Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Dự án thành lập Công Ty TNHH Dịch Vụ_Ẩm Thực PABA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.01 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu
I. Tóm tắt dự án
1. Qui mô dự án
2. Sản phẩm, dịch vụ sẽ thực hiện
II. Thuyết minh và thiết kế cơ sở của dự án
1. Căn cứ để xác định đầu tư
1.1. Phân tích bối cảnh chính trị- kinh tế -xã hội để xây dựng đề án
1.2. Đánh giá về thị trường mà đề án hướng tới
1.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp
1.3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh
1.3.2. Phân tích lợi thế cạnh tranh
1.4. Phân tích nguy cơ rủi ro, phương án khắc phục
1.4.1. Nguy cơ rủi ro
1.4.2. Phương án khắc phục
2. Phương án kĩ thuật của dự án
2.1. Công nghệ và máy móc thiết bị dự án
2.2. Bảo hiểm sản phẩm
2.3. Quy trình chế biến và phục vụ
2.4. Địa bàn triển khai dự án
2.5. Xây dựng kế hoạch marketing dự án
3. Phương án tài chính của dự án
3.1. Tổng vốn đầu tư
3.2. Cơ cấu nguồn vốn
3.3. Kế hoạch tái chính của dự án trong 3 năm đầu( 2010-2013 )
3.4. Phương án thu hút vốn tạo nguồn tài chính cho dự án để đầu tư mở rộng
4. Sơ đồ tổ chức
5. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án
III. Kết luận và kiến nghị
Phụ lục
1


Lời mở đầu

Dự án thành lập Công Ty TNHH Dịch Vụ_Ẩm Thực PABA chuyên cung
cấp suất ăn công nghiệp_dịch vụ ăn uống cho các doanh nghiệp tại các khu công
nghiệp, trường học, bệnh viện trên địa bàn Đồng Nai và khu vực. Đồng Nai là một
tỉnh công nghiệp phát triển mạnh ở khu vực phía Nam sau thành phố Hồ Chí Minh,
với 18 khu công nghiệp, hàng chục Trường Đào tạo từ Cao đẳng, Đại học đến các
Trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, bệnh viện. Có số lượng lao động rất lớn
trên 1,36 triệu người, chiếm 54% dân số. Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động
luôn là mối quan tâm lo lắng của các doanh nghiệp. Mỗi năm có hàng chục vụ ngộ
độc do ăn uống xảy ra đối với công nhân tại các công ty, xí nghiệp và trẻ em tại các
Trường học. Tình trạng suy dinh dưỡng không chỉ có ở trẻ em mà có cả ở công
nhân lao động mà nguyên nhân cơ bản vẫn là do chúng ta chưa có những đơn vị
chuyên nghiệp có đủ khả năng và uy tín phục vụ suất ăn công nghiệp. Chưa có hoặc
chưa thực hiện tốt những hợp đồng bảo hiểm cho sức khỏe người lao động trong
quá trình phục vụ suất ăn công nghiệp hàng ngày, số đông các bếp ăn phục vụ chưa
quan tâm chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng, chất lượng suất ăn, cung cách phục vụ
và an toàn sức khỏe, một số đơn vị chạy theo lợi nhuận đơn thuần ít quan tâm đến
dinh dưỡng và sức khỏe người lao động. Thái độ phục vụ chưa làm hài lòng khách
hàng…Ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người lao động làm giảm năng
suất lao động, gây nhiều khó khăn cho công ty và các cấp lãnh đạo nhất là những vụ
“Ngộ độc thực phẩm” vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ những thực
trạng trên, đồng thời xuất phát từ tiềm năng của Đồng Nai là một Tỉnh Công
Nghiệp. Công Ty TNHH Dịch Vụ_Ẩm Thực PABA sẽ được thành lập, bằng
cách làm chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ từ Trung cấp đến
Đại học và trên Đại học chuyên ngành về Nữ công gia chánh_Dinh dưỡng_Thực
phẩm, đã qua kinh nghiệm thực tế. Công ty sẽ cung cấp Suất ăn Công nghiệp, dịch
vụ ăn uống tổng hợp cho các Doanh nghiệp, Trường học, Bệnh viện trên địa bàn
Tỉnh Đồng Nai và khu vực.
2

I. Tóm tắt dự án
1. Qui mô dự án: Công Ty TNHH Dịch vụ_Ẩm thực PABA với bộ máy tổ
chức trên 50 nhân sự. Đảm nhận các hợp đồng, đấu thầu Suất ăn công nghiệp với
các doanh nghiệp có từ 500 Suất ăn trở lên, với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 01 tỷ
đồng. Cty sẽ hoạt động trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai và từng bước phát triển ra các
Tỉnh thành trong khu vực.
2. Sản phẩm, dịch vụ sẽ thực hiện:
- Cung cấp Suất ăn công nghiệp cho các Doanh nghiệp, Trường học, Bệnh
viện trên địa bàn toàn Tỉnh và khu vực.
- Mua bán các loại rau quả sạch, lương thực, thực phẩm.
- Tổ chức hướng dẫn thực hành nấu ăn cho mọi đối tượng trong toàn Tỉnh
(nhóm đã phối hợp tổ chức cùng với Hội phụ nữ Tp Biên Hòa bắt đầu vào
10/8/2006).
- Nhận tư vấn về Dinh dưỡng_Ẩm thực_Nữ công gia chánh cho khách hàng
trực tiếp hay thông qua Đài 1088 Bưu điện Đồng Nai (hiện tại nhóm đang
là cộng tác viên cho đài 1088)
- Phối hợp với các doanh nghiệp như: sữa, dầu ăn, bột ngọt, dụng cụ gia
đình…Đẩy manh quan hệ công chúng (Pr), nâng cao kiến thức người tiêu
dùng, là cầu nối với các công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
3
II. Thuyết minh và thiết kế cơ sở của dự án
1. Căn cứ để xác định đầu tư
1.1. Phân tích bối cảnh chính trị- kinh tế -xã hội để xây dựng đề án:
- Luật doanh nghiệp được quốc hội khóa XI thông qua. Đã thể hiện rõ đường
lối đổi mới toàn diện nền kinh tế, cho phép các loại hình doanh nghiệp ra
đời, tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, góp phần thúc đẩy nền
kinh tế nước nhà phát triển.
- Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế, đặc biệt Việt Nam chuẩn bị gia
nhập WTO (tổ chức thương mại quốc tế) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các
doanh nghiệp đầu tư phát triển kể cả trong lĩnh vực Đào tạo và phát triển

nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế_xã hội.
- Đối với Đồng Nai là một tỉnh Công nghiệp đầy tiềm năng với tổng dân số
trên 2,2 triệu người, số lượng lao động là 1,36 triệu chiếm 54% dân số. Thu
nhập bình quân đã đạt (GDP) trên 785 USD/năm, đặc biệt Tp. Biên Hòa
ước đạt 1000 USD/năm. Toàn Tỉnh có 18 khu công nghiệp mỗi năm thu
hút trên 50.000 lao động, có 45 Trường PTTH, 16 Trường TH chuyên
nghiệp và dạy nghề, 04 Trường Cao đẳng, 01 Trường Đại học, 20 bệnh
viện và hàng chục cơ sở y tế_khám chữa bệnh.(theo niên giám thống kê
2005)
- Như vậy với số đông các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện sẽ là tiềm
năng rất lớn để công ty khai thác, kinh doanh trong lĩnh vực của mình.
Đồng thời xu thế phát triển của xã hội với sự đòi hỏi ngày càng cao chất
lượng phục vụ cuộc sống, sẽ tạo thuận lợi cho công ty vươn lên cạnh tranh
với các đơn vị kinh doanh khác.
- Nhà nước (luật doanh nghiệp) khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đầu tư phát triển.
4
1.2. Đánh giá về thị trường mà đề án hướng tới:
- Thực trạng Suất ăn công nghiệp tại các Doanh nghiệp trên địa bàn Đồng
Nai (số liệu báo cáo tổng kết 12 năm xây dựng và phát triển các khu công
nghiệp Đồng Nai_UBND Tỉnh Đồng Nai 2005)
• 30% DN_có dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp
• 70% DN _người lao động tự túc suất ăn
- Hiện nay Đồng Nai có 1,36 triệu lao động phân bố trên hàng trăm Doanh
nghiệp…trong đó chỉ có 10% - 15% lao động có nhà ở tại các khu công
nghiệp, còn đa phần phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư, chế độ ăn uống
thất thường không đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt chỉ có 30% doanh nghiệp có
tổ chức bữa ăn trưa cho người lao động, số còn lại chỉ hỗ trợ tiền ăn hoặc
tính vào lương, dẫn đến người lao động ăn uống không đạt tiêu chuẩn chất
lượng dinh dưỡng, không đảm bảo tái tạo sức lao động. Mặt khác một số

đơn vị chạy theo lợi nhuận không chú trọng kiểm tra, kiểm soát khâu chế
biến, nguồn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm hoặc suất ăn thiếu chất dinh
dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Trang thiết bị, đồ dùng
phục vụ Suất ăn công nghiệp còn giản đơn, lạc hậu. Trình độ tổ chức, quản
lý điều hành bộ máy điều hành còn yếu kém. Thiếu đầu bếp có tay nghề và
kinh nghiệm. Đặc biệt quan điểm và thái độ phục vụ lao động ở một số đơn
vị chưa tốt chưa thấy được tầm quan trọng của “Khách hàng”
5
30%
70%
- Trong các hợp đồng Suất ă n công nghiệp tính pháp lý ràng buộc thực hiện
chưa thật triệt để những điều khoản liên quan đến trách nhiệm các bên khi
vi phạm hợp đồng, nhất là hậu quả những vụ ngộ độc thực phẩm đối với
người lao động giải quyết chưa “thấu tình đạt lý”
- Từ những thực tế nêu trên đã cho thấy tiềm năng về phục vụ Suất ăn công
nghiệp trên địa bàn Đồng Nai còn rất lớn, thị trường đang chào đón những
đơn vị có đủ năng lực và uy tín thỏa sức khai thác trên mảnh đất công
nghiệp phát triển này. Đây là một địa chỉ đáng tin cậy (thị trường đầy tiềm
năng) công ty sẽ ký kết các hợp đồng phục vụ Suất ăn công nghiệp_Dịch
vụ ăn uống trên địa bàn Đồng Nai.
1.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp
1.3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh:
- Qua phần đánh giá thị trường đã nêu trên cho thấy: trong số 18 đơn vị cung
cấp Suất ăn công nghiệp, có 07 công ty TNHH nhưng ở Đồng Nai chỉ có
03 Cty TNHH_04 Cty còn lại _02 Cty ở TP HCM và 02 Cty ở Bình
Dương. Đặc biệt số lượng DNTN và cơ sở nấu ăn số lượng này rất lớn
nhưng năng lực cạnh tranh trong tương lai là rất yếu. vì không đủ khả năng
về chuyên môn, tài chính, tổ chức quản lý…
- Mặt khác: trước xu thế hội nhập quốc tế Việt Nam tham gia tổ chức thương
mại thế giới (WTO) sẽ là thách thức lớn đối với những đơn vị yếu kém,

không năng động, sáng tạo, không đủ năng lực chuyên môn và tài chính
trước nền kinh tế thị trường đầy biến động, đòi hỏi của đối tác ngày một
cao, khắt khe hơn đặc biệt là đối với những Doanh nghiệp có số lượng lớn
Suất ăn công nghiệp và những Doanh nghiệp có lao động là người nước
ngoài. Qua danh sách 22 Doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi đối tác cung
cấp Suất ăn công nghiệp là một minh chứng cho thấy sự cạnh tranh và phát
triển, tồn tại hay tiêu vong giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống,
6
Suất ăn công nghiệp đang diễn ra theo đúng quy luật của nó. Bản thân công
ty của chúng tôi đã đánh giá và ý thức được điều này để đề ra phương án
tối ưu cho hoạt động của mình trong thời gian tới.
- Qua khảo sát thực tế các doanh nghiệp có ký kết hợp đồng Suất ăn công
nghiệp đồng thời với số liệu nghiên cứu từ trung tâm y tế dự phòng Tỉnh
Đồng Nai cho thấy: Số đơn vị phục vụ Suất ăn công nghiệp có uy tín và có
đủ sức cạnh tranh chiếm 20%_Số đơn vị ở mức độ trung bình chiếm
45%_Số đơn vị yếu kém chiếm 35%.
1.3.2. Phân tích lợi thế cạnh tranh:
- Cty thành lập có tư cách pháp nhân, hoạt động ngay trên địa bàn thành phố
Biên Hòa_Tỉnh Đồng Nai nơi có nhiều doanh nghiệp với số lượng rất lớn
người lao động.
- Cty có đủ khả năng về tài chính trước mắt cũng như lâu dài khi đầu tư mở
rộng.
- Cty có đủ năng lực về chuyên môn, với đội ngũ Hội đồng thành viên, cán
bộ nhân viên được đào tạo có trình độ từ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và
trên Đại học về Nữ công gia chánh_Văn hóa ẩm thực và các ngành nghề có
liên quan, có kinh nghiệm thực tế phục vụ trong ngành Suất ăn công
nghiệp. Cty hoạt động trong khuôn khổ điều lệ theo luật doanh nghiệp có
chiến lược phát triển lâu dài vì uy tín và chất lượng phục vụ khách hàng.
- Ngoài Suất ăn công nghiệp Cty còn cung cấp lương thực, thực phẩm, rau
quả sạch cho các đơn vị.

- Tổ chức hướng dẫn thực hành nấu ăn cho mọi đối tượng thông qua các tổ
chức, ban ngành, đoàn thể trong toàn Tỉnh như: Hội phụ nữ, Trung tâm
giáo dục thường xuyên…
- Cty đảm nhận tư vấn dinh dưỡng_Văn hóa ẩm thực trực tiếp hay thông qua
đài 1088 Bưu điện Tỉnh Đồng Nai cho khách hàng.
7
- Cty phối hợp với các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế_xã hội đẩy mạnh
quan hệ công chúng (Pr) nhằm nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng_tạo
sự gần gũi giữa các DN, tổ chức đối với mọi người. Ngoài ra còn phối hợp
tổ chức các hoạt động xã hội_từ thiện.
- Việc Cty không chỉ kinh doanh mà còn tổ chức hướng dẫn thực hành nấu
ăn, tư vấn và tham gia hoạt động xã hội trên nhiều lĩnh vực sẽ tạo uy tín
cho Cty trên thương trường và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh
nghiệp khác.
1.4. Phân tích nguy cơ rủi ro, phương án khắc phục:
1.4.1. Nguy cơ rủi ro:
 Vấn đề thứ nhất: về đối tác ký hợp đồng hoặc đấu thầu hiện nay có thể chia
ra làm 02 loại:
- Một là: những doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
(vốn và người lao động nước ngoài). Đối tác này rất kén chọn, yêu cầu của
họ rất cao về chất lượng dinh dưỡng_vệ sinh an toàn thực phẩm_sức khỏe.
Vì thế để có được hợp đồng hoặc trúng thầu đòi hỏi doanh nghiệp phải
thực sự có năng lực và uy tín.
- Hai là: đối tác là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, số này rất nhiều nhưng
họ đã có một quá trình gắn kết với các doanh nghiệp tư nhân hoặc cơ sở
nấu ăn, trong đó nhiều đơn vị có người thân làm lãnh đạo trong doanh
nghiệp (đa số là người thân trong gia đình lãnh đạo đảm nhận thầu dịch vụ
ăn uống trong doanh nghiệp). Vì thế rất khó ‘‘chen chân’’ hoặc phải chấp
nhận tiêu cực (lo lót, luồn lách tìm kiếm hợp đồng hoặc đấu thầu) thì mới
có được đối tác. Vì thế cả hai dạng này khi thực hiện ký hợp đồng đều có

thể xảy ra rủi ro.
 Vấn đề thứ hai: Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có nhiều doanh nghiệp
nước ngoài có đủ khả năng về tài chính và chuyên môn tham gia cạnh tranh,
8
trước mắt họ hướng tới doanh nghiệp có vốn và có người nước ngoài lao
động tại Việt Nam.
 Vấn đề thứ ba: Giá cả thị trường luôn biến động theo xu hướng bất lợi cho
doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ. Trong khi tâm lý người tiêu dùng muốn
suất ăn vừa ngon_vừa rẻ_hợp vệ sinh, thẩm mỹ. Đây là điều hết sức khó
khăn cho đơn vị kinh doanh cạnh tranh.
 Vấn đề thứ tư: Sự kiểm tra, kiểm soát nguồn thực phẩm ngoại nhập. Đặc
biệt số thực phẩm nhập lậu qua biên giới: Trung Quốc, Lào, Campuchia và
đường biển vào Việt Nam, kể cả các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng
khó kiểm soát chất lượng (tổ chức FAO đã cảnh báo Việt Nam về nguy cơ
này_Theo VietNamNet 31/07/2006). Mặt khác việc lạm dụng và sử dụng
các chất tăng trọng, chất kích thích, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật
trong nuôi trồng và bảo quản thực phẩm, chế biến thực phẩm... trong xã hội
hiện nay rất khó kiểm tra và xác định. Nó là nguy cơ gây ra ngộ độc trong
ăn uống hoặc tích tụ độc tố gây bệnh tật lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe con người và năng suất lao động.

Đó là những nguy cơ, rủi ro trong quá trình hoạt động của Công ty.
1.4.2. Phương án khắc phục:
- Xây dựng công ty vững mạnh, có uy tín, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của các doanh nghiệp. Cty không chạy theo những lợi nhuận đơn thuần
trước mắt mà vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của Cty.
- Kiểm tra chặt chẽ các khâu từ sản xuất (nuôi trồng, giết mổ) cho đến chế
biến, kiểm tra nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, rau quả từ bên ngoài
nhập vào Cty, tuyệt đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đổi mới phương thức tổ chức quản lý điều hành và tinh gọn bộ máy,

thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ nhân viên
phục vụ. Đảm bảo Suất ăn công nghiệp cho khách hàng ngon miệng, vệ
sinh, thẩm mỹ và giá cả hợp lý.
9

×