Mô hình cạnh tranh hoàn hảo - 5 lực lượng cạnh tranh của Potter
Bạn đánh giá sức mạnh doanh nghiệp mình như thế nào? Các lực lượng cạnh
tranh ra sao? Phân tích SWOT không thôi liệu có đủ?
Công cụ phân tích mô hình cạnh tranh hoàn hảo Potter là một công cụ đơn
giản nhưng rất có ý nghĩa khi tìm hiểu sức mạnh của doanh nghiệp nằm ở
đâu. Công cụ này rất hữu ích vì nhờ đó, chúng ta có thể hiểu rõ điểm mạnh
trong vị thế cạnh tranh của mình và lợi thế khi chuyển đổi kinh doanh.
Nắm rõ sức mạnh nằm ở đâu, bạn có thể tận dụng tối đa những lợi điểm của
mình, cải thiện điểm yếu và tránh những bước đi sai lầm. Nó là một phần
quan trọng trong nhóm công cụ về xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Như các công cụ khác, công cụ này thường được sử dụng để chứng minh liệu
sản phẩm, dịch vụ hay hoạt động kinh doanh mới của bạn có tiềm năng mang
lại lợi nhuận hay không. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng công cụ này
để tìm hiểu về sự cân bằng các nguồn sức mạnh của mình trong những tình
huống đó.
Tìm hiểu về công cụ
Phân tích 5 nguồn sức mạnh trong cạnh tranh hoàn hảo, đặt ra giả thiết rằng
tồn tại 5 lưc lượng quan trọng quyết định ưu thế cạnh tranh trong hoạt động
kinh doanh, bao gồm:
1. Sức mạnh từ nhà cung cấp: Bạn có thể nhận biết việc chạy đua theo giá
của những nhà cung cấp một cách dễ dàng. Cuộc đua tranh giá này phụ thuộc
vào số lượng nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, tính độc quyền của sản phẩm
và dịch vụ, điểm mạnh và khả năng kiểm soát thị trường của họ thông qua
bạn, chi phí vận chuyển từ người này sang người khác… Bạn lựa chọn càng
ít nhà cung cấp, bạn sẽ cần tới sự hỗ trợ từ họ càng nhiều hơn, sức mạnh của
họ sẽ càng mạnh hơn.
2. Sức mạnh từ người mua: Hãy tự hỏi liệu có dễ dàng cho người mua khi
họ chạy đua theo giá thấp. Cũng giống như nguồn sức mạnh trên, việc chạy
đua giá này sẽ phụ thuộc vào số lượng người mua, tầm quan trọng của từng
đối tượng người mua đối với bạn, chi phí vận chuyển hàng hóa, dịch vụ mà
bạn cung cấp cho các đối tượng khác… Nếu bạn phân phối hàng cho càng ít
người mua, sức mạnh của họ càng lớn, và họ có thể đòi hỏi ở bạn một số điều
kiện.
3. Sự ganh đua giữa những đối thủ cạnh tranh: Điểm quan trọng trong yếu
tố này nằm ở số lượng và năng lực của các đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn có
nhiều đối thủ cạnh tranh, và họ cung cấp những hàng hóa và dịch vụ hấp dẫn
như nhau, có nghĩa là sức mạnh của bạn trong tình huống này yếu hơn, bởi cả
người bán và người mua sẽ tìm đến những nhà phân phối khác nếu họ không
thỏa hiệp được với bạn. Mặt khác, nếu không ai có thể làm được như bạn,
bạn sẽ dành được lợi thế về phía mình.
4. Đe dọa từ sự thay thế: Yếu tố này bị ảnh hưởng bởi khả năng của khách
hàng trong việc tìm ra các phương pháp khác nhau để thực hiện công việc
tương tự như bạn. Ví dụ, nếu bạn cung cấp một sản phẩm phần mềm độc
quyền nào đó, tự động theo một quy trình nhất định, những nhà cung cấp
khác sẽ thay thế bằng việc thực hiện quy trình điều khiển bằng tay hay sử
dụng thiết bị thuê ngoài. Nếu sự thay thế này được thực hiện dễ dàng và khả
thi thì sức mạnh của bạn càng yếu.
5. Đe dọa từ những đối thủ mới: Sức mạnh thường bị ảnh hưởng bởi khả
năng của những đối thủ mới gia nhập thị trường. Nếu thời gian và chi phí để
gia nhập thị trường và hoàn thiện sản phẩm trong lĩnh vực bạn kinh doanh
càng ít, nếu quy mô kinh tế ngành càng ít hay nếu sự bảo hộ công nghệ độc
quyền của bạn càng thấp thì càng có nhiều đối thủ cạnh tranh mới gia nhập
thị trường hơn, và sẽ đe dọa vị thế của bạn. Nếu rào cản khi gia nhập thị
trường đủ mạnh và lâu bền, bạn sẽ bảo toàn được vị trí và dành lại ưu thế
cạnh tranh của mình.
Những sức mạnh cạnh tranh đó được kết hợp với nhau như trong sơ đồ
sau:
Sử dụng công cụ
Để sử dụng công cụ này trong việc đánh giá vị thế của mình, hãy xem xét
thật kỹ từng nguồn lực lượng và ghi lại những đánh giá của bạn vào sơ đồ
như trên.
Hãy suy ngẫm về những yếu tố thích hợp cho thị trường và vị thế của bạn, và
kiểm tra lại một lần nữa những yếu tố đã được liệt kê trong sơ đồ trên.
Sau đó, hãy đánh dấu những yếu tố then chốt, và tính toán xem quy mô của
chúng ra sao. Cách đơn giản để thực hiện công việc đó là sử dụng những ký
hiệu, ví như: dấu + đánh dấu những điểm là thế mạnh của bạn, và dấu – là
những điểm chống lại bạn (có thể tham khảo thêm trong ví dụ dưới đây)
Cuối cùng, hãy xem xét toàn bộ tình huống mà bạn đang phân tích và đánh
giá sự ảnh hưởng tới bạn. Hãy nhớ rằng, trong một số tình huống, kết quả
đem lại rất hoàn hảo, tuy nhiên hãy nhìn nhận những yếu tố đó theo cách giúp
bạn tư duy rằng bạn cần phải thay đổi để tăng cường sức mạnh của mình với
những đối tượng khác.
Công cụ này được sáng tạo bởi giáo sư trường Đại học Kinh doanh Harvard,
Michael Potter, nhằm phân tích sức thu hút và tiềm năng lợi nhuận của
ngành. Kể từ khi được phát minh, công cụ này đã trở thành một trong số
những công cụ chiến lược kinh doanh quan trọng. Tham khảo thêm bài báo
trước giới thiệu về “Thế nào là Chiến lược cạnh tranh hoàn hảo” trên Harvard
Business Review số 57, vào tháng 3-4 năm 1979, từ trang 86 đến 93.
Ví dụ tham khảo:
Martin Johnson đang băn khoăn trước quyết định nên tiếp tục công việc của
mình hay trở thành chủ trang trại, anh rất thích cuộc sống nông thôn và muốn
được làm ông chủ. Anh ta đã sử dụng phân tích 5 lực lượng cạnh tranh của
Potter:
Những lực lượng cạnh tranh đó được kết hợp với nhau như trong sơ đồ sau:
Điều khiến M.Johnson quan ngại là:
Sự đe dọa của những đối thủ mới khá cao: Nếu có ai đó nhìn ra khả
năng sinh lời từ thị trường này, họ sẽ gia nhập ngành một cách dễ dàng,
sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh.
Sự cạnh tranh khá gay gắt: Nếu một ai đó tăng giá, họ ngay lập tức sẽ
phải hạ giá ngay. Những đối thủ cạnh tranh trên thị trường đều có khả
năng tạo áp lực về giá cả.
Sức mạnh của người mua rất cao, một lần nữa tạo nên áp lực về giá cả.
Có một vài sự đe dọa về việc thay thế.
Trừ khi anh ta tìm ra cách để thay đổi tình thế của mình, có vẻ như đây là một
ngành rất khó để duy trì kinh doanh. Có thể anh ấy sẽ cần đến một vài kinh
nghiệm chuyên môn để bảo vệ mình khỏi những sức ép này, hoặc tìm kiếm
ngành nghề kinh doanh có liên quan có vị thế tương đương trên thị trường.
Tổng kết điểm chính:
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh là công cụ quan trong để đánh giá tiềm năng
lợi nhuận của ngành. Được ứng dụng trong một vài trường hợp, công cụ này
phát huy tính hữu dụng của mình khi được dùng để đánh giá sự cân bằng của
các lực lượng.
Hãy nhìn nhận ưu điểm của các lực lượng quan trọng có khả năng ảnh hưởng
tới sự cạnh tranh:
Sức mạnh của nhà cung ứng: Sức mạnh của nhà cung ứng có xu hướng
làm tăng giá đầu vào.
Sức mạnh của người mua: Sức mạnh của khách hàng sẽ làm giảm giá
thành phẩm.
Sự ganh đua của các đối thủ cạnh tranh: tạo nên ưu thế cạnh tranh trong
ngành
Sự đe dọa thay thế: Mở rộng sản phẩm hay dịch vụ khác nhau trong
khu vực kinh doanh.
Sự đe dọa của các đối thủ mới: Sẽ có nhiều đối thủ mới gia nhập thị
trường nếu họ nhìn thấy tiềm năng lợi nhuận ngành bạn đang kinh
doanh (và có thể khiến bạn phải giảm giá bán)
Nhờ việc suy ngẫm về sự ảnh hưởng của những yếu tố trên và xem xét điểm
mạnh, hướng đi của những yếu tố đó một cách kỹ lưỡng, bạn sẽ nhanh chóng
đánh giá được ưu thế của mình, cũng như khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững
trong ngành.
Bạn cũng nên suy xét xem mình nên làm gì để thay đổi những yếu tố đó
nhằm tạo sự cân bằng cho các nguồn sức mạnh của mình.