Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đánh Thức Tiềm Năng Trí Tuệ Bằng Sơ Đồ Tư Duy pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.76 KB, 21 trang )

Tony Buzan: Đánh Thức Tiềm
Năng Trí Tuệ Bằng Sơ Đồ Tư Duy
Ngoài đời, Tony Buzan giống như những gì mà người ta hình
dung: lịch lãm, uyên bác và cởi mở. Có lẽ hình ảnh ấy của ông
cũng là một trong những lý do để ông được chào đón và yêu
mến ở rất nhiều nơi cùng với sự lan tỏa của Mind map – Sơ
Đồ Tư Duy.
Tony Buzan là tác giả và đồng tác giả của hơn 92 đầu sách
được dịch ra trên 30 thứ tiếng với ba triệu bản đang được bán
ở 100 quốc gia, Tony Buzan được cả thế giới biết đến bởi
những công trình nghiên cứu về não bộ và phương pháp tư
duy.
Sinh năm 1942 tại London, ông là người đã sáng tạo ra
phương pháp Mind Map. Tony Buzan chính thức giới
thiệuphần mềm iMindMap vào tháng 12/2006 và được biết
đến nhiều nhất thông qua cuốn Use your head, trong đó ông
trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các
phương pháp Mind Map.
Là nhà tư vấn thương mại cho các tập đoàn đa quốc gia như
British Petroleum, Barclays International, General Motors,
IBM, Walt Disney, ông còn là cố vấn cao cấp cho các chính
phủ và nhiều tổ chức phi chính phủ.
Ông đã nhận bằng danh dự về Tâm lý học, Văn chương
Anh, Toán học và các môn khoa học tự nhiên của Trường Đại
học British Columbia năm 1964.
Đối với tôi, Tony Buzan đã trở thành một người mà tôi “hàm
ơn”, còn Mind map là công cụ học tập và làm việc không thể
thiếu. Tôi cũng cho rằng sơ đồ tư duy đã và đang thúc đẩy làn
sóng cách mạng học tập bùng nổ tại Việt Nam và trên thế giới.
Sơ Đồ Tư Duy: Con Đường Đến Với “Học Cách Học”
Năm 2003, khi còn là một sinh viên năm thứ nhất, tôi cùng các


bạn trong nhóm Tư duy mới (New Thinking Group) luôn băn
khoăn trong mình một câu hỏi: “Từ bé đến lớn chúng ta được
dạy để tích lũy kiến thức, nhưng đã bao giờ chúng ta được
dạy cách để lĩnh hội những kiến thức đó một cách hiệu quả
chưa?”
Câu trả lời “chưa ở đâu học sinh Việt Nam được dạy và được
học “cách học” đã khiến cho chúng tôi háo hức và say mê tìm
hiểu một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ với những khám phá bất
ngờ về các nguyên tắc hoạt động của bộ não, các công cụ
học tập và làm việc hoạt động theo cách làm việc của bộ não,
cách nâng cao khả năng ghi nhớ, tưởng tượng và sáng tạo…
Qua các lớp học về Nâng cao năng lực tư duy mà chúng tôi là
các giảng viên, chúng tôi đã nhận được sự chia sẻ của hơn
một ngàn học viên từ 6 đến 66 tuổi (nói không ngoa). Điều đó
thôi thúc chúng tôi phát triển và chia sẻ những công cụ tư duy
mình đã tìm hiểu được tới nhiều người hơn nữa.
Một trong những thành công lớn nhất mà chúng tôi đã làm
được chính là thành công với sơ đồ tư duy mà cha đẻ của nó
là Tony Buzan, người có chỉ số sáng tạo cao nhất thế giới và
nếu bạn tìm hiểu về ông, bạn sẽ còn thấy vô vàn những điều
đáng kinh ngạc khác nữa.
Sơ Đồ Tư Duy: Nguyên lý và Hoạt động
Trong chuyến thăm Việt Nam của Tony Buzan năm 2007 và
cuộc trò chuyện cùng nhà báo Tạ Bích Loan trên chương trình
Người đương thời, có lẽ hình ảnh của Tony Buzan nay đã
không còn quá xa lạ với nhiều người Việt Nam.
Tony Buzan trong chương trình Người đương thời
Nhu cầu tìm hiểu về sơ đồ tư duy cùng các công cụ tư duy
khác trong làn sóng cách mạng học tập đang bắt đầu lan tỏa
tại Việt Nam dẫn đến sự ra đời của hàng loạt sách về Học

cách học của nhà xuất bản Nhân Trí Việt. Nhờ thế, những lần
dạo qua hiệu sách, tôi thường bắt gặp hình ảnh các bạn sinh
viên đang chăm chú giở những cuốn sách về sơ đồ tư duy ra
đọc một cách tò mò và say mê.
Sơ đồ tư duy không khó. Bất cứ ai cũng có thể tạo một sơ đồ
tư duy ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: từ một
chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra
nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận.
Ví dụ như bạn muốn lập sơ đồ tư duy cho một tuần làm việc,
hãy vẽ chủ đề trung tâm tuần sau vào giữa trang giấy trắng.
Từ chủ đề bạn vẽ 7 nhánh lớn là thứ 2, thứ 3…cho đến chủ
nhật, mỗi nhánh một màu. Rồi từ mỗi thứ, bạn lại vẽ các
nhánh nhỏ là các công việc bạn định làm trong thứ đó, mỗi
công việc lại triển khai ra các ý chi tiết hơn như bạn định làm
việc đó với ai (Who), ở đâu (Where), bao giờ (When), bằng
cách nào (How)…
Cứ như vậy bạn sẽ có được trên cùng một trang giấy các
công việc bạn định làm trong một tuần và cái hay của sơ đồ tư
duy là ở chỗ nó giúp bạn có cái nhìn tổng thể, không bỏ sót
các ý tưởng; từ đó bạn có thể dễ dàng đánh số thứ tự ưu tiên
các công việc trong tuần để sắp xếp và quản lý thời gian một
cách hiệu quả và hợp lý hơn so với một quyển sổ liệt kê các
công việc thông thường.
Nhưng vẫn ít người sử dụng sơ đồ tư duy lắm – Tại sao?
Khái niệm của sơ đồ tư duy thì thực sự đơn giản. Nguyên lý
hoạt động thì đúng theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gọi ý
kia” của bộ não. Cách vẽ cũng rất giản đơn và còn rất nhiều
tiện ích khác khiến cho sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phổ
biến toàn cầu.
Nhưng tại Việt Nam, có thể thấy số người biết đến sơ đồ tư

duy thì nhiều mà số người sử dụng nó thì chỉ đếm trên đầu
ngón tay. Vậy nguyên nhân là tại sao?
Với kinh nghiệm 6 năm giảng dạy về sơ đồ tư duy cho rất
nhiều các đối tượng học viên khác nhau, tôi đã tìm hiểu và
đúc kết được 5 nguyên nhân chính, đó là:
• 1 – Sơ đồ tư duy sử dụng nhiều màu sắc quá, trông
như tranh vẽ của trẻ con vậy. Lại mất công tô màu.
• 2 – Sơ đồ tư duy thì phải vẽ, mà mình thì vẽ xấu
lắm, bạn biết đấy. Mình làm gì có năng khiếu đâu.
• 3 – Dùng sơ đồ tư duy thì cũng viết như ghi chép
thông thường thôi mà, thậm chí còn mất nhiều thời gian hơn.
• 4 – Tốn giấy lắm!
• 5 – Mình dùng hoài rồi mà chẳng thấy giúp tăng trí
nhớ lên gì cả. Chắc tác giả nói quá lên thôi.
Vậy những nguyên nhân này có đúng không?
Trước hết, tôi muốn chia sẻ với các bạn: sử dụng sơ đồ tư
duy lần đầu tiên cũng giống như mới tập đi xe máy. Những ai
đã đi quen rồi thì thấy nó thực sự đơn giản và so với xe đạp
thì quả là vượt trội. Nhưng với những người mới tập đi thì việc
ghi nhớ các nguyên tắc vận hành và thực hành cho đúng
không phải là dễ.
Vì vậy nên sẽ có bạn vẫn để số 0 mà tăng ga rồi bảo xe này
chẳng có ích gì; lại cũng sẽ có người vừa tăng ga vừa đạp
phanh, rồi tự nhủ mọi người bảo sao chẳng biết chứ mình
thấy xe này đi chậm rì, lại còn nặng hơn cả xe đạp nữa.
Kết quả là họ đi đến kết luận chung: Xe này thấy quảng cáo
thì hay, chứ đi thử thì cũng không thấy có gì ưu việt lắm, thôi
mình cứ quay về đi xe đạp cho khỏe, vừa quen thuộc lại vừa
đỡ phải thử cái gì mới làm chi cho mệt người.
Sơ đồ tư duy cũng vậy thôi. Bạn nào nghe qua cũng thấy đơn

giản, nhưng thực chất khi bạn đưa ra một trong những lý do
trên chính là bởi bạn đã vi phạm một hay nhiều những nguyên
tắc “đơn giản” đó.
Tôi thường chỉ cho các học viên thấy các vi phạm đó của họ,
và khi khắc phục được nhược điểm này thì sơ đồ tư duy tỏ ra
hiệu quả hơn rõ rệt. Những lời khuyên mà tôi hay đưa ra
thường là:
Bạn không cần phải sử dụng nhiều màu sắc. Bạn có thể chỉ
cần dùng một màu nếu chưa quen và muốn tiết kiệm thời
gian. Các chuyên gia của hãng Boeing cũng đã vẽ nên những
sơ đồ tư duy khổng lồ khi xây dựng ý tưởng về việc cơ cấu lại
hãng này để tạo lợi thế cạnh tranh chỉ với một màu.
Nếu bạn thấy mất quá nhiều thời gian để tô đặc màu trong
một nhánh, sao bạn không thử gạch chéo, đánh dấu cộng,
hay chấm bi trong đó? Rất mới mẻ và tốn ít thời gian.
Nếu trên mỗi nhánh bạn viết đầy đủ cả câu thì như vậy bạn sẽ
dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não. Não của
bạn sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn
chỉnh.
Vì vậy, hãy nhớ trên mỗi nhánh bạn chỉ viết một, hai từ khóa
mà thôi. Khi đó, bạn sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não của
bạn sẽ được kích thích làm việc để hoàn thiện nốt thông tin và
nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả
năng ghi nhớ của bạn.
Những trải nghiệm trong việc giảng dạy sơ đồ tư duy tại
VN
Trong một năm qua, tôi đã dành nhiều thời gian và tâm sức để
giảng dạy sơ đồ tư duy cho các giáo viên và học sinh tại
trường tiểu học và THCS Dream House – Trí Việt.
Tôi thấy các em học sinh nhỏ từ lớp 1 cũng đã có thể vẽ được

những sơ đồ tư duy đơn giản, rất logic và đáng yêu, đặc biệt
là với các chủ đề thân quen như Mẹ, Gia đình của em, hay
Mùa hè của em.
Những em học sinh lớn hơn thì thường xuyên sử dụng sơ đồ
tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong
các môn học ở trường, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi.
Sơ đồ tư duy môn sinh học do các em học sinh vẽ
Sơ đồ tư duy cũng giúp các em và các thầy cô giáo tiết kiệm
thời gian làm việc ở nhà và trên lớp rất nhiều với các phần
mềm sơ đồ tư duy trên máy mà các em có thể làm tại nhà và
gửi email cho các thầy cô chấm chữa trước khi lên lớp.
Với kinh nghiệm đó, tôi có thể thấy được làn sóng cách mạng
học tập tại Việt Nam hoàn toàn có thể lan tỏa trong những thế
hệ học trò mới, chỉ cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ của các thầy cô
giáo và các điều kiện hỗ trợ ở những môi trường giáo dục tốt.
Khi đó, nền giáo dục của chúng ta sẽ chẳng còn cách quá xa
ngày mà Việt Nam có thể “sánh vai cùng các cường quốc năm
châu trên thế giới” như mong ước của Bác Hồ kính yêu và các
nhà giáo dục tâm huyết ngày hôm nay.
Tony Buzan: Người Truyền Cảm Hứng
Quy trở lại với người mà tôi “hàm ơn” – cha đẻ của sơ đồ tư
duy. Có lẽ cần có những lần Tony Buzan đến Việt Nam nhiều
hơn nữa để nhiều học sinh, sinh viên hơn được gặp gỡ ông
và được ông truyền cảm hứng, như tôi đã có trong buổi
workshop năm 2007.
Tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác xúc động khi ông ngạc nhiên
nhìn bức vẽ sơ đồ tư duy của tôi, khen ngợi một cách thật
lòng và ký tặng một điểm A+ hào phóng.
Tôi nhớ thi hào William A.Ward đã từng nói: “Người thầy trung
bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy

xuất chúng biết minh họa, còn người thầy vĩ đại biết cách
truyền cảm hứng.”
“Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”
Đối với tôi, Tony Buzan đã truyền cho tôi cảm hứng để tiếp tục
niềm say mê giảng dạy sơ đồ tư duy cho các bạn giáo viên và
học sinh trong suốt những năm qua.
Vì thế, nếu bạn chỉ mới đọc sách của ông thôi thì chưa đủ.
Hãy thực hành sơ đồ tư duy ngày hôm nay và trải nghiệm nó
để một ngày không xa khi bạn gặp Tony Buzan, bạn sẽ tự
mình cảm nhận niềm hạnh phúc được chia sẻ và được khích
lệ bởi “thiên tài sáng tạo” này.
Thu Liên
Peter Buffett cho hay: "Thứ mà cha
tôi cho chúng tôi không phải là
tài sản của ông mà là các bài học
về giá trị cuộc sống. Đó mới là
thứ chúng tôi cần”.
Warren Buffett được tạp chí Forbes
xếp thứ 3 trong danh sách những
người giàu nhất thế giới. Ông là cổ
đông lớn nhất kiêm chủ tịch tập
đoàn Berkshire Hathaway. Nhưng
những gì mà con cái ông nhận
được không phải là tiền bạc, đó là
đơn giản chỉ là cách sống.
Peter Buffett tin rằng anh đã nhận
được sự đầu tư giáo dục tốt nhất
mà bất cứ ai sống trên đời này
cũng hằng ước ao. Cha anh là
Warren Buffett, người vốn được

mệnh danh là “hiền tài xứ Omaha”
(Mỹ) và là cổ đông lớn nhất kiêm
chủ tịch tập đoàn Berkshire
Hathaway.
Mặc dù Warren Buffett đứng thứ 3
trong danh sách những người giàu
nhất thế giới do tạp chí Forbes bình
chọn, lời khuyên của ông dành cho
người khác không phải là những
cách để kiếm tiền, những cách thu
lợi trên thị trường chứng khoán mà
đó là cách sống, con trai ông -
Peter Buffett chia sẻ.
"Ông ấy ít khi nói chuyện với chúng
tôi về tài chính. Ông ấy thường tập
trung vào những triết lý của cuộc
sống, chẳng hạn như: ‘Các con
không phải thử sức trên tất cả các
lĩnh vực. Khi con đã sẵn sàng để
đầu tư (chẳng hạn như đầu tư cổ
phiếu), con chỉ cần tưởng tượng nó
giống như một quả bóng tròn vo
đang di chuyển chậm chạp, từ từ".
Peter Buffett cho hay: “Tiền là mục
tiêu của rất nhiều người. Nhưng
với cha tôi, mục tiêu của ông là
luôn luôn hành động đúng”.
Warren Buffett là một nhà đầu tư
khá thận trọng, nổi tiếng với khả
năng đào sâu nghiên cứu và khám

phá những giá trị nội tại của công
ty. Và chiến lược phấn đấu để “luôn
luôn đúng" đã tỏ ra khá hiệu quả.
Trong thập kỷ vừa qua, Berkshire
Hathaway đã liên tục mở rộng thị
phần ra các thị trường rộng lớn
hơn và đạt được mức lợi nhuận ấn
tượng.
Khi xem xét đầu tư vào các công ty,
Warren Buffett luôn tìm thấy những
món hời thông qua những nghiên
cứu thị trường không chính thức.
“Ông sẽ đặt ra một số câu hỏi về
một sản phẩm nào đó. Ông sẽ cố
gắng xác định sở thích cá nhân của
từng người. Chẳng hạn như với
một tờ báo, ông sẽ hỏi: Con có đọc
nó thường xuyên không? Khi đó,
chúng tôi biết là ông đang thử chị
em chúng tôi”, Peter Buffett chia
sẻ.
Năm 1977, khi Peter Buffett vẫn
còn là một thiếu niên, Berkshire
Hathaway mua lại một tòa soạn
báo địa phương ở New York có
tên là Tin tức Buổi tối Buffalo Bất
chấp thực trạng ngành công nghiệp
báo chí in đang điêu đứng, lượng
phát hành và quảng cáo đã giảm,
quảng cáo trực tuyến bắt đầu nổi

lên, Warren Buffett vẫn tiếp tục đầu
tư, bằng tình yêu của mình với tờ
báo.
Theo bước chân Warren Buffett
Cha của Peter chắc chắn không
phải là người dễ bị lung lay bởi
những thứ bán phá giá chỉ vì chúng
cũ hoặc lỗi mốt. Peter vẫn đến
thăm cha mình tại Omaha,
Nebraska. Cha của anh vẫn sống
trong ngôi nhà mà anh đã từng lớn
lên ở đó, bất chấp sự giàu có vô
biên của ông.
"Điều mà tôi ngưỡng mộ nhất ở
cha tôi là sự tin cậy. Sự tin cậy là
điều quan trọng nhất. Ông luôn
làm đúng như những gì ông nói,
toàn vẹn và trung thực", Peter hóm
hỉnh nói.
Peter Buffett nói rằng món quà lớn
nhất anh có thể tặng cho cha của
mình là đi theo bước chân của ông,
bằng cách tin tưởng vào chính
mình.
"Tôi nghĩ rằng ông đã nhận ra điều
này trong tôi", Peter nhắc đến một
sự cố trong sự nghiệp nhạc sĩ của
mình.
Sau khi Peter Buffett soạn nhạc
cho Khiêu vũ với bầy sói (Dances

with Wolves), bộ phim đoạt giải
Oscar cho đạo diễn và nam diễn
viên chính xuất sắc nhất, anh nhận
được khá nhiều lời mời từ các
hãng phim của Hollywood. Họ sẵn
lòng mời gia đình anh chuyển từ
Milwaukee đến Los Angeles nếu
anh muốn trở thành một nhà soạn
nhạc phim lừng danh.
"Tôi đã nghiêm túc suy nghĩ về việc
này trong suốt hai tuần. Sau đó, tôi
quyết định không đi. Tôi không
muốn phải chuyển đi, tôi muốn tập
trung vào cái gì đó thực tế hơn đối
với tôi. Tôi đã nghĩ về cha mình.
Làm thế nào ông có thể chuyển
đến New York, để gần Wall Street
hơn? Nhưng xem cách thức cha tôi
làm việc trong những năm qua, tôi
nhận ra rằng bạn không làm việc
chỉ bởi vì công việc đó nhìn hấp
dẫn hơn. Tôi chọn công việc bởi
chúng đưa tôi đến những nơi đặc
biệt”, Perter cho hay.
Một điều đặc biệt nữa trong cách
Warren Buffett dạy con là ông cho
phép con mình thất bại và thành
công theo cách của riêng chúng.
Nói cách khác, ông không phải là
một người cha luôn luôn bên cạnh

con mình để giúp đỡ chúng khi
chúng gặp khó khăn.
"Phong cách quản lý của ông cũng
giống như cách ông sống. Trong
môi trường kinh doanh, ông nhận
ra một người quản lý giỏi và nói:
"Tôi tin vào bạn”, và sau đó để anh
ta làm việc một mình", Peter Buffett
nói. "Tôi tin rằng kinh nghiệm là tất
cả mọi thứ. Khi bạn vấp ngã và tự
đứng dậy, bạn sẽ hiểu bản thân
mình hơn”.
Anh còn cho hay nếu anh tin rằng
cha mình sẽ ra tay cứu mình mỗi
khi mình gặp rắc rối về tài chính thì
điều đó sẽ làm suy yếu bất cứ
thành công nào anh đạt được.
Không được thừa kế tài sản từ
cha
Tình trạng tài chính của Peter
Buffett chẳng hề liên quan đến sự
giàu có của cha mình. Số tài sản
mà anh nắm giữ cũng không xuất
phát từ bất kỳ lời khuyên chứng
khoán nào mà cha anh đưa ra.
Trong thực tế, Peter chưa bao giờ
mua cổ phiếu.
Peter đã nhận được 90.000 đôla từ
cổ phiếu của Berkshire Hathaway
vào năm 1979. Đó là số tiền thu

được từ việc bán trang trại của ông
nội. Peter cho biết cha của anh
phải đau đầu suy nghĩ về việc nên
làm gì với trang trại mà ông nội
Peter đã để lại. Cả Peter và các
anh chị em của mình, cho dù đã
trưởng thành, đều không được
quyền điều hành trang trại.
"Cha tôi không tin vào tài sản thừa
kế", Peter Buffett nói. "Số cổ phiếu
ở Berkshire Hathaway chính là
điểm khởi đầu thuận lợi của tôi. Nó
khiến tôi nghĩ rằng đó là tất cả
những gì tôi sẽ nhận được. Người
ta vẫn thường nghĩ rằng con cái sẽ
nhận được hàng đống tiền từ cha
mẹ”.
Trên thực tế, vào năm 2006,
Warren Buffett đã cam kết
đóng góp 37 tỷ đôla cho Quỹ
từ thiện của Bill Gates.
Tư tưởng làm giàu
Tài sản quý nhất của người giàu
chính là tư tưởng làm giàu của họ.
Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy rằng
thế giới mà chúng ta đang sống luôn
tồn tại các cặp đối lập nhau. Nóng -
lạnh, trên - dưới, trong – ngoài, tối –
sáng, nhanh - chậm, trái - phải…
Chúng đối lập nhau nhưng lại không

thể tồn tại, nếu thiếu nhau. Làm sao
có thể xác định đâu là bên phải khi
không có bên trái? Chưa từng biết
nóng thì làm sao biết lạnh là gì?
Đối với vấn đề tiền bạc cũng thế các
bạn ạ! Tiền có quy luật vận động bên
trong và bên ngoài của nó. Ở bên ngoài
là những hiều biết về kinh doanh, cách
quản lý tiền bạc và những kế hoạch đầu
tư. Quy luật vận động bên trong của
tiền bạc chính là con người của chính
bạn, là thái độ đối với tiền bạc, đối với
giàu nghèo của bạn mà tôi tạm gọi là tư
tưởng làm giàu.
Những tri thức, kỹ năng làm giàu là
yếu tố rất quan trọng nhưng tư tưởng
làm giàu còn quan trọng hơn. Thử hỏi
nếu một người sắm được bộ đồ nghề
làm mộc nhưng không biết cách sử
dụng thì đã trở thành thợ mộc hay
chưa? Đối với việc làm giàu cũng vậy,
học hỏi những kiến thức làm giàu vẫn
chưa đủ để thành công. Điều cơ bản là
bạn phải thay đổi được chính con
người mình sao cho giống với những
người đã từng thành đạt.
Tài sản quý nhất của người giàu chính
là tư tưởng làm giàu của họ.
Đến đây, bạn hãy thử nhìn nhận lại
mình xem bạn thuộc loại người như thế

nào. Cách suy nghĩ, thói quen, cá tính
của bạn ra sao? Bạn có niềm tin hay
không và bạn tin vào đâu? Bạn có thực
sự tin tưởng chính mình hay không?
Cách cư xử của bạn với người khác ra
sao và bạn có niềm tin nơi họ hay
không? Bạn có nghĩ rằng mình đáng
được hưởng giàu sang phú quý hay
không? Bạn có đủ sức để gạt bỏ những
lo lắng, những bất an, những phiền
muộn để toàn tâm toàn ý vào công việc
hay không?
Những câu hỏi nêu trên nhằm xác định
3 yếu tố then chốt của một tư tưởng
làm giàu đó là: cá tính, cách suy nghĩ
và niềm tin. Bạn sẽ thành công hay
không và mức độ thành công ra sao đó
là nhờ 3 yếu tố nội tại này. Stuart
Wilde, tác giả mà tôi rất ngưỡng mộ,
đã từng nói về vấn đề này như sau: “
Hãy phát huy sức mạnh nội tại. Khi ta
đủ sức hấp dẫn, cơ hội sẽ đến với ta.
Khi ấy hãy nắm bắt lấy, đừng bao giờ
bỏ lỡ”.
Tại sao phải xây dựng cho mình một
tư tưởng làm giàu?
Bạn có biết tài sản quý nhất của người
giàu là gì không? Không phải là tiền
bạc. Không phải các mối quan hệ mà
chính là tư tưởng làm giàu của họ. Họ

không cam chịu nghèo khó. Họ không
muốn làm người ít tiền. Họ phải trở lại
vị trí người giàu, thành triệu phú, thành
tỷ phú. Cho dù hoàn cảnh hiện tại của
họ như thế nào, họ vẫn nuôi ý chí trở
lại vị trí cao nhất mà trước kia họ đã
đạt được.
Đối với nhiều người, đạt được tài sản 1
triệu đô đã là thành công, giàu sang
nhưng đối với Donald Trump đó là thất
bại, là nghèo túng.Tư tưởng của
Donald Trump là tư tưởng tỷ phú.
Năng lực của ông là năng lực kiếm tiền
tỷ và quản lý tiền tỷ.
Nói chung ông có một bộ óc tỷ phú.
Thấp hơn, có những người có bộ óc
triệu phú. Thấp hơn nữa có những
người chỉ có năng lực kiếm và quản lý
được vài chục nghìn Đô. Xa hơn nữa là
những người không biết kiếm tiền.
Cá tính, cách suy nghĩ và niềm tin – ba
yếu tố then chốt của một tư tưởng làm
giàu.
Sự thật là đa số người nghèo không
biết phát huy hết tiềm lực của mình.
Họ không dũng cảm sửa đổi chính
mình. Họ chỉ biết nhìn vào sự thành đạt
của người khác rồi so sánh với mình để
rồi cảm thấy mình quá thua kém.
Cách suy nghĩ thứ 1

Người giàu quan niệm: “ Cuộc sống
mỗi người là do chính người ấy quyết
định” trong khi người nghèo lại nghĩ:
“Cuộc sống tự nó xảy đến”
Nếu bạn có ý định làm giàu, việc đầu
tiên bạn cần làm là phải có niềm tin.
Bạn tin tưởng rằng bạn sẽ kiểm soát
được mọi việc trong cuộc sống. Trong
đó quan trọng nhất là vấn đề tài chính.
Nếu không có lòng tin, bạn sẽ dễ dàng
mất khả năng điều khiển được mọi diễn
tiến của cuộc sống theo ý muốn. Như
thế, bạn sẽ không thể nào thành công
được.
Cuộc đời bạn là do chính bạn tạo ra.
Địa vị của bạn cao hay thấp là do nơi
bạn. Bạn sống giàu sang hay nghèo
túng là do suy nghĩ của bạn.
Người nghèo thường có quan niệm
không đúng. Họ hay xem mình là nạn
nhân. Họ không chịu nhìn nhận trách
nhiệm của họ đối với hoàn cảnh nghèo
khó mà họ đang sống. Họ thường nghĩ
họ thật tội nghiệp, vì hoàn cảnh, vì sa
cơ lỡ vận…, và rồi họ lại càng lún sâu
vào hoàn cảnh ấy
Đối với tôi, trong vấn đề giàu nghèo
không có ai là nạn nhân của ai cả mà
chỉ có những người tự đóng vai trò là
nạn nhân. Nói cách khác, họ là nạn

nhân của chính mình.
Người giàu luôn quan niệm: Cuộc
sống của mỗi người là do chính người
ấy quyết định.
Người ta chỉ đóng vai trò là nạn nhân.
Vậy làm sao để nhận ra? Thông thường
có 3 dấu hiệu chính đó là: trách móc,
biện hộ và than vãn.
Dấu hiệu 1: Trách móc
Mục tiêu của việc tìm ra dấu hiệu này
là giúp bạn dễ dàng nhận ra những
người thuộc loại này. Có thể nói, họ là
những “chuyên gia trách móc”. Theo
lời họ thì mọi việc dường như có ác ý
với họ. Họ cho rằng thất bại là do số
phận đen đủi, do những nguyên nhân
khách quan bên ngoài.
Dấu hiệu 2: Biện hộ
Nếu “nạn nhân ” không trách móc, họ
sẽ chọn cách biện hộ. Với câu nói:
“Tiền bạc không phải là vấn đề quan
trọng”, họ biện hộ cho hoàn cảnh của
mình.
Những ai nói rằng tiền bạc đối với họ
không có giá trị thì chắc chắn họ là
những người đang túng tiền. Người
giàu hiểu rõ giá trị của tiền bạc và vị
trí, chức năng của nó trong xã hội.
Ngược lại, người nghèo biện hộ cho
hoàn cảnh của họ bằng cách so sánh

giữa tiền bạc và tình cảm.
Họ cho rằng vật chất không quan trọng
bằng tinh thần, tiền bạc không thể sánh
bằng tình nghĩa. Đây là một sự so sánh
sai lầm, bởi vì vật chất và tinh thần đều
có những chức năng riêng của chúng.
Chúng đều cần thiết cho cuộc sống con
người và không thể đem so sánh với
nhau được. Có thể nói so sánh vật chất
và tinh thần chẳng khác nào so sánh
chân với tay cái nào quan trọng hơn
cho hoạt động của cơ thể.
Người giàu không bao giờ xem nhẹ giá
trị của đồng tiền.
Xin khẳng định một điều rằng người
giàu không bao giờ xem nhẹ giá trị của
tiền bạc. Nếu bạn không nghĩ được như
vậy chắc chắn bạn đang là người nghèo
và bạn sẽ còn nghèo cho đến khi thay
đổi quan niệm đó.
Peter Buffett cho hay: "Thứ mà cha
tôi cho chúng tôi không phải là tài
sản của ông mà là các bài học về
giá trị cuộc sống. Đó mới là thứ
chúng tôi cần”.
1. Tích lũy tiền mặt bằng cách tiết kiệm
Đúng vậy, những người giàu có luôn tiết kiệm tiền mặt của họ. Thay vì ăn uống
mọi lúc mọi nơi, họ nhét những tờ USD vào các quỹ tương hỗ cổ phiếu để thanh
toán.
Theo Jean Chatzky, trong Sự khác biệt giữa người giàu và nghèo, 55% người tự

sức làm giàu thành công nhờ tiết kiệm.
Hành động: Đừng tiêu khi bạn chưa thực sự cần? Hãy viết ra và tìm kiếm giải pháp
thay thế ít tốn kém hơn. Nếu bạn mua sắm tại Starbucks vào mỗi buổi sáng, hãy
dừng lại. Đều đặn gửi tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, bạn sẽ có được một khoản
tiết kiệm. Khi đã tiết kiệm được chút đỉnh, hãy thử mạo hiểm đầu tư vào một quỹ
tương hỗ cổ phiếu và xem nó phát triển.
2. Không chi tiền vào những thứ không cần thiết
Nói cách khác, dừng mua sắm, ăn uống hay đổ tiền vào những thứ không cần thiết
và chi ngân sách của bạn thật thông minh đối với những thứ như nhà và xe hơi.
Nếu bạn phải trả 400 USD mỗi tháng cho một chiếc SUV, đó quả thực là một chiếc
xe uống đô hằng tuần, hãy tìm cách giảm dần xuống. Bạn có thực sự cần một chiếc
SUV? Chiếc xe tải nhỏ thay thế sẽ là lựa chọn hiệu quả hơn?
Đánh giá bản thân và thay đổi: Bạn đang chi cả đống tiền hằng tháng cho một chỗ
ở xa hoa? Tại sao bạn không chọn một ngôi nhà nhỏ hơn? Bạn có thể chọn những
loại quần áo ít tốn kém? Hãy trung thực trong đánh giá của bạn, hoặc bạn đang
lãng phí thời gian của mình.
3. Mặc cả
Đừng bao giờ trả đủ tiền cho một thứ gì đó. Luôn luôn tìm cách để có được mức
giá rẻ hơn. Nói chuyện với người quản lý cửa hàng. Xếp hàng, chờ đợi và mua sắm
trong những ngày giảm giá. Nếu bạn là một người mua sắm có mục tiêu, bạn chỉ
cần chăm chú theo dõi thông tin là biết lịch trình giảm giá của các cửa hàng, siêu
thị.
Hành động: Hãy nhanh chóng thực hiện kế hoạch mặc cả. Nếu bạn muốn mua sắm
thứ gì đó, hãy tra thông tin những địa điểm bán rẻ hơn, sử dụng phiếu giảm giá,
hoặc mặc cả để có một mức giá tốt hơn. Sau đó, nhanh chóng gửi số tiền dư lại vào
tài khoản tiết kiệm nếu không muốn tiêu hết mất
4. Chỉ cần làm điều đó
Điều này đúng trên nhiều cấp độ. Những người làm giàu bằng chính sức mình
thường có lối suy nghĩ rằng, họ có thể và sẽ thay đổi tình huống của họ. Thay vì
chờ đợi những điều tốt đẹp xảy ra hoặc tự hỏi tại sao họ không đến, họ nhận ra và

làm cho chúng xảy ra. Họ đầu tư vào các doanh nghiệp. Họ bắt đầu kinh doanh
hoặc đầu tư vào những thứ sẽ mang lại lợi nhuận cao.
Hành động: Cho dù bạn đang làm việc ở trung tâm mua sắm hay các cửa hàng tạp
hóa, hãy tìm cách để kiếm được nhiều tiền hơn. Đừng tự cho mình thời gian nhàn
rỗi. Nếu muốn kiếm được nhiều hơn, bạn phải tìm cách kiếm tiền và làm cho tiền
sinh sôi.
5. Thiết lập mục tiêu và đạt được chúng
Công việc của bạn sẽ đạt hiệu quả hơn nếu bạn biết thiết lập mục tiêu cho mình.
Những người giàu có biết rõ thứ mà họ muốn kiếm được, và họ thiết lập một kế
hoạch trước khi ra ngoài làm điều đó. Họ nghiên cứu kỹ thứ mà họ cho rằng sẽ
kiếm được bộn tiền, sau đó thiết lập kế hoạch và hoàn thành mục tiêu.
Hành động: Thiết lập mục tiêu tài chính nhỏ, bạn có thể dễ dàng đạt được và xây
dựng sự tự tin cho mình. Khi bạn đã đạt được mục tiêu, hãy tiếp tục thiết lập mục
tiêu mới, điều này sẽ giúp bạn không ngừng phấn đấu và tìm thấy niềm lạc quan
trong cuộc đời.
6. Sống giản dị
Cuộc sống của những người làm giàu bằng sức mình đơn giản hơn chúng ta tưởng,
bởi vì càng dùng nhiều bạn càng phải trả nhiều. Bạn có cần đến 100 đôi giày? Hay
dùng đến ba chiếc máy tính xách tay trong nhà?
Bạn có thể tồn tại với một thứ chứ? Chúng ta đang ở trong một xã hội tiêu dùng, và
nó phản ánh trong tất cả các "công cụ" mà chúng ta mua. Và hầu hết chúng ta
không thực sự cần.
Hành động: Đi quanh nhà, xem xét và loại bỏ những thứ bạn không cần. Sau đó,
ghi nhớ không chi tiền cho những thứ không cần thiết. Hãy suy nghĩ ba lần trước
khi mua, và luôn luôn tìm cách sống đơn giản.
7. Tự chăm sóc sức khỏe
Vâng, người giàu luôn tự ý thức chăm sóc bản thân. Ai muốn trả tiền viện phí hàng
ngàn đô để chữa trị những thứ do chính mình phá vỡ? Không chỉ làm việc chăm
chỉ để kiếm tiền và tiết kiệm, họ duy trì sức khỏe bằng cách chăm chỉ tập luyện và
ăn uống đúng cách.

Hành động: Nếu bạn chưa tập một môn thể thao nào, hãy bắt đầu. Tăng mức độ tập
thể dục và xem kết quả (cả thể chất lẫn tinh thần) sau một vài tuần. Tâm trí và cơ
thể của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt.

×