MỤC LỤC
VẬN DỤNG MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M.PORTER
ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN
DI ĐỘNG CỦA MOBIFONE TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 2006-2010
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, bất kể một doanh nghiệp nào cũng
phải nắm rõ được điểm mạnh, điểm yếu của mình, cùng những cơ hội và thách thức
mà môi trường kinh doanh có thể mang lại, từ đó xác lập lợi thế cạnh tranh và chỗ
đứng cho mình để tồn tại trong nền kinh tế. Mô hình “Năm lực lượng” của Michael
Porter được ra đời năm 1979 với nội dung tìm hiểu mức độ cạnh tranh trong một
ngành bằng cách phân tích 5 yếu tố tạo nên áp lực cạnh tranh trong ngành sản xuất
kinh doanh, đó là:
- Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp;
- Áp lực cạnh tranh từ khách hàng;
- Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn;
- Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế;
- Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.
Các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng mô hình này để xác định cơ hội
và thách thức, xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong
một thị trường nào đó không, và xác định vị trí của doanh nghiệp trong ngành.
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Áp lực cạnh tranh trong ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của công ty
thông tin di động Mobifone.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Chỉ ra áp lực cạnh tranh, cơ hội và thách thức của Mobifone
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Tại thị trường Việt Nam, giai đoạn 2006-2010.
4. Hướng tiếp cận:
- Sử dụng mô hình 5 lực lượng của Michael Porter để phân tích.
Bài làm ngoài phần mở đầu, kết luận cùng các danh mục tham khảo, được chia làm
2 phần:
I. Giới thiệu về công ty thông tin di động Mobifone.
II. Vận dụng mô hình 5 lực lượng của M.Porter để phân tích tình hình cạnh tranh
của dịch vụ thông tin di động của Mobifone trên thị trường Việt Nam trong giai
đoạn 2006-2010
2
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TIN THÔNG TIN DI ĐỘNG MOBIFONE.
1. Giới thiệu chung
Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng
04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin
di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của
ngành thông tin di động Việt Nam. Thời gian đầu, MobiFone gặp phải nhiều khó
khăn bởi kinh nghiệm xây dựng và khai thác mạng chưa có, cơ sở hạ tầng nghèo
nàn. Nhưng từ 1995, khi MobiFone chính thức liên doanh với Tập đoàn Comvik
(trực thuộc Tập đoàn quốc tế Millicon International Cellular - Thụy Điển, đơn vị
khởi đầu mạng lưới thương mại trên điện thoại di động đầu tiên trên thế giới vào
năm 1981) để cùng xây dựng và khai thác mạng thông tin di động, mạng này bắt
đầu phát triển mạnh mẽ. Comvik đã chuyển giao kinh nghiệm, kỹ năng quản lý,
nguồn vốn... giúp MobiFone khẳng định đẳng cấp trên thị trường. Từ đó Mobifone
hoạt động như một công ty liên doanh. Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ
chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về
thông tin di động.
Hiện nay, Công ty Thông tin di động có 14 Phòng, Ban chức năng và 8 đơn
vị trực thuộc khác bao gồm 5 Trung tâm Thông tin di động tại 5 khu vực có trụ sở
chính tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Cần Thơ, và Hải Phòng; Trung tâm
Dịch vụ Giá trị gia tăng (VAS); Trung tâm Tính cước và Thanh khoản; Xí nghiệp
thiết kế.
2. Thành tựu đạt được.
- Năm 2009 và 2010, đạt danh hiệu “Sản phẩm CNTT – TT ưa chuộng nhất” dành
cho lĩnh vực Mạng điện thoại di động do tạp chí PC World bình chọn.
- Liên tục đạt danh hiệu Mạng điện thoại di động được ưa chuộng nhất năm 2006,
2007, 2008, 2009 do độc giả báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn.
- Gìanh giải thưởng Doanh nghiệp di động chăm sóc khách hàng tốt nhất do Bộ
TT-TT trao tặng trong hệ thống giải thưởng VietNam ICT Awards năm 2008 và
2009.
- Đạt danh hiệu “Doanh nghiệp ICT xuất sắc nhất năm 2008” do độc giả Tạp chí
PC World bình chọn
- Chứng nhận “TIN & DÙNG” do người tiêu dùng bình chọn qua Thời báo kinh tế
Việt nam tổ chức năm 2009
- Năm 2007, xếp hạng Top 20 trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do tổ
chức UNDP và Top 10 “Thương hiệu mạnh” năm 2006-2007 do Thời báo kinh tế
Việt nam bình chọn.
3
- Năm 2006, đạt danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng năm 2006” do VCCI tổ chức
bình chọn và xếp hạng 1 trong 10 “Top 10 Thương hiệu mạnh và có tiềm năng của
nền kinh tế Việt nam” năm 2006 do báo Le Courierr du Vietnam bình chọn và giới
thiệu trong Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006.
II. VẬN DỤNG MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA
M.PORTER ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ
THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA MOBIFONE TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010
1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp.
Để hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin viễn thông, đòi hỏi phải có rất
nhiều đầu tư về trang thiết bị, và tìm được cho doanh nghiệp một nhà cung ứng tốt
nhất, hợp lí nhất chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của
doanh nghiệp. Các thiết bị, phần mềm viễn thông là những thiết bị rất tinh vi và
phức tạp, không có mặt hàng thay thế, nên dường như công ty sẽ ở vào thế bị động
khi phải phụ thuộc vào nhà cung cấp. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều
các công ty cung cấp các trang thiết bị, phần mềm viễn thông cả trong nước và
nước ngoài, ví dụ như về cung cấp hệ thống IN, có các nhà cung cấp như
ALCATEL, Huawei, ZTE...về tổng đài có Huawei, Errison, Alcatel; về cung cấo
máy chủ có các hãng như Sun, Dell, HP, IDM…; về phần mềm có FPT, Telsoft,
Ultiba, Reednee, Elcom…Từ đó có thể thấy, số lượng nhà cung cấp các trang thiết
bị, phần mềm viễn thông rất phong phú, nhờ đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ thông tin di động sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho mình,
và sức ép từ phía các nhà cung cấp sẽ giảm. Đặc biệt trong thời đại công nghệ
thông tin như hiện nay, thông tin về các nhà cung cấp rất rõ ràng và chính xác, và
có rất nhiều kênh thu thập thông tin có hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp lựa
chọn nhà cung cấp một cách dễ dàng nhất.
Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động đều phải sử dụng vốn vay từ các tổ chức
tài chính. Mobifone cũng không ngoại lệ. Hiện nay, ngành ngân hàng tài chính
đang rất phát triển, vì thế có nhiều ngân hàng xuất hiện, giúp cho các doanh nghiệp
dễ dàng so sánh và lựa chọn nhà cung cấp tài chính tốt nhất cho mình. Những ngân
hàng hàng đầu có uy tín ở Việt Nam như Vietcombank, ACB, BIDV, Agribank,..
hàng năm hỗ trợ cho vay hàng ngàn tỉ đồng. Mobifone với địa vị là 1 doanh nghiệp
lớn và có uy tín, việc vay và trả nợ diễn ra khá thuận lợi. Vì vậy sức ép của các nhà
cung cấp tài chính đối với Mobifone cũng rất thấp.
Hiện nay, Mobifone chỉ tuyển chọn nhân viên tốt nghiệp đại học với bằng
giỏi hoặc bằng khá với điều kiện có bằng cao học. Từ đó có thể thấy Mobifone yêu
cầu rất cao về trình độ cũng như năng lực của nhân viên. Mặt khác, chính sách tiền
lương của Mobifone rất ưu đãi, nên sẽ thu hút được những sinh viên giỏi vào làm.
Đặc biệt với nền giáo dục phát triển như hiện nay, đã đào tạo ra rất nhiều người lao
4
động có trình độ, năng lực cũng như đạo đức. Vì thế nguồn cung lao động cho
doanh nghiệp cũng rất dồi dào và phong phú.
2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng.
Trên thị trường mạng di động tại Việt nam hiện nay có 4 mạng cơ bản.
Người tiêu dùng coi rằng Mobi và Vina là các mạng có đẳng cấp cao nhất về chất
lượng. Tiếp đến là Viettel, và cuối cùng là S-fone. Sự phân cấp như vậy chủ yếu là
do sự khác biệt về chất lượng sóng. Mobi và Vina, thuộc VNPT, có chất lượng
sóng cao nhất, nhờ vào việc kiểm soát quyền sở hữu hạ tầng mạng của chính phủ.
Viettel bị hạn chế hơn về hạ tầng mạng. Và đặc biệt là Sfone, cho tới gần đây, vùng
phủ sóng chỉ có ở Hà nội và TP HCM. Do vậy, cả hai mạng này phải dựa chủ yếu
vào giá cước thấp và khuyến mãi để thu hút thuê bao.
Ngày nay, sự gia tăng của các tiện ích mạng; cộng với tính đa dạng
của các mẫu điện thoại di động (ĐTDĐ) khiến cho sự lựa chọn của người
tiêu dùng trở nên rất phức tạp. Bên cạnh đó, sự lựa chọn của người tiêu
dùng phần lớn dựa trên sở thích và những đánh giá, nhận thức của họ về
mục đích sử dụng cũng như những yêu cầu cá nhân khi sử dụng dịch vụ.
Mặt khác, giá trị thương hiệu của mỗi mạng di động lại phụ thuộc chủ yếu
vào chất lượng sóng và các tiện ích mạng. Mạng càng có uy tín cao, thì
càng có thể đòi hỏi mức giá cước cao hơn. Ngược lại, những mạng chưa
tạo được giá trị thương hiệu thì buộc phải đưa ra mức giá cước thấp để thu
hút lớp người tiêu dùng, mà tính kinh tế là yếu tố quan trọng nhất trong
quyết định thuê bao của họ. Đối với những người đánh giá cao thông tin từ
quảng cáo hay khuyến mãi, thì quảng cáo, khuyến mãi hay ý kiến từ bạn bè
người thân càng hấp dẫn, càng có ưu đãi lớn thì sẽ càng tác động lớn đến
quyết định mua của họ. Ví dụ như sinh viên, là những người chưa có hoặc
có thu nhập thấp, thì luôn mong muốn sử dụng dịch vụ điện thoại rẻ và
được khuyến mãi nhiều nhất, họ sẽ chọn dùng Viettel hay S-fone, hay
Beeline. Điển hình là các chương trình khuyến mãi của Viettel đã làm thị
phần của nó tăng thêm là 0,1227. Nói khác đi, nếu không có các chương
trình khuyến mãi hướng vào độ tuổi từ 25 tới 35 hoặc trẻ hơn, thị phần của
Viettel sẽ chỉ vào khoảng 0,134, bằng 54% so với thị phần 0,249 của nó
hiện nay. Nhưng đối với những người đòi hỏi về chất lượng, tính kinh tế,
hay giá trị về đẳng cấp của dịch vụ, như những doanh nhân hay những
người đã có công việc ổn định, họ lại tin dùng Mobifone hay Vinaphone.
Bởi đây là 2 mạng điện thoại tuy giá cước có hơi đắt hơn những mang
khác nhưng lại có chất lượng sóng tốt nhất, ổn định, và được phủ sóng
khắp cả nước, thuận lợi cho công việc của họ. Trước đây, phần lớn khách
hàng của Mobifone đều là các doanh nhân và người đã đi làm, tuy nhiên
gần đây, chính sách thu hút lớp khách hàng là sinh viên, học sinh và công
nhân với mức cước ưu đãi, cùng những khuyến mãi đặc biệt trong thời
5