Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Luận văn thạc sĩ từ ngữ xưng hô trong văn xuôi vi hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG THANH VÂN

TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

THÁI NGUN - 2017

c


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DƯƠNG THANH VÂN

TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Văn Hảo

THÁI NGUYÊN - 2017


c


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luâ ̣n văn “Từ ngữ xưng hô trong văn xuôi Vi Hồng”
là kế t quả nghiên cứu của riêng tôi, các kế t quả của đề tài là trung thực và chưa
đươ ̣c công bớ trong bất cứ một cơng trình khoa học nào.
Nơ ̣i dung của luâ ̣n văn có sử du ̣ng tài liê ̣u, thông tin đươ ̣c đăng tải
trên các tác phẩ m, ta ̣p chí, cá c trang web theo danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo
củ a luâ ̣n văn.
Nế u sai tôi xin hoàn toàn chiụ trách nhiê ̣m.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
Tác giả luâ ̣n văn

Dương Thanh Vân

i

c


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biế t ơn chân thành và sâu sắ c tới PGS.TS Phạm Văn
Hảo về sự hướng dẫn tâ ̣n tin
̀ h, đầ y đủ, chu đáo và đầ y tinh thầ n trách nhiê ̣m của
thầy trong toàn bô ̣ quá triǹ h em hoàn thành luâ ̣n văn.
Em xin trân tro ̣ng cảm ơn sự ta ̣o điề u kiêṇ giúp đỡ của Ban chủ nhiê ̣m
Khoa Ngữ Văn, các thầ y cơ giáo Phịng đào tạo Trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m Thái
Nguyên đã giúp đỡ em thực hiê ̣n đề tài luâ ̣n văn này. Xin được cảm ơn những
thầy cô đã trực tiếp giảng dạy các chuyên đề cao học cho lớp Ngơn ngữ khóa

2015 - 2017.
Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, ba ̣n bè, người thân đã đô ̣ng
viên và giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luâ ̣n văn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
Tác giả luâ ̣n văn
Dương Thanh Vân

ii

c


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 5
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5
NỘI DUNG ......................................................................................................... 6
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN ........................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề xưng hơ ................................................. 6

1.1.2. Tình hình nghiên cứu tác phẩm Vi Hồng ............................................ 7
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 10
1.2.1. Giới thuyết về phạm trù xưng hô ....................................................... 10
1.2.2. Lý thuyết giao tiếp ............................................................................. 28
1.2.3. Lý thuyết hội thoại ............................................................................. 33
1.3. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Vi Hồng ................... 37
1.3.1. Cuộc đời nhà văn Vi Hồng ................................................................ 37
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng........................................................ 38
Tiểu kết chương 1: .......................................................................................... 40

iii

c


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG VĂN XI
VI HỒNG ......................................................................................................... 42
2.1. Từ ngữ xưng hơ qua ngơn ngữ đối thoại của nhân vật ............................ 42
2.1.1. Thống kê hệ thống từ ngữ xưng hô trong văn xuôi Vi Hồng ............ 42
2.1.2. Từ ngữ xưng hô xét về các vai giao tiếp............................................ 54
2.2. Từ xưng hô qua ngôn ngữ trần thuật của tác giả ..................................... 56
2.2.1. Từ “lão”.............................................................................................. 57
2.2.2. Từ “hắn”............................................................................................. 61
2.2.3. Từ “mụ” ............................................................................................. 63
2.2.4. Từ “chàng”, “nàng” ........................................................................... 65
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 70
Chương 3: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG
VĂN XUÔI VI HỒNG .................................................................................... 73
3.1. Dùng từ xưng hơ thể hiện văn hóa dân tộc Tày....................................... 73
3.1.1. Văn hóa gắn bó tự nhiên, sùng bái thần linh ..................................... 74

3.1.2. Văn hóa cộng đồng, làng bản ............................................................ 81
3.2. Dùng từ xưng hô thể hiện bản chất con người miền núi ......................... 86
3.2.1. Dùng từ xưng hơ thể hiện tính cách chân thật, hiền lành, chất
phác, ngay thẳng .......................................................................................... 87
3.2.2. Dùng từ xưng hô thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng ................... 90
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 95
KẾT LUẬN....................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 99
PHỤ LỤC

iv

c


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Từ ngữ xưng hô phân loại theo nhóm ............................................... 43
Bảng 2.2. Đặc điểm cấu tạo của đại từ nhân xưng ............................................ 45
Bảng 2.3. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ thân tộc ............................................... 46
Bảng 2.4. Cấu tạo của nhóm từ ngữ chỉ tên riêng ............................................. 48
Bảng 2.5. Cấu tạo của từ ngữ chỉ chức vụ, nghề nghiệp ................................... 50
Bảng 2.6. Vai giao tiếp trong từ ngữ xưng hô ................................................... 54
Bảng 2.7. Từ ngữ xưng gọi xét về vai giao tiếp trong các tác phẩm................. 55

iv

c


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ ra đời đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội. Tùy theo
hồn cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp mà người giao tiếp lựa chọn cách xưng
hô sao cho phù hợp. Việc sử dụng các đại từ nhân xưng và các lớp từ xưng hô
trong hội thoại là rất quan trọng. Bởi vì, các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hơ
thể hiện thái độ tình cảm của người nói đối với người nghe hay đối tượng được
nói tới. Do đó, sử dụng từ xưng hơ khơng chỉ giúp cuộc thoại có thể tiến hành
mà nó cịn thể hiện chiến lược và hiệu quả giao tiếp. Xưng hô đúng, hay sẽ góp
phần thúc đẩy giao tiếp phát triển. Ngược lại, xưng hô không hợp lý sẽ gây ra
những hậu quả không mong muốn trong giao tiếp. Qua cách sử dụng từ xưng
hơ người ta có thể biết được tình cảm, thái độ, mối quan hệ, trình độ học vấn
của các nhân vật tham gia giao tiếp. Có thể nói, xưng hô là yếu tố đầu tiên mà
các vai giao tiếp cần phải lựa chọn để xác lập vị trí của mình. Dựa vào xưng hơ
mà quan hệ giữa các vai giao tiếp được thiết lập.
Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô lớn và tùy thuộc vào đối
tượng giao tiếp cũng như hoàn cảnh giao tiếp mà người Việt sử dụng những từ
ngữ xưng hô khác nhau nhằm thực hiện những mục đích giao tiếp riêng. Các từ
ngữ này đóng góp lớn vào vốn từ vựng của ngôn ngữ dân tộc và tạo nên đặc
trưng tâm lý - văn hóa Việt.
1.2. Hệ thống các từ ngữ xưng hô không chỉ được sử dụng trong giao
tiếp đời sống hàng ngày mà còn được các nhà văn, nhà thơ sử dụng hết sức tinh
tế trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại trong văn xi.
Dưới ngịi bút tài hoa, khéo léo của người nghệ sĩ, các lớp từ ngữ xưng hô trong
các truyện ngắn, tiểu thuyết đa dạng và phong phú, qua đó thể hiện những cảm
xúc hết sức thú vị. Đồng thời những từ ngữ này trở thành những tín hiệu
chuyên trở những mạch nguồn cảm xúc và thái độ của nhà văn đối với các nhân
vật trong tác phẩm. Một trong những nhà văn sử dụng hệ thống từ ngữ xưng hô

1


c


hay và mang sắc thái địa phương sâu sắc nhất trong các sáng tác văn xi Việt
Nam thời kì hiện đại chính là nhà văn Vi Hồng.
1.3. Vi Hồng được biết đến là nhà văn viết về dân tộc và miền núi. Với
số lượng các tác phẩm đồ sộ, đăc biệt là về tiểu thuyết, chưa có nhà văn dân tộc
thiểu số nào vượt qua được ông. Điểm nổi bật trong các tác phẩm của Vi Hồng
là cái nhìn hiện thực và con người miền núi luôn ở thế lưỡng cực với hai tuyến
thiện, ác mang tính dân gian. Tác phẩm của Vi Hồng không chỉ được khẳng
định được vị thế ở trong nước mà giá trị của nó cịn vượt ra ngoài biên giới
quốc gia (tác phẩm Vãi Đàng của Vi Hồng được dịch ra tiếng Nga in trong
Tuyển tập chọn lọc 6 nhà văn châu Á được ấn hành tại Liên Xơ cũ). Tính từ tác
phẩm đầu tay năm 1959 đến lúc nhà văn qua đời năm 1997, Vi Hồng đã sáng
tác được một số lượng tác phẩm khơng nhỏ. Ơng đã cho xuất bản 15 cuốn tiểu
thuyết, 4 tập truyện vừa, 1 tập truyện ngắn, 7 cuốn sách nghiên cứu và sưu tầm
văn học dân gian, gần 30 cơng trình nghiên cứu khoa học về sli lượn, dân ca,
nghi lễ người Tày, Nùng Việt Bắc.
Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công và nét đặc sắc trong văn
xi Vi Hồng chính là cách sử dụng từ ngữ xưng hô một cách mới mẻ, phong
phú, tinh tế và phù hợp với tư tưởng chủ đề của từng tác phẩm. Các nhân vật
của ông thường đối thoại với nhau bằng ngơn ngữ của thơ ca. Đó là hình thức
“nói với nhau theo đường ong bay hoa nở”, theo lối nói “trai thanh gái nụ”
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày.
Vì vậy, việc tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn xuôi Vi
Hồng vừa có ý nghĩa khoa học lại vừa có ý nghĩa thực tiễn. Khảo sát, thống kê
các từ ngữ xưng hô trong văn xuôi Vi Hồng sẽ cung cấp, bổ sung thêm cái nhìn
cụ thể, chi tiết về hệ thống từ xưng hơ trong văn hóa Tày - Nùng nói riêng và
hệ thống từ xưng hơ tiếng Việt nói chung. Đồng thời trên cơ sở phân tích có hệ
thống các từ xưng hô trong văn xuôi Vi Hồng một lần nữa khẳng định được tài

năng của nhà văn trong cách sử dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ dân tộc. Mặt

2

c


khác, tìm hiểu cách sử dụng lớp từ ngữ này sẽ góp phần quan trọng trong cơng
việc giảng dạy, nghiên cứu tác phẩm Vi Hồng hiệu quả và sâu sắc hơn. Đó là
những lí do cơ bản để chúng tơi lựa chọn đề tài “Từ ngữ xưng hô trong văn
xuôi Vi Hồng” làm cơng trình nghiên cứu khoa học tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu “Từ ngữ xưng hô trong văn xuôi Vi Hồng”, luận văn
nhằm hướng tới mục đích:
- Khảo sát các từ ngữ xưng hơ trong văn xi Vi Hồng để có một bức
tranh tổng thể về việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong sáng tác của nhà văn.
- Thấy được những nét đặc sắc về cách dùng từ ngữ xưng hô, qua đó tìm
hiểu phong cách nhà văn. Đồng thời, khẳng định được vị trí và những đóng góp
của Vi Hồng cho nền văn học đương đại Việt Nam. Từ đó, giúp cho người học,
người u thích Vi Hồng có thêm cách tiếp cận mới trong việc tìm hiểu tác
phẩm của nhà văn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập hệ thống cơ sở lý luận chung được sử dụng để nghiên cứu các
từ ngữ dùng để xưng hô.
- Khảo sát, thống kê, phân loại... các từ ngữ được dùng làm phương tiện
xưng hơ trong văn xi Vi Hồng.
- Miêu tả, phân tích, nhận xét những nét đặc sắc trong việc sử dụng từ
ngữ xưng hơ trong văn xi Vi Hồng. Qua đó, cho thấy vẻ đẹp phong cách
cũng như giá trị nghệ thuật qua các sáng tác của nhà văn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống từ ngữ xưng hô trong văn
xuôi Vi Hồng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các từ ngữ xưng hô, cách sử dụng và
hiệu quả của chúng trong các tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng.
Phạm vi khảo sát tư liệu là 6 tiểu thuyết, 4 truyện ngắn, 1 truyện vừa và 2
truyện dài sau:

3

c


- “Đất bằng” (1980), Tiểu thuyết, Nxb Tác phẩm mới (bao gồm 2 tiểu
thuyết: đất bằng và Vãi Đàng)
- “Người trong ống” (1990), Tiểu thuyết, Nxb Lao động.
- “Dịng sơng nước mắt” (1993), Tiểu thuyết, Nxb Hội văn học nghệ
thuật Bắc Thái.
- “Tháng năm biết nói “(1993), Tiểu thuyết, Nxb Văn hóa dân tộc.
- “Mùa hoa Bioóc loỏng” (1997), Tiểu thuyết, Nxb Thanh niên
- “Béc - Kha - Cải” (1988), Truyện ngắn (trích trong Vi Hồng tác phẩm
và dư luận, Nxb Đại học Thái Nguyên (2015).
- “Nghĩ sủi bọt đá” (1991), Truyện ngắn, (trích trong Vi Hồng tác phẩm
và dư luận, Nxb Đại học Thái Nguyên (2015).
-“Sự tích hang cứu tơi với” (1992), Truyện ngắn, (trích trong Vi Hồng
tác phẩm và dư luận, Nxb Đại học Thái Nguyên (2015).
- “Cọn nước Eng Nhàn” (1971), Truyện ngắn (trích trong Vi Hồng tác
phẩm và dư luận, Nxb Đại học Thái Nguyên (2015).
- “ Người làm mồi bẫy hổ” (1990), Truyện dài, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
- “Đường về với mẹ chữ” (1998), Nxb Kim Đồng, Hà Nội (bao gồm
truyện dài “Đường về với mẹ chữ” và truyện vừa - “Thách đố”).

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê, phân loại các từ xưng hô
trong các tác phẩm khảo sát.
- Phương pháp hệ thống: Xâu chuỗi các lớp từ xưng hơ có cùng giá trị
ngữ nghĩa ngữ dụng, từ đó khái quát lại vấn đề nghiên cứu một cách hệ
thống hơn.
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: thấy được cái hay, cái độc đáo của
lớp từ xưng hô trong tác phẩm văn học dưới ánh sáng của dụng học.
- Thủ pháp so sánh: So sánh giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng của các đại từ
nhân xưng và lớp từ xưng hô trong tiếng Việt với các từ này trong tác phẩm của
Vi Hồng.

4

c


6. Đóng góp của luận văn
Khảo sát, miêu tả lớp từ xưng hơ, luận văn đưa ra một góc nhìn có tính
hệ thống trong nghiên cứu sáng tác Vi Hồng. Đó là nghiên cứu các từ ngữ xưng
hơ và cách xưng hơ trên phương diện hệ thống hóa. Hướng nghiên cứu này, sẽ
góp phần quan trọng trong việc tiếp cận văn xi Vi Hồng trên bình diện ngơn
ngữ học.
Luận văn đã khai thác các giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng của các lớp từ
xưng hô trong một số tác phẩm của Vi Hồng dưới ánh sáng của dụng học.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chương 2: Đặc điểm từ ngữ xưng hô trong văn xuôi Vi Hồng
Chương 3: Hiệu quả sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn xuôi Vi Hồng


5

c


NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề xưng hơ
Xưng hơ từ lâu đã là vấn đề khá thú vị và thu hút được nhiều sự quan
tâm của giới ngôn ngữ học. Khi nghiên cứu đề tài này chúng tơi đã bước đầu
tìm hiểu một số cơng trình, bài viết về từ xưng hơ của một số tác giả. Cụ thể là
cơng trình của Nguyễn Văn Chiến với “Từ xưng hô trong tiếng Việt”, Việt
Nam những vấn đề ngơn ngữ và văn hóa, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Trường
ĐHNN Hà Nội (1993); Hồng Thị Châu với “Vài đề nghị về chuẩn hóa cách
xưng hơ trong xã giao”, Tạp chí Ngơn Ngữ và đời sống, số 3(1995). Tác giả
Bùi Minh Yến với những cơng trình đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ: “Xưng hơ
giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3(1990);
“Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người Việt”, Tạp chí Ngơn ngữ, số
3 (1993); “Xưng hô giữa ông bà và cháu trong gia đình người Việt”, Tạp chí
Ngơn ngữ, số 2 (1994). Tác giả Phạm Ngọc Thưởng với cơng trình: “Về đại từ
nhân xưng ngơi thứ 3”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 10 (1994); “Xưng hô
giữa vợ và chồng trong gia đình người Tày- Nùng”, Tạp chí Dân tộc học, số
1(1995). Tác giả Phạm Văn Tình với “Nhân xem bảy sắc cầu vồng bàn thêm về
cách xưng hô trong nhà trường”, tạp chí Ngơn ngữ và đời sống, số 9 (1997);
Phạm Văn Hảo với “Từ xưng gọi trong phương ngữ Bắc”, Tạp chí Ngơn ngữ
và đời sống, số 1 và số 2 (2011). Đặc biệt, đã có các cơng trình luận văn, luận
án nghiên cứu về xưng hô: Lê Thanh Kim với “Từ xưng hô và cách xưng hô

trong các phương ngữ tiếng Việt từ góc nhìn của lý thuyết xã hội ngôn ngữ
học”, Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội (2000); Phạm Ngọc Thưởng
với “Cách xưng hô trong tiếng Nùng”, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Sư phạm

6

c


Hà Nội; Bùi minh Yến với “Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hơ ngồi xã
hội của người Việt”, Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
Điểm qua một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả trên, chúng tôi
nhận thây rằng, các tác giả tập trung nghiên cứu từ xưng hơ dưới góc nhìn đa
chiều. Có thể thấy rằng, ở những cơng trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt
đều đề cập đến từ xưng hô và tập trung phát triển theo ba hướng:
Thứ nhất: bàn về xưng hơ ở góc độ lí luận chung về ngữ pháp học.
Thứ hai: bàn về xưng hô được sử dụng trong các phạm vi: gia đình và
ngồi xã hội.
Thứ ba: Từ xưng hơ được nghiên cứu từ góc độ đối chiếu.
Tuy nhiên, theo khảo sát ban đầu của chúng tơi thì hướng nghiên cứu từ
xưng hơ trong các tác phẩm văn học - một hướng tiếp cận mang tính trường hợp
về từ xưng hô chưa được quan tâm, nghiên cứu nhiều. Gần đây, một số cơng
trình đã tập trung vào nghiên cứu từ xưng hô trong văn học: Trần Ngọc Mi
(2009) với “Từ xưng hô trong tác phẩm Nam Cao”; Vũ Thị Lệ Tuyết (2012) với
“Từ ngữ xưng gọi trong thơ Tố Hữu”. Song, theo chúng tôi được biết, đến nay
vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu về từ xưng hơ trong văn xi Vi Hồng.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tác phẩm Vi Hồng
Vi Hồng là nhà văn tiêu biểu, đã có những đóng góp khơng nhỏ vào nền
văn học Việt Nam hiện đại nói chung và nền văn học dân tộc thiểu số nói riêng.
Với sự nghiệp văn chương dày dặn so với nhiều nhà văn dân tộc thiểu số nên

sáng tác của Vi Hồng đã trở thành nguồn đề tài phong phú, hấp dẫn cho giới
nghiên cứu phê bình văn học. Đánh giá về tiểu thuyết Vi Hồng, Tác giả Dương
Thuấn trong bài “ Nhìn lại văn học dân tộc Tày”, Tạp chí nghiên cứu văn học
số 5 - 2006, nhận định: Vi Hồng là “Tác giả đáng chú ý nhất trong nền văn học
Việt Nam hiện đại”. Đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu khoa học về tác
phẩm của Vi Hồng trên phương diện nội dung và nghệ thuật cũng như những
đóng góp của ông trong nền văn học dân tộc.

7

c


Về nội dung:
Hình ảnh con người miền núi chính là phương diện được nhiều tác giả
chú ý nghiên cứu nhất trong tiểu thuyết của Vi Hồng. Trong luận văn thạc sĩ
Tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng (2003), Hoàng Văn Huyên đã chỉ ra
ba đặc điểm cơ bản của con người miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng là:
con người giàu sức sống bền bỉ và mạnh mẽ; con người thật thà, bộc trực và
khẳng khái; con người giàu khát vọng về tình yêu tự do và chung thuỷ. Trong
luận văn thạc sĩ Đặc điểm tiểu thuyết Vi Hồng (2011), Thiều Thị Phương Nga
đã chỉ ra năm đặc điểm của con người miền núi, đó là: con người với số phận bi
kịch, con người lí tưởng - con người tận thiện, con người xấu xa - con người
tận ác, con người bản năng và con người tha hóa.
Yếu tố thiên nhiên và các giá trị văn hóa trong tiểu thuyết của Vi Hồng
cũng đã được một số tác giả đề cập đến. Trong bài viết Ảnh hưởng của văn hóa
dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng, tác giả Hoàng Thị Minh
Phương đã chỉ ra thiên nhiên trong tiểu thuyết của Vi Hồng là bức tranh đa
dạng vừa mang vẻ đẹp hoang sơ vừa mang nét bí hiểm. Hai tác giả Trần Thị
Ngọc Anh, Nguyễn Thị Vân Anh trong Biểu tượng về thiên nhiên như một diễn

ngơn về văn hóa Tày trong tiểu thuyết Vi Hồng đã chỉ ra sự gắn bó mật thiết
giữa con người và thiên nhiên trong tác phẩm Vi Hồng. Trong Tìm hiểu sự
nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng, tác giả Phạm Mạnh Hùng đã chỉ ra sự
trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương của Vi Hồng.
Về nghệ thuật:
Nghệ thuật xây dựng nhân vật là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan
tâm đặc biệt. Nhà văn Hồ Thủy Giang đã nhận xét Vi Hồng khi khắc họa nhân
vật ít đề cập đến sự phức tạp của tâm lí mà nghiêng về khắc họa những nét đẹp
thuần khiết của tâm hồn. Trong bài giới thiệu tác phẩm “Người trong ống”, tác
giả Nguyễn Long đưa ra nhận xét về cách xây dựng nhân vật chính diện và
phản diện trong tiểu thuyết Vi Hồng.

8

c


Về phương diện ngôn ngữ. Tác giả Nông Thị Huyền Trang trong Đặc
điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng đã chỉ ra một số lớp từ ngữ thể hiện đặc
điểm văn xuôi Vi Hồng và các phương thức sử dụng ngôn ngữ trong văn
xuôi Vi Hồng.
Về lời văn nghệ thuật, tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền trong “Lời văn nghệ
thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng” đã nhấn mạnh một số phương diện tổ chức
lời văn nghệ thuật. TS. Ngô Thu Thủy trường ĐHSP Thái Nguyên trong
“Giọng điệu trần thuật trong một số tiểu thuyết tiêu biểu của Vi Hồng” đã đưa
ra một số nhận xét về giọng điệu trong tiểu thuyết Vi Hồng.
Ngồi ra, khi tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy có một số cơng trình đã đi
vào nghiên cứu một số phương diện cụ thể trong sáng tác Vi Hồng đó là: Tính
dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng, Luận văn thạc sĩ của Hoàng Văn Huyên
(2003); Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Vi Hồng, Luận văn thạc sĩ của

Ma Thị Ngọc Bích (2004); Bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ tác phẩm Vi Hồng
của tác giả Phạm Mạnh Hùng (2006); Giọng điệu trần thuật trong một số tiểu
thuyết của Vi Hồng của Ngô Thu Thuỷ (2006); Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi
Hồng, Luận văn thạc sĩ của Nông Thị Huyền Trang (2012).
Một số cơng trình nghiên cứu về đóng góp của Vi Hồng trong thành tựu
chung của văn học dân tộc thiểu số như: Tác giả Lâm Tiến với Văn học các dân
tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (1995), NXB Văn hoá dân tộc; Cách viết tiểu
thuyết của nhà văn Vi Hồng, số 13 - 14 (2007), báo Văn nghệ Thái Nguyên; tác
giả Dương Thuấn với Nhìn lại văn học Tày (2006) tạp chí nghiên cứu văn học
số 5; tác giả Phong Lê với Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam (1998), NXB
Văn hoá dân tộc; các tác giả Đào Thủy Nguyên, Dương Thu Hằng với Bản sắc
văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam,
NXB Đại học Thái Nguyên.
Một số công trình nghiên cứu về tồn bộ sáng tác của Vi Hồng như: Kỉ
yếu hội thảo Nhà Văn Vi Hồng, Hội VHNT Thái Nguyên & Khoa Ngữ văn

9

c


ĐHSP Thái Nguyên đồng tổ chức (2006); Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà
văn Vi Hồng, đề tài nghiên cứu KH cấp bộ của Phạm Mạnh Hùng (2006); Vi
Hồng tác phẩm và dư luận (2015), Nxb Đại học Thái Ngun.
Nhìn lại một cách tổng qt, chúng tơi nhận thấy các cơng trình, bài báo
nghiên cứu về sáng tác của nhà văn Vi Hồng được tập trung khá rõ ở những
phương diện khác nhau như: nghiên cứu về giá trị nội dung, về tính dân tộc
trong tác phẩm; nghiên cứu về một số phương diện nghệ thuật trong sáng tác
của Vi Hồng. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa thấy có một cơng trình nghiên
cứu nào đề cập một cách cụ thể và chuyên biệt về Từ ngữ xưng hô trong văn

xi Vi Hồng. Cơng trình này mong muốn đóng góp thêm một tiếng nói vào
q trình nghiên cứu, khám phá sáng tác của nhà văn Vi Hồng.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Giới thuyết về phạm trù xưng hô
1.2.1.1. Khái niệm xưng hô
Xưng hô là một bộ phận của lời nói, là yếu tố khơng thể thiếu trong đối
thoại trực tiếp. Xưng hô như là một nghi thức giao tiếp quan trọng xác lập quan
hệ và vị thế xã hội trong giao tiếp giữa người nói với người nghe cùng với
người được nói tới. Trong giao tiếp, người nói dùng xưng hơ như một phương
tiện để tự thể hiện mình, để tác động đến người nghe và gián tiếp đạt được mục
đích giao tiếp.
Xưng hơ khơng chỉ gắn liền mà còn chi phối và bị chi phối các nhân tố
khi giao tiếp: người nói, người nghe, đối tượng được nói đến, hồn cảnh giao
tiếp, đề tài và mục đích giao tiếp.
Xưng hơ là thuật ngữ chỉ việc tự gọi mình (xưng) và gọi người khác (hô)
khi giao tiếp. Xưng hô là một bộ phận của ngôn ngữ học xã hội, là sự tương tác
của vai xã hội với vai giao tiếp, phản chiếu các mối quan hệ đa chiều từ gia
đình đến xã hội của các cá nhân trong cộng đồng giao tiếp. Đối với giao tiếp
tiếng Việt, xưng hô giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Bản thân xưng hô

10

c


khơng chỉ tường minh hóa các vai xã hội của người Việt, làm cho các hình thức
xưng hơ trở nên đa dạng và buộc người giao tiếp phải lựa chọn để thể hiện vai
giao tiếp mà xưng hơ cịn thể hiện ý đồ, mục đích giao tiếp.
Trong hệ thống ngơn ngữ, từ ngữ xưng hô được xem là một bộ phận khá
phong phú và phức tạp. Ngoài việc là đối tượng chính của ngữ pháp tiếng Việt,

từ xưng hơ cịn được nghiên cứu từ góc độ của hai phân mơn: Ngữ dụng học và
phong cách học tiếng Việt.
Từ góc độ Ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Xưng hô là hành vi
chiếu vật, ở đây là quy chiếu các đối ngơn trong ngữ cảnh, nó sẽ gắn diễn ngơn
với lời nói, người tiếp thoại. Xưng hơ thể hiện vai giao tiếp” [5; 264].
Từ góc độ Phong cách học, Cù Đình Tú cho rằng: “Ngồi các đại từ
nhân xưng và các đại từ chỉ quan hệ họ hàng thân tộc thì cịn lấy cả tiếng đệm
giữa họ và tên của nữ giới (thị) để làm từ xưng hơ, thậm chí cịn dùng cả cách
nói trống khơng để xưng hơ” [50; 166]. Và cuối cùng ông đưa ra nhận xét:
“Trong tiếng Việt, từ xưng hơ, cách xưng hơ, và mơ hình xưng hô là phương
tiện biểu cảm, là phương tiện phong cách” [50; 168].
Theo Bùi Minh Yến: “Khái niệm xưng hô được ý thức như là một hành
vi ngơn ngữ có chức năng xác lập vị thế xã hội của những người tham gia giao
tiếp và tương quan tâm thế giữa họ với nhau trong quá trình giao tiếp. Khi thực
hiện chức năng này, hành vi ngôn ngữ xưng hô đồng thời đảm nhận nhiệm vụ
khởi sự tạo sự tương tác ngơn ngữ cho cuộc thoại, điều chỉnh cuộc thoại theo
đích đã định, đảm bảo hiệu lực hành vi” [50; 17].
Tác giả Phạm Ngọc Thưởng đã bóc tách nghĩa và xác định nhiệm vụ của
từng yếu tố trong khái niệm xưng hơ như sau: “Xưng là hành động người nói
dùng một biểu thức ngơn ngữ để đưa mình vào trong lời nói, để người nghe biết
rằng mình đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Đó là hành
động tự quy chiếu của người nói (ngơi 1). Hơ là hành động người nói dùng một
biểu thức ngơn ngữ để đưa người nghe vào trong lời nói (ngơi 2)” [47; 12].

11

c


Đại từ điển tiếng Việt đã định nghĩa xưng hô là: “Tự xưng mình và gọi

người khác trong giao tiếp hoặc trong thư từ” [54; 1880].
Từ điển tiếng Việt thì định nghĩa xưng hô là: “Tự xưng và gọi người khác
là ai đó với nhau nhằm làm rõ mối quan hệ giữa hai bên” [41; 1872].
Từ những định nghĩa trên, ta thấy có sự phong phú trong cách định nghĩa
khái niệm xưng hô. Tất nhiên, để thực hiện hành động xưng hơ người nói cần
phải có phương tiện để xưng hơ và phương tiện ở đây chính là từ ngữ xưng hơ.
Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt, tác giả Nguyễn Văn Nở đã
định nghĩa: “Từ xưng hô là lớp từ dùng để tự xưng và gọi đối tượng khi giao
tiếp” [35; 53].
Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Ngọc Điệp cho rằng: “Từ
xưng hô là những từ dùng để xưng gọi, với tư cách ngôi, một yếu tố có liên quan
đến nhân tố giao tiếp. Từ xưng hô dùng để chiếu vật và giao tiếp” [46; 30].
Từ những định nghĩa trên, chúng tôi đưa ra quan niệm: Từ xưng hô là
những từ dùng để tự xưng và gọi đối tượng khi tham gia giao tiếp.
Vấn đề xưng hơ là câu chuyện khơng chỉ có ý nghĩa ngơn ngữ đơn thuần
mà nó cịn là vấn đề văn hóa ứng xử của con người trong q trình tiếp xúc với
nhau. Trong giao tiếp, các từ ngữ xưng hô vừa phải phù hợp với lĩnh vực của
người tham gia giao tiếp vừa thể hiện vị thế xã hội, mức độ thân sơ, tính văn
minh lịch sự của người nói với người tham gia hội thoại. Chính vì vậy, trong
một cuộc giao tiếp, từ xưng hô không cố định bất biến mà biến đổi linh hoạt tùy
vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
1.2.1.2. Các cách phân loại từ xưng hô trong tiếng Việt
a. Phân chia theo từ loại
Từ xưng hô là một bộ phận trong hệ thống từ loại tiếng Việt, nên có thể
thấy rằng phân chia từ xưng hô theo từ loại là cách phổ biến nhất được đông
đảo các nhà Việt Ngữ sử dụng. Tuy nhiên các tác giả lại có sự nghiên cứu tìm
hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau theo từng phân mơn khác nhau:

12


c


*Quan điểm của Ngữ pháp học
Các tác giả của Ngữ pháp học truyền thống thường đồng nhất từ xưng hô
với đại từ xưng hơ và chia thành hai nhóm: Đại từ xưng hô chuyên dụng và đại
từ xưng hô lâm thời.
Theo tác giả Lê Biên, nhóm đại từ xưng hơ chuyên dụng được chia thành
ba ngôi: ngôi thứ nhất (người nói), ngơi thứ hai (người nghe), ngơi thứ ba
(người, vật được nói tới). Trong mỗi ngơi tác giả lại chia theo tiêu chí số: số ít,
số nhiều, ngơi gộp hỗn số và các biến thể của nó. Sự phân chia này được tóm
tắt qua bảng sau đây:
Số

Số ít

Ngơi gộp
hỗn số

Ngơi

Số nhiều

Các
biến thể

tao

ta


chúng tao

tau (tao)

Ngơi thứ

tơi

mình

chúng tơi

tui (tơi) (1)

nhất (người

tớ

chúng ta

chúng tớ

...................

nói)

mình

chúng mình


(tơi) = choa, min,

ta

chúng ta

qua (2)

Ngơi thứ hai
(người nghe)

mày

chúng mày

bay
(mi)

Ngơi thứ ba



(người, vật

hắn

được nói

y


đến)

thị

chúng mình

chúng bay

mi (mày)
bây (bay) (1)
mày : Bậu (2)

chúng nó
họ

(nó) = va, nghi (2)

chúng

(1) : Biến thể ngữ âm.
(2) : Biến thể từ vựng (phương ngữ).
Theo tác giả Lê Biên, nhóm đại từ xưng hơ chun dụng là các đại từ
xưng hơ gốc, đích thực và nó có số lượng khá ít. Các đại từ như: tao, ta, mày,
nó, hắn chỉ xuất hiện ở những sắc thái biểu cảm không lịch sự (suồng sã, thô
tục, khinh thường, thân mật).
13

c



Theo quan điểm của Ngữ pháp học, nhóm đại từ xưng hơ chun dụng
có những đặc điểm sau:
- Những từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tớ là những từ chuyên dùng làm
lời “xưng” của người nói.
- Những từ mày, bay, cậu... (tớ - cậu), (tao - mày) là những từ chun
dùng cho người nghe (gọi hơ).
- Có những từ vừa dùng gộp cả lời nói (xưng) và người nghe (hơ) như:
ta, chúng ta, chúng mình...
- Đại từ “mình” có thể chỉ người nói, là đại từ nhân xưng. Có thể chỉ
người nghe, cũng có thể chỉ người đã được nói đến trước đó ở trong câu, tức là
tự xưng của ngơi 1, ngơi 2, ngơi 3.
- Đại từ “nó” chỉ ngơi thứ ba, số ít, trung tính.
- Đại từ “tôi” dùng để xưng trong giao tiếp xã hội, chỉ ngơi thứ nhất,
trung tính.
Nhóm từ xưng hơ lâm thời thì mỗi tác giả lại có cách những cách phân
chia khác nhau. Hai tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh và tác giả Đỗ Thị Kim Liên thì
các từ xưng hơ lâm thời bao gồm các danh từ thân tộc như: ông, bà, cha, mẹ,
anh, em, cơ, bác...Tác giả Đinh Văn Đức thì cho rằng từ xưng hơ lâm thời cịn
bao gồm cả những đại từ chỉ định như: đây, đấy, kia, kìa.
Tác giả Lê Biên trong Từ loại tiếng Việt hiện đại đã gọi nhóm từ xưng
hơ lâm thời là những “yếu tố được đại từ hóa dùng để xưng hơ” [4; 123].
Bao gồm:
- Những từ nguyên là danh từ đã trở thành đại từ thực sự: tơi, tớ, mình, hoặc
cịn mang dấu ấn danh từ khá rõ: chàng, nàng, thiếp, người, ngài, người ta...
- Những danh từ lâm thời đảm nhận chức năng như đại từ, đó là những
danh từ chỉ những người thuộc quan hệ gia tộc, thân thuộc như: cụ, ơng, bà,
cha, mẹ, chú, bác, cậu, cơ, dì, mợ, thím, anh, chị, em, con, cháu... Những từ
như: trai, gái, ruột, họ... không được sử dụng xưng hô trong gia đình và ngồi

14


c


xã hội. Hai yếu tố “nội, ngoại” chỉ được dùng trong xưng hô của phương ngữ
Nam bộ như một cách nói tắt.
- Những từ: dâu, rể, vợ, chồng cũng khơng được dùng làm từ ngữ
xưng hô.
- Các danh từ: bạn, đồng chí: tính từ danh hóa: lão.
- Các từ chỉ học hàm, học vị, tước hiệu: giáo sư, tiến sĩ, đại tướng...
- Các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp: bác sĩ, tổ trưởng, chủ nhiệm...
- Các tên riêng của người: Hằng, Nga, Hồng...
- Các từ ngữ chỉ nơi chốn: ấy, đây, đấy, đằng ấy... chẳng hạn: “này, đây
nói cho mà biết đấy mà không trả không xong đâu”.
- Một số từ có nguồn gốc vay mượn: từ gốc Hán: Y, thị, chúng (là các từ
đã Việt hóa), huynh, đệ, đại ca...(danh từ); Từ gốc Pháp: moa (moi), toa (toi).
Trong Ngữ học trẻ 2007, tác giả Nguyễn Minh Hoạt cho rằng khái niệm
“ngơi” theo ngữ pháp học của hai nhóm đại từ xưng hô chuyên dụng và đại từ
xưng hô lâm thời “không xác định như các đại từ nhân xưng của tiếng Anh,
tiếng Pháp mà ngôi của các từ này chỉ xác định trong ngữ cảnh” [22; 197] . Do
đó việc đồng nhất từ xưng hô với đại từ xưng hô là không thỏa đáng.
*Quan điểm của Ngữ dụng học
Đỗ Hữu Châu là tác giả tiêu biểu đại diện cho quan điểm này. Theo ơng:
“Để xưng hơ, ngồi các đại từ, các ngơn ngữ cịn có thể dùng các từ thuộc từ
loại khác như tên riêng, tên chức danh, tên nghề nghiệp, các từ chỉ quan hệ
thân tộc, các từ chỉ không gian như đây, đấy, ấy, đằng này, thậm chí cả sự
trống vắng từ xưng hơ...) [5; 266]. Cụ thể như sau:
- Đại từ nhân xưng: “Các đại từ nhân xưng tiếng Việt khơng có sự phân
chia rạch rịi về ngôi như trong tiếng Anh, gồm các đại từ: tơi, tớ, tao, tui, qua,
mày, mi, mình; choa, chúng tao, chúng tơi, chúng ta, chúng mình, chúng tớ,

bầy (bi) choa chúng mày; bay, hắn, nó, y, thị, va, chúng nó, nhau” [5; 266].
Theo Đỗ Hữu Châu, nhóm đại từ này có các đặc điểm sau:

15

c


+ Đại từ nhân xưng phân chia theo ngôi mà chúng biểu đạt, nhưng để
biểu đạt ngôi không nhất thiết bao giờ cũng phải dùng đại từ.
+ Nghĩa chiếu vật của các đại từ (và các từ khác) chỉ ngôi thứ ba phải có
mặt trong tiền ngơn cảnh.
+ Trong các từ xưng hơ của tiếng Việt có những từ chun ngôi và kiêm
ngôi. Từ chuyên ngôi là những từ chỉ được dùng cho một ngôi: tôi, tớ, mày...Từ
kiêm ngôi là từ dùng được cho nhiều ngơi: Mình, ta...
+ Có sự phân biệt đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp gồm
một nhóm người, kể cả người nghe lấy người nói làm trung tâm. Từ xưng hơ
khơng bao gộp gồm một nhóm người với người nói là trung tâm không kể
người nghe. “Chúng ta” là đại từ bao gộp, “chúng tơi” là đại từ khơng bao
gộp, “chúng mình” vừa là đại từ bao gộp vừa là đại từ không bao gộp.
+ Các đại từ xưng hô thực sự tiếng Việt, kể cả những đại từ ngôi thứ ba
khác với các từ xưng hô lấy từ các từ thân tộc như: cha, mẹ, ông, bà, anh, em...
ở chỗ chúng khơng mang nét nghĩa chỉ gia đình, họ tộc. Chúng lập thành từng
cặp tự xưng và đối xưng. Cụ thể như sau:
tớ

(cậu)

tao


(tui) mày (mi)

ta

mình

ta

ngươi

chúng tao

chúng mày, chúng bay, bay, bọn bay

choa (bầy choa)

bay, chúng bay, bọn bay...

Ngồi ra cịn một vài cặp khác nữa. Tất cả những cặp này đều mang nét
nghĩa hoặc khinh thị, hoặc thân tình. Chính những nét nghĩa kèm theo này
khiến cho tiếng Việt khơng có cặp đại từ xưng hơ thực sự trung tính chỉ vai như
trong tiếng Anh (I- You). Đại từ “Tôi” trong tiếng Việt vốn được xem là trung
tính nhưng lại khơng lập thành cặp với bất kì đại từ ngơi thứ hai nào khác.
Ngược lại, “tôi” lại lập thành cặp với tất cả các từ thân tộc dùng để xưng hô

16

c



(tơi - anh, tơi - chị, tơi - ơng...), nó ln ln là một đại từ đối thoại, trong khi
“mình”, “ta” có thể dùng trong độc thoại. Trong một cặp đại từ, đại từ ngôi thứ
nhất khống chế đại từ ngôi thứ hai và ngược lại.
+ Các đại từ xưng hô tiếng Việt không phân định về tuổi tác, về giới tính.
Ngồi hai nét nghĩa thân tình và khinh thị đi kèm với nghĩa vai, đại từ xưng hơ
cịn có sự đối lập về số: choa, bay và các đại từ có hình vị: chúng, bọn, bầy,
(bi) đều có nghĩa số nhiều, cịn lại là số ít.
+ Đại từ xưng hơ chính thức tiếng Việt chỉ được dùng ngồi xã hội trong
ngữ vực cực thân tình hoặc xung đột, một ngữ vực chưa được đưa vào bảng xếp
loại các ngữ vực.
- Các từ chỉ quan hệ thân tộc: “Từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Việt
là những từ chỉ người trong gia đình, họ tộc có quan hệ huyết thống, nội ngoại
xa gần với nhau” [5; 274]. Trong “Đại cương ngôn ngữ học”, Đỗ Hữu Châu
chia đại từ thân tộc trong tiếng Việt thành ba nhóm: thứ nhất là nhóm gồm
những từ như: u, bầm, bủ, tía, ba, má...; thứ hai là nhóm gồm các từ như: anh,
chị, em, chú, bác, cha, mẹ, cháu, con...; thứ ba là nhóm gồm các từ như: anh
họ, ông nội, chị họ, dâu, rể...
Nhóm từ này có những đặc điểm:
+ Chỉ những từ thuộc nhóm thứ nhất và thứ hai mới dùng để xưng hơ,
nhóm thứ ba khơng thể dùng để xưng hơ được.
+ Nhóm thứ nhất chỉ dùng để xưng hơ, khơng dùng để miêu tả quan hệ,
cịn nhóm thứ ba chỉ dùng để miêu tả quan hệ, không dùng để xưng hơ. nhóm
thứ hai vừa dùng để miêu tả quan hệ vừa dùng để xưng hô. Đỗ Hữu Châu đưa
ra hai cách sử dụng từ thân tộc để xưng hơ, đó là xưng hơ trong gia đình, họ tộc
và xưng hơ ngoài xã hội.
“Các từ thân tộc khi dùng thay cho đại từ xưng hơ có thể dùng để
xưng hơ giữa những người trong gia đình, họ tộc và giữa những người ngoài
xã hội” [5; 281].

17


c


 Xưng hơ trong gia đình họ tộc: Theo Đỗ Hữu Châu, có hai cách xưng
hơ bằng từ thân tộc: xưng hô theo chỉ xuất chủ quan và xưng hô theo chỉ xuất
khách quan.
Khi xưng hô theo chỉ xuất chủ quan, ngơi thứ nhất tự đồng nhất mình với
Ego. “Ego cũng tức là điểm mốc, là trung tâm định vị của các từ thân tộc” [5; 277].
Xưng hô theo chỉ xuất khách quan cịn được gọi là xưng hơ thay ngơi.
lối nói này thường chỉ được dùng trong ngữ vực cực thân tình và hồn tồn
trong khơng khí gia đình, khơng có sự có mặt của những người ngồi gia
đình, họ hàng.
Có thể nói, từ “tơi” trong xưng hơ gia đình, họ tộc là sự xã hội hóa xưng
hơ gia đình, họ tộc.

 Xưng hơ ngồi xã hội: Đỗ Hữu Châu cho rằng có hai cách sử dụng từ
thân tộc để xưng hơ với người ngồi gia đình, họ tộc, đó là: Xưng hơ thân tộc
hóa và xưng hơ phi thân tộc hóa.
Xưng hơ thân tộc hóa tức là cách người nói mượn một quan hệ thân tộc
nào đó, tự đặt mình và người tiếp thoại của mình vào rồi dùng các từ thân tộc
tương ứng mà tự xưng vào đối xưng.
Cách xưng hơ thân tộc hóa thường chỉ được dùng khi giữa người nói và
người tiếp thoại có sự chênh lệch về tuổi tác và vị thế xã hội.
Xưng hơ phi thân tộc hóa nghĩa là người nói khơng đặt mình với người
tiếp thoại của mình vào một quan hệ thân tộc nào cả, tự xưng và đối xưng như
những người ngồi xã hội với nhau. Đối với ngơi thứ nhất, khi xưng hơ phi
thân tộc hóa với người ngồi thường tự xưng “tơi” và đối xưng bằng các từ
thân tộc khác như: cụ, ông, bà, bác, cô, anh, chị, em, con...
Theo Đỗ Hữu Châu: “Bốn danh từ thân tộc: anh, chị, ông, bà là lõi xưng

hô của các từ thân tộc, chúng là những yếu tố để tạo ra các biểu thức xưng hô
khác, ngoại trừ biểu thức xưng hô dùng đại từ xưng hô” [8; 78].

18

c


×