Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghiên cứu đặc trưng đá chứa móng nứt nẻ mỏ Bạch hổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.4 KB, 14 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
oOo




TRỊNH XUÂN CƯỜNG



NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG ĐÁ CHỨA
MÓNG NỨT NẺ MỎ BẠCH HỔ



Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 1.06.01




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT



HÀ NỘI - 2007

-25-


Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Địa chất dầu khí
Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ – Địa chất


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Phan Từ Cơ, Đại học Mỏ – Địa chất
2. TS. Hoàng Văn Quý, XNLD Vietsovpetro


Phản biện 1:
PGS. TS. Phan Ngọc Cừ, Tổng hội Địa chất Việt nam

Phản biện 2:
TSKH. Trần Xuân Đào, Liên doanh dầu khí Vietsovpetro

Phản biện 3:
TS. Nguyễn Hữu Trung, Viện Dầu khí Việt Nam


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Nhà nước họp tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đông
Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội.
Vào hồi 8 giờ 30, ngày 30 tháng 11 năm 2007

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Hà Nội
Hoặc Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trinh Xuan Cuong (2000), Reservoir characterization of naturally
fractured and weathered basement in Bach Ho field, Vietnam, Msc.
in Petroleum Geoscience Thesis, Universiti Brunei Darussalam,

Brunei Darussalam.
2. Trinh Xuan Cuong (2001), “Reservoir characterization of naturally
fractured and weathered basement in Bach Ho field, Vietnam”,
Proceeding of Technical forum 2001 “Cuulong Basin exploration-
keys of success”, Ho Chi Minh City 2001.
3. Trịnh Xuân Cường (2002), “Đặc trưng đá chứa móng phong hóa và
nứt nẻ tự nhiên ở mỏ Bạch Hổ”, Tạp chí dầu khí, số (5-2002), tr. 2-18.
4. Trịnh Xuân Cường, John K. Waren (2003), “Nhận dạng tướng đá và
nứt nẻ trong móng bằng tài liệu ĐVLGK thông thường”, Tạp chí dầu
khí, số (1-2003), tr. 8-14.
5. Trịnh Xuân Cường (2003), “Phương pháp mới trong mô hình hóa đá
chứa móng nứt nẻ (Ice tea model)”, Tạp chí dầu khí, số (8-2003), tr.
2-32.
6. Trịnh Xuân Cường, Phan Từ Cơ, Hoàng Văn Quý, Nguyễn Huy Quý
(2005), “Sự hình thành đá chứa móng ở mỏ Bạch Hổ”, Tuyển tập các
báo cáo Hội nghị khoa học kỹ thuật 30 năm Ngành Dầu khí Việt
Nam, NXB KH & KT, tr. 428-450.
7. Trịnh Xuân Cường, Phan Từ Cơ, Vũ Văn Viện, Nguyễn Hữu Trung
(2006), “Khái quát về đặc điểm biến đổi các thông số chứa móng mỏ
Bạch Hổ”, Tuyển tập báo cáo khoa học lần thứ 17, Trường ĐH Mỏ
Địa chất Hà Nội, Quyển (4- Dầu khí), tr. 25-30.
-24-
các đứt gãy (HSTCII=0,4-0,79) đặc biệt vùng Tây khối Trung tấm,
số lượng khoảng cho dòng đạt xấp xỉ 40% tổng các khoảng cho dòng
công nghiệp. Các giá trị HSTCI và HSTCII cho thấy chỉ có đới III của
vùng Tây và vùng Nam khối Trung tâm là có khả năng cho dòng.
KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án và thực tế sản xuất nghiên
cứu sinh có các kiến nghị sau:
- Cần tiếp tục có những chương trình nghiên cứu đá chứa móng ở Bạch

Hổ cũng như ở các mỏ khác của bể Cửu Long để kiểm định các kết
quả đưa ra trong luận án đồng thời ứng dụng các kết quả nghiên cứu
trong xây dựng mô hình đá chứa móng và tính toán trữ lượng dầu khí.
- Cần có phân tích tổng hợp và minh giải lại các tài liệu địa chất địa vật
lý và khai thác đối với các vùng còn tiềm năng hoặc nghi ngờ như
vùng Đông Bắc khối Bắc, vùng Đông khối Trung tâm và khối Nam
nhằm đưa ra kế hoạch thẩm lượng góp phần gia tăng trữ lượng và tận
thu được nguồn tài nguyên đồng thời sử dụng được hết công suất các
công trình biển đã được đầu tư xây dựng trên mỏ Bạch Hổ.
- Còn nhiều quan điểm và tranh cãi về hệ thống đứt gãy nội tại trong
móng, do vậy việc phân tích, xử lý lại nhất là ứng dụng các xử lý đặc
biệt tài liệu địa chấn 3D để làm rõ cấu trúc bên trong khối móng nhằm
hoàn thiện mô hình địa chất, mô hình thuỷ động lực học và mô hình
khai thác là hết sức cần thiết.
- Do tính chất bất đồng nhất cao của đới chứa II, cần nghiên cứu đan
dày thêm giếng khai thác bằng cách khoan thân 2 vào đới này ở một số
vùng nhằm huy động tối đa lượng dầu còn lại vào quá trình khai thác,
góp phần nâng cao hệ số thu hồi dầu.
-1-
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việc phát hiện ra dầu trong móng phong hóa và nứt nẻ mỏ Bạch Hổ
đã làm thay đổi hoàn toàn bức tranh về triển vọng dầu khí của bể Cửu
Long, đồng thời cũng làm thay đổi quan điểm tìm kiếm và thăm dò dầu
khí tại bể này cũng như nhiều bể trầm tích khác của Việt Nam. Hiện tại,
móng nứt nẻ là đối tượng khai thác chủ lực không những ở mỏ Bạch Hổ
mà còn đối với nhiều mỏ khác như Rạng Đông, Sư Tử Đen, Ruby.
Cho đến nay, công tác khai thác dầu khí từ móng mỏ Bạch Hổ đang
chuyển qua giai đoạn suy giảm nên việc làm rõ thêm các đặc trưng của
thân chứa giúp điều hành khai thác mỏ an toàn, nâng cao sản lượng và

gia tăng hệ số thu hồi đồng thời tận thu được tài nguyên ở những khu
vực còn tiềm năng của mỏ là rất cần thiết.
Do móng mỏ Bạch Hổ có kích thước rất lớn và tính bất đồng nhất
cao, việc hiểu được bản chất cơ chế hình thành và bảo tồn khả năng
chứa, xu thế biến đổi và quy luật phân bố của các tham số chứa là rất
quan trọng. Đặc biệt việc thiết lập mô hình đá chứa và đưa ra các chỉ
tiêu đánh giá khả năng thấm chứa sẽ giúp ích rất nhiều cho tính toán trữ
lượng dầu khí còn lại, điều hành hoạt động khai thác, và định hướng
cho công tác thẩm lượng các khu vực còn tiềm năng của mỏ.
Mục đích nghiên cứu đặc trưng đá chứa móng mỏ Bạch Hổ
- Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ chế hình thành và bảo tồn khả năng chứa
dầu khí của đối tượng đá chứa móng ở mỏ Bạch Hổ.
- Đánh giá sự biến đổi các đặc trưng chứa của đá móng Bạch Hổ qua
tài liệu địa chất - địa vật lý và thuỷ động lực làm cơ sở lập các mô
hình đá chứa móng có mức độ chi tiết khác nhau nhằm phản ánh sự
bất đồng nhất và tính chất ngẫu nhiên của phần đá chứa trong móng.
- Đưa ra các tiêu chí đánh giá tiềm năng chứa dầu khí của đá móng
Bạch Hổ phục vụ công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
-2-
Cơ sở tài liệu của luận án
Luận án được thực hiện dựa trên các tài liệu thu thập được từ mỏ
Bạch Hổ gồm: địa chấn 3D PSDM và các xử lý đặc biệt, địa vật lý giếng
khoan, các số liệu mẫu lõi, khai thác mỏ, v.v. của hơn 200 giếng khoan
vào móng của Vietsovpetro từ 1983 đến 2006; các báo cáo đánh giá trữ
lượng, thiết kế khai thác, nghiên cứu khoa học của XNLD Vietsovpetro,
các cơ quan và các công trình đã công bố trong và ngoài nước.
Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ quan hệ và tác động tương hỗ giữa các
quá trình kiến tạo, phong hóa, thủy nhiệt, sự tích tụ dầu khí trong
móng, v.v. đồng thời đánh giá tác động của đá trầm tích vây quanh

tới việc hình thành và bảo tồn đá chứa móng trong mỏ Bạch Hổ.
- Tổng hợp, nghiên cứu và minh giải định tính và định lượng các tài liệu
địa chất-địa vật lý sử dụng trong tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu
khí đối với móng xâm nhập bị phá huỷ dập vỡ, nứt nẻ, phong hoá, v.v.
- Nghiên cứu mức độ biến đổi, thiết lập và dự báo xu thế biến đổi các
tham số chứa chính theo 3 chiều trong không gian cho móng Bạch Hổ.
- Tổng hợp và đưa ra các mô hình đá chứa cho móng mỏ Bạch Hổ ở
các mức độ chi tiết khác nhau, tiệm cận nhất với thực tế nhằm thể hiện
được tính phân bố bất đồng nhất của các phần đá chứa.
- Đưa ra kiến nghị và một số giải pháp kỹ thuật trong công tác tìm kiếm
thăm dò và khai thác dầu khí đối với đối tượng đá móng ở bể Cửu
Long và các bể khác có các đặc điểm địa chất tương tự.
Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến đá chứa móng
nứt nẻ phong hoá trong và ngoài nước.
- Phân tích tổng hợp và đánh giá các tài liệu liên quan đến đối tượng đá
móng Bạch Hổ với mức độ phân giải và đại diện khác nhau như tài
-23-
Bạch Hổ được chia thành 7 vùng bao gồm vùng Tây Bắc, vùng
Trung tâm, vùng Đông Bắc (khối Bắc), vùng Tây, vùng Đông, vùng
Nam (khối Trung tâm) và khối Nam, việc phân chia này đã được ứng
dụng để tính trữ lượng dầu khí trong móng Bạch Hổ.
3. Phần đá chứa quan trọng nhất của móng Bạch Hổ đó là các đới phá
huỷ kiến tạo của các đứt gãy với các khe nứt và vi khe nứt đi kèm
xuyên cắt các hang hốc, lỗ rỗng hình thành từ các nguồn gốc khác
nhau, tạo ra loại đá chứa với các khe nứt lớn-hang hốc (đặc trưng bởi
thấm thuỷ lực) và các lỗ rỗng khác và vi khe nứt (đặc trưng bởi thấm
mao dẫn). Độ rỗng và thấm của các khoảng chứa dọc theo đứt gãy có
sự suy giảm rất nhanh theo khoảng cách tới đứt gãy và theo độ sâu.
Việc tổng hợp tài liệu đã thiết lập được mô hình đá chứa ba đới theo

chiều sâu với ranh giới là bề mặt không bằng phẳng được chi tiết hoá
bằng tài liệu địa chấn và từ nhiều dạng tài liệu khác nhau. Đới I phát
triển tới độ sâu 3600-3800m, về phía Đông, Bắc và Nam đới này mỏng
dần. Đới II tiếp theo phát triển xuống độ sâu 4300-4400m và phần sâu
hơn là đới thứ III phần đá chứa có tính cục bộ địa phương, đới này kết
thúc ở độ sâu khoảng 5000m.
4. Hai hệ số thành công bậc I và bậc II tính toán từ 21 chỉ tiêu liên quan
đến các đặc trưng định tính và định lượng địa chất-địa vậy lý và thuỷ
động lực đã cho phép đánh gía tiềm năng chứa dầu khí và phân loại
bảy vùng và các đới đá móng tương ứng với các vùng đó của mỏ
Bạch Hổ. Đới chứa chính đóng vai trò quan trọng nhất của móng
Bạch Hổ là đới I, đới này có độ rỗng độ thấm tốt, có khả năng liên
thông tốt theo 3 chiều (HSTCII=0,53-1,0) với số lượng khoảng cho
dòng chiếm tới hơn 60% tổng các khoảng cho dòng trong móng. Đới
trung gian là đới II mức độ rỗng thấm và bề dày hiệu dụng kém hơn,
sự liên thông chủ yếu theo phương thẳng đứng và phương phát triển
-22-
khối móng. Pha kiến tạo này làm cho cả khối móng lớn nhô cao, bị vò
nhầu mạnh mẽ nhất là dải phía Tây và thực sự biến đá móng Bạch Hổ
trở thành đá có khả năng chứa dầu khí. Các hoạt động tách giãn muộn
hơn chủ yếu ảnh hưởng đến khu vực phía Đông, Đông Bắc và Đông
Nam của móng mỏ Bạch Hổ. Các quá trình giảm tải và phong hóa từ
khi bị phơi trần ra bề mặt cho tới khi bị chôn vùi cũng góp phần nâng
cao khả năng thấm chứa của phần đá gần bề mặt móng, diện tích bị tác
động chính của hai quá trình này phân bố trong khu vực chưa bị phủ
bởi trầm tích tầng Trà Cú. Sự co nén của các đá trầm tích có tính địa
phương nhưng cũng có đóng góp nhất định tạo ra và mở rộng các lỗ
rỗng khối đá móng nằm trên đứt gãy chờm nghịch Tây Bạch Hổ. Quá
trình thuỷ nhiệt trong một số trường hợp làm tăng khả năng thấm chứa,
nhưng về tổng thể quá trình này làm giảm đáng kể khả năng chứa của

đá móng đặc biệt phần dưới lát cắt, dọc theo các đứt gãy sâu có biên
độ dịch chuyển lớn và phần nằm dưới tập Trà Cú. Bắt đầu từ Mioxen
sớm, xuất hiện sự tích tụ dầu khí và dần thay thế nước trong móng đã
làm giảm các hoạt động thuỷ nhiệt và giúp bảo tồn khả năng thấm
chứa của đá móng đã được hình thành từ trước đó.
2. Các tài liệu địa chất - địa vật lý và thủy động lực tuy có mức độ chi
tiết và đại diện khác nhau nhưng đều thống nhất trong việc phản ánh
tính chất và mức độ biến đổi bất đồng nhất rất cao của khối móng
(HSTCII
Đ
từ 0,18 đến 1,0). Các khối đá móng chặt xít có kích thước
tăng dần về phía Đông, phía Nam và phía Bắc đồng thời tăng theo
theo độ sâu đã làm giảm đáng kể khả năng chứa của đá cũng như
tính liên thông trong móng của các khu vực này. Ở các vùng khác
nhau, các tham số độ rỗng, bề dày hiệu dụng, độ thấm, khả năng cho
dòng, .v.v. có xu thế biến đổi khác nhau theo 3 đới độ sâu. Trên cơ sở
tổng hợp tài liệu địa chất - địa vật lý và thủy động lực, khối móng
-3-
liệu địa chất-địa vật lý, khai thác, bơm ép nước, v.v.
- Thống kê phân tích các tham số thu được từ nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau để xác định các tiêu chí đánh giá khả năng chứa
cũng như tìm ra quan hệ biến đổi trong không gian.
- Xây dựng và kiểm tra các mô hình đá chứa móng và so sánh kết quả
có được từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau, phân tích mức độ
tiệm cận thực tế của mô hình để có lựa chọn phù hợp.
Luận điểm bảo vệ của đề tài
1. Đá chứa dầu khí trong móng ở mỏ Bạch Hổ được hình thành và bảo
tồn bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm quá trình hình thành khối
móng, phá huỷ kiến tạo, nén kết, giảm tải, phong hoá, thuỷ nhiệt, tích
tụ dầu khí, Trong đó yếu tố kiến tạo đóng vai trò quan trọng nhất

và quyết định khả năng thấm chứa của phần đá chứa chính.
2. Phần đá chứa chính và quan trọng nhất trong móng mỏ Bạch Hổ
được tạo bởi hệ thống các lỗ rỗng, hang hốc, khe nứt nhỏ và các khe
nứt lớn hình thành trong các đới phá huỷ kiến tạo và đới khe nứt &
biến đổi đi kèm. Theo chiều sâu phần đá có khả năng chứa dầu khí ở
mỏ Bạch Hổ có sự gián đoạn, suy giảm mạnh và có thể phân ra 3 đới:
đới I phát triển tới độ sâu 3600-3800m, đới II tiếp theo phát triển
xuống độ sâu 4300-4400m và đới thứ III nằm dưới cùng và kết thúc
ở độ sâu khoảng 5000m.
3. Khối móng mỏ Bạch Hổ có thể được chia ra bảy vùng tương ứng với
đặc trưng chứa dầu khí và khả năng cho sản phẩm của chúng.
Những điểm mới của luận án
- Cơ chế hình thành và bảo tồn đá chứa móng Bạch Hổ được phân tích
tổng hợp, hoàn thiện và hệ thống hóa. Đã khẳng định hoạt động kiến
tạo đóng vai trò quan trọng nhất, đồng thời chỉ ra diện phân bố và độ
sâu các đới chịu tác động chủ yếu của các quá trình địa chất. Lần đầu
-4-
tiên vai trò của quá trình giảm tải và tích tụ dầu khí trong móng được
đề cập và phân tích chi tiết.
- Đã phân tích, tổng hợp và đối sánh các đặc trưng địa chất-địa vật lý
và thuỷ động lực chủ yếu trong nghiên cứu đá móng. Vai trò phần đá
móng chặt xít đã được phân tích, đánh gía và đồng thời đã xây dựng
được xu thế biến đổi của các tham số như độ rỗng, bề dày hiệu dụng,
độ thấm, khả năng cho dòng, v.v. theo độ sâu, khẳng định sự biến đổi
bất đồng nhất của khối móng trong không gian.
- Luận án cũng đã thiết lập mô hình cho các đới đứt gãy trong móng
Bạch Hổ gồm ba đới phá huỷ kiến tạo, đới khe nứt kề áp và đới
không thấm chứa với quan điểm tỉ phần đá chứa có sự gián đoạn và
suy giảm theo độ sâu và giải thích cơ chế dịch chuyển của dầu khí
trong các đới này. Luận án cũng đã đưa ra mô hình đá chứa theo

chiều sâu với 3 đới có ranh giới là bề mặt không bằng phẳng và đánh
giá được đặc trưng thấm chứa cơ bản của các đới này
- Đã phân tích và thiết lập 21 chỉ tiêu liên quan đến các đặc trưng định
tính và định lượng địa chất-địa vật lý và thuỷ động lực, trên cơ sở đó
tính toán hai hệ số thành công bậc I và bậc II để phân loại và đánh
giá khả năng chứa dầu khí của các vùng và đới đá móng mỏ Bạch Hổ.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu góp phần tổng kết, bổ sung và làm sáng tỏ cơ chế
hình thành, bảo tồn đá chứa móng, vai trò của từng quá trình nhằm
phục vụ cho các nghiên cứu liên quan đến tìm kiếm thăm dò và khai
thác dầu khí từ đối tượng móng.
- Kết quả nghiên cứu được ứng dụng dự báo các khu vực có triển
vọng, xác định vị trí, quỹ đạo và độ sâu các giếng khoan ở mỏ Bạch
Hổ, Rồng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Ruby, Rạng Đông, Phương
Đông, Cá Ngừ Vàng và Diamond đồng thời trợ giúp trong việc đưa
-21-
4.3.2.2. Đới trung gian
• Khối Bắc
- Vùng Tây Bắc (BT-II): HSTCI = 0,65, chỉ phát triển tới độ sâu
khoảng 4300m, khả năng cho dòng không cao do kém liên thông.
- Vùng Trung tâm (BC-II): HSTCI =0,70, khả năng cho dòng rất thấp
không ổn định.
- Vùng Đông Bắc (BĐ-II): HSTCI = 0,53, HSTCII thấp chỉ đạt 0,4, bị
biến đổi mạnh, các khoảng chứa có tính địa phương, phân bố rất nhỏ
hẹp, hầu như không có khả năng cho dòng công nghiệp.
• Khối Trung tâm
- Vùng Tây (TT-II): HSTCI = 0,84, đới đạt tới độ sâu trên 4400m khả
năng cho dòng khá tốt.
- Vùng Đông (TĐ-II): HSTCI = 0,63, diện tích bị thu hẹp, khả năng
cho dòng trong đới này dưới mức trung bình.

- Vùng Nam (TN-II): HSTCI = 0,75, có diện tích lớn nhưng khoảng có
khả năng chứa bị hạn chế nên khả năng cho dòng trung bình.
• Khối Nam (N-II): HSTCI = 0,62, chiều dày hiệu dụng, độ rỗng trung
bình nhìn chung khá cao, mức độ liên thông giữa chúng thấp, do vậy
khả năng cho dòng không cao.
4.3.2.3. Đới kém triển vọng: Đới III nằm dưới độ sâu 4300-4400m kết thúc
ở độ sâu 5000m, HSTCI biến đổi khá rộng (0,37-0,61), các khoảng chứa
mang tính cục bộ và gần như không có liên thông với nhau do vậy khả năng
cho dòng rất thấp và ít có giá trị thương mại.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Đá chứa móng nứt nẻ móng Bạch Hổ là kết quả của nhiều quá trình
biến đổi địa chất khác nhau, trong đó hoạt động kiến tạo đóng vai trò
quan trọng nhất. Đặc biệt pha nén ép xảy ra đầu Oligoxen muộn (D4)
tạo ra các đứt gãy chờm nghịch hướng ĐB-TN khống chế cấu trúc
-20-
Riêng đối với vùng Đông Bắc của khối Bắc, tuy HSTCI
V
thấp nhất
nhưng vẫn đạt 0,52 (tương ứng HSTCII
V
=0,37), như vậy cần có các
nghiên cứu để đánh giá lại tiềm năng và khả năng khai thác của vùng
này, đặc biệt là đới trên cùng (có HSTCI
Đ
=0,64 và HSTCII
Đ
=0,53).
5.3.2. Tiền năng thấm chứa của đới chứa trong móng
4.3.2.1. Đới chứa chính
Đới I nằm ở phần trên của móng với giới hạn dưới đạt tới độ sâu

3600-3800m, có diện phân bố không đồng đều ở các khu vực mỏ.
• Khối Bắc:
- Vùng Tây Bắc (BT-I): HSTCI = 0,78, diện tích nhỏ, bề dày từ vài
chục mét tới 400m, khả năng cho dòng dưới mức trung bình.
- Vùng Trung tâm khối Bắc (BC-I): HSTCI = 0,82, đới có bề dày có
thể đạt tới hơn 400m, khả năng cho dòng từ kém đến trung bình.
- Vùng Đông Bắc (BĐ-I): HSTCI = 0,64 diện tích không đáng kể, bề
dày dưới 300m và chủ yếu là lớp vỏ phong hoá, kém liên thông khả
năng cho dòng công nghiệp thấp.
• Khối Trung tâm
- Vùng Tây (TT-I): HSTCI = 1,00, có diện tích lớn nhất, phát triển
xuống độ sâu hơn 3800m, khả năng cho dòng rất tốt, đóng vai trò
quan trọng và là vùng có tỉ trọng trữ lượng dầu khí cũng như lưu
lượng khai thác lớn nhất của móng mỏ Bạch Hổ.
- Vùng Đông (TĐ-I): HSTCI = 0,74, diện tích bị thu hẹp đáng kể, khả
năng cho dòng chỉ đạt ở mức kém đến trung bình.
- Vùng Nam (TN-I): HSTCI = 0,90, diện tích khá lớn, khả năng cho
dòng chỉ ở trên mức trung bình
• Khối Nam (N-I): HSTCI = 0,75, diện tích phân bố rất nhỏ, khả năng
cho dòng trong đới này thấp.
-5-
ra các quyết định phương án thiết kế và điều hành khai thác dầu khí
từ đối tượng móng của các mỏ này.
- Kết quả nghiên cứu đã bổ sung các thông tin và làm sáng tỏ các đặc
trưng địa chất-địa vật lý và công nghệ mỏ, xu thế biến đổi các tham
số thấm chứa theo không gian cũng như lập mô hình đá chứa cho đối
tượng móng kết tinh của mỏ Bạch Hổ. Một phần kết quả đã được ứng
dụng trong báo cáo “Tính lại trữ lượng dầu và khí hòa tan mỏ Bạch
Hổ tính đến thời điểm 01/01/2006”.
- Kết quả nghiên cứu góp phần định hướng công tác nghiên cứu đá

chứa trong móng ở các bể trầm tích Việt Nam cũng như trên thế giới,
khẳng định đối tượng móng sẽ là đối tượng tìm kiếm thăm dò quan
trọng như các đối tượng đá trầm tích khác.
Bố cục của luận án
Luận án gồm 122
trang, 3 bảng, 80 hình vẽ và đồ thị, 7 công trình
công bố liên quan đến luận án và 54 tài liệu tham khảo (21 tiếng Việt,
33 tiếng Anh), trình bày thành 5 chương với nội dung chính như sau:
- Chương 1: gồm 11
trang, trình bày khái quát chung về mỏ Bạch Hổ
như lịch sử tìm kiếm, thăm dò và khai thác, đặc điểm chính về địa
chất và đối tượng chứa dầu khí, đặc biệt là đối tượng móng.
- Chương 2: gồm 6
trang, trình bày tổng quan các kết quả nghiên cứu
về đá chứa móng trong và ngoài nước, các phương pháp nghiên cứu
đá móng sử dụng trong luận án.
- Chương 3: gồm 23
trang, phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá cơ chế
hình thành và bảo tồn đá chứa móng.
- Chương 4: gồm 34
trang, phân tích sự biến đổi theo diện và độ sâu
các đặc trưng đá móng qua các tài liệu địa chất-địa vật lý và thuỷ
động lực cũng như đặc điểm biến đổi các thông số thấm chứa chính
của đá móng.
-6-
- Chương 5: gồm 19
trang, trình bày mô hình lỗ rỗng, các mô hình về
đá chứa móng mỏ Bạch Hổ trong không gian. Thiết lập tiêu chí đánh
giá và phân loại các vùng có khả năng chứa dầu khí của đá móng.
Lời cám ơn

Luận án được thực hiện tại Bộ môn Địa chất Dầu khí, Khoa Dầu
khí, Trường Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Phan Từ Cơ và TS. Hoàng Văn Quý. Nghiên cứu sinh xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình và hiệu
quả của hai nhà khoa học cũng như Bộ môn địa chất Dầu khí và phòng
Đại học và Sau Đại học. Trong suốt quá trình thực hiện luận án NCS
còn nhận được sự hỗ trợ quý báu của Tổng công ty Dầu khí Việt nam,
XNLD Vietsovpetro, Viện dầu khí Việt nam, Công ty PVEP, PIDC và
tất cả các đồng nghiệp trong và ngoài ngành Dầu khí.
Chương 1 – KHÁI QUÁT MỎ BẠCH HỔ
1.1. Giới thiệu chung về mỏ Bạch Hổ
Mỏ Bạch Hổ nằm ở Trung tâm bể trầm tích Cửu Long và được phát
hiện năm 1975. Đối tượng móng chứa dầu khí được phát hiện năm 1986
và cho dòng dầu công nghiệp đầu tiên vào ngày 25-11-1988.
1.2. Địa tầng
Móng Trước Kainozoi chủ yếu là đá magma của 4 phức hệ Hòn
Khoai, Định Quán, Đèo Cả và Cà Ná. Phủ bất chỉnh hợp trên chúng là
trầm tích mảnh vụn tuổi Paleogen, Neogen và Đệ tứ.
1.3. Đặc điểm kiến tạo
Bể Cửu Long hình thành từ quá trình dịch chuyển của khối Đông
Dương dọc theo hai đứt gãy Sông Hồng và Mae Ping và sự lan truyền
của tách giãn Biển Đông. Mỏ Bạch Hổ là khối nhô nằm ở trung tâm bể
và bị chia cắt bởi các hệ thống đứt gãy hình thành trong nhiều giai đoạn.
1.4. Đặc trưng chứa dầu khí
-19-
Bảng 5.2. Đánh giá khả năng thấm chứa của đá móng mỏ Bạch Hổ











Hình 5. 4. Phân chia các khu
vực theo đặc trưng thấm chứa
của móng Bạch Hổ; Khối
Bắc: (TB-vùng Tây Bắc, BC-
vùng Trung tâm, BD-vùng
Đông Bắc), Khối Trung tâm
(TT-vùng Tây, TD-vùng
Đông, TN-vùng Nam), Khối
Nam

Khối Bắ c Khối Trung tâm Khố i Nam
Tây (BT) Trung tâm (BC) Đông Bắ c (BĐ) Tây (TT) Đông (TĐ) Nam (TN) (N)
Vù ng/
Các đới
tiêu chí
I II III I II III I II III I II III I II III I II III I II III
I 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 1,0 1,0 1,0 0,9 0,9 0,9 1,0 1,0 1,0 0,8 0,8 0,8
II 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,8 0,8 0,8 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 0,9 0,9 0,9
III 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0
IV 1,0 0,8 0,7 0,9 0,8 0,7 0,8 0,7 0,6 1,0 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 0,9 0,8 0,7 0,8 0,7 0,6
V 0,9 0,8 0,6 0,9 0,8 0,6 0,8 0,7 0,5 1,0 0,8 0,6 0,7 0,6 0,5 0,9 0,8 0,7 0,9 0,8 0,7
VI 0,9 0,8 0,6 0,8 0,7 0,6 0,7 0,6 0,5 1,0 0,9 0,6 0,8 0,7 0,6 0,9 0,8 0,7 0,8 0,7 0,6
VII 0,9 0,8 0,7 0,9 0,8 0,7 0,8 0,7 0,6 1,0 0,9 0,7 0,8 0,7 0,6 0,9 0,8 0,7 0,8 0,7 0,6
VIII 0,8 0,6 0,5 0,7 0,6 0,5 0,5 0,4 0,3 1,0 0,9 0,5 0,6 0,5 0,4 0,8 0,7 0,6 0,7 0,6 0,5

IX 0,8 0,6 0,4 0,9 0,7 0,4 0,6 0,5 0,4 1,0 0,8 0,4 0,6 0,5 0,4 0,8 0,6 0,4 0,7 0,5 0,4
X 0,8 0,6 0,4 0,9 0,7 0,4 0,6 0,5 0,4 1,0 0,8 0,4 0,6 0,5 0,4 0,8 0,6 0,4 0,7 0,5 0,4
XI 0,8 0,6 0,5 0,9 0,7 0,5 0,6 0,4 0,3 1,0 0,8 0,6 0,7 0,6 0,5 0,9 0,8 0,7 0,8 0,7 0,5
XII 0,8 0,6 0,4 0,9 0,8 0,6 0,6 0,4 0,3 1,0 0,8 0,5 0,8 0,7 0,5 0,9 0,8 0,6 0,8 0,7 0,5
XIII* 0,8 0,6 0,4 1,0 0,8 0,6 0,7 0,5 0,3 1,0 0,8 0,5 0,7 0,5 0,3 0,8 0,6 0,4 0,8 0,6 0,4
XIV* 0,8 0,6 0,4 1,0 0,8 0,6 0,7 0,5 0,3 1,0 0,8 0,5 0,7 0,6 0,4 0,8 0,6 0,4 0,8 0,6 0,4
XV* 0,7 0,5 0,3 0,8 0,6 0,4 0,6 0,4 0,2 1,0 0,7 0,5 0,7 0,5 0,3 0,8 0,6 0,4 0,7 0,5 0,4
XVI* 0,7 0,5 0,3 0,8 0,6 0,4 0,5 0,4 0,3 1,0 0,8 0,5 0,7 0,4 0,3 0,8 0,5 0,4 0,7 0,5 0,4
XVII* 0,6 0,5 0,1 0,7 0,5 0,2 0,5 0,4 0,1 1,0 0,8 0,7 0,7 0,6 0,5 1,0 0,8 0,5 0,6 0,5 0,3
XVIII* 0,5 0,4 0,2 0,7 0,5 0,2 0,5 0,4 0,1 1,0 0,8 0,5 0,7 0,5 0,4 1,0 0,7 0,5 0,6 0,5 0,2
XIX* 0,6 0,5 0,2 0,6 0,5 0,2 0,5 0,4 0,1 1,0 0,8 0,5 0,8 0,7 0,5 1,0 0,7 0,5 0,6 0,3 0,2
XX* 0,6 0,5 0,2 0,6 0,5 0,2 0,5 0,4 0,1 1,0 0,8 0,5 0,8 0,7 0,5 1,0 0,8 0,4 0,5 0,4 0,2
XXI* 0,7 0,6 0,4 0,6 0,5 0,3 0,3 0,2 0,1 1,0 0,8 0,6 0,6 0,5 0,4 0,9 0,7 0,4 0,7 0,5 0,3
Tổ ng 16,4 13,6 10,0 17,3 14,6 10,8 13,4 11,1 8,1 21,0 17,7 12,9 15,6 13,3 10,9 18,9 15,7 12,4 15,7 13,0 10,3
HSTCI Đới
0,78 0,65 0,48 0,82 0,70 0,51 0,64 0,53 0,37 1,00 0,84 0,61 0,74 0,63 0,52 0,90 0,75 0,59 0,75 0,62 0,49
HSTCI Vùng
0,63 0,68 0,52 0,82 0,63 0,75 0,62
Tổ ng* 6,00 4,70 2,50 6,80 5,30 3,10 4,80 3,60 1,60 9,00 7,10 4,80 6,40 5,00 3,60 8,10 6,00 3,90 6,00 4,40 2,80
HSTCII Đới
0,67 0,52 0,32 0,76 0,59 0,34 0,53 0,40 0,18 1,00 0,79 0,53 0,71 0,56 0,40 0,90 0,67 0,43 0,67 0,49 0,31
HSTCII Vùng
0,49 0,56 0,37 0,77 0,56 0,67 0,49
-18-
cách xác định như vậy, HSTCI cho phép đánh gía tiềm năng có thể
chứa dầu khí của các đới và vùng đá móng của mỏ.
Hệ số phát hiện các đới có khả năng cho dòng sản phẩm trong đá
móng mỏ Bạch Hổ gọi tắt là hệ số thành công bậc II (HSTCII), được
xác định trên đặc trưng thống kê số liệu định lượng và bán định lượng
tài liệu địa chất-địa vật lý, khai thác và số liệu thuỷ động học (gồm 9 chỉ

tiêu từ XII-XXI), hệ số này phản ánh mức độ bất đồng nhất một cách
tương đối so với đới TT-I. Công thức xác định các hệ số như sau:
21
P
HSTCI
1i
i
Đ

=
=
21

3
HSTCI
HSTCI
3
1i
Đi
V

=
=
9
P
HSTCII
9
1i
*
i

Đ

=
=
3
HSTCII
HSTCII
3
1i
Đi
V

=
=
-7-

- HSTCI
Đ/V
: Hệ số thành công bậc I của đới/vùng
- HSTCII
Đ/V
: Hệ số thành công bậc II của đới/vùng
- Pi, Pi* : Mức độ chắc chắn của chỉ tiêu thứ i so với vùng TT-I
Với kết quả đánh giá các chỉ tiêu móng (Bảng 5.2), khối móng mỏ
Bạch Hổ có thể chia ra 7 vùng (Hình 5.4) gồm vùng Tây Bắc, vùng
Trung tâm khối Bắc, vùng Đông Bắc, vùng Tây khối Trung tâm, vùng
Đông, vùng Tây Nam khối Trung tâm và khối Nam có HSTCI biến đổi
từ 0,52-0,82. Khu vực có mức độ chắc chắn nhất là vùng Tây của khối
Trung tâm với giá trị HSTCI
V

=0,82 với HSTCII
V
=0,77. Các vùng Tây
& Trung tâm khối Bắc, vùng Đông khối Trung tâm và Khối Nam có
HSTCI
V
gần tương đương nhau và đều thể hiện mức độ biến đổi thấm
chứa không ổn định (0,63-0,68 tương ứng HSTCII
V
=0,49-0,56). Vùng
Nam khối Trung tâm có HSTCI
V
cao (0,75 tương ứng HSTCII
V
=0,67).
Có 3 phức hệ chứa dầu khí tại Bạch Hổ, gồm các tầng sản phẩm
Mioxen hạ, Oligoxen và quan trọng nhất là đối tượng móng nứt nẻ với
tổng sản lượng khai thác tới hết 2006 đạt trên 133,1 triệu tấn.
Chương 2 - TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐÁ CHỨA MÓNG
2.1. Tổng quan về nghiên cứu trong và ngoài nước
Trên thế giới, đá chứa nứt nẻ thông thường nhìn chung được nghiên
cứu rất chi tiết nhưng các mỏ hình thành từ đá móng kết tinh hầu như
chưa có các nghiên cứu chuyên sâu. Việc nghiên cứu xây dựng mô hình
và đưa ra các tiêu chí để đánh giá khả năng chứa và cho dòng của đá
móng kết tinh nứt nẻ là hết sức cần thiết.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu đá móng
Phuơng pháp tổng hợp các tài liệu địa chất-địa vật lý và tài liệu thuỷ
động kết hợp phân tích địa thống kê và lập mô hình thử nghiệm là
những phuơng pháp chủ đạo trong nghiên cứu. Việc làm này nhằm tận

dụng mặt mạnh cũng như loại trừ các hạn chế của mỗi phương pháp
nghiên cứu đơn lẻ.
Chương 3 - CƠ CHẾ HÌNH THÀNH ĐÁ CHỨA TRONG MÓNG
TRƯỚC KAINOZOI MỎ BẠCH HỔ
Đá chứa móng được hình thành qua nhiều giai đoạn và quá trình địa
chất rất phức tạp, các quá trình có thể diễn ra riêng lẻ hoặc đồng thời
nhưng luôn có mối quan hệ qua lại, có thể tăng cường hoặc làm suy
giảm và cũng có thể xoá nhoà vai trò của từng quá trình riêng biệt.
3.1. Quá trình hình thành khối đá móng
Đá móng Bạch Hổ hình thành ít nhất qua 4 giai đoạn xâm nhập:
Triat muộn (Phức hệ Hòn Khoai), Jura muộn (Phức hệ Định Quán),
Creta (Phức hệ Đèo Cả và Cà Ná). Quá trình nguội lạnh, co ngót, biến
chất tiếp xúc và các hoạt động nhiệt dịch tạo ra các hệ thống lỗ rỗng
-8-
và các khe nứt nhưng do khối móng nằm ở độ sâu lớn nên mức độ liên
thông rất hạn chế vì vậy đá móng chưa thể trở thành đá chứa. Thành
phần của đá và các khoáng vật thứ sinh có ảnh hưởng lớn đến mức độ
biến đổi đá sau này và khả năng rỗng thấm của đá móng
3.2. Các quá trình phá huỷ kiến tạo sau khi hình thành khối móng
Sự hình thành và phát triển các nứt nẻ đứt gãy trong móng Bạch
Hổ xảy ra trong 5 giai đoạn kiến tạo từ D1 đến D5, trong đó pha nén
ép D4 trong Oligoxen muộn tạo ra các hệ thống đứt gãy nghịch và cấu
trúc nhô cao của móng Bạch Hổ. Pha kiến tạo này đóng vai trò quan
trọng nhất quyết định khả năng chứa dầu khí của móng mỏ Bạch Hổ
cũng như hầu hết các khối nhô móng khác ở bể Cửu Long.
3.3. Tác động do sự nén kết của đá trầm tích
Một phần khối móng nằm chờm nghịch lên trên trầm tích ở phía
Tây khối Bắc và khối Trung tâm mỏ Bạch Hổ. Do mức độ nén kết của
đất đá trầm tích lớn, nên chúng bị co ngót thể tích đáng kể và làm cho
đá móng phía trên bị sụt xuống tạo ra các đứt gãy và khe nứt mới đồng

thời làm mở rộng các hệ thống, đứt gãy có trước.
3.4. Tác động của quá trình giảm tải
Khi khối đá móng Bạch Hổ lộ ra bề mặt và thoát khỏi sự nén ép rất
lớn của đất đá phủ trên, các khe nứt do giảm tải trong móng xuất hiện
và có thể phát triển xuống độ sâu hơn 200m so với mặt móng.
3.5. Quá trình phong hóa
Quá trình phong hóa xuất hiện khi khối móng Bạch Hổ nhô lên mặt
đất và chịu các tác động của các hoạt động bề mặt, quá trình này xảy ra
mạnh nhất trong khoảng đầu Oligoxen muộn khi khối móng Bạch Hổ bị
nén ép, nâng cao và bị xuyên cắt bởi đứt gãy nghịch. Phần diện tích
móng bị ảnh hưởng mạnh nhất của quá trình này gần như trùng với
-17-
Bảng 5.1. Các chỉ tiêu đánh giá đặc trưng chứa của đá móng Bạch Hổ
Hai hệ số đánh giá đã được tính toán trên cơ sở các chỉ tiêu:
Hệ số phát hiện các đới có tiềm năng chứa dầu khí của khối móng
mỏ Bạch Hổ gọi tắt là hệ số thành công bậc I (HSTCI): hệ số này được
đánh giá tương tự như hệ số thành công trong tìm kiếm thăm dò và tính
toán trên cơ sở cả hai đặc trưng định tính (12 chỉ tiêu từ I-XII liên quan
đến cơ chế hình thành đá chứa móng) và đặc trưng định lượng & bán
định lượng (9 chỉ tiêu từ XII-XXI xác định từ các số liệu địa chất - địa
vật lý, khai thác và thuỷ động học). HSTCI được tính riêng cho 3 đới đá
chứa theo chiều sâu và trung bình cho từng vùng của khối móng. Với
TT Các chỉ tiêu
I Loại đá chiếm ưu thế
II Biến đổi do xâm nhập sâu muộn hơn
III Pha kiến tạo D1, D2, D3
IV Pha kiến tạo D4
V Pha kiến tạo D5
VI Diện tích bị trầm tích tập E phủ
VII Thời gian trầm tích phủ tới khi có di dịch dầu khí

VIII Tác động nén kết dưới đứt gãy nghịch
IX Giảm tải trong thời kỳ nhô cao
X Phong hoá trong thời kỳ nhô cao
XI Hoạt động thuỷ nhiệt
XII. Chiếm chỗ của dầu khí
XIII
Các đặc trưng biên độ, năng lượng cục bộ
và các đặc trưng địa chấn khác
XIV Mức độ dập vỡ theo địa chấn
XV Mật độ khe nứt từ tài liệu giếng khoan
XVI Kích thước các khối chặt xít
XVII Múc độ liên thông thuỷ lực
XVIII Biến đổi áp suất vỉa
XIX. Khả năng cho dòng và sản lượng khai thác
XX. Khả năng tiếp nhận nước
XXI Bề dày đới chứa/ bề dày hiệu dụng/ độ rỗng trung bình
-16-
5.2.1.3. Đới không thấm chứa: là phần đá chặt xít bao gồm đá nguyên
sinh chưa biến đổi hoặc ít biến đổi nằm xen kẹp với các đới chứa và có
bề dày rất biến đổi. Kích thước của chúng có xu thế tăng nhanh theo
chiều sâu làm thể tích chứa bị suy giảm đáng kể.
Theo độ sâu khả năng thấm chứa giảm và các khoảng chứa cũng bị
gián đoạn với mức độ tăng dần, móng Bạch Hổ có thể phân chia thành
ba đới theo chiều sâu (Hình 5.2 & 5.3) trong đó ranh giới dưới của đới I
chứa & liên thông tốt chỉ phát triển tới 3600-3800m và đới thứ III khả
năng chứa & liên thông kém nằm dưới 4300-4400m, kết thúc ở 5000m.
5.2.2. Mô hình đá chứa dọc theo phương phát triển của đứt gãy
Theo phương vuông góc với đứt gãy, phần đá chứa và không chứa
có thể đơn giản hoá thành ba vùng. Trong mô hình này, độ rỗng giữa
hạt+vi khe nứt (chiếm 76%, độ thấm vài mD tới hàng chục mD), hệ số

đẩy dầu mao dẫn trung bình 0,434, độ rỗng hang hốc+khe nứt lớn
(khoảng 24%, độ thấm từ vài chục đến hàng nghìn mD), hệ số đẩy dầu
rất cao có thể đạt tới 0,88, phần còn lại với thể tích ưu thế là đá chặt xít.
Theo độ sâu của đứt gãy có thể phân chia thành ba đới theo chiều sâu
tương ứng ba đới như mô tả ở hình 5.2. và 5.3.
5.3. Các tiêu chí đánh giá khả năng chứa của đá móng mỏ Bạch Hổ
5.3.1. Các chỉ tiêu chính đánh giá khả năng chứa
Trên cơ sở kết quả phân tích cơ chế hình thành đá chứa móng, các
đặc trưng định tính, các phân tích định lượng cũng như phân tích thống
kê các tham số rỗng thấm của hơn 150 giếng khoan và đặc biệt qua
phân tích áp suất, khả năng cho dòng sản phẩm và tính liên thông thuỷ
động lực học đã thiết lập 21 chỉ tiêu đánh giá đá chứa móng Bạch Hổ
(xem bảng 5.1). Các chỉ tiêu của các đới được đối sánh với các chỉ tiêu
của đới trên cùng của vùng Tây khối Trung tâm (TT-I), là vùng chứa tốt
nhất, mức độ liên thông cao và khả năng khai thác cao nhất.
-9-
phần thiếu vắng trầm tích Trà Cú. Quá trình biến đổi phong hoá được
coi là có vai trò quan trọng thứ hai sau yếu tố kiến tạo.
3.6. Quá trình thủy nhiệt
Dòng lưu chuyển thủy nhiệt là một yếu tố quan trọng khống chế sự
biến đổi đá móng mỏ Bạch Hổ, chúng hòa tan các khoáng vật không
bền vững, tích tụ những khoáng vật thứ sinh và có thể lấp đầy các hang
hốc, lỗ rỗng và khe nứt. Hoạt động thủy nhiệt có thể chia ra ba giai
đoạn. Giai đoạn đầu khi khối móng còn nằm rất sâu (hàng chục km).
Giai đoạn thứ hai khi khối móng lộ ra bề mặt tạo ra hệ thống mở. Phần
nhô khỏi bề mặt hoạt động thủy nhiệt yếu, phần dưới cũng như phần bị
trầm tích phủ hoạt động thủy nhiệt mạnh mẽ hơn. Giai đoạn ba, móng bị
tầng sét D phủ tạo ra hệ thống kín. Hoạt động thuỷ nhiệt trong móng
không đều, tăng theo chiều sâu và theo các đứt gãy sâu tái hoạt động.
3.7. Quá trình tích tụ dầu trong móng

Dầu khí ít có phản ứng với các thành phần đất đá, nên khi chúng
tích tụ và thay thế nước trong các lỗ rỗng đã làm cho các phản ứng tạo
các khoáng vật thứ sinh giảm thiểu do vậy các lỗ rỗng được bảo tồn.
Tóm lại, khối móng Bạch Hổ với 4 phức hệ xâm nhập bị biến đổi
bởi nhiều quá trình, đặc biệt là các hoạt động kiến tạo. Pha kiến tạo có
tác động lớn và đóng vai trò quan trọng nhất quyết định khả năng chứa
của khối móng là pha nén ép D4 trong Olioxen muộn. Hoạt động tách
giãn muộn hơn có tác động tiêu cực đến khu vực phía Đông, Đông Bắc
và Đông Nam nơi móng Bạch Hổ bị sụt lún và che phủ nhanh bởi đá
trầm tích. Tác động của nén kết đá trầm tích chủ yếu ở phần Tây nơi tồn
tại đứt gãy chờm nghịch. Quá trình giảm tải, phong hoá chủ yếu tác
động đến khu vực móng nhô cao và chưa bị trầm tích tầng Trà Cú che
phủ. Ở độ sâu trên 3800m tác động phong hoá chiếm ưu thế, phần dưới
và phần bị tập Trà Cú che phủ hoạt động thuỷ nhiệt chiếm ưu thế. Khi
-10-
khối móng bị tập sét D phủ kín và dầu khí bắt đầu tích tụ dần trong
móng hoạt động thuỷ nhiệt có sự suy giảm. Về tổng thể, hoạt động thuỷ
nhiệt có vai trò tiêu cực tới việc bảo tồn đá chứa, bằng chứng là khu vực
khối Bắc và khối Nam cũng như phần dưới lát cắt móng hoạt động thủy
nhiệt mạnh nhưng khả năng chứa rất kém.
Chương 4 - ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỔI CÁC THÔNG SỐ CỦA
ĐÁ MÓNG TRƯỚC KAINOZOI MỎ BẠCH HỔ
Mức độ bất đồng nhất của móng thể hiện rõ qua các tài liệu địa
chất-địa vật lý và thuỷ động lực.
4.1. Đặc trưng đá móng qua tài liệu địa chất - địa vật lý
4.1.1. Đặc trưng của móng qua tài liệu địa chấn
Trên tài liệu địa chấn 3D thông thường và xử lý đặc biệt, móng Bạch
Hổ có sự phân dị theo 3 đới độ sâu. Đới đầu tiên nằm trên cùng được
đặc trưng bởi nhóm các phản xạ có tần số thấp, độ liên tục kém. Đới
thứ hai có các phản xạ với góc dốc tương đối lớn trên nền các nền các

phản xạ hỗn loạn thể hiện các đới biến đổi dọc theo các đứt gãy. Đới
thứ ba đặc trưng chủ yếu bởi phản xạ hỗn loạn. Tài liệu địa chấn cũng
thể hiện rất rõ sự phân đới theo diện, đặc biệt là trên các tài liệu địa
chấn được xử lý đặc biệt.
4.1.2. Đặc trưng các hệ thống đứt gãy trong móng mỏ Bạch Hổ
Các đứt gãy thuận: Các đứt gãy thuận ở khu vực Bạch Hổ có hướng
ĐB-TN (hướng chủ đạo) với các tụt bậc theo dạng dẻ quạt, hướng TTB
- ĐĐN (á vĩ tuyến-chủ yếu ở cánh Tây) và hướng TB-ĐN.
Các đứt gãy nghịch: gồm 3 đứt gãy nghịch có hướng ĐB-TN tạo
thành bậc thang ở khu vực phía Tây Bắc và Tây mỏ Bạch Hổ.
Các đứt gãy không biên độ (Lineament): Đây là các đứt gãy được hình
thành trong nhiều thời kỳ khác nhau và phân bố chủ yếu ở phần nhô
-15-














Hình 5.1. Mô hình thể hiện sự phân đới của đá chứa móng theo đứt gãy












Hình 5.2. Mô hình phân bố đá chứa theo chiều sâu của đứt gãy.










Hình 5.3. Mô hình đá chứa móng mỏ Bạch Hổ: Đới I: có khả năng thấm chứa
và liên thông tốt theo 3 chiều không gian, là đới chứa chính; Đới II liên thông
chủ yếu theo phương thẳng đứng và dọc theo phương đứt gãy, theo phương
vuông góc phương đứt gãy kém; Đới III: các đới chứa có tính cục bộ, khả năng
liên thông rất thấp
III
II
I
II
III

-14-
5.1.3. Lỗ rỗng của các khe nứt lớn
Các khe nứt lớn trong móng khá phức tạp, phát triển theo nhiều
hướng với độ rỗng không lớn, thông thường nhỏ hơn 10% so với độ
rỗng tổng. Đặc trưng quan trọng là có khả năng thấm thủy động lực.
5.1.4. Lỗ rỗng hang hốc.
Lỗ rỗng hang hốc hình thành chủ yếu do biến đổi thứ sinh, chúng
thường nằm giữa các mảnh đá bị vò nhầu trong các đới phá huỷ kiến tạo
hoặc do sự hoà tan các khoáng vật dễ bị biến đổi dọc theo các khe nứt,
đứt gãy hoặc mở rộng các lỗ rỗng ở đới gần bề mặt nơi chịu tác động
mạnh của phong hóa. Kích thước các hang hốc có thể biến đổi từ một
vài centimet cho tới hàng chục centimet.
5.2. Các mô hình đá chứa móng
5.2.1. Mô hình phân đới đá chứa qua đứt gãy
Theo phương vuông góc với đứt gãy có thể chia 3 đới (Hình 5.1):
5.2.1.1. Đới phá huỷ kiến tạo: đóng vai trò thấm chứa quan trọng nhất
do khả năng chứa và khả năng liên thông của các khe nứt lớn và hang
hốc. Bề dày của đới phá hủy thay đổi từ một vài centimet tới hàng chục
mét. Quá trình biến đổi sau này làm cho tính chất rỗng thấm của đới này
thay đổi mạnh, trở nên không liên tục và giảm nhanh theo độ sâu
5.2.1.2. Đới khe nứt kề áp các đới phá huỷ kiến tạo: bao gồm các khe
nứt phân tán cùng với các vi khe nứt, các khe nứt lớn và một số các
hang hốc đi kèm đóng vai trò chứa là chủ yếu, chúng cũng có thể có độ
thấm cao nhưng mang tính cục bộ địa phương. Độ thấm của cả đới nhìn
chung bị khống chế bởi các khe nứt lớn song song với đới phá huỷ.
-11-
cao của khối móng nơi đất đá bị bào mòn mạnh nhất làm cho biên độ
dịch chuyển của đất gãy bị mất từng phần hoặc toàn phần.
Các đới phá hủy kiến tạo đi kèm đứt gãy: Các đới phá hủy kiến tạo rất
phổ biến và có bề dày thay đổi từ vài centimet tới vài mét thậm chí vài

chục mét phụ thuộc vào biên độ dịch chuyển của đứt gãy. Khe nứt có
mật độ rất cao ở gần các đứt gãy (100-150 khe nứt/m), đặc biệt nơi giao
cắt các đứt gãy. Mật độ khe nứt có giảm dần theo khoảng cách tới đứt
gãy. Bề dày trung bình các đới phá hủy kiến tạo biến đổi từ 20-25m.
4.1.3. Đặc trưng các hệ thống khe nứt trong móng
Đi kèm các đứt gãy kiến tạo là các khe nứt chính như sau:
4.1.3.1. Các khe nứt lớn (Macrofractures)
* Các khe nứt tự nhiên: bao gồm nhiều dạng khác nhau đi kèm các đứt
gãy kiến tạo và thường có góc dốc lớn 50-90
o
, độ mở từ 0,5mm tới 3 cm
với các hang hốc đi kèm. Mật độ nứt nẻ giảm nhanh theo chiều sâu.
* Các khe nứt nhân tạo: Các khe nứt do quá trình khoan, các khe nứt
mở rộng không có đóng góp về khả năng thấm chứa.
4.1.3.2. Các khe nứt nhỏ (microfractures): đi kèm các nứt nẻ lớn và có
mật độ tỉ lệ với mật độ các khe nứt lớn, càng gần các đứt gãy mật độ
các khe nứt lớn cũng như các vi khe nứt tăng đáng kể. Do phân bố dày
đặc, các vi khe nứt làm cho đá móng dễ bị hoà tan rửa rũa và hình thành
các lỗ rỗng, hang hốc góp phần làm tăng khả năng chứa của đá.
4.1.4. Đặc trưng các đai mạch núi lửa
Các đai mạch phần lớn song song với các đứt gãy và bề dày biến đổi
từ vài centimet tới vài mét. Các đai mạch hình thành trước khi khối
móng nhô cao thường bị biến đổi mạnh do vậy có khả năng chứa tốt
hơn các đai mạnh xuất hiện muộn. Trong nhiều trường hợp, đai mạnh
xuất hiện muộn có thể đóng vai trò màn chắn.
4.1.5. Đặc trưng các khối chặt xít
-12-
Các khối đá móng chặt xít chiếm một tỉ phần rất lớn với hình dạng
rất phức tạp và kích thước biến đổi từ một vài centimet đến hàng trăm
mét. Kích thước và mật độ khối chặt xít tăng dần theo độ sâu và về phía

Đông. Các khối chặt xít làm giảm độ lưu thông của đá chứa.
4.2. Đặc trưng đá móng qua tài liệu thuỷ động lực
4.2.1. Liên thông thuỷ lực giữa các giếng khoan
Về phía Bắc khối Bắc, khả năng liên thông theo hướng ĐB-TN
chiếm ưu thế nhưng về phía Nam khối này khả năng liên thông đồng
đều hơn. Sự liên thông giữa các khu vực và theo chiều sâu khối Trung
tâm khá tốt. Các phân tích khai thác cũng khẳng định sự liên thông này.
4.2.2. Biến đổi áp suất vỉa
Áp suất vỉa trong thân dầu móng biến đổi theo hai giai đoạn trước
và sau khi bơm ép nước. Có thể chia ra 11 vùng rất khác biệt về đường
cong áp suất trung bình. Khối Trung tâm là khối có kích thước lớn nhất
liên thông rất tốt, áp suất giảm chậm. Một số vùng ở khối Nam và khối
Bắc khó phân chia chi tiết nhưng khả năng lưu thông thấp.

4.2.3. Khả năng cho dòng sản phẩm và mức độ tiếp nhận nước bơm ép
Mức độ cho sản phẩm biến đổi mạnh theo các vùng khác nhau của
mỏ. Trên cơ sở sản lượng đã khai thác và khối lượng nước bơm ép có
thể chia móng mỏ Bạch Hổ thành 7 khu vực khác biệt.
4.3. Đặc điểm biến đổi các thông số rỗng thấm của đá móng
4.3.1. Biến đổi độ rỗng và bề dày chứa sản phẩm
Độ rỗng và bề dày các khoảng chứa trung bình phân bố theo xu thế
khác nhau ở ba đới chiều sâu. Đới trên đạt tới độ sâu 3600-3850m (trung
bình 3800m), độ rỗng biến đổi rất rộng và có thể đạt trên 10%, giá trị phổ
biến 2,0-4,0%. Tỉ số bề dày hiệu dụng giảm từ 0,7 xuống 0,35. Đới thứ
hai đạt tới độ sâu 4300-4500m (trung bình 4400m), độ rỗng trung bình ít
thay đổi theo độ sâu. Tỉ số bề dày hiệu dụng ổn định theo chiều sâu. Đới
thứ ba độ rỗng giảm rất nhanh theo chiều sâu, từ 2,0% ở độ sâu 4400m
xuống 0% ở 4800-5000m và bề dày hiệu dụng cũng sụt giảm tương ứng.
-13-
4.3.2 Biến đổi độ thấm

Các số liệu thử vỉa ở 70 giếng và mẫu lõi cho thấy các khoảng
chứa có độ thấm tốt tập trung trong khoảng 3000-3800m với các giá
trị độ thấm lên tới hàng trăm mD. Trong khoảng từ 3800-4400m giá
trị độ thấm suy giảm đáng kể, chủ yếu nhỏ hơn 20mD. Dưới 4400m
các khoảng chứa cho dòng hoặc tiếp nhận nước bơm ép rất ít và giá trị
độ thấm giảm nhanh về giá trị 1 mD ở độ sâu dưới 4800m.
Như vậy, đá chứa móng Bạch Hổ bao gồm hệ thống các đới phá
hủy, các nứt nẻ lớn và vi khe nứt đi kèm cũng như các hệ thống lỗ rỗng
do nhiều quá trình hoạt động cơ học-hóa học tạo ra. Có thể chia khối
móng mỏ Bạch Hổ thành các vùng có các đặc trưng thấm chứa khác
nhau (9 vùng theo địa chấn, 11 vùng theo tài liệu áp suất, 7 vùng theo
mức độ cho dòng và khả năng tiếp nhận nước). Khả năng thấm chứa
của đá chứa móng có xu thế giảm theo chiều sâu với ba đới khá rõ ràng.
Chương 5 - MÔ HÌNH VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐÁ CHỨA
MÓNG MỎ BẠCH HỔ
5.1. Hệ thống lỗ rỗng của đá chứa móng
5.1.1. Lỗ rỗng giữa hạt
Các lỗ rỗng giữa hạt nguyên sinh (hình thành trong quá trình xâm
nhập hoặc biến đổi thứ sinh) có thể đạt vài % thậm chí tới hàng chục %,
tuy nhiên dạng lỗ rỗng này chỉ có ý nghĩa khi bị các nứt nẻ xuyên cắt.
5.1.2. Lỗ rỗng của các vi khe nứt
Các vi khe nứt luôn đi kèm các khe nứt lớn, chúng là các kênh dẫn nối
các lỗ rỗng nguyên sinh. Độ rỗng của các vi khe nứt này nhỏ nhưng do có
số lượng lớn nên vai trò chứa có thể là khá đáng kể. Đặc trưng quan trọng
của các vi nứt nẻ là thấm mao dẫn.

×