Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Hướng Dẫn Cách Viết Đề Cương Luận Án.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KHOA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN
Đề tài luận án tiến sĩ là một vấn đề khoa học, công nghệ hoặc quản lí đang đặt ra với
một ngành khoa học hoặc thực tiễn xã hội, cần giải quyết một cách sáng tạo, có lí
luận, địi hỏi những tri thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia
tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu (theo quy chế đào tạo 1555/QĐĐHQGHN).

I. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
Đề cương luận án tiến sĩ phải được trình bày trên một mặt giấy trắng khổ A4.
 Trang bìa ghi rõ:
 Đề cương Luận án Tiến sĩ
 Tên đề tài
 Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
 Mã số: 9140115
 Họ và tên nghiên cứu sinh
 Người hướng dẫn khoa học (dự kiến):
 Tháng, năm (thời điểm nộp Đề cương)
 Font chữ: Times New Roman
 Cỡ chữ: 13 (mật độ chữ bình thường, khơng kéo dãn hay nén chữ)
 Dãn dòng: đặt ở chế độ 1,5 lines
 Format lề: trên 3 cm, lề dưới 3 cm, lề phải 2 cm, lề trái 3,5 cm.
 Đánh số trang: ở giữa (tính từ nội dung chính) phía trên đầu trang giấy
 Độ dài: đề cương tối thiểu 20 trang, tối đa không quá 30 trang (không kể tài
liệu tham khảo).
 Mục lục: nêu đề mục và trang (sau trang bìa, trước nội dung của đề cương)
 Hình, bảng, biểu: cần đánh số theo mục. Ví dụ hình 1 của mục 2 thì mơ tả là
hình 2.1. Nguồn phải trích dẫn rỏ ràng sau mỗi hình, bảng, biểu.
 Bảng chữ viết tắt phải nêu nếu có sử dụng chữ viết tắt trong phần nội dung,
cần sắp xếp theo trật tự ABC và phải có giải thích nghĩa nếu dùng chữ nước ngồi.


1


II. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG
Nội dung đề cương bao gồm những phần chính sau:
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
2. Mục đích nghiên cứu
3. Câu hỏi nghiên cứu
4. Câu hỏi nghiên cứu (hoặc giả thuyết nghiên cứu)
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
7. Phạm vi nghiên cứu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
 Nêu các định nghĩa, khái niệm, đặc điểm…
 Lý thuyết liên quan
 Các nghiên cứu trước liên quan
 Đề xuất mơ hình nghiên cứu và giả thuyết
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
2.2. Quy trình nghiên cứu
2.3. Xây dựng cơng cụ nghiên cứu
2.3.1.
Tổng thể và Mẫu nghiên cứu
2.3.1.1. Tổng thể mẫu
2.3.1.2. Phương pháp chọn mẫu
2.3.1.3. Cỡ mẫu
2.3.2.
Công cụ nghiên cứu
2.3.3.

Định nghĩa các biến nghiên cứu
- Mã hóa các biến và nội dung các biến được sử dụng trong nghiên cứu
2.4. Thu thập dữ liệu
- Mơ tả q trình thu thập dữ liệu như thế nào
2.5. Xử lý dữ liệu
- Dự định phân tích như thế nào, sử dụng phần mềm hay khơng, nếu sử
dụng thì sẽ dùng các kỹ thuật gì?...
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


III. MỘT SỐ GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG
Tên đề tài: “Nội dung nghiên cứu của một đề tài khoa học được phản ánh
một cách cô đọng nhất trong tiêu đề/tên của nó.”
- Tên đề tài cần có tính đơn nghĩa, rõ ràng ngắn gọn, cô đọng vấn đề nghiên cứu,
chuyên biệt, không trùng lặp với tên các đề tài đã có, có địa điểm, thời gian…, khơng
dẫn đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ.
- Phù hợp với chuyên ngành đào tạo
- Không nên có nội dung nghiên cứu quá rộng dẫn đến khơng thực hiện được.
- Tránh đề tài có chung nhiều chuyên ngành, quá đặc thù.
- Vấn đề được nghiên cứu phải có giá trị khoa học và thực tiễn.
- Nên đi sâu vào nghiên cứu 1 - 2 vấn đề để kết luận có tính khoa học cao.
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Phần này nêu lên tính cấp thiết và lý do chọn đề tài; Phân tích ngắn gọn bối
cảnh dẫn dắt đến vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu sinh cần lý giải rõ đề tài nghiên cứu
của mình nhằm giải quyết vấn đề gì (vấn đề nghiên cứu, khơng phải vấn đề thực tiễn).

Đề tài có thể giải quyết được 1 vấn đề hoặc cũng có thể nhiều hơn. Vấn đề nghiên cứu
thường rơi vào một hoặc một số trong các trường hợp sau: khoảng trống nghiên cứu,
cơ hội/thách thức, và hiện tượng cần nghiên cứu.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa về mặt lý luận (Ý nghĩa khoa học)
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
2.3. Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Còn được gọi là mục đích nghiên cứu, nêu được mục tiêu cuối cùng, chung
nhất của vấn đề nghiên cứu là nhằm giải quyết vấn đề gì trong lĩnh vực nào. Mục tiêu
nghiên cứu chung này thường gắn liền với tên đề tài nghiên cứu.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, phần này nêu các mục tiêu cụ thể mà đề tài
mong muốn đạt được. Mục tiêu nghiên cứu thường là điều gì đó hoặc hoạt động nào
đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch nghiên cứu đã đề
ra. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được và là cơ sở cho việc đánh giá kế
hoạch nghiên cứu đã đưa ra. Xác định các mục tiêu cụ thể đề tài cần đạt được để nêu
bật mục đích tổng quát. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể chỉ ra một cách hệ thống các khía
cạnh khác nhau của nghiên cứu, là những mục tiêu mà ta phải đạt được khi kết thúc
quá trình nghiên cứu.
4. Câu hỏi nghiên cứu (hoặc giả thuyết)
Căn cứ vào các mục tiêu cụ thể để đặt câu hỏi nghiên cứu. Mỗi mục tiêu
nghiên cứu thường dẫn đến một câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu tốt là câu
hỏi:
3


Xác định nội dung cụ thể cuộc khảo sát
Xác định giới hạn

Cung cấp định hướng cho nghiên cứu.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là gì? Thường là
chủ đề nghiên cứu
5.2. Khách thể nghiên cứu: Nhà quản lý, giảng viên, sinh viên....
6. Phạm vi nghiên cứu và thời gian khảo sát
6.1. Phạm vi nghiên cứu (không gian): tại đâu?
6.2. Thời gian khảo sát : Số liệu thứ cấp thu thập trong thời gian nào ? Sơ cấp?
5.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nêu các định nghĩa, khái niệm, đặc điểm…
Làm rõ tất cả các khái niệm, định nghĩa về chủ điểm nghiên cứu
1.2. Lý thuyết liên quan
Nêu các lý thuyết nền tảng liên quan đến đề tài
1.3. Các nghiên cứu trước liên quan
Nghiên cứu sinh cần trình bày/viết rành mạch theo một hệ thống logic các vấn
đề, thể hiện ra được tầm quan trọng của đề tài. Nêu bật được các kết quả nghiên cứu
có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong nước và ngoài nước (chú ý các tài liệu
gốc, mới trong phạm vi 5 năm trở lại đây, các tài liệu, tạp chí liên quan trực tiếp tới
các vấn đề nghiên cứu). Đề tài nghiên cứu hiện tại của nghiên cứu sinh đang ở trạng
thái nào? (đề tài mới bắt đầu hay tiếp tục đề tài nghiên cứu trước đây của người
nghiên cứu?...)
Phần này rất quan trọng vì vậy nghiên cứu sinh cần trình bày kỹ lưỡng trong
khoảng 2- 5 trang, trong đó phần tổng quan chung chiếm 1/3 tổng quan tài liệu, các
vấn đề cần nghiên cứu cần được phân tích rõ ràng, cụ thể chiếm 2/3 tổng quan tài liệu.
Các tác giả, nhà nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực đã làm được gì? Những
vấn đề gì cịn tồn tại cần nghiên cứu tiếp?
Nêu kết quả khảo sát về nội dung các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề
tài cùng với các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu này. Phần này cụ

thể hóa bối cảnh nghiên cứu hiện tại về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực nghiên
cứu. Tránh việc chỉ nêu tên các cơng trình nghiên cứu có liên quan mà cần thiết phải
diễn đạt một cách logic và hệ thống các kết quả quan trọng và phương pháp chính
trong các nghiên cứu này. Đây là sự đánh giá có hệ thống các nghiên cứu đã cơng bố,
chỉ ra mối liên quan giữa các nghiên cứu trước đây và mối quan hệ của chúng với vấn
đề nghiên cứu đang được đề cập trong đề tài. Đối với các đề tài nghiên cứu ứng dụng,
phần tổng quan có thể rút gọn trong việc mơ tả thực trạng tình hình ứng dụng.
1.4. Đề xuất mơ hình nghiên cứu và giả thuyết
Trên cơ sở tổng quan lý thuyết và các tài liệu nghiên cứu có liên quan, nghiên
cứu sinh cần nêu lên được khung lý thuyết (Theoretical Framework) cho luận án.
4


Khung lý thuyết chính là cơ sở lý luận mà tác giả dựa vào để hình thành ý tưởng và
phương pháp nghiên cứu phù hợp.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Nêu rõ tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu gì (định tính, định lượng,
hay hỗn hợp). Trình bày lý do tại sao lại chọn phương pháp nghiên cứu đó? (Nêu
những mặt mạnh của việc sử dụng phương pháp nghiên cứu đó để giải quyết các vấn
đề đặt ra trong Luận án).
Đối với từng phương pháp nghiên cứu được chọn, nêu cụ thể thiết kế nghiên
cứu: nghiên cứu cắt ngang (cross-study), nghiên cứu xi thời gian (longitudinal
study), nghiên cứu tình huống điển hình (case study), hay quan sát (observation)….
Cũng cần chỉ rõ phương pháp thu thập dữ liệu (nghiên cứu tại bàn, phương pháp
chuyên gia, khảo sát…). Trình bày lý do chọn phương pháp đó.
2.2. Quy trình nghiên cứu
2.3. Xây dựng công cụ nghiên cứu
2.3.1. Tổng thể và mẫu nghiên cứu
Phần này chỉ áp dụng trong trường hợp nghiên cứu định lượng hoặc nghiên cứu

định tính có chọn mẫu (Ví dụ phương pháp chuyên gia).
Giới thiệu đặc điểm của tổng thể mẫu nghiên cứu.
Trình bày phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu. Phân tích rõ lý do tại
sao lại chọn mẫu theo phương pháp đó, tại sao chọn cỡ mẫu đó. Có thể trình bày thành
các tiểu mục sau:
- Tổng thể mẫu
- Kỹ thuật lấy mẫu
- Cỡ mẫu
2.3.2. Công cụ nghiên cứu
Trình bày phương pháp thiết kế cơng cụ nghiên cứu. Cơng cụ nghiên cứu ở đây
có thể là bảng khảo sát (questionnaires), câu hỏi phongr vaans… Công cụ nghiên cứu
đó dựa trên lý thuyết nền nào hay dựa trên nghiên cứu trước đó của ai? Cơng cụ
nghiên cứu cịn là các phần mềm nghiên cứu, ví dụ SPSS, QUEST, CONQUEST,
IATA, hay NVIVO…
2.3.3. Định nghĩa các biến nghiên cứu
Áp dụng cho phương pháp nghiên cứu định lượng hoặc hỗn hợp.
- Biến phụ thuộc
- Biến độc lập
- Biến trung giang/ kiểm sốt (nếu có)
2.4. Thu thập dữ liệu
Trình bày phương pháp và quy trình thu thập dữ liệu, trong đó mô tả rõ cho
trường hợp thu thập số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp.
2.4.1. Số liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong 3 năm gần đây từ:
5


 Kết quả các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước
 Tài liệu hội thảo, báo cáo của ………..
 Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê

 Số liệu của đề tài ……….
Nguồn dữ liệu thứ cấp này được sử dụng:
 Xây dựng luận cứ lý thuyết cho nghiên cứu
 Phân tích đánh giá thực trạng
 Nghiên cứu bài học kinh nghiệm
 Xác định các yếu tố tác động đến sự phát triển của…
2.4.2. Số liệu sơ cấp
Nguồn dữ liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp nhằm xác định trọng số của các
yếu tố cấu thành năng lực… Số liệu này là số liệu phỏng vấn các…, được đo lường,
kiểm định, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy…
2.5. Xử lý dữ liệu
Trình bày các phương pháp xử lý số liệu sau khi đã thu thập xong dữ liệu. Ví
dụ: Làm sạch dữ liệu hay không? Nhập số liệu vào phần mềm nào? Dùng kỹ thuật
phân tích số liệu nào?
Lưu ý: Đối với hoạt động khảo sát, bắt buộc phải có thử nghiệm cơng cụ đánh
giá và điều chỉnh bộ công cụ.
4. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN ÁN
Luận án có kết cấu như sau:
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nêu các định nghĩa, khái niệm, đặc điểm…
1.2. Lý thuyết liên quan
1.3. Các nghiên cứu trước liên quan
1.4. Đề xuất mơ hình nghiên cứu và giả thuyết
Tóm tắt chương 1
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
2.2. Quy trình nghiên cứu
2.3. Xây dựng cơng cụ nghiên cứu
2.3.1. Tổng thể và Mẫu nghiên cứu

2.3.1.1. Tổng thể mẫu
2.3.1.2. Kỹ thuật lấy mẫu
2.3.1.3. Cỡ mẫu
2.3.2. Định nghĩa các biến nghiên cứu
(Áp dụng cho phương pháp nghiên cứu định lượng hoặc hỗn hợp)
- Biến phụ thuộc
- Biến độc lập
6


- Biến điều tiết (nếu có)
2.4. Thu thập dữ liệu
2.4.1. Dữ liệu thu thập từ …
2.4.2. Khảo sát
2.5. Xử lý dữ liệu
Tóm tắt chương 2
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích dữ liệu
3.2. Kết quả nghiên cứu
Tóm tắt chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
- Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu
- Đóng góp, hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo
- Kết luận
- Khuyến nghị (Đối với quản lý Nhà nước hoặc cấp cao hơn)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cách trích dẫn tài liệu trong luận án
Thực hiện việc trích dẫn trong các ấn phẩm khoa học tại Đại học Quốc gia Hà
Nội theo công văn số 2383/HD-ĐHQGHN ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Giám đốc
Đại học Quốc gia Hà Nội (lưu ý: Cán bộ/người học có thể tự kiểm tra đạo văn bằng

phần mềm kiểm tra đạo văn của hệ thống hỗ trợ kiểm lỗi chính tả và phát hiện sao
chép của ĐHQGHN (hệ thống DoiT) tại địa chỉ website: );
Sử dụng phần mềm Endnote để trích dẫn tài liệu tham khảo
Trích dẫn theo chuẩn kiểu APA dành cho ngành Khoa học xã hội

7


Phụ lục
A. Định dạng, trích dẫn, và trình bày biểu bảng theo APA
1 Định dạng (formatting)
1.1 Lề trang giấy (margins): theo tiêu chuẩn canh lề của APA style là 2.5 cm (1
inch) cho tất cả 4 lề của trang giấy
1.2 Phông chữ (font): phông chữ sử dụng là Times New Roman hoặc Courier, kích
cỡ ln là 12-pt.
1.3 Khoảng cách dịng (spacing): sử dụng khoảng cách là 2.0 (double space).
Lưu ý: Khi sử dụng khoảng cách giữa các dòng là 2.0 thì KHƠNG CẦN phải tạo một
khoảng cách giữa các đoạn với nhau trong bài viết. Nội dung bên trong bài viết định dạng
theo lề trái. Dòng đầu mỗi đoạn định dạng là 5 spaces.
2 Trích dẫn trong bài viết (in-text citations)
Lưu ý 1: Những tài liệu nào được trích dẫn trong bài viết đều phải liệt kê ở mục
References/Tài liệu tham khảo và ngược lại.
Lưu ý 2: Trong bài viết bằng tiếng Anh, dùng họ của tác giả (thường đứng sau tên lót
và tên). Trong bài viết bằng tiếng Việt, dùng cả họ, tên lót, và tên.
2.1 Khi viết bằng tiếng Anh
2.1.1 Trích dẫn tài liệu sơ cấp
Trích trực tiếp (khi các cụm từ có 5 từ trở lên hoặc cả đoạn văn, cần để trong
ngoặc kép các cụm hoặc đoạn văn đó và phải ghi số trang phía sau):
Trích dẫn những đoạn ngắn (short quotations): Nếu trích dẫn ít hơn 40 từ thì phải
đặt chúng trong dấu ngoặc kép “ ” và có các cách trình bày:

+ As Smith (2008) concludes, “there is significant evidence to suggest that the earth
is round” (p.123)
+ More recently, scientists have found “significant evidence to suggest that the earth
is round” (Smith, 2008, p.123)
Trích dẫn những đoạn dài (long quotations): Nếu trích dẫn từ 40 từ trở lên thì cả
đoạn được định dạng 5 spaces từ lề trái và được trình bày như sau:
To ensure that lifelong learning is exercised by every individual, a timely policy is
needed to guide the learning activities sufficiently and effectively. By the same token,
Riordan (2004) asserted:
It is commonly recognized today that the knowledge and skills endowment of a
country’s labor force, rather than its physical capital, determines its economic and social
progress, and its ability to compete in the world economy. Promoting innovation,
productivity, and competitiveness of individuals, enterprises, and countries therefore
underlies contemporary learning and training policies and provision. (p.50)
Trích dẫn ý trong bài viết:
Đối với trích dẫn có một tác giả:
+ According to Joyner (1998), highly satisfied faculty will generally be innovative
and motivated to establish and maintain an environment conductive to learning.
8


+ Joyner (1998) found/showed that highly satisfied faculty will generally be
innovative and motivated to establish and maintain an environment conductive to learning.
+ Highly satisfied faculty will generally be innovative and motivated to establish and
maintain an environment conductive to learning (Joyner, 1998).
Lưu ý:
+ Khi tác giả chỉ đề cặp dựa vào ý kiến của người khác chứ không ý kiến hay nhận
xét của chính tác giả thì phải dùng từ see):
The correlation between education and income is strong (see Shultz, 1962).
Đối với trích dẫn có hai và ba tác giả:

+ According to Joyner and Price (1998), highly satisfied faculty will generally be
innovative and motivated to establish and maintain an environment conductive to learning.
+ Joyner and Price (1998) found/showed that highly satisfied faculty will generally
be innovative and motivated to establish and maintain an environment conductive to
learning.
+ Highly satisfied faculty will generally be innovative and motivated to establish and
maintain an environment conductive to learning (Joyner & Price, 1998).
Đối với trích dẫn trên ba tác giả:
+ According to Joyner et al. (1998), highly satisfied faculty will generally be
innovative and motivated to establish and maintain an environment conductive to learning.
+ Joyner et al. (1998) found/showed that highly satisfied faculty will generally be
innovative and motivated to establish and maintain an environment conductive to learning.
+ Highly satisfied faculty will generally be innovative and motivated to establish and
maintain an environment conductive to learning (Joyner et al., 1998).
Trích dẫn nhiều tác giả cho 1 nội dung: nếu có nhiều tác giả cùng thể hiện chung
một quan điểm, nội dung thì trích dẫn các tác giả theo thứ tự ưu tiên a, b, c.
+ Highly satisfied faculty will generally be innovative and motivated to establish and
maintain an environment conductive to learning (Ali & Murakami, 2003; Joyner et al., 1998;
Powell, 2007; Summerji, Jones & Smith, 2005).
Lưu ý:
+ Nếu tác giả có nhiều ấn phẩm được trích dẫn thì trình bày như sau: (Smith, 2004,
2008)
+ Nếu tác giả có nhiều ấn phẩm trong cùng 1 năm được trích dẫn thì trình bày như
sau: (Smith & Jones, 2004a, 2004b, 2004c).
2.1.2 Trích dẫn tài liệu thứ cấp: người khác đã trích của tác giả A và mình đọc bài
của người khác nhưng muốn trích ý của tác giả A đó thì trình bày như sau:
According to Schultz (as cited in Brown, 2012), the ignoring of human capital in the
field of economics is a serious mistake.
Lưu ý: số năm trong trích dẫn là số năm của tác giả Brown, chứ không phải của tác
giả Schultz. Tất nhiên, có nhiều cách diễn đạt ngồi cụm từ “according to…”.

2.2 Khi viết bằng tiếng Việt
2.2.1 Trích dẫn tài liệu sơ cấp
Trích trực tiếp các cụm từ có 5 từ trở lên hoặc cả đoạn văn (cần để trong ngoặc
kép các cụm hoặc đoạn văn đó và phải ghi số trang phía sau):
Trích dẫn những đoạn ngắn (short quotations): nếu trích dẫn ít hơn 40 từ thì phải
đặt chúng trong dấu ngoặc kép “ ” và ghi rõ số trang:
9


Theo Nguyễn Hồng Phan (2014) giá trị nghề nghiệp là “những cái có ý nghĩa đối với
hoạt động nghề nghiệp cũng như cuộc sống của chủ thể, cuốn hút họ vươn tới và thơi thúc
hành động vì nó” (tr.314).
Trích dẫn những đoạn dài (long quotations): nếu trích dẫn từ 40 từ trở lên thì cả
đoạn được định dạng 5 spaces từ lề trái và được trình bày như sau: ……Theo Phan Thanh
Long, Trần Quang Cấn và Nguyễn Văn Diện (2010): Q trình giáo dục là q trình tác động
có mục đích, có tổ chức của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm thỏa mãn nhu cầu
phát triển nhân cách riêng của mỗi học sinh và đáp ứng yếu cầu đào tạo nguồn lực của xã
hội. (tr.7)
Trích dẫn ý trong bài viết
Đối với trích dẫn có một tác giả:
Theo Schultz (1962), xem nhẹ vốn con người là một sai lầm nghiêm trọng trong kinh
tế học giáo dục/Xem nhẹ vốn con người là một sai lầm nghiêm trọng trong kinh tế học giáo
dục (Schultz, 1962)/Schultz (1962) nhận thấy rằng xem nhẹ vốn con người là một sai lầm
nghiêm trọng trong kinh tế học giáo dục.
Lưu ý:
+ Khi tác giả chỉ đề cặp dựa vào ý kiến của người khác chứ khơng ý kiến hay nhận
xét của chính tác giả thì phải dùng từ xem):
Trình độ học vấn và thu nhập có mối tương quan rất mạnh (xem Shultz, 1962).
+ Nếu tác giả có nhiều cơng trình trong cùng năm thì phải để a, b, c, v.v. sau năm
xuất bản:

Theo Dương Minh Quang (2013a, 2013b) cho rằng ảnh hưởng của việc học tập ở nhà
trường đến hiệu quả giải quyết vấn đề của sinh viên đại học Việt Nam đạt từ mức trung bình
đến cao.
Đối với trích dẫn từ hai và ba tác giả:
+ Vấn đề định hướng giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích (Nguyễn Hồng
Phan, 2006; Bùi Văn Hiệp, 2014).
+ Theo Nguyễn Hồng Phan (2006) và Bùi Văn Hiệp (2014), vấn đề định hướng giá
trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích
+ Nguyễn Hồng Phan (2006) và Bùi Văn Hiệp (2014) nhận thấy rằng vấn đề định
hướng giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích
Đối với một bài viết từ 3 tác giả trở lên:
+ Đối với một bài viết có dưới 3 tác giả thì tên của các tác giả phải ln được lặp lại
trong các lần trích dẫn dù trong cùng đoạn văn.
Theo Ciccone và De la Fuente (2002), một trong những nét khu biệt của các lý thuyết
tăng trưởng mới gần đây là sự mở rộng khái niệm vốn. Trong khi những mơ hình truyền
thống của tân cổ điển chú trọng duy nhất đến sự tích lũy của vốn vật chất, các lý thuyết phát
triển mới làm rõ tầm quan trọng ngày càng cao của việc tích lũy vốn con người và tri thức
sản xuất cũng như sự tương tác giữa hai nhân tố này. Như được trình bày ở các phần trên, các
mơ hình lý thuyết về vốn con người và tăng trưởng được xây dựng trên giả thuyết là vốn con
người trực tiếp làm tăng năng suất lao động cũng như khả năng phát triển và tiếp thu các
công nghệ mới của nền kinh tế. Chính vì thế, nhiều cơng trình nghiên cứu về nhân tố quyết
định tăng trưởng, theo Ciccone và De la Fuente (2002), dùng hàm sản xuất tổng CobbDouglas dưới dạng:
(1)
Yit = Ait Kitαk Hitαh Litαl
10


+ Đối với một bài viết có từ 3 tác giả trở lên (tính trong một đoạn văn) thì trình bày
như sau:
Tổng sự hài hòa trong xã hội trong nghiên cứu của Green, Preston, và Sabates (2003)

gồm các yếu tố như niềm tin vào thể chế xã hội (như tính dân chủ), hợp tác dân sự (như thái
độ đối với gian lận thuế và giao thông công cộng), và tội phạm bạo lực. Ở cấp độ cá nhân, lý
thuyết về vốn xã hội cho rằng sự hài hòa xã hội gồm các yếu tố như mức độ liên hợp (mức độ
hình thành các tổ chức, hiệp hội, v.v.), hợp tác dân sự, tham gia chính trị, niềm tin, và sự
khoan dung. Tuy nhiên, các yếu tố này khi được xét ở cấp độ quốc gia thì khơng thống nhất
nhau. Ví dụ Hoa Kỳ có mức độ liên hợp cao nhưng niềm tin lại thấp trong khi các quốc gia
trên bán đảo Scandinavia như Đan Mạch thì ngược lại (Inglehart, được trích trong Green,
Preston, và Sabates, 2003).
2.2.2 Trích dẫn tài liệu thứ cấp: người khác đã trích của tác giả A và mình đọc bài
của người khác nhưng muốn trích ý của tác giả A đó thì được trích như sau:
Theo Phan Văn Kha Và Nguyễn Lộc (được trích dẫn bởi Bùi Chí Bình, 2014), thì nền
tảng của kinh tế học giáo dục là giáo dục học và kinh tế học.
Lưu ý: số năm trong trích dẫn là số năm của tác giả trích dẫn (Bùi Chí Bình), chứ
khơng phải của tác giả được trích dẫn. Tất nhiên, có nhiều cách diễn đạt ngồi cụm từ
“Theo…” hoặc “Dẫn theo….”
3 Trình bày biểu bảng/hình
3.1 Trong bài viết bằng tiếng Anh
3.1.1 Bảng (Tables)
Table 2.1
Factor Analysis Results of the Five Dimensions Constructing Job Satisfaction of
Faculty Members in VNU-HCM
R
F
E
Cu
Job satisfaction
Cron
ange of actor
igenmulative
dimensions

bach’s α
scores
loading
value
explanation
0
1. Salaries
.621
0
2. Bonus and welfare
.816
0
3. Faculty promotion
1 .754
3
60.
0.83
20
0
4. In-service teaching – 4
0 .009
training
.851
5. In-service
training

research

0
.815


Note. Data were analyzed with principal component analysis.

11


Table 2.2
The results of multiple regression regarding faculty job satisfaction and personal
and university environment eactors across models

Variables
del 1
Development aim
Leadership style
Campus landscape
Administrative efficiency

.190*

Beta Coefficient
Mo
Mode
l2
-.142
.27

0**

*


0.2

3
Note. 1. *p < .05 ** p < .01 *** p < .001.

12

.108
.
174*
.
169*

.430*
**

.11

R square (R2)

-

.188*
*

1

del 3

.253*


.14
0*

Mo

.
496***

.350

.
466


3.1.2 Hình/Sơ đồ (Figures)

Quantitative data collection

Quantitative data analysis

Quantitative results

Identify results for follow-up

Qualitative data collection

Qualitative data analysis

E-mail interview


Result explanations

Figure 3.1. The explanatory design: follow up explanatory model (quantitative emphasized).
Adapted from “Choosing a mixed methods design” by J. W. Creswell & V. L. Plano Clark.
2007. Designing and conducting: mixed methods research, p.73. Copyright 2007 by Sage
Publications, Inc.

13


Figure 3.2. Multitrait-multimethod confirmatory factor analysis model of two correlated
traits and two correlated methods across two measurement waves
Lưu ý 1: Nếu người viết sử dụng biểu bảng từ tài liệu tiếng Việt, tác giả chỉ cần dịch
ra tiếng Anh với cách trình bày giống cách trình bày ở trên và ngược lại.
Lưu ý 2: Tên biểu bảng/hình/sơ đồ khơng được định dạng cách dịng đơi (double
spacing)
3.2 Trong bài viết bằng tiếng Việt
Đối với biểu bảng và/hoặc hình trong các nguồn bằng tiếng Việt thì tác giả dùng
giống như khi trình bày trong bài viết bằng tiếng Anh. Chỉ khác ở chỗ trong bài viết bằng
tiếng Việt, chúng ta dùng từ “Bảng” thay cho “Table” và “Hình” thay cho “Figure”.
Lưu ý: Các nguồn biểu bảng cũng phải được liệt kê trong mục References/Tài liệu
tham khảo như các nguồn khác.
B. Liệt kê tài liệu tham khảo (References)
Lưu ý 1: Những tài liệu nào liệt kê ở mục này đều đã được trích dẫn trong bài viết và
ngược lại. Nếu khơng được trích dẫn, tài liệu không được liệt kê.
Lưu ý 2: Cả trong bài viết tiếng bằng Anh và bài viết bằng tiếng Việt, mỗi tài liệu
tham khảo bắt đầu bằng họ tác giả. Sau đó đến tên lót và tên của tác giả. Tên lót và tên của
tác giả trong bài viết tiếng bằng Anh được viết tắt nhưng trong bài viết bằng tiếng Việt thì
được viết đầy đủ.

1 Liệt kê tài liệu tham khảo trong bài viết bằng tiếng Anh
1.1 Sách nguyên tác (Books)
Alderfer, C. P. (1972). Existence, relatedness, and growth. New York: Free Press.
Alderfer, C. P., & Jones, A. L. (2000). Existence, relatedness, and growth (5th ed.).
New York: Free Press.
Lưu ý: nếu có nhiều tác giả trong một bài viết thì khơng được trình bày theo kiểu:
Hair, J. F., et al. (2006). Multivariate data analysis. New Jersey: Prentice Hall.
Mà phải trình bày như sau:
Hair, J. F., Anderson, R. E., Rones, D. E., Tatham, R. L., & Black, W. C. (2006).
Multivariate data analysis. New Jersey: Prentice Hall.
14


1.2 Sách được biên tập lại (edited books): sách gồm các bài viết của nhiều tác giả
được chính các tác giả đó hoặc/và người khác biên tập lại)
Creswell, J. W., & Hanson, W. (2003). Advanced mixed method research designs. In
A. L. Tashakkori & C. Teddlie (Eds.), Handbook on mixed methods in the behavioral and
social sciences (pp. 209-240). Thousand Oaks, CA: Sage.
1.3 Tạp chí khoa học (journal articles)
Johnsrud, L. K., & Rosser, V. J. (2002). Faculty members’ morale and their intention
to leave: A multilevel explanation. Journal of Higher Education, 73(4), 518-542.
Johnsrud, L. K., & Rosser, V. J. (2002). Faculty members’ morale and their intention
to leave: A multilevel explanation. Journal of Higher Education, 73(4), 518-542. doi:
10.1037/07898.23.78
1.4 Tạp chí/ báo in (printed magazine or newspaper articles)
Carey, K. B., Scott-Sheldon, L. A. J., Carey, M. P., & DeMartini, K. S. (2007).
Individual-level interventions to reduce college student drinking: A meta-analytic review.
Addictive Behaviors, 32(11), 2469-2494. doi:10.1016/j.addbeh.2007.05.004
Wadee, A. A., Kuschke, R. H., Kometz, S., & Berk, M. (2001). Personality factors,
stress and immunity. Stress & Health: Journal of the International Society for the

Investigation of Stress, 17(1), 25-40.
1.5 Tạp chí/báo điện tử (electronic magazines or newspaper articles)
Lanktree, C. L., & Brier, J. K. (2007, August 28). New Crime Legislation Criminal.
Nowwherevill Times. Retrieved from http:// nowwherevilltimes.ca
1.6 Bài viết từ website
Trochim, W.M.K. (2006, October 20). Statistical terms in sampling. In Research
methods
knowledge
base.
Retrieved
October
19,
2007,
from
ialresearchmethods. net/kb/sampstat.php
1.7 Bài viết từ ERIC (Education Resources Information Center)
Dvorak, J., & Philips, K. D. (2001). Job satisfaction of high school journalism
educators. Paper presented at the annual meeting of the Association of Education in
Journalism and Mass Communication, Scholastic Journalism Division, Washington, D.C.
(ERIC Document Reproduction Service No. ED456466).
1.8 Trích dẫn những bài viết được đăng trong các hội thảo, hội nghị
(Unpublished paper presented at a meeting, conferences)
Lanktree, C. L., & Brier, J. K. (2007). Early data on the Trauma Symptom Checklist
for Children. Paper presented at the meeting/conference of the American Professional
Society on the Abuse of Children, San Diego, CA.
1.9 Trích dẫn những bài viết được đăng trong các luận văn, luận án
(Unpublished doctoral dissertation and master’s thesis)
Garskof, M. S. (2004). Motivating teachers with nonfinancial incentive: The
relationships of compensatory time, job, and the need to achieve to the job satisfaction of
high school teachers in New York City. Unpublished doctoral dissertation, New York

University.
Lưu ý: Nếu sử dụng tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt cho bài viết tiếng Anh thì
trích nguồn như sau:

15


Ví dụ 1:
Vietnamnet. (2014, March 26). Ai khơng để cử nhân thất nghiệp? [Who doesn’t let
bachelors be unemployed?]. Retrieved from />Ví dụ 2:
Pham, D. N. T., & Pham, L. H. (2014). Giáo dục Việt Nam hội nhập quốc tế
[Vietnamese education –international integration]. Ho Chi Minh: VNU Press.
2 Liệt kê tài liệu tham khảo trong bài viết bằng tiếng Việt
Lưu ý 1: Phải theo thứ tự Alphabet của họ, tên lót, và tên của tác giả. Các nguồn tài
liệu bằng tiếng Việt được trình bày tương đối khác với các nguồn tài liệu bằng tiếng Anh.
Lưu ý 2: Các nguồn tài liệu bằng tiếng Anh thì được liệt kê giống như cách liệt kê
trong bài viết bằng tiếng Anh.
Lưu ý 3: Nếu nhà xuất bản Việt Nam có bản quyền xuất bản lại thì tên tác giả cũng
giữ nguyên. Chỉ khác là sau tựa đề sách hoặc tên bài viết dùng dấu ngoặc vuông như sau: [tài
liệu dịch]. Không dùng tên dịch giả. Dịch giả không phải là tác giả.
2.1 Sách nguyên tác
Phạm Đỗ Nhật Tiến và Phạm Lan Hương. (2014). Giáo dục Việt Nam hội nhập quốc
tế. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.
2.2 Sách được biên tập lại (sách gồm các bài viết của nhiều tác giả được chính các
tác giả đó hoặc/và người khác biên tập lại)
Nguyễn Hồng Phan. (2014). Lý luận về định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên
ngành tâm lý học. Trong Giáo dục và phát triển (Biên tập: Hoàng Mai Khanh, Nguyễn
Thành Nhân, Bùi Chí Bình, Nguyễn Thúy An) (tr. 310-322). Hồ Chí Minh: NXB Đại học
Quốc gia TP. HCM.
2.3 Tạp chí khoa học chuyên ngành

Lê Quang Sơn. (2010). Đào tạo giáo viên – Kinh nghiệm Cộng hòa liên bang Đức.
Tạp chí Khoa học và Cộng nghệ, 5(40), tr 267-274.
2.4 Nhật báo/Tạp chí in
Hồ Thiệu Hùng. (5/02/2013). Nghịch lý “Quốc sách hàng đầu”. Báo Tiền Phong.
2.5 Nhật báo/Tạp chí điện tử
Dân Trí. (23/12/2013). Hơn 100.000 sinh viên đại học (ra trường) thất nghiệp trong
năm 2013. Khai thác từ />2.6 Website
Phạm Thị Ly. (09/06/2006). Đào tạo giáo viên ở vùng Đông Á. Khai thác từ
/>2.7 Các bài viết từ ERIC (tương tự như trong cách trích dẫn của bài viết bằng tiếng
Anh. Ở trung tâm nguồn này, khơng có bài bằng tiếng Việt)
2.8 Trích dẫn những bài viết được đăng trong các hội thảo, hội nghị (nhưng
khơng có xuất bản)
Bùi Chí Bình. (2013). Lợi thế tương đối và vốn con người trong bối cảnh tồn cầu
hóa. Được trình bày tại Hội thảo Quốc tế Giáo dục Việt Nam – Đài Loan, TP. Hồ Chí Minh.
2.9 Trích dẫn những bài viết được đăng trong các luận án, luận án sau đại học
16


Nguyễn Thị Hảo. (2007). Thực trạng và thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng
cao hiệu quả Xê-mi-na tại trường ĐHKHXH&NV Tp.HCM. Luận án thạc sỹ, Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.

17


C. Mẫu bìa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KHOA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG


ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ
(font 20)

Đề tài: (font 16)

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM (font 20)
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong Giáo dục
Mã số: 9140115 (font 16)

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn A (font 14)
Người hướng dẫn khoa học (dự kiến): TS. Nguyễn Văn B

HÀ NỘI – 04/2019

18



×