Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm và trả lời môn kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275 KB, 12 trang )

WWW.TAILIEUHOC.TK
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1- Cho biết những câu bình luận sau đây: Việc chính phủ
tăng chi tiêu cho quốc phòng mà không tăng thuế có thể
dẫn đến GNP cao hơn và giá cả thấp hơn.
Trả lời: Sai vì: chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng mà
không tăng thuế →AD↑ → P↑ →Y↑.
2- Khi tính tổng sản phẩm quốc dân thì không được (+)
khoản chi tiêu cho tiêu dùng và chênh lệch hàng tồn kho.
Trả lời: Sai vì: Khi tính tổng sản phẩm quốc dân GNP thì
được (+) khoản chi tiêu cho tiêu dùng và chênh lệch hàng
tồn kho.
3- Khi thị trường trái phiếu cân thì thị trường tiền tệ cũng
cân bằng
Trả lời: Đúng vì: Theo mối quan hệ TT tiền tệ và TT trái
phiếu ta có phương trình: MS+BS=MD+BD
→ MS - MD = BS - BD
TT tiền tệ = TT trái phiếu. Vậy khi TT trái phiếu cân bằng
BD=BS do đó theo phương trình ta có MS=MD → thị
trường tiền tệ cân bằng
4- Khi các tác nhân trong nền kinh tế thay đổi dự kiến của
mình về tương lai thì đường philíp ngắn hạn dịch chuyển
Trả lời: Đúng vì khi tác nhân trong nền kinh tế thay đổi thì
AD thay đổi → Đường philíp ngắn hạn dịch chuyển.
5- Tỷ giá hối đoái đồng nội tệ tăng làm cán cân thương
mại xấu đi, giá cả tăng lên.
Trả lời: Sai vì:
* e↑ { - X↓ (xuất khẩu ↓)
{ - XM ↑ (nhập khẩu ↑) → NX ↓ (xuất khẩu
ròng)
→ Cán cân thương mại xấu đi


* NX↓ → AD↓ → Việc làm có ít → tỷ lệ thất
nghiệp nhiều → giá cả ↓
6- Lạm phát tăng lên sẽ tác động vào cả cung cầu tiền và
làm thay đổi lãi suất cân bằng
Trả lời: Đúng vì: Lạm phát↑ → cầu tiền MB↑ → Cầu tiền
dịch chuyển cung, cầu tiền đều thay đổi và L↑
7- Hoạt động của thị trường mở (mua bán trái phiếu) sẽ
làm thay đổi vốn dự trữ của các Ngân hàng thương mại
Trả lời: Hoạt động thị trường mở → thay đổi tiền cơ sở →
thay đổi lãi suất→ thay đổi tiền dự trữ của Ngân hàng
thương mại
8- Dùng chính sách tài khoá để điều tiết nền kinh tế thì
ngân sách hàng năm sẽ cân bằng
Trả lời: Sai vì tuỳ thuộc chính sách tài khoá cùng chiều hay
chính sách tài khoá ngược chiều
9- Thu nhập quốc dân không bao gồm khấu hao nhưng lại
bao gồm chi tiêu mua sắm máy móc thiết bị mới.
Trả lời: Đúng vì"
Y= GNP - Khấu hao - Thuế gián thu
10- Sản lượng cân bằng của nền kinh tế chính là GNP đã
thực trong nền kinh tế
Trả lời: Sai vì GNP = GDP + Thu nhập ròng từ nước ngoài
11- Khi MPC

thì số nhân chi tiêu

Trả lời: Sai vì số nhân chi tiêu chính phủ là
1
m' = Khi MPC ↑ thì m' ↑
1 - MPC (1-t)

12- Đường AS sẽ dịch chuyển chừng nào sản lượng thực
tế còn chênh lệch so với sản lượng tiềm năng
Trả lời: Đúng bởi vì Y
*
= Y
0
thì AS sẽ không còn dịch
chuyển nữa
13- Ngân hàng trung ương có thể cùng một lúc theo đuổi
cả hai mục tiêu lãi suất và mức cung về tiền để điều tiết
nền kinh tế
Trả lời: Sai vì: nếu điều chỉnh lãi suất thì phải thả nổi mức
cung tiền, nếu điều chỉnh mức cung tiền phải thả nổi lãi suất
14- Khi tính thu nhập có thể sử dụng thì không được lấy
NNP trừ đi thuế trực thu
Trả lời: Sai vì được lấy NNP - thuế trực thu
Y
d
= Y - T
d
+ TR = NNP - T
d
- + TR
15- Sản lượng thực tế và sản lượng cân bằng khác nhau ở
phần tồn kho không dự kiến
Trả lời: Đúng vì:
- Sản lượng thực tế < Sản lượng cân bằng thì nền kinh tế
tổng cung < tổng cầu →P↑ → Y↑ → nền kinh tế vận động
đạt trạng thái cân bằng
- Sản lượng thực tế > sản lượng cân bằng → tổng cung >

tổng cầu → P↓→ Y↓ → dịch chuyển về vị trí cân bằng →
sản lượng thực tế và sản lượng cân bằng khác nhau ở phần
tồn kho không dự kiến
Y
thực tế
= Y
cân bằng
+ Tồn kho không dự kiến (+ hoặc -)
16- Khi thuế suất (t) tăng lên thì số nhân trong nền kinh tế
giảm đi
Trả lời: Đúng vì số nhân trong nền kinh tế là
1
Nếu t ↑ → số nhân trong nền kinh tế ↓
1- MPC (1-t)
17- Đường IS thay đổi vị trí khi tỷ giá hối đoái thay đổi
Trả lời: Đúng vì khi tỷ giá hối đoái thay đổi → NX (xuất
khẩu ròng) thay đổi → ấn Độ thay đổi → vị trí của đường IS
thay đổi
18- Khi giá dầu trên thế giới tăng mạnh ở các nước nhập
khẩu dầu lạm phát tăng và thất nghiệp cũng tăng
Trả lời: Đúng vì: Giá dầu tăng → AS giảm → P tăng → Y
giảm → thất nghiệp
19- Tỷ giá hối đoái chỉ tác động đến đường IS mà không
tác động đến vị trí đường LM
Trả lời: Tỷ giá hối đoái tác động đến ấn Độ nên tác động đến
IS
- Tỷ giá hối đoái tác động đến MSMD nên tác động đến LM
20- Tăng cường chạy đua vũ trang sẽ dẫn đến lạm phát
tăng và thất nghiệp tăng
Trả lời: Sai vì: đầu tư tăng → AD tăng → P tăng → Y tăng

→ thất nghiệp giảm
21- Thất nghiệp cao hơn luôn kèm theo lạm phát thấp hơn
Trả lời: Sai vì nguyên nhân xảy ra lạm phát do tổng cung
giảm → AS dịch chuyển sang trái mối quan hệ lạm phát và
thất nghiệp là cùng chiều
22- Lạm phát sẽ làm thay đổi vị trí đường LM trong mô
hình IS - LM
Trả lời: Đúng vì: Lạm phát → tăng cầu tiền danh nghĩa →
thay đổi vị trí đường LM
23- Điểm vừa đủ trên hàm tiêu dùng là điểm mà tại đó tiêu
dùng bằng đầu tư
Trả lời: Sai vì điểm vừa đủ trên hàm tiêu dùng là điểm mà tại
đó tiêu dùng bằng thu nhập
24- Việc thay đổi giá vật tư nhập khẩu tác động đến cả
tổng cung lẫn tổng cầu
Trả lời: Đúng vì giá vật tư nhập khẩu thay đổi →AS dịch
chuyển → cả tổng cung và tổng cầu thay đổi
25- Khi còn có thất nghiệp thì còn có áp lực làm cho tiền
công tăng lên
Trả lời: Sai vì tiền công giảm
WWW.TAILIEUHOC.TK
WWW.TAILIEUHOC.TK
26- Sự thay đổi của giá không có ảnh hưởng gì đến vị trí
của các đường IS, LM
Trả lời: Sai vì giá cả thay đổi → AD thay đổi→ vị trí IS thay
đổi
27- Trong mô hình xác định tổng sản phẩm quốc dân của
3 khu vực (Hộ gia đình, hãng kinh doanh, chính phủ) tiết
kiệm của hộ gia đình + thuế = đầu tư của khu vực tư nhân
+ chi tiêu chính phủ

Trả lời: Đúng vì tiết kiệm + thuế = rò rỉ
đầu tư + chi tiêu = bổ xung
28- Xu hướng nhập khẩu cận biên và xu hướng tiêu dùng
cận biên có tác động cùng chiều đến số nhân chi tiêu
Trả lời: Sai vì - Xu hướng tiêu dùng cận biên tác động cùng
chiều với số nhân chi tiêu
- Xu hướng nhập khẩu cận biên tác động ngược chiều tới số
nhân chi tiêu
1
m =
1- (1- t ) MPC + MPM
29- Nếu không có thâm hụt ngân sách thì không thể có
lạm phát
Trả lời: Sai vì thâm hụt ngân sách không phải là nguyên
nhân duy nhất gây ra lạm phát.
30- Trong nền kinh tế đóng, chính sách tài khoá có tác
động yếu khi cầu tiền rất nhậy cảm với lãi suất
31- Xuất khẩu ròng tăng lên sẽ làm đường IS dịch sang
phải và lãi suất giảm đi
Trả lời: Sai vì NX tăng → AD tăng → IS dịch sang phải →
lãi suất tăng
32- Số nhân chi tiêu chỉ số những thay đổi trong chi tiêu
không phụ thuộc vào thu nhập chỉ dẫn đến những thay đổi
trong thu nhập cân bằng ( sản lượng cân bằng như thế
nào)
Trả lời: Đúng vì thu nhập cân bằng
1
Y = (C + I + G)
1- MPC (1-t)
Y = m' (C + I + G)

m' là số nhân chi tiêu
33- Lạm phát ỳ (lạm phát dự kiến) xảy ra khi có một cơn
lốc về cầu
Trả lời: Sai vì lạm phát ỳ (lạm phát dự kiến) không phải do
cơn lốc về cầu
34- Chính sách tiền tệ mở rộng có thể làm giảm sản lượng
và giảm tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ
Trả lời: Sai vì: chính sách tiền tệ mở rộng → giảm i → giảm
tỷ giá hối đoái → L giảm → đầu tư tăng, tiêu dùng tăng →
AD tăng → sản lượng tăng.
35- Đường LM càng dốc thì qui mô lấn át đầu tư càng lớn
(với IS có độ dốc không đổi)
Trả lời: Sai vì đường LM càng dốc thì qui mô tháo lui đầu tư
càng bé
36- Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi tỷ lệ
dự trữ bắt buộc tăng lên làm ảnh hưởng như thế nào đến:
a- Lãi suất cân bằng trong thị trường tiền tệ
Trả lời: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng số nhân tiền giảm → mức
cung tiền giảm → lãi suất cân bằng tăng.
b- Giá cả và sản lượng cân bằng trong thị trường hàng hoá
Trả lời: lãi suất tăng → đầu tư giảm, tiêu dùng giảm →
ADgiảm → P giảm và Y giảm
c- Lãi suất và sản lượng cân bằng trong mô hình IS - LM
Trả lời: R
b
tăng → MS giảm → i tăng → I giảm →
ADgiảm → sản lượng cân bằng giảm - Lãi suất tăng.
d- Hãy mô tả các thay đổi trên đây bằng các đồ thị thích hợp
37- Trong nền kinh tế mở và tỷ giá hối đoái là linh hoạt,
giả sử Ngân hàng trung ương bán trái phiếu cho công

chúng:
a- Lãi suất cân bằng sẽ thay đổi như thế nào trên thị trường
tiền tệ
Trả lời: Ngân hàng trung ương bán trái phiếu cho công
chúng → mức cung tiền giảm→ lãi suất cân bằng tăng
b- Tỷ giá hối đoái sẽ thay đổi như thế nào trên thị trường
ngoại hối
Trả lời: Lãi suất cân bằng tăng (tỷ giá hối đoái linh hoạt) →
cầu nội tệ tăng → tỷ giá hối đoái tăng trên thị trường ngoại
hối
c- Sự thay đổi của tỷ giá và lãi suất sẽ ảnh hưởng như thế
nào đến giá cả và sản lượng
Trả lời: Lãi suất tăng → tiêu dùng giảm→ đầu tư giảm →
ADgiảm tỷ giá hối đoái tăng → xuất khẩu giảm, nhập khẩu
tăng → NX giảm → ADgiảm
ADgiảm → P giảm và sản lượng giảm
d- Vẽ đồ thị tương ứng với các tình huống trên đây
38- Cho thị trường tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam và
đồng US đôla
a- Nêu nguyên nhân thay đổi tỷ giá (e)
Trả lời: Nguyên nhân thay đổi tỷ giá:
+ Dịch chuyển đường cung
+ Dịch chuyển đường cầu: lãi suất thay đổi, thu nhập thay
đổi
b- Giả sử sau khi Mỹ bị cấm vận nhập khẩu vào Việt Nam
tăng chậm hơn xuất khẩu từ Việt Nam. Hãy dự đoán sự thay
đổi tỷ giá hối đoái
Trả lời: Sau khi Mỹ bị cấm vận nhập khẩu vào Việt Nam
tăng chậm hơn xuất khẩu từ Việt Nam tức là nhu cầu USD
của Việt Nam giảm trong khi nhu cầu VND của các nước

khác tăng → tỷ giá hối đoái sẽ tăng.
39- Theo đồ thị mô tả thị trường tiền tệ
a- Nêu các lý do có thể làm dịch chuyển đường MS
0
đến MS
1
Trả lời: Lý do làm dịch chuyển đường MS
0
đến MS
1
:
+ Tăng lượng tiền cơ sở
+ Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
+ Giảm lãi suất chiết khấu
+ Ngân hàng thương mại mua trái phiếu trên thị trường mở.
b- Sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động đến giá cả và sản
lượng như thế nào?
Trả lời: Sự thay đổi lãi suất (i
0
→i
1
) đầu tư tăng → tiêu dùng
tăng → ADtăng → P tăng → Q tăng
c- Độ dốc của đường MD phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Khi đường MD nằm ngang, chính sách tiền tệ sẽ tác động ra
sao đến sản lượng và giá cả.
Trả lời: Độ dốc của đường MD phụ thuộc vào
+ Độ nhậy cảm của cầu tiền với lãi suất
- Khi đường MD nằm ngang cho dù có tăng hay giảm cung
tiền thì lãi suất đều không thay đổi → chính sách tiền tệ

không có tác động tới sản lượng và giá cả
WWW.TAILIEUHOC.TK
Q
1
Q
1
P
P
o
P
1
Q
1
WWW.TAILIEUHOC.TK
40- Hình dưới đây là đồ thị của hàm tổng cầu trong nền
kinh tế đóng có yếu tố chính phủ và thuế là hàm cuả thu
nhập
a- Nêu những nguyên nhân làm đường AD
1
dịch chuyển đến
AD
2
Trả lời: Nguyên nhân AD
1
→ AD
2
(AD
1
//AD
2

) Nền kinh tế
này có
AD = ( C + I + G) + (1 - t) MPC.Y
Nguyên nhân: C tăng, I tăng, G tăng hoặc (C + I + G) tăng
b- Nêu những nguyên nhân làm đường AD
2
đổi vị trí đến
AD
3
Trả lời: Nguyên nhân thay đổi AD
2
→AD
3
là do thay đổi độ
dốc của đường AD ở đây là thuế giảm hoặc MPC tăng → (1-
t) MPC tăng.
c- Số nhân của hàm AD
3
lớn hơn hay nhỏ hơn số nhân của
AD
2
? vì sao?
Trả lời: Số nhân của hàm AD
3
lớn hơn số nhân của hàm AD
2
vì đường AD
3
có độ dốc lớn hơn đường AD
2

.
d- Những chính sách kinh tế vĩ mô nào có thể được sử dụng
để tăng sản lượng từ Y
2
đến Y
3
.
Trả lời: Để tăng sản lượng từ Y
2
đến Y
3
có thể dùng các
chính sách vĩ mô sau:
+ Giảm thuế suất
+ Giảm lãi suất
+ Tăng mức cung tiền
+ Tăng chi tiêu của chính phủ
BÀI TẬP: Cho hàm tiêu dùng C = 50+0,8Y
D
cầu về đầu tư
bằng 80 và Y
D
= Y
1. Tìm hàm tiết kiệm
2. Tính thu nhập (sản lượng) cân bằng
3. Giả sử đầu tư tăng thêm 20 xác định sản lượng cân bằng
mới
4. Vẽ đồ thị tương ứng với các trường hợp a,b,c
LỜI GIẢI: C = 50 + 0,8 Y
D

; I = 80; Y
D
= Y
1. Hàm tiết kiệm S = Y - C = Y - (50 + 0,8 Y
D
)
S = Y - 50 - 0,8Y
S = 0,2 Y - 50 = 0,2 Y
D
- 50
2. Sản lượng cân bằng khi AD = Y
Cách 1: C + I = Y → 50 + 0,8 Y
D
+ 80 = Y
130 + 0,8 Y
D
- Y = 0
- 0,2Y = - 130
Y = 650 $
Cách 2: 1 50+ 80
Y = (C + I) Y = = 650 $
1-MP 1 - 0,8
3- Giả sử đầu tư tăng thêm 20 tức >I = 20 → I
1
= 80 + 20 =
100
Sản lượng cân bằng:
1 50 + 100
Y = ( C + I) Y = = 750 $
1 - MPC 0,2

4- Đồ thị:
THẤT NGHIỆP
+ Thất nghiệp tạm thời:
Xảy ra trong thời gian ngắn do chờ việc, do luân chuyển
chỗ ở của người lao động, do sự di cư nghề nghiệp
người lao động
+ Thất nghiệp cơ cấu:
Là thất nghiệp xảy ra do sự mất cân bằng giữa cung và
cầu lao động, trên thị trường lao động khác nhau hoặc ở
các vùng khác nhau.
+ Thất nghiệp cổ điển:
Là thất nghiệp xảy ra khi tiền lương thực tế phải trả trên
thị trường lao động lớn hơn mức lương cân bằng trên thị
trường đó.
+ Thất nghiệp theo chu kỳ kinh doanh:
(Do thiếu cầu): Là thất nghiệp xảy ra do nền kinh tế rơi
vào thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh (tổng cầu
thấp)
+ PHÂN LOẠI:
Thất nghiệp tự nguyện: là thất nghiệp xảy ra do người
lao động không chấp nhận làm việc và lý do nào đó chủ
yếu do lương thấp
Thất nghiệp không tự nguyện: là thất nghiệp xảy ra do
người lao động rất muốn làm việc, sẵn sàng làm việc
nhưng không được chấp nhận làm việc
- Tác hại đối với nền kinh tế nó làm cho tổng sản phẩm
quốc dân nền kinh tế giảm sút, sản lượng thấp gây ra
lãng phí về nguồn lực như lao động, tài nguyên, vốn
- Thất nghiệp tự nguyện không phải là điều tồi tệ
LẠM PHÁT

+ Lạm phát cân bằng dự kiến trước được: là lạm phát xảy ra
khi giá của các hàng hoá khác hau tăng lên với một tỷ lệ
như nhau giá và lượng tăng đồng thời và tăng cùng một tỷ
lệ.
+ Lạm phát không cân bằng dự kiến trước: là lạm phát xảy
ra khi giá của hàng hoá khác nhau sẽ tăng lên với tỷ lệ khác
nhau, giá và sản lượng tăng không đồng thời, không cùng
một tỷ lệ.
PHÂN LOẠI:
Lạm phát do cầu kéo: Lạm phát xảy ra do AS tăng nó kéo
theo mức giá lên.
Lạm phát do chi phí đẩy: là lạm phát xảy ra do chi phí của
sản xuất tăng lên làm cho tổng cung giảm đi đẩy mức giá
lên
Lạm phát người: Là lạm phát xảy ra khi mức giá tăng lên
một cách đều đặn trong nhiều năm do cả đường AS và AD
đều dịch chuyển lên trên với một tốc độ như nhau.
WWW.TAILIEUHOC.TK
WWW.TAILIEUHOC.TK
Bài tập thực hành
1
Mô hình AD-AS
Câu 1:
Phương trình của đường tổng cung ngắn hạn SRAS có dạng như thế nào? Ba đặc tính của phương trình này là gì? Giải thích vì sao
đường tổng cung SRAS trong mô hình tiền lương cứng nhắc có độ dốc thấp hơn so với đường tổng cung trong mô hình nhận thức
nhầm của công nhân?
Gợi ý:
Y = + α (P – P
e
) : phương trình SRAS, đường tổng cung AS ngắn hạn. Từ phương trình này ta thấy , α , và P

e
là cho
trước và xác định, P tăng thì Y tăng và P giảm thì Y giảm. Hay khác với mối quan hệ trong tổng cầu, đối với tổng cung, Y có mối
quan hệ đồng biến với mức giá P.
Ba đặc tính của phương trình SRAS là :
1. P
e
là cho trước,

P



Y
2. P = P
e
→ Y =
3. P > (<) P
e


Y > (<)
Chúng ta nhớ lại ghi chú bài giảng về 2 mô hình tiền lương cứng nhắc và mô hình nhận thức nhầm của người lao động
được trình bày lại bên dưới. Đường tổng cung ngắn hạn hình thành từ mô hình tiền lương cứng nhắc, SRAS
SW,
là kết nối
của 2 điểm có toạ độ (, P
1
) và (Y
2

, P
2
) (với ứng với và Y
2
ứng với L
2
). Đường tổng cung ngắn hạn hình thành từ mô hình
hiểu nhầm của người lao động là SRAS
WM
là kết nối của 2 điểm có toạ độ (, P
1
) và (Y
3
, P
2
) (với ứng với và Y
3
ứng với L
3
mà ta cũng biết Y
3
< Y
2
, L
3
<

L
2
). Bạn thử phác hoạ hình ảnh của 2 đường tổng cung này trên toạ độ (Y, P) sẽ thấy

đường SRAS
WM
dốc hơn SRAS
SW.
Câu
2:
Các yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn? Và cùng câu hỏi cho đường tổng cung dài hạn?
1
Đây là bài tập 5 của môn Kinh tê vĩ mô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (niên khoá 2006-2007)
WWW.TAILIEUHOC.TK
Bắt đầu từ W
1
/P
1
và (điểm A). Bây giờ, P↑ từ
P
1
lên P
2
nhưng W cố định tại W
1
. Tiền lương
thực giảm đến W
1
/P
2
do vậy các hãng thuê L
2
.
Y = Y

2
= F(, L
2
)
Do vậy, ↑P → ↓(W/P) → ↑L → ↑Y
Khởi đầu tại A: (W
1
/P
1
); P
e
= P
1
Bây giờ, P↑ đến P
2
;
L
s
(W/P
e
) = L
s
(W
1
/P
1
) =
L
d
(W/P) = L

d
(W
1
/P
2
) = L
2
> (∴ ED
L
)
Các hãng định mức W ứng với dư cầu lao động ED
L
tại
(W
3
/P
2
) và L
3
(điểm B) khi mà người lao động biết P ở mức
P
1
↑ L đến L
3 →
↑ Y đến Y
3
= F(, L
3
)
L

2
W/P
L
d
L
B
A
L
S
1
1
P
W
2
1
P
W
L
2
L
3
L
A
B
L
s
Ld
B’
W/P,
W/P

e
1
3
P
W
1
1
P
W
2
3
P
W
2
1
P
W

π
π
2
π
1
u
n

u

L
PC

PC’(π
e
= π
2
)
PC

e
= π
1
)
WWW.TAILIEUHOC.TK
Gợi ý:
Xem bảng tổng hợp sau đây về câu trả lời hướng dẫn, bạn có thể tìm ra một số các yếu tố khác:
Một sự tăng lên của: Dịch AS ngắn hạn: Vì:
1. Chi phí lao động
(lương)
Sang trái Chi phí sản xuất tăng
2. Các loại chi phí đầu vào
khác
Sang trái Chi phí sản xuất tăng
3. Mức giá kỳ vọng Sang trái Lương và các chi phí khác tăng
Một sự tăng lên của: Dịch AS dài hạn: Vì:
4. Nhập lượng vốn và lao
động (K, L)
Sang phải Năng lực sản xuất tăng
5. Năng suất, tiến bộ công
nghệ (F)
Sang phải Hiệu quả của các yếu tố được sử
dụng để sản xuất sản phẩm tăng

Câu 3:
Một nền kinh tế bị xem là suy thoái khi có những dấu hiệu nào? Ngược lại đâu là những dấu hiệu có thể có của một nền kinh tế
đang nóng lên?
Gợi ý:
Trước khi đọc câu trả lời này, các bạn vui lòng đọc trước phần gợi ý câu trả lời số 4. Đây là những gợi ý để các bạn yêu thích môn
học này tiếp tục nghiên cứu vì vẫn còn nhiều tranh luận về vấn đề này.
Một trong những lập luận cho rằng hố cách GDP là sự khác biệt hay chênh lệch giữa chi tiêu ở mức GDP cân bằng thực tế với
mức GDP ở mức toàn dụng. Một hố cách suy thoái hay một nền kinh tế bị xem là suy thoái khi chi tiêu ở mức cân bằng thực tế
thấp hơn mức GDP toàn dụng (một cách dễ hiểu hơn, chúng ta có thể hình dung nền kinh tế xuất hiện một số các dấu hiệu như là
tốc dộ tăng trưởng thấp hơn mức tăng trưởng trung bình bình thường, tình trạng thất nghiệp gia tăng, tỷ lệ lạm phát thấp hơn mức
dự kiến (do sốc cầu) và cao hơn mức dự kiến (do sốc cung bất lợi – như giá dầu tăng). Ngược lại, hố cách lạm phát hay tình trạng
nền kinh tế nóng lên thường đi liền với những dấu hiệu như tốc độ tăng trưởng lớn hơn mức trung bình bình thường và đi kèm với
sự gia tăng của lạm phát (ngoài dự kiến).
Câu 4:
Mức sản lượng toàn dụng nhân công là gì? Tại mức sản lượng toàn dụng nhân công, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ
lạm phát phải bằng zero có phải không? Giải thích?
Gợi ý:
Trong kinh tế học, khái niệm toàn dụng nhân công có nhiều quan điểm và lập luận khác nhau. Nhiều nhà kinh tế tin rằng tỷ lệ thất
nghiệp tại mức toàn dụng nhân công là lớn hơn 0% (Một vài ước tính cho rằng tỷ lệ này khoảng 2 đến 7% tuỳ các nền kinh tế khác
nhau. Tỷ lệ này bao gồm tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu và tỷ lệ thất nghiệp cọ xát). Sản lượng ứng với mức toàn dụng nhân công được
gọi là mức sản lượng toàn dụng nhân công. Theo mối quan hệ của đường cong Phillips trong ngắn hạn, có sự đánh đổi giữa tỷ lệ
thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát. Có nghĩa là nếu chính phủ của các quốc gia lựa chọn mục tiêu giảm thất nghiệp (mốc so sánh là so
với mức sản lượng toàn dụng) thì phải trả giá bởi sự tăng lên của tỷ lệ lạm phát.
Những tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô về quan hệ này cho rằng rất khó có thể xác định một cách chính xác các tỷ lệ này
nên thay vì cố gắng duy trì mức toàn dụng nhân công, các quốc gia nên theo đuổi mục tiêu ổn định lạm phát (theo Milton
Friedman, nhà kinh tế hàng đầu của phái tiền tệ thì cần duy trì tỷ lệ lạm phát thấp hay có thể là tỷ lệ lạm phát zero phần trăm.
Quan điểm của Friedman về kinh tế vĩ mô hiện đại, toàn dụng nhân công liên quan đến mức thất nghiệp thấp nhất để duy trì cơ
cấu kinh tế. Vài nhà kinh tế khác như James Tobin, Franco Modigliani phối hợp đưa ra khái niệm Non-Accelerating Inflation Rate
of Unemployment (NAIRU) tạm dịch là tỷ lệ thất nghiệp không làm gia tăng lạm phát (hay tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên). Ứng với tỷ lệ
này thì GDP thực bằng với sản lượng tiềm năng (potential output)).

Câu 5:
Một cách đo lường chi phí cắt giảm lạm phát gọi là tỷ lệ hy sinh (sacrifice ratio). Tỷ lệ hy sinh là gì? Cho ví dụ?
Gợi ý:
Tỷ lệ hy sinh là phần trăm GDP trong một năm cần thiết để giảm 1 điểm phần trăm lạm phát. Một tỷ lệ hy sinh là 2 có nghĩa là để
giảm 1 điểm phần trăm lạm phát cần phải giảm 2% GDP của năm [ Hay có thể là 2% trong 1 năm hay 1% trong 2 năm].
Câu 6:
Phân biệt giữa đường cong Phillips trong ngắn hạn và đường cong Phillips trong dài hạn?
Gợi ý:
Đường cong Phillips : thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Phương trình đường cong Phillips
có dạng như sau:
π = π
e
- β(u - u
n
) + ε
Trong ngắn hạn, cho trước π
e
, có một sự đánh đổi giữa π và u (như là ↓π tương đương chi phí ↑
u). Đường cong phillips trong ngắn hạn có độ dốc hướng xuống trên toạ độ (π, u). Và từ phương
trình đường cong Phillips, ta có:
• ∆π
e
sẽ làm đường Phillips dịch chuyển; ↑π
e
sẽ dịch PC lên trên.
WWW.TAILIEUHOC.TK
WWW.TAILIEUHOC.TK
• Các cú sốc tổng cung (các cú sốc giá) làm dịch chuyển đường Phillips; một cú sốc cung bất lợi (ví dụ., OPEC tăng giá
dầu) dịch PC lên trên.
Trong dài hạn: π

e
= π and u = u
n
; vì vậy không có sự đánh đổi trong dài hạn. Đường cong Phillips trong dài hạn dốc đứng, LRPC.
Câu 7:Bối cảnh tranh luận của nền kinh tế này là một nền kinh tế mở nhỏ, vốn di chuyển hoàn toàn tự do, và theo chính sách tỷ giá
hối đoái cố định. Hiện nền kinh tế này đang ở trạng thái cân bằng dài hạn, bao gồm cả cân bằng của cán cân thanh toán.
Nhà chính sách 1: “Chúng ta cần phải mở rộng mức sản lượng thực và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nếu như chúng ta đang theo cơ chế
tỷ giá hối đoái thả nổi, thì có thể thực hiện được mục tiêu này thông qua chính sách tiền tệ mở rộng. Nhưng chính sách tỷ giá của
chúng ta lại theo cơ chế cố định, do vậy không có cách nào để làm tăng khối tiền”.
Nhà chính sách 2: “Có hai điểm sai trong lập luận của ông. Trước hết, hoàn toàn có thể tăng khối tiền ngay cả khi chính sách tỷ
giá của chúng ta là cố định; điều phải làm là phá giá đồng tiền của chúng ta. Thứ hai, nếu chúng ta theo chính sách như vậy, kết
quả tăng sản lượng thực và giảm thất nghiệp sẽ chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Trong dài hạn, tất cả điều này sẽ chỉ là một sự tăng giá
mà thôi”.
Bạn với tư cách là một chuyên gia kinh tế, hãy giúp 2 nhà chính sách trên hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề này.
Gợi ý:
Trước nhất, hãy đọc thật kỹ hiện trạng của nền kinh tế này. Hiện nền kinh tế này đang ở trạng thái cân bằng dài hạn, bao gồm cả
cân bằng của cán cân thanh toán. Đây là trạng thái cân bằng lý tưởng. Nên việc thực hiện chính sách theo đề nghị là không cần
thiết!.
Và một ý nữa cần lưu ý là đây là một nền kinh tế mở và nhỏ, vốn di chuyển tự do, đang theo cơ chế tỷ giá hối đoái cố định. Theo lý
thuyết của mô hình Mundell-Fleming, chính sách tài khoá sẽ là một chọn lựa hữu hiệu nhằm điều chỉnh phía cầu trong ngắn hạn
Đối với lập luận của nhà chính sách 1: “Chúng ta cần phải mở rộng mức sản lượng thực và giảm tỷ lệ thất nghiệp (có cần thiết?).
Nếu như chúng ta đang theo cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, thì có thể thực hiện được mục tiêu này thông qua chính sách tiền tệ mở
rộng (đúng). Nhưng chính sách tỷ giá của chúng ta lại theo cơ chế cố định, do vậy không có cách nào để làm tăng khối tiền
(Không hoàn toàn chính xác. Vẫn có thể thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ, tăng khối tiền, nhưng sẽ không hiệu quả. Mặt khác,
như đã được chứng minh trên lớp thông qua mô hình IS-LM-CM hay IS*-LM*, một chính sách phá giá hiệu quả sẽ kéo theo dịch
chuyển LM hay LM* sang phải do cung tiền tăng kéo theo)”.
Đối với lập luận của nhà chính sách 2: “Có hai điểm sai trong lập luận của ông. Trước hết, hoàn toàn có thể tăng khối tiền ngay
cả khi chính sách tỷ giá của chúng ta là cố định (đúng) ; điều phải làm là phá giá đồng tiền của chúng ta (không hoàn toàn đúng.
Phá giá và khối tiền gia tăng có liên quan thông qua mua bán dự trữ ngoại tệ nhằn duy trì tỷ giá mới. Khối tiền gia tăng khi tăng
nua ngoại tệ hay tăng dự trữ khi có hiện tượng cung ngoại tệ vượt cầu ngoại tệ) . Thứ hai, nếu chúng ta theo chính sách như vậy,

kết quả tăng sản lượng thực và giảm thất nghiệp sẽ chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Trong dài hạn, tất cả điều này sẽ chỉ là một sự tăng
giá mà thôi (đúng trong trường hợp nền kinh tế này đang cân bằng dài hạn và chính sách được thực hiện như đề nghị)”.
Câu 8:Theo thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 01-10-1998, chuyên mục Kinh tế Thế giới, bài viết có tựa đề “Khi nguy cơ suy thoái
lan rộng” của tác giả Bùi Ngọc Hải, trang 41, mục “Mỹ cắt giảm lãi suất”, có đoạn viết:
Điều gì sẽ xảy ra khi FED cắt giảm lãi suất - lần cắt giảm đầu tiên kể từ 31-01-1996?. Theo một số nhà phân tích, trước
hết, nó làm giảm giá trị đồng đô la, tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Mỹ. Thứ hai, và đây là tác động lớn hơn, nó sẽ
làm giảm bớt gánh nặng nợ nần cho các nước châu Á và châu Mỹ La tinh đang vay nợ bằng đồng đô la, tạo điều kiện cho
các nước này cảm thấy “dễ thở hơn” trong bối cảnh cuộc khủng hoảng. Thứ ba, nó sẽ làm giảm kích thích đối với dòng
vốn từ các nước, trong đó có Hàn Quốc và Nhật, đổ vào thị trường trái phiếu Mỹ để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và chắc
chắn hơn, và đây là bước quan trọng tiến tới phục hồi lòng tin và chống suy thoái ở Nhật và các nền kinh tế đang nổi lên
ở châu Á và Mỹ La tinh. Thứ tư, nó sẽ làm sống dộng trở lại thị trường chứng khoán đang chao đảo, khi người ta cảm
thấy đầu tư vào cổ phiếu hấp dẫn hơn đầu tư vào trái phiếu kho bạc hoặc tiền gởi vào ngân hàng. Một hiệu quả nữa là
người ta cho rằng việc cắt giảm lãi suất mang lại là nó sẽ khuyến khích các công ty vay tiền để đầu tư mở rộng sản xuất,
khuyến khích người Mỹ dùng thẻ tín dụng để chi tiêu, và như vậy sẽ khuyến khích kinh tế Mỹ tăng trưởng ”
Hãy sử dụng kiến thức môn học, giải thích ngắn gọn cơ chế của từng tác động.
Gợi ý:
Giảm giá trị đồng đô la, tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Mỹ
Từ điều kiện ngang bằng lãi suất danh nghĩa, trước hết để đơn giản, chúng ta giả định i* và e
e
cho trước, i giảm kéo theo
e giảm lên hay nội tệ mất giá (ở đây chúng ta đang nói đến FED cắt giảm lãi suất kéo theo đô la Mỹ mất giá so với các
đồng tiền khác. Khi nội tệ mất giá cũng có nghĩa là hàng hoá trong nước trở nên rẻ hơn so với hàng nước ngoài, cầu xuất
khẩu gia tăng tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Mỹ.
Giảm bớt gánh nặng nợ nần cho các nước châu Á và châu Mỹ La tinh đang vay nợ bằng đồng đô la, tạo điều kiện cho các nước
này cảm thấy “dễ thở hơn” trong bối cảnh cuộc khủng hoảng
Các nước đang vay nợ bằng đô la, đặc biệt là các nước khu vực châu Á và châu Mỹ La tinh – nơi mà cuộc khủng hoảng
đang có những tác động đáng kể - trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đã phải chịu một sức ép rất lớn về nợ nần do nội tệ
mất giá. Nợ bằng đô la về lượng là như cũ, nhưng để có được số tiền này người vay nợ phải có một lượng nội tệ lớn hơn.
Do vậy, khi Mỹ giảm lãi suất, đô la Mỹ mất giá cũng đồng nghĩa với tiền các nước này tăng giá trở lại. Điều này có nghĩa
là các nước này cũng sẽ giảm bớt gánh nặng nợ.

Giảm kích thích đối với dòng vốn từ các nước, trong đó có Hàn Quốc và Nhật, đổ vào thị trường trái phiếu Mỹ để tìm kiếm lợi
nhuận cao hơn và chắc chắn hơn, và đây là bước quan trọng tiến tới phục hồi lòng tin và chống suy thoái ở Nhật và các nền kinh
tế đang nổi lên ở châu Á và Mỹ La tinh
Lãi suất nước Mỹ giảm có nghĩa là sinh lợi khi đầu tư vào thị trường tài sản tài chính, đặc biệt là vào trái phiếu nước Mỹ
giảm, sẽ làm gảim sức hút của dòng vốn chảy vào nước Mỹ từ các nước đang lâm vào khủng hoảng như Nhật và Hàn
Quốc, nơi người dân đang bị hoảng loạn và mất lòng tin. Sự trở lại của dòng vốn đang tháo chạy góp phần ổn định trật
tự nền kinh tế.
Làm sống dộng trở lại thị trường chứng khoán đang chao đảo, khi người ta cảm thấy đầu tư vào cổ phiếu hấp dẫn hơn đầu tư vào
trái phiếu kho bạc hoặc tiền gởi vào ngân hàng
WWW.TAILIEUHOC.TK
WWW.TAILIEUHOC.TK
Sự hồi phục trật tự kinh tế của các nước lâm vào cuộc khủng hoảng đi kèm với lãi suất nước Mỹ giảm sẽ kéo theo hồi
phục giá trị nội tệ và ổn định lãi suất ở mức thấp hơn so với thời kỳ khủng hoảng ở các nước này, góp phần hồi phục sản
xuất và đầu tư. Kết quả sẽ làm hồi phục sự hấp dẫn của thị trường cổ phiếu.
Khuyến khích các công ty vay tiền để đầu tư mở rộng sản xuất, khuyến khích người Mỹ dùng thẻ tín dụng để chi tiêu, và như vậy sẽ
khuyến khích kinh tế Mỹ tăng trưởng
Lãi suất giảm giảm, chi phí vay vốn thấp hơn sẽ khuyến khích cầu đầu tư. Bên cạnh đó, lãi suất giảm ở một khía cạnh nào
đó sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn thu từ tiết kiệm (mặc dù trong mô hình chúng ta không để cập đến tiết kiệm hay tiêu dùng
phụ thuộc vào lãi suất), người dân có thể tiêu dùng nhiều hơn hoặc có thể vay tiền để tiêu dùng trước. Cả hai giải thích
trên đều cho thấy tăng cầu của nền kinh tế và thúc đẩy sản xuất.
Câu 9:Theo thông tin kinh tế đầu tháng 3-2000, sau khi Mỹ quyết định tăng lãi suất, ngân hàng trung ương châu Âu đã có hai
quyết định lần lượt như sau
1. Trước nhất, không tăng lãi suất. (Nhận định kinh tế cho rằng các nước châu Âu tiếp tục theo đuổi chính sách tăng trưởng
kinh tế nhanh và họ có thể gánh chịu áp lực lạm phát).
2. Sau đó, để cứu vãn tình trạng rớt giá liên tục của đồng EUR so với USD, ngân hàng trung ương châu Âu đã tăng lãi suất.
(Nhận định kinh tế cho rằng châu Âu lại tiếp tục gặp khó khăn cho tăng trưởng và kéo theo là sức khoẻ của đồng EUR
cũng sẽ bị ảnh hưởng).
Hãy sử dụng kiến thức môn học, giải thích ngắn gọn cơ chế của từng tác động.
Gợi ý:
Trước nhất, không tăng lãi suất. (Nhận định kinh tế cho rằng các nước châu Âu tiếp tục theo đuổi chính sách tăng trưởng kinh tế

nhanh và họ có thể gánh chịu áp lực lạm phát).
Các nhà kinh tế cho rằng các nước châu Âu sử dụng đồng EUR mặc dù thời điểm bấy giờ đang có mức thất nghiệp cao
nhưng đây lại là mức gần với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Việc kiềm giữ lãi suất thấp của ngân hàng trung ương châu Âu so
với lãi suất nước Mỹ đang tăng lên nhằm mục đích duy trì và thúc đẩy phía cầu và theo đuổi chính sách tăng trưởng
nhanh. Mục tiêu kéo thoe có thể từ sức mạnh kinh tế của họ sẽ làm cho đồng EUR vốn dĩ suy yếu từ khi ra đời sẽ hồi phục
trở lại.
Sau đó, để cứu vãn tình trạng rớt giá liên tục của đồng EUR so với USD, ngân hàng trung ương châu Âu đã tăng lãi suất. (Nhận
định kinh tế cho rằng châu Âu lại tiếp tục gặp khó khăn cho tăng trưởng và kéo theo là sức khoẻ của đồng EUR cũng sẽ bị ảnh
hưởng).
Tuy nhiên, nước Mỹ với lý do tăng lãi suất để làm giảm sức ép lạm phát và hạn chế tình trạng nóng lên của nền kinh tế về
phía cầu lại làm cho dòng vốn đổ về nước Mỹ trong đó có dòng vốn từ khu vực châu Âu. Đồng EUR lại tiếp tục và có thể
nói là liên tục mất giá. Sự duy trì lòng tin về một đồng tiền mới ra đời cũng như ổn định trật tự kinh tế châu Âu buộc ngân
hàng trung ương châu Âu tăng lãi suất để kiềm giữ dòng vốn và ngăn chặn sự mất giá của đồng EUR. Mặc dù vậy, lãi
suất tăng cũng đồng nghĩa sẽ ảnh hưởng đến cầu đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, có tác động đến sức mạnh của
EUR.
Câu 10:
Giải thích vì sao trong một nền kinh tế, 3 điều sau đây không thể xảy ra đồng thời:
a. Chính sách tiền tệ độc lập.
b. Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định.
c. Vốn di chuyển hoàn toàn tự do.
Gợi ý:
Tỷ giá e và cung tiền M
S
là hai biến số chính sách mà một quốc gia không thể kiểm soát hoàn toàn đồng thời. Một khi cố định tỷ
giá thì cung tiền phải thay đổi để cam kết duy trì tỷ giá. Việc cân bằng thị trường ngoại hối thông qua sử dụng dự trữ ngoại tệ sẽ
làm tăng hay giảm cung tiền ngoài dự kiến. Chính sách tiền tệ trong trường hợp này là bị động.
Một nước theo cơ chế tỷ giá thả nổi có thể độc lập trong chính sách tiền tệ của mình, tỷ giá hối đoái trong cơ chế này thay dổi theo
quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có sự can thiệp của ngân hàng trung ương. Mối quan hệ giữa thị trường tìền
tệ và thị trường ngoại hối cho thấy sự nối kết giữa tỷ giá e và cung tiền M
S

.
Mặc khác, một nước theo cơ chế vốn di chuyển tự do có nghĩa là đồng tiền nước này có khả năng chuyển đổi. Một sự thay đổi hay
biến động trong thị trường ngoại hối, hay các biến động khác của nền kinh tế có liên quan sẽ tạo áp lực thay đổi tỷ giá. Nếu nước
này thả nổi tỷ giá, e sẽ biến động. Nếu nước này theo cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ sẽ trở thành công cụ hỗ trợ
tỷ giá. Suy cho cùng. cả ba cơ chế chính sách này rất khó xảy ra
bbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb
Bài tập thực hành
2
Mô hình Mundell-Fleming
Câu 1:
Trong bài thi môn kinh tế vĩ mô, một học viên viết về mô hình Mundell-Fleming cho một nền kinh tế mở và nhỏ như sau:
“Các tác động của một chính sách ổn định hóa kinh tế không tùy thuộc vào mức độ chuyển động của dòng vốn và vai trò của
hệ thống tỷ giá hối đoái. Đối với trường hợp vốn di chuyển hoàn tự do, hệ thống tiền tệ mà tỷ giá được thả nổi theo thị trường,
các công cụ tài khoá là một chính sách hữu hiệu nhất để xử lý các trường hợp khủng hoảng. Ngược lại, trong một hệ thống mà
tỷ giá bị ấn định một cách cố định, các chính sách tiền tệ đóng vai trò then chốt trong khi các chính sách can thiệp tài khoá là
vô ích”
a. Bạn hãy giúp đính chính lại câu trả lời này cho chính xác?
b. Sử dụng kiến thức mô hình IS*-LM* chứng minh cho lập luận đúng bên trên (sau khi hoàn thành câu a)?
Gợi ý:
2
Đây là bài tập 4 của môn Kinh tê vĩ mô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (niên khoá 2006-2007)
WWW.TAILIEUHOC.TK
WWW.TAILIEUHOC.TK
a. Câu lập luận chính xác phải được viết lại như sau: “Các tác động của một chính sách ổn định hóa kinh tế tùy thuộc vào
mức độ chuyển động của dòng vốn và vai trò của hệ thống tỷ giá hối đoái. Đối với trường hợp vốn di chuyển hoàn tự do,
hệ thống tiền tệ mà tỷ giá được thả nổi theo thị trường, các công cụ tiền tệ một chính sách hữu hiệu nhất để xử lý các
trường hợp khủng hoảng. Ngược lại, trong một hệ thống mà tỷ giá bị ấn định một cách cố định, các chính sách tài khoá
đóng vai trò then chốt trong khi các chính sách can thiệp tiền tệ là vô ích”.
b. Tóm tắt của phát biều trên bằng một ma trận đơn giản:
Cơ chế tỷ giá/ Chính sách Tài khoá Tiền tệ

Cố định Hữu hiệu (A) Vô ích (B)
Thả nổi Vô ích (C) Hữu hiệu (D)
Chúng ta có thể giải thích cho tất cả 4 trường hợp A, B, C và D bằng cách diễn giải và biểu diễn bằng đồ thị của mô hình
IS* và LM*. Hãy xem lại phần đáp án trong loạt câu hỏi ôn tập, chương 12, câu 1 và 2. Bạn cũng có thể thực hành lại
bằng việc sử dụng chính sách mở rộng tài khoá (tăng chi tiêu G) (thay vì một chính sách thắt chặt tài khoá - tăng thuế) ở
câu 1. Sau đó áp dụng một chính sách mở rộng tiền tệ (tăng cung tiền M) (thay vì một chính sách thắt chặt tiền tệ - giảm
cung tiền) ở câu 2.
Câu 2:
Xét trong điều kiện một nền kinh tế đóng, theo phương pháp đại số, giả sử ta có phương trình các đường IS và LM như sau (xem
hệ phương trình chi tiết trong ghi chú bài giảng mô hình IS-LM):
Y = [
b
ca

+
1
+
b−1
1
G
-
b
b
−1
T
] – (
b
d
−1
) r [IS]

r = - (
f
1
)
P
M
+ (
f
e
)Y [LM]
trên trục toạ độ (Y, r), hãy giải thích:
a. Vì sao đường IS có độ dốc hướng xuống và đường LM có độ dốc hướng lên?
b. Liệt kệ các yếu tố tác động có thể có thuộc về chính sách và không thuộc về chính sách làm dịch chuyển đường IS và
đường LM?
c. Ý nghĩa kinh tế của điểm cân bằng trong mô hình IS-LM?
Gợi ý:
Mô hình IS-LM cho chúng ta một cách nhìn chi tiết hơn về những điều ẩn chứa phía sau tổng cầu. Nó tách tổng cầu thành hai thị
trường cấu thành: thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ. Thị trường hàng hoá tóm tắt bằng đường IS và thị trường tiền tệ biễu
diễn bằng đường LM. Có một số ưu điểm của cách phân tích này: (1) thứ nhất, chúng ta có thể nhận định về hai thị trường một
cách tách biệt; (2) thứ hai, chúng ta có thể xác định lãi suất một cách dễ dàng; (3) thứ ba, chúng ta có thể xem xét và phân biệt tác
động của hai chính sách tài khoá và tiền tệ.
a. Vì hai đường IS và LM được vẽ trên cùng toạ độ (Y, r) nên để xem xét hướng dốc lên của LM và hướng xuống của IS,
chúng ta tìm quan hệ giữa Y và r (với các yếu tố khác trong phương trình của IS và LM cho trước):
• Đường IS có độ dốc âm: tăng (giảm) r => giảm (tăng) I => giảm (tăng) Y
• Đường LM có độ dốc dương: tăng (giảm) Y => tăng (giảm) cầu tiền L => tăng (giảm) r
b. Căn cứ vào hệ phương trình cho trước bên trên, chúng ta có các kết luận sau:
Đối với đường IS:
• Độ dốc của đường IS phụ thuộc vào độ nhạy của cầu đầu tư so với lãi suất, thể hiện qua d và khuynh hướng tiêu dùng
biên b. (d càng lớn, đường IS càng thoải; b càng lớn đường IS càng thoải).
• Sự dịch chuyển đường IS phụ thuộc vào G và T. Hay chính sách tài khoá làm dịch chuyển IS. Như tăng G (giảm T),

IS dịch sang phải Ngoài ra, các cú sốc ngoại sinh cũng làm dịch chuyển IS, như niềm tin của người tiêu dùng và nhà
đầu tư dẫn đến tăng I và C ngoại sinh làm dịch chuyển IS sang phải.
Đối với đường LM:
• Độ dốc của đường LM phụ thuộc vào độ nhạy của cầu tiền theo thu nhập e, và độ nhạy của cầu tiền theo lãi suất f. (e
càng lớn LM càng dốc và e càng lớn có nghĩa là đường L(Y, r) dịch chuyển nhiều khi Y thay đổi; f càng lớn LM càng
thoải).
• Sự dịch chuyển đường LM phụ thuộc vào M/P. Chính sách tiền tệ làm dịch chuyển đường LM. tăng M làm dịch
chuyển LM sang phải. Các cú sốc ngoại sinh đối với cầu tiền làm dịch chuyển LM, như tăng cầu tiền ngoại sinh làm
dịch LM hướng lên sang trái.
c. Cân bằng kinh tế vĩ mô trong mô hình IS-LM có thể được tóm tắt qua hai mối quan hệ giữa khu vực thực (hàng hoá hay
sản xuất) và khu vực tài chính (tiền tệ):
• ∆M
S
=> ∆r => ∆I => ∆AD => ∆Y và
• ∆Y => ∆M
D
=> ∆r
Cả hai khu vực thực và khu vực tài chính đồng thời đạt trạng thái cân bằng khi mà ứng với một mức lãi suất tại đó tổng
chi tiêu dự kiến bằng với sản lượng. Mức sản lượng duy nhất này cũng bằng với tổng thu nhập mà tại đây cầu tiền bằng
với cung tiền tại mức lãi suất cân bằng bên trên. Ví dụ qua hình vẽ sau đây:
WWW.TAILIEUHOC.TK
WWW.TAILIEUHOC.TK

Điểm cân bằng A, kết hợp (Y
A
, r
A
) xác lập trạng thái cân bằng. Tại đây, các cá nhân trong xã hội cân bằng trong việc phân
bổ của cài của họ giữa các loại tài sản (như tiền và trái phiếu ) và cân bằng phân bổ thu nhập của họ cho các loại chi tiêu
khác nhau (C, I )

Câu 3:
Giả sử ta có hệ phương trình của một nền kinh tế đóng sau đây và từ đó phương trình của đường AD được triển khai:
C = C(Y-T) = a +b(Y-T)
I = c – dr = I(r)
G =
G
T =
T
P
M
P
M
s
=
L(r, Y) = eY – fr
IS:
])[(
1
1
drTbGca
b
Y −−++×







=

LM:

























=
P
M
f

Y
f
e
r
1
Tính r bằng cách thay phương trình LM vào phương trình IS. Giải tìm Y theo P:
AD:
( )














+−
+−++







+−
=
P
M
debf
d
TbGca
debf
f
Y
)1()1(
Hãy:
a. Liệt kệ các yếu tố tác động có thể có thuộc về chính sách làm dịch chuyển đường tổng cầu AD trong mô hình này?
b. Câu trả lời của bạn có thay đổi gì không nếu đây là một nền kinh tế mở?
Gợi ý:
a. Từ phương trình đường AD, các biến số chính sách làm dịch chuyển AD bao gồm G và T (chính sách tài khoá hay ngân
sách) và M (chính sách tiền tệ).
b. Trong nền kinh tế mở, thành phần của AD bao gồm thêm NX (với NX=NX(e.P/P*). Các chính sách ngoại thương và tỷ
giá làm thay đổi và làm dịch chuyển AD. Tuy vậy, AD dịch chuyển trong nền kinh tế mở phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá như
trong phân tích của mô hình Mundell-Fleming.
Câu 4:
Một trong những cách để giải thích đường tổng cầu có độ dốc hướng xuống trong toạ độ (Y, P) là dựa vào các hiệu ứng: (1) Hiệu
ứng cân bằng thực (real balances effect); (2) Hiệu ứng thương mại với nước ngoài (foreign trade effect); và (3) Hiệu ứng lãi suất
(interest-rate effect). Thông qua cơ chế tác động, lý giải vì sao các hiệu ứng này có thể giúp giải thích hướng dốc xuống của đường
tổng cầu.
Gợi ý:
Hiệu ứng cân bằng thực: Một cách đơn giản để tìm ra mối liên hệ giữa mức giá và tổng cầu đó là chúng ta xem xét một sự gia tăng
của tổng cầu do cung tiền danh nghĩa tăng, giá trong nền kinh tế cũng tăng. Nếu như giá và cung tiền danh nghĩa tăng cùng một tỷ
WWW.TAILIEUHOC.TK
LM

IS
A
Y
A
r
A
r
Y
WWW.TAILIEUHOC.TK
lệ thì hàng hoá và dịch vụ thực mà chúng ta mua được sẽ không tăng gì cả. Nói một cách khác, cung tiền danh nghĩa tăng cao hơn
có thể không kéo theo cung tiền thực cao hơn và có nghĩa là cũng không nhất thiết kéo theo tăng tổng cầu thực. Tổng cầu thực hay
thu nhập thực được định nghĩa là tổng cầu danh nghĩa hay thu nhập danh nghĩa chia cho mức giá. khi giá cả thay đổi tăng (hay
giảm) sẽ làm cho tổng cầu thực hay thu nhập thực giảm (hay tăng). Đó là hiệu ứng cân bằng thực.
Hiệu ứng thương mại với nước ngoài: Một trong những thành phần của tổng cầu là NX = NX(ε) = NX(e.P/P*). Khi P tăng (giảm)
sẽ kéo theo ε tăng (giảm) và kết quả là NX giảm (tăng). Tổng cầu biến đổi cùng chiều NX. Do vậy, thông qua đó thể hiện quan hệ
giữa mức giá và tồng cầu theo hiệu ứng thương mại.
Hiệu ứng lãi suất: nhớ lại hiệu ứng Fisher, i = r + %∆P, và I = I(i). Một sự gia tăng của mưc giá P kéo theo lãi suất i tăng và giảm
I và ảnh hưởng đến tổng cầu.
Kết hợp tất cả các hiệu ứng bên trên và các mô hình khác nhau mà chúng ta đã nghiên cứu đến đây cho thấy có nhiều cách khác
nhau góp phần giải thích đường tổng cầu có độ dốc hướng xuống trong toạ độ (Y, P).
Câu 5:
Hai nhà chính sách kinh tế vĩ mô đang tranh luận với nhau. Nền kinh tế mà họ đang nói đến là một nền kinh tế mở nhỏ, đang hoạt
động dưới cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn di chuyển hoàn toàn tự do.
Nhà chính sách 1: “Để tăng sản lượng thực, chúng ta nên áp dụng chính sách tài khoá mở rộng. Nhưng mà chính sách này thường
xảy ra hiện tượng sự lấn át (crowding out effect). Nhưng do vốn di chuyển hoàn toàn tự do, chính sách tài khoá mở rộng không kéo
theo tăng lãi suất và chèn ép đầu tư. Do vậy mà bất kỳ sự gia tăng chi tiêu chính phủ hay cắt giảm thuế sẽ có tác động trực tiếp
làm tăng sản lượng thực”
Nhà chính sách 2: “Anh cần phải xem lại ghi chú bài giảng về kinh tế vĩ mô thời kỳ đại học. Chính sách tài khoá không bao giờ có
hiệu quả trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn di chuyển tự do - một sự kết hợp hoàn hảo tạo ra hiện tượng sự lấn át hoàn
toàn”

Là một nhà kinh tế từng được đào tạo từ chương trình kinh tế học ứng dụng và chính sách công, anh chị hãy làm trung gian hoà
giải cho cuộc tranh luận này.
Câu 6:
Hai nhà chính sách kinh tế vĩ mô đang tranh luận với nhau. Nền kinh tế mà họ đang nói đến là một nền kinh tế mở nhỏ, đang hoạt
động dưới cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và vốn di chuyển hoàn toàn tự do.
Nhà chính sách 1: “Để tăng sản lượng thực, chúng ta nên áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng. Nhưng mà chính sách này thường
xảy ra hiện tượng bẫy tiền (liquidity trap). Nhưng do vốn di chuyển hoàn toàn tự do, chính sách tiền tệ mở rộng không kéo theo
giảm lãi suất và thúc đẩy đầu tư. Do vậy mà bất kỳ sự gia tăng cung tiền của ngân hàng nhà nước sẽ không có tác động trực tiếp
làm tăng sản lượng thực”
Nhà chính sách 2: “Anh cần phải xem lại ghi chú bài giảng về kinh tế vĩ mô thời kỳ đại học. Chính sách tiền tệ không bao giờ có
hiệu quả trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và vốn di chuyển tự do. Tuy nhiên, vấn đề anh đề cập đến về chính sách tiền tệ mở
rộng không kéo theo giảm lãi suất và thúc đẩy đầu tư và không có tác động trực tiếp làm tăng sản lượng thực chính xác là một cơ
chế hoàn hảo của hiện tượng bẫy tiền”
Là một nhà kinh tế từng được đào tạo từ chương trình kinh tế học ứng dụng và chính sách công, anh chị hãy làm trung gian hoà
giải cho cuộc tranh luận này.
Bài tập thực hành Bài giảng 2:
Đo lường biến số kinh tế Vĩ mô
1. Một nền kinh tế đơn giản có số liệu thông kê sau:
Ngành Giá năm 2000 Lượng năm 2000 Giá năm 2005 Lượng năm 2005
Sữa $ 50 10.000 kg $60 9.000 kg
TV $500 1.500 đv $ 400 5.000 đv
Điện năng $ 1 20.000 kwh $ 2 100.000kwh

Bài gải
2000 2005
Ngành Giá Lượng Giá Lượng
Sữa 50 10.000 60 9.000
Tivi 500 1.500 400 5.000
Điện 1 20.000 2 100.000
GDP danh nghĩa 1.270.000 2.740.000

GDPthực 1.270.000 3.050.000
GDPdeflator 100% 90%
CPI 100% 98%
Như vậy, giá cả tổng quát năm 2005 giảm 10% so với năm 2000 nếu tính theo GDPdeflator và giảm 12% nếu tính theo
CPI.
2. Chỉ số đều chỉnh GDP (GDP deflator) có khuynh hướng đánh giá thấp giá cả trong nền kinh tế. Và ngược lại, CPI
thường có khuynh hướng đánh giá cao giá cả trong nền kinh tế. Hãy giải thích tại sao?.
Xem, bài giảng
WWW.TAILIEUHOC.TK
WWW.TAILIEUHOC.TK
3. Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng, loại chỉ số nào giữa CPI và GDPdeflator sẽ phản ảnh sự tăng này?
CPI sẽ phản ảnh giá hàng hoá nhập khẩu, vì trong rỗ hàng hoá tiêu dùng của người dân có hàng hoá nhập khẩu trong
đó. Trong khi đó GDPdeflator không phản ảnh, vì nhập khẩu, M, không được cộng vào GDP để tính GDPdeflator.
4. Hãy giải thích mỗi giao dịch kinh tế sau đây sẽ ảnh hưởng như thế nào đến GDP Việt Nam? Những yếu tố cấu
thành nào của GDP sẽ chịu ảnh hưởng (nếu có)?
a. Hãng Honda giảm lượng hàng tồn kho 500 tỷ đồng sẽ làm giảm GDP, và nó ảnh hưởng vào cấu thành đầu
tư (I) của GDP.
b. Chính phủ tăng 10% lương cho giáo viên công lập sẽ làm tăng GDP, tác động vào Chi tiêu của chính phủ
(G)
c. Không ảnh hưởng gì đến GDP, vì đây chỉ là hành động thay đổi chủ sở hữu tài sản mà thôi.
d. Như câu c
e. Sản xuất 100 nghìn tấn đường sẽ làm tăng GDP cho dù không tiêu thụ hết cũng là thành quả của họat
động sản xuất. Sẽ tác động vào I của nền kinh tế.
f. Siêu thị máy tính nhập về 500 máy sẽ tăng lượng hàng tồn kho của siêu thị, tác động vào I, nhưng đồng
thời làm tăng M một lượng tương ứng nên không tác động gì đến GDP, trừ khi việc nhập khẩu này ảnh
hưởng xấu đến các nhà sản xuất máy tính trong nước nên làm giảm GDP.
g. Không tác động gì đến GDP, ngôi nhà đã có sẵn.
h. Nhà hàng mua 500 000 đồng cá, đây là chi phí trung gian của việc kinh doanh nhà hàng, nếu mua cất
trong tủ lạnh thì không tác động gì đến GDP, còn nếu kinh doanh thì có thể tạo ra giá trị gia tăng mới,
nhưng không phải là 500000 đồng này.

5. Hãy giải thích mỗi giao dịch kinh tế sau đây sẽ ảnh hưởng như thế nào (tăng, giảm, không ảnh hưởng) đến GNI
Việt nam?
a) Bà Lan bán căn nhà bà mua cách đây 5 năm không ảnh hưởng đến GNP Việt nam năm nay vì nó không phải
là phần thu nhập được tạo ra trong năm. Tuy nhiên nếu việc bán nhà mang ý nghĩa là cung cấp dịch vụ hiện
hành thì GNP sẽ tăng lên.
b) Hãng Honda Việt nam nhập khẩu một lượng linh kiện từ Trung Quốc không ảnh hưởng đến GNP ở Việt nam
vì nó không phải là thu nhập của Việt nam
c) Lợi nhuận của công ty ACER ở thành phố Hồ Chí Minh, công ty 100% vốn nước ngòai, tăng 10% không ảnh
hưởng đến GNP của Việt nam vì nó là phần thu nhập của nước ngòai .
d) Chính phủ tăng chi trợ cấp khó khăn cho giáo viện miền núi 10% không phải là bộ phận thu nhập nên không
được tính vào GNP. (Nó chỉ là một khỏan chuyển giao đơn phương)
e) Năm 2004 Công ty thương mại Huy Hòang nhập khẩu một lô hàng có giá trị 100 tỷ, 80% lượng hàng hóa đó
được bán hết trong năm không ảnh hưởng đến GNP vì phần giá trị này không phải là thu nhập của Việt nam.
Tuy nhiên cũng giống như câu a) nếu việc bán này mang ý nghĩa là cung cấp dịch vụ thì phần dịch vụ tăng
thêm làm tăng GNP.
f) Một khách du lịch người Hà Lan hớt tóc ở thành phố Hồ Chí Minh là phần thu nhập được tạo bởi công dânViệt
nam ( người Việt Nam hớt tóc) và được tính vào GNP
6. Hãy cho biết những biến số kinh tế sau đây, biến nào là lưu lượng (flow) biến nào là tích lượng (stock)
Các biến là lưu lượng (flow) bao gồm: Thu nhập của người lao động/Tổng đầu tư trong nền kinh tế/Tiết kiệm của chính
phủ
Các biến là tích lượng (stock) bao gồm: Của cải của người lao động/Tổng lượng tiền trong nền kinh tế/Giá trị bất động
sản tại thành phố Hồ chí minh.
7. Một quốc gia có các số liệu sau:
GDP: Chi tiêu, gộp 108.000
Tiêu dùng C 80.000
Đầu tư ròng In 12.000
Khấu hao De 6.000
Dầu tư gộp Ig 18.000
Chi tiêu chính phủ G 15.000
Xuất khẩu X 30.000

Nhập khẩu M 35.000
GDP: Thu nhập, gộp 108.000
Tiền lương w 70.000
Tiền lãi i 10.000
Tiền thuê R 2.000
Lợi nhuận Pi 18.000
Thuế gián thu Ti 2.000
Khấu hao De 6.000
Thu nhập ròng NIA (4.000)
Chuyển giao ròng NTR 5.000
GNI (GNP) 104.000
WWW.TAILIEUHOC.TK
WWW.TAILIEUHOC.TK
GNDI 109.000
8.
GDP = VA lúa mì +VA bột mì + VA bánh mì
VAlúa mì = 5×20 = 100
VA bột mì = (100+30) - 80 = 50
VA bánh mì = (500-100) = 400
GDP = 100 + 50 + 400 = 550
WWW.TAILIEUHOC.TK

×