tin tài chính đặc thù tại mọi thời điểm và mọi nơi
sẽ đem lại sự tăng trưởng trong số lượng giao dịch của mỗi khách hàng.
Điều này tới lượt nó đem lại lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời cũng làm
mở rộng và nổi bật sự xuất hiện của mạng lưới chi nhánh.
Chúng ta cần biết rằng, không có một tiêu chuẩn nào trong công nghệ
không dây của ngân hàng và mỗi ngân hàng có những yêu cầu đặc thù.
Mobile banking có hai kênh phân phối nhỏ là SMS và WAP, trong đó kênh
SMS cho phép khách hàng nhận được dịch vụ với mức phí thấp nhất, đặc
biệt hữu dụng đối với các quốc gia đang có mức phí viễn thông cao.
Đối với những khách hàng không muốn sử dụng dịch vụ qua Internet,
ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ cho họ thông qua Mobile banking. Thực
tế, Mobile banking không phảI là một khái niệm mới, hơn thế lịch sử của nó

đã có trước khi có Internet, nó xuất hiện từ những năm 1991. Đó là một cuốn
sách hướng dẫn khách hàng để có thể kết nối với tài khoản ngân hàng thông
qua telephone, sử dụng máy tính và một modem. Hiện nay, có nhiều điện
thoại có thể chuyển tải dữ liệu với tốc độ rất cao, lên tới 9600.bps (bit per
second). Hơn nữa một chiếc điện thoại thì có kích thước nhỏ hơn và rẻ hơn
rất nhiều so với một computer và modem. Nhanh hơn, nhỏ hơn, rẻ hơn, lại
chuyển tải được nhiều dữ liệu hơn, một đánh giá mới của công ty chuyên


7

khảo sát thị trường- công ty E-Markerter đã cho thấy rằng 71% số khách
hàng của ngân hàng đã cho rằng Mobile banking tiết kiệm được rất nhiều
thời giờ và sức lực cho họ.
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu: Mobile banking là hình thức thanh toán
trực tuyến quan mạng điện thoại di động, song hành với phương thức thanh
toán qua mạng Internet, ra đời khi mạng Internet phát triển đủ mạnh vào
khoảng thập niên 90. Phương thức này được ra đời nhằm giải quyết nhu cầu
thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ (micro payment) hoặc những dịch vụ
tự động không có người phục vụ. Muốn tham gia dịch vụ khách hàng đăng
ký để trở thành thành viên chính thức trong đó quan trọng là cung cấp
những thông tin cơ bản như số điện thoại di động, tài khoản cá nhân dùng
trong thanh toán. Sau đó, khách hàng được nhà cung ứng dịch vụ thanh toán
qua mạng này cung cấp một mã số định danh (ID). Mã số này không phải là
số điện thoại và nó sẽ được chuyển thành mã vạch để dán lên điện thoại di
động, giúp cho việc cung cấp thông tin khách hàng trong việc thanh toán
được nhanh chóng, chính xác, đơn giản hơn tại các điểm đầu cuối của điểm
bán hàng hay cung ứng dịch vụ. Cùng với mã số định danh khách hàng còn
được cấp một mã số cá nhân (PIN) để khách hàng xác nhận giao dịch thanh
toán khi nhà cung cấp dịch vụ yêu cầu. Sau khi hoàn tất thủ tục cần thiết thì

khách hàng sẽ là thành viên chính thức và đủ điều kiện để thanh toán thông
tin qua điện thoại di động.
1.4.5 Home banking.
Ngân hàng tại nhà, khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng
nhưng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch
được tiến hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy
tính của ngân hàng. Thông qua dịch vụ Home banking, khách hàng có thể
thực hiện các giao dịch chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo nợ,
báo có,…Để sử dụng được dịch vụ home banking khách hàng chỉ cần có
máy tính kết nối với hệ thống máy tính của ngân hàng thông qua modem-
đường điện thoại quay số, khách hàng phải đăng ký số điện thoại và chỉ
những số điện thoại này mới được kết nối với hệ thống Home banking của
ngân hàng.
1.4.6 Call center.
Callcenter bắt đầu hình thành vào những năm 80, đã tạo ra một cách
thức mới trong chiến lược phát triển kênh phân phối, một loạt những dịch vụ
được cung cấp với mức giá cạnh tranh tới khách hàng thông qua phone bằng


8

việc đào tạo nhân viên của ngân hàng. Việc sử dụng TDMF (Dial tone mutil
frequency) đã giảm đi điều gây khó chịu cho nhiều khách hàng do cấu trúc
thư mục cuả Telephone banking. Đây được xem là bước tiếp theo của việc
tiếp tục giảm chi phí và tăng hiệu quả, tiện ích cho khách hàng.
Việc thực hiện các dịch vụ mới đã đạt được khách hàng mới. Thị phần
các khách hàng này thường coi trọng trạng thái độc quyền trong khả năng
giao dịch với ngân hàng bán lẻ. Với đặc thù đó, các tỷ lệ phí cao đối với việc
đề nghị thấu chi, các khoản tín dụng… các ngân hàng đã nhận ra được giá trị
tiềm năng mà đối tượng khách hàng này mang lại cho mình.

Thực tế, các dịch vụ tự động có thể làm cho khách hàng cảm thấy khó
chịu. Để duy trì được phần cốt lõi của thị trường này, một thị trường mà sự
khác biệt về dịch vụ là chìa khoá. Nắm giữ được các cuộc điện thoại gọi tới,
nhận ra khách thuộc một mạng cao cấp nào đó và chuyển đến một nhân viên
phục vụ thích hợp, đó chính là cá nhân hoá dịch vụ. Khách hàng biết rằng họ
sẽ được nói chuyện với một số người nào đó và có thể thiết lập mối quan hệ
với người này một cách tốt đẹp, như vậy, là liên hệ với ngân hàng. Một số
ngân hàng đã sẵn sàng trong việc thay đổi cách thức phục vụ khách hàng qua
Callcenter. Nhận ra tầm quan trọng của các dịch vụ dành cho khách hàng cá
nhân, và nhận thấy sự hạn chế hay mặt trái mà DTMF có khả năng mang lại
cho cơ sở khách hàng, các cuộc gọi được trả lời trực tiếp bởi nhân viên ngân
hàng tốt hơn nhiều một hệ thống máy móc tự động. Các ngân hàng đang
nhanh chóng bành trướng khả năng của họ nhằm làm khác biệt hoá chính họ
trong một thị trường tự động ngày nay.
1.5 Thị trường dịch vụ ngân hàng điện tử.
1.5.2 Thị trường B2C (khách hàng là người tiêu dùng).
Trong những năm vừa qua, ngân hàng điện tử đã phát triển lớn mạnh
và nhanh chóng. Theo nghiên cứu của Jupiter Media, tổng số các giao dịch
qua mạng của toàn bộ ngân hàng tại Mỹ đã tăng 77,6% chỉ trong vòng một
năm từ tháng 7 năm 2000 tới tháng 7 năm 2001, trong khi đó, cùng thời
gian, lưu lượng giao thông trao đổi thông tin qua World Wide Web chỉ tăng
19,8% trong cùng thời kỳ. Một cơ quan nghiên cứu trên mạng: Datamoditor
đã dự đoán cho giai đoạn 2002 đến hết năm 2002 số lượng tài khoản ngân
hàng điện tử tại Châu Âu sẽ tăng trung bình 34%/năm và dự kiến từ 1,3 triệu
tài khoản năm 2002 sẽ tăng lên xấp xỉ 34,2 tài khoản vào năm 2003, và số
người sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ tăng lên nhanh chóng.
Giao dịch qua ngân hàng điện tử hoạt động hiện nay chiếm từ 5-10%
tổng khối lượng giao dịch của các ngân hàng bán lẻ của Mỹ và Châu Âu, ít
hơn giao dịch của hoạt động kinh doanh bảo mật trên mạng từ 20-25%



9

nhưng lớn hơn khoảng 20% so với giao dịch B2C (Business to Consumer).
Tại Pháp, số lượng tài khoản ngân hàng điện tử đã tăng 75%/năm và dự
đoán sẽ đạt tới con số 10.000 tài khoản vào năm 2003.
1.5.2 Thị trường B2B (khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp).
Đây là một thị trường đầy tiềm năng và tăng trưởng nhanh chóng. Với
sự hiện diện ngày càng nhiều của các công ty trực tuyến, các cửa hành “ảo”
và xu hướng gia tăng ngày càng nhiều người tiêu dùng mua bán hàng hoá và
sử dụng dịch vụ trên mạng, Internet và thương mại điện tử đã có những bước
tăng trưởng đáng kinh ngạc. Theo nghiên cứu của Gartner Group và Forester
Research, doanh thu từ giao dịch B2B chỉ riêng năm 1999 là 91 triệu USD
và ước đạt 2,7 tỷ USD vào năm 2003. Tính tới năm 2003, chỉ riêng tại Mỹ
đã có gần 16.000 tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ qua mạng, tăng gấp bội
lần so với con số 1.150 tổ chức vào năm 1998.
1.6 Một số phương tiện giao dịch thanh toán điện tử được sử
dụng trong ngân hàng điện tử.
1.6.1 Tiền điện tử-Digital cash.
Tiền điện tử là một phương thức thanh toán trên Internet. Người muốn
sử dụng tiền điện tử yêu cầu tới ngân hàng. Ngân hàng phát hành tiền điện tử
sẽ phát hành một bức điện được ký phát bởi mã cá nhân (private key) của
ngân hàng và được mã hoá bởi khoá công khai (Public key) của khách hàng.
Nội dụng bức điện bao gồm thông tin xác định người phát hành, địa chỉ
Internet, số lượng tiền, số seri, ngày hết hạn (nhằm tránh việc phát hành và
sử dụng hai lần). Ngân hàng sẽ phát hành tiền với từng khách hàng cụ thể.
Khách hàng cất giữ tiền điện tử trên máy tính cá nhân.
Khi thực hiện một giao dịch mua bán, khách hàng gửi tới nhà cung
cấp một thông điệp điện tử được mã hoá bởi khoá công khai của nhà cung
cấp hàng hoá, dịch vụ. Nhà cung cấp dùng khoá riêng của mình để giải mã

thông điệp, đồng thời kiểm tra tính xác thực của thong điệp thanh toán này
với ngân hàng phát hành cũng bằng mã hoá công khai của ngân hàng phát
hành và kiểm tra số seri tiền điện tử.
1.6.2 Séc điện tử – Digital cheques.
Cũng sử dụng kỹ thuật tương tự như trên để chuyển phát séc và hối
phiếu điện tử trên mạng Internet. Séc điện tử có nội dung giống như séc
thường chỉ khác biệt duy nhất là séc này được ký điện tử (tức là được mã


10

hoá thông điệp bằng mật mã cá nhân của người ký phát séc). Khi ngân hàng
của người thụ hưởng thực hiện nghiệp vụ nhờ thu séc, họ đánh dấu lên thông
điệp điện tử và việc thông điệp này được mã hoá bởi khoá công khai của
ngân hàng phát hành séc sẽ là cơ sở cho việc thanh toán séc điện tử này.
1.6.3 Thẻ thông minh – Ví điện tử – Stored Value smart Card.
Là một loại thẻ nhựa gắn với một bộ vi sử lý (Micro processor chip).
Người sử dụng thẻ nạp tiền vào thẻ và sử dụng trong việc mua hàng. Số tiền
được ghi trong thẻ sẽ được trừ lùi dần cho đến rezo. Lúc đó chủ sở hữu có
thể nạp lại tiền hoặc vứt bỏ thẻ. Ví điện tử được dùng rất nhiều trong các
giao dịch điện tử như ATM, Internet banking, homebanking, telephone
banking hoặc mua hàng trên Internet với một đầu đọc thẻ thông minh kết nối
vào máy tính cá nhân.
1.7 Xây dựng luật giao dịch điện tử trên các nước.
Xây dựng luật giao dịch điện tử là một trong những vấn đề quan trọng
quyết định sự thành công trong giao dịch điện tử.
Luật giao dịch điện tử được coi là văn bản pháp lý căn bản đặt nền
móng cho việc triển khai thương mại điện tử nói chung và giao dịch ngân
hàng điện tử nói riêng. Cho đến nay, ở các nước đã ban hành khá nhiều văn
bản về giao dịch điện tử như:

Luật về chữ ký điện tử- hướng dẫn 1999-93 EC (Châu Âu). Mục tiêu
là khuôn khổ pháp lý và các điều kiện kỹ thuật của chữ ký điện tử.
Hướng dẫn về các tổ chức kinh doanh tiền điện tử- hướng dẫn số
2000-45-EC ngày 18/9/2000. Mục tiêu là thúc đẩy niềm tin của khách hàng
vào việc sử dụng đồng tiền điện tử, xây dựng một khuôn khổ quy định cho
các tổ chức kinh doanh tiền điện tử.
Kiến nghị về an toàn điện tử. Kiến nghị của uỷ ban Châu Âu ngày
6/6/2001 mục tiêu là đảm bảo tính bảo mật và khả năng truy cập của mạng
lưới thông tin.
Luật về ngân hàng và các giao dịch tài chính điện tử (Libăng)- thông
tư số 1810 ngày 30/3/2000. Mục tiêu của luật này là hiện đại hoá, điều chỉnh
và tổ chức ngành ngân hàng điện tử.
Đạo luật về chữ ký điện tử, cơ quan ban hành SEC năm 1999. Mục
tiêu là giữ lại các hồ sơ giao dịch điện tử theo yêu cầu của các quy định, đạo
luật hay luật, quy tắc các điều khoản xác minh, lưu trữ hồ sơ và thời hạn.
Nhình chung, để các giao dịch điện tử đI vào hoạt động ổn định thì ở các


11

nước phát triển, việc xây dựng luật giao dịch điện tử đã được triển khai khá
tốt, đặt nền móng để đưa giao dịch điện tử đến gần hơn với người sử dụng.
II. Tiền đề để phát triển ngân hàng điện tử.
2.1 Sự xuất hiện mạng Internet - một gợi ý phát triển ngân hàng
điện tử.
Vai trò của mạng Internet đối với nền kinh tế thế giới hiện nay thực sự
không thể nào phủ nhận. Mỗi ngày, số người sử dụng Internet tăng lên
không ngừng và rất nhiều ứng dụng của mạng toàn cầu được con người
khám phá. Vào cuối năm 2001, trên thế giới đã có trên 670 triệu người sử
dụng Internet và theo dự báo của ETFORECASTS, số người sử dụng

Internet ước đạt tới con số 1,2 tỷ người vào năm 2005. Tại Mỹ, vào cuối
tháng 12/2002, đã có 54% dân số sử dụng Internet và mỗi tháng có thêm 2
triệu người mới tham gia vào mạng trực tuyến. Từ mục đích ban đầu là trao
đổi thông tin, chia sẻ tài nguyên, mạng Internet ngày nay đã trở thành xương
sống cho mọi hoạt động của con người như kinh doanh-thương mại điện tử,
quản lý hành chính-chính phủ điện tử, học tập và nghiên cứu… và hiện nay
nền kinh tế điện tử với tất cả hoạt động của nền kinh tế được xây dựng trên
một nền tảng mới-hệ thống mạng toàn cầu.
Theo nghiên cứu của Internet Indicators, vào năm 2000, năm kết thúc
của thế kỷ XX, tổng doanh thu của nền kinh tế điện tử toàn cầu đã đạt tới
con số 830 tỷ USD, gấp 1,58 lần so với năm 1999, và giải quyết 3 triệu chõ
làm trong các công ty hoạt động, kinh doanh trong môi trường mạng. Con
số này tăng lên gấp đôi vào năm 2005, với sự phát triển không ngừng của
các sản phẩm, dịch vụ qua mạng cũng như số lượng khách hàng sẵn sàng
tham gia vào nền kinh tế điện tử.
2.2 Sự ưa chuộng sử dụng mạng Internet của dân chúng - tiền đề
cho tiến trình xây dựng và phát triển những sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng mới.
Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay đã giúp cho khách
hàng trở thành những “thượng đế” đúng nghĩa. Với sự tiến bộ của khoa học
công nghệ, ngày nay, khách hàng có thể tiến hành hoạt động tài chính mọi
nơi, mọi lúc, 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần và 365 ngày mỗi năm. Mỗi
ngày qua, khách hàng lại được cung cấp rất nhiều dịch vụ qua rất nhiều kênh
phân phối mới: ngân hàng điện thoại-Phone banking, ngân hàng tại nhà qua
mạng Internet –home banking, ngân hàng tự động – Kiosk banking, ngân
hàng qua tivi tương tác –iTV banking…và rất nhiều các kênh khác.


12


Sự tương tác và trao đổi thông tin giữa ngân hàng và khách hàng
thông qua mạng máy tính đã giúp cho ngân hàng có thể nắm bắt cụ thể nhu
cầu của khách hàng và “cá biệt hoá” dịch vụ ngân hàng cho từng nhu cầu
riêng biệt và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Theo Wah năm 2003,
65% giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng là thông qua những kênh điện
tử (electronic channels). Điều này chứng tỏ khách hàng đã quen dần và chấp
nhận sử dụng những tiến bộ công nghệ mới trong dịch vụ ngân hàng.
Thực hiện giao dịch ngân hàng qua hệ thống mạng điện thoại di động
cũng được các khách hàng trên thế giới ưa chuộng tuy nhiên do chi phí còn
hơi cao nên còn ít người chấp nhận sử dụng. Hiện nay, một số ngân hàng chỉ
mới tạm dừng trong việc cung cấp những dịch vụ đơn giản và tiện lợi cho
khách hàng như cung cấp thông tin tài khoản qua tin nhắn (SMS), cung cấp
thông tin thị trường như tỷ giá, giá cả…và tại một vài nước Châu Âu, kết
hợp với hệ thống định vị toàn cầu GMS và phần mềm ACI, khách hàng có
thể sử dụng hệ thống liên lạc này để xác nhận thanh toán tại các điểm point-
of –sales, thanh toán tiền taxi, vé đI lại…tuy nhiên đây là một thị trường rất
lớn cho các ngân hàng do sự thuận tiện và nhanh chóng của nó, chỉ riêng
Châu Âu đã có trên 30% người sử dụng mạng không dây tỏ ra thích thú với
dịch vụ ngân hàng qua mạng di động (Datamonitor IMPACT stuy 4, 2003)
iTV (TV tương tác) ra đời cũng là một công nghệ mới trong giảI trí, từ
đây những người xem tivi không phảI thụ động và chờ trực những chương
trình giảI trí mình thích mà có thể chọn chương trình, xem lại, lưu giữ
chương trình mình thích. Cùng với sự phát triển của iTV, dịch vụ ngân hàng
quan TV tương tác cũng rất được ưa chuộng và hứa hẹn nhiều triển vọng,
Datamonitor đã dự đoán vào năm 2003, số người sử dụng iTV tại Châu Âu
sẽ đuổi kịp số người sử dụng Internet vào năm 2005.
III. Những vấn đề cần chú trọng khi phát triển ngân hàng điện tử.
3.1 Vấn đề bảo mật và an ninh mạng - một yếu tố quan trọng
trong tiến trình xây dựng ngân hàng điện tử.
Bảo mật và an ninh mạng luôn là vấn đề được xét đến đầu tiên trong

bất cứ chiến lược xây dựng ngân hàng trên mạng của các ngân hàng. Môi
trường mạng luôn tiềm ẩn những nguy cơ không lường trước được có thể
ảnh hưởng tới một phần hay toàn bộ hoạt động của các ngân hàng. Đặc biệt
do tính chất nhạy cảm của ngành, thông thường các ngân hàng thường
“ngậm bồ hòn làm ngọt”, chịu thiệt hại rồi tự sửa chữa chứ không thể cầu
cứu tới sự trợ giúp từ bên ngoài. Trong những năm vừa qua, đã có những vụ
đột nhập gây thiệt hại lớn cho các ngân hàng như Citibank năm 1997 làm
thiệt hại tới 10 triệu USD, hay ngân hàng Bristih bị tống tiền tới 400 triệu


13

USD vào năm 1996. Hiện nay các ngân hàng cũng như các tổ chức an ninh
mạng đã xây dựng nhiều công nghệ nhằm chống lại sự xâm nhập cũng như
giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng.
Xét về phía khách hàng, tuy mạng Internet có rất nhiều tiện ích nhưng
không đồng nghĩa với việc làm tăng tính thu hút và tính hấp dẫn đối với tất
cả mọi người. Nghiên cứu bởi MORI-Market and Opinion Reserch
International, công ty lớn nhất tại Anh Quốc về nghiên cứu thị trường- đã
mang lại cho chúng ta một điều đáng phải thừa nhận đó là sự hồ nghi về tính
bảo mật là nguyên nhân chính ngăn trở việc triển khai thực hiện các dịch vụ
ngân hàng trực tuyến. Tới 60% người được hỏi cho rằng việc sử dụng
usename và mật khẩu truy cập không là đủ an toàn và bảo mật. Tuy nhiên
38% số người được hỏi đã trả lời rằng họ sẵn sàng sử dụng dịch vụ ngân
hàng trực tuyến nếu tính bảo mật của các dịch vụ này được nâng cao hơn.
Việc sử dụng WAP (Wireless Application Protocol) và 3G (third
genneration) tỏ ra cũng là vấn đề liên quan đến tính bảo mật trong việc truy
cập vào các dữ kiện điện tử từ điện thoại. Nghiên cứu chứng minh rằng việc
phát triển kênh này có thể bị cản trở bởi vấn đề người sử dụng cuối cùng và
bảo mật, một sự thiếu an toàn về niềm tin.

Nếu các ngân hàng mong muốn tiếp tục phát triển nền khách hàng và
có được sự tăng trưởng giao dịch thông qua ngân hàng điện tử, chắc hẳn họ
còn phải làm nhiều việc để có thể thuyết phục khách hàng - các thế hệ khách
hàng truyền thống - về tính bảo mật và an toàn dù là các dịch vụ ngân hàng
trực tuyến phục vụ cố định hay thông qua các thiết bị di động. Vấn đề chính
là khi các ngân hàng quản lý một giao dịch thông qua mạng không dây,
khách hàng chỉ cần duy nhất một số PIN để bắt đầu thực hiện các giao dịch
và chính số PIN duy nhất đó đã không đảm bảo rằng người đang giao dịch là
chủ tài khoản đích thực. Một vấn đề khác cũng rất quan trọng là nhiều vụ tấn
công vào tính bảo mật và hệ thống bảo mật của ngân hàng. Hiện nay, không
có tiêu chuẩn nào về tính bảo mật, các giải pháp được đưa ra hiện nay bao
gồm: hạn chế các loại giao dịch để có thể giảm thiểu rủi ro cho khách hàng,
ví như việc chuyển tiền tới một đối tượng thứ 3, sử dụng một số PIN khác
cho Mobile banking ví như việc sử dụng một số dịch vụ thông qua kênh
phân phối của Mobile banking của Citibank thông qua MPIN (Mobile
banking personal indentification numrber); cấu trúc mạng phải vững chắc…
Hệ thống bảo mật đang được sử dụng phổ biến hiện nay là PKI (phublic key
infrastructure), một cấu trúc mã hoá sử dụng cho PDA và smart_phone, PKI
chứa hai mã, một mã cho công chúng và một mã cho cá nhân, được sử dụng
để xác thực người sử dụng và mã hoá dữ liệu.
Với mạng Internet, các ngân hàng có thể thực hiện các giao dịch với
khách hàng 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần – điều này cũng tiềm ẩn


14

nguy cơ rủi ro về giao dịch tăng lên rất lớn và phát sinh yêu cầu quản trị rủi
ro đó. Các ngân hàng đang rất dè dặt trong việc đi ra trước công chúng nhằm
tránh khỏi những phá hoại có thể ảnh hưởng tới danh tiếng của ngân hàng.
Điều đáng quan tâm này có thể trở nên trầm trọng hơn bởi nhiều khách quan

mang tính thể chế. Các yêu cầu thể chế về hạn chế sử dụng tiền mặt có thể
dẫn tới sự bùng nổ việc sử dụng Internet baking và Mobile banking. Các
ngân hàng báo cáo rằng có sự tăng trưởng 500% trong việc sử dụng các dịch
vụ ngân hàng thông qua cổng giao dịch trực tuyến do công chúng mong
tránh khỏi việc xếp hàng dài ngoài ngân hàng để nhận tiền. Ngân hàng Tây
Ban Nha-Banco de Galicia báo cáo rằng họ đã tăng lên 30.000 khách hàng
trực tuyến mỗi tháng, trong khi con số đó chỉ là 4000 khách hàng/tháng
trong 6 tháng trước đây; Bank Boston báo cáo một xu hướng tương tự như
vậy tại ngân hàng của họ, họ nhận ra rằng việc tăng gấp đôi nền khách hàng
và số lượng giao dịch đã tăng lên gấp 3 lần. Việc hạn chế thanh toán bằng
tiền mặt cũng dẫn tới việc tăng trưởng trong các kênh phân phối khác như
giao dịch ATM tăng 70% và thu nhập từ thẻ tín dụng đã tăng lên 750%. Quả
là những con số khổng lồ.
Những phương án thường được các ngân hàng sử dụng để bảo
mật và an ninh mạng:
Hệ thống tường lửa: (Fire wall) là hệ thống phần mềm kiểm soát
thông tin nhằm ngăn chặn các thâm nhập bất hợp pháp, ngăn chặn virut máy
tính, bảo vệ dữ liệu…
Hệ thống mã hoá thông tin và bảo mật giao dịch: sử dụng các thuật
toán phức tạp nhằm mã hoá dữ liệu và ngăn ngừa việc thay đổi thông tin như
Username và Pasword, mã hoá PKI (Public key anh Private key), cấp chứng
chỉ và chứng nhận trực tuyến (Digital CA and Online Authorise)…
Hệ thống quản lý thông tin tín dụng, thông tin tài chính.
Ngoài ra, các tổ chức, các ngân hàng còn xây dựng cho mình những
hệ thống bảo mật, những phần mềm chuyên biệt nhằm bảo vệ tốt nhất cho
mình, cho khách hàng.
3.2 Xây dựng chi nhánh trực tuyến (E-branch).
Với sự phát triển nhảy vọt của ngân hàng điện tử, đã có sự thay đổi
nhận thức sâu sắc về tương lai của ngân hàng điện tử, trong những năm thập
niên 90, người ta nghĩ rằng sự phát triển của ngân hàng điện tử sẽ làm biến

mất mô hình ngân hàng bán lẻ truyền thống và mở đường cho những người
mới ở ngoài lĩnh vực ngân hàng. Nhưng quan điểm thống trị hiện nay đó là
sự thành công của ngân hàng điện tử chỉ đến khi nó được xây dựng trên nền
tảng ngân hàng truyền thống, đó là sự kết hợp giữa “click” và “mortar” (hiện


15

đại và cổ điển). Mạng Internet toàn cầu được coi như là một kênh phân phối
mới, bổ sung cho những kênh phân phối hiện tại như ngân hàng qua điện
thoại hay mạng lưới ATM (máy giao dịch tự động – Automatic teller
machine)…
Hai ví dụ tiêu biểu chính là ngân hàng Well Fargo tại Mỹ và Nordea
tại Scandinavia. Hai ngân hàng đã áp dụng mô hình này ngay từ những ngày
đầu của kỷ nguyên Internet. Well Fargo đã có số tài khoản ngân hàng điện tử
cao nhất thế giới hiện nay, 3triệu trong số 24 triệu tài khoản, còn Noredea thì
có số khách hàng trực tuyến qua mạng đông nhất, khoảng 2,3 triệu khách
hàng, chiếm khoảng 20%. Và nguyên nhân thành công được tổng kết như
sau:
Cả hai ngân hàng đều là ngân hàng dẫn đầu trên thị trường của họ, họ
có hệ thống khách hàng lớn và nhiều tiềm năng (tỷ lệ sử dụng Internet tại 2
khu vực này rất cao).
Cả hai ngân hàng đều có mong muốn “ảo hoá ngân hàng”, sử dụng
mạng Internet để phân phối những sản phẩm, dịch vụ mới.
Cả hai đều ứng dụng công nghệ Internet từ rất sớm: ví dụ như Well
Fargo năm xuất hiện trên mạng là từ 1989 và cung cấp dịch vụ trực tuyến
vào năm 1995.
Mô hình thứ hai là ngân hàng ảo, E-bank, là một tổ chức tín dụng chỉ
tồn tại trên môi trường mạng Internet mà không hề có một chi nhánh truyền
thống nào. Ngân hàng có thể tồn tại mà không bị hạn chế bởi bất cứ giới hạn

nào như khoảng cách địa lý, thời gian làm việc hành chính…Đây là một mô
hình hoàn hảo và linh hoạt nhất, tuy nhiên nó chỉ thực sự tồn tại khi hệ thống
ngân hàng đạt được đến sự phát triển nhất định. Bởi vì, việc khuyến khích
khách hàng đã có sử dụng thêm dịch vụ mới thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so
với cạnh tranh tìm khách hàng mới của các ngân hàng ảo và sự tồn tại của
các ngân hàng này phụ thuộc rất nhiều vào những tiến bộ trong nhận thức
của khách hàng. Hiện nay cũng có rất nhiều ngân hàng ảo trên mạng Internet
và họ cũng có những thành công đáng kể, ví dụ như, Ngân hàng Internet đầu
tiên trên thế giới là ngân hàng Security Fist Network bank, được sở hữu bởi
ngân hàng Royal tại Canada,và đã có trên 150.000 khách hàng. Một ngân
hàng khác cũng có trên 110.000 tài khoản khách hàng là Netbank có tài sản
trên 1,5 triệu USD vào cuối năm 2000…
3.3 Đa dạng hoá kênh phân phối điện tử nhằm cung cấp các dịch
vụ điện tử đến tay mọi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân
hàng.


16

×