Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

SỨC Ỳ TRONG TƯ DUY pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.86 KB, 4 trang )

SỨC Ỳ TRONG TƯ DUY

Sức ỳ trong tư duy là hiện tượng tư duy của một người, một cộng đồng hay một nền văn
hóa không thể hiểu và dung nạp một ý tưởng, quan điểm, tư tưởng mới, khác biệt hay đối
lập với mình. Biểu hiện rõ nhất của hiện tượng này là sự chống đối quyết liệt và mù
quáng đối với cái mới.
Theo Thuyết tương đối, không có một vật thể, quá trình hay sự tương tác nào có chuyển
động lớn hơn vận tốc ánh sáng truyền trong chân không. Điều này có nghĩa là, vạn vật
không thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác ngay lập tức, mà phải qua các
trạng thái trung gian trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đời sống chính trị – xã
hội, thời gian chuyển tiếp này được gọi là thời kỳ quá độ, chuyển tiếp, cách mạng hay
bước ngoặt.
Thời gian chuyển đổi này được gọi là thời gian ỳ (Gọi tắt là sức ỳ: Sức ỳ là khoảng thời
gian bắt buộc phải có để một vật chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác trong tự
nhiên). Có thể giảm sức ỳ nhưng không thể khắc phục nó hoàn toàn. Tính ỳ là một thuộc
tính của mọi sự vật hay hiện tượng. Ta biết rằng, bất kì tri thức nào của con người cũng
đều có phạm vi ứng dụng về mặt không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh và môi
trường tồn tại cụ thể. Con người nhận thức vượt quá những giới hạn ấy thì những kết luận
về sự vật (hay hiện tượng) không còn đúng đắn nữa.
Các dạng tồn tại sức ỳ trong tư duy của con người
Sức ỳ trong tư duy có thể tồn tại trong mỗi cá nhân, cộng đồng hay thậm chí cả xã hội
đương đại, khi nhận định, đánh giá về một sự kiện hay vấn đề nào đó mới vừa phát sinh
trong đời sống vật chất hoặc tinh thần của xã hội loài người. Sức ỳ trong tư duy làm con
người không có sự nhìn nhận hoặc đánh giá đúng đắn về sự vật hay hiện tượng mà mình
nghiên cứu. Sức ỳ trong tư duy thường tồn tại qua 3 trạng thái như sau:
Sức ỳ thiếu: Bất kỳ một sự vật hay hiện tượng nào của thế giới vật chất và tinh thần đều
có nhiều tính chất, chức năng và dạng thức tồn tại khác nhau. Tuy nhiên, do sự trải
nghiệm, do sự chủ quan hoặc do tình cảm chi phối…, làm cho con người có cái nhìn
phiến diện – chỉ chú ý đến một hoặc vài thuộc tính nào đó của đối tượng mà mình quan
tâm; Bỏ qua (hoặc quên mất) những thuộc tính khác cũng có trong đối tượng ấy.
Câu chuyện “Thầy bói mù sờ voi” mô tả khá chính xác hiện tượng ỳ thiếu trong tư duy


của con người. Theo đó, người thầy bói mù không thể nhận thức được chính xác và đầy
đủ hình dạng bên ngoài của 1 con voi; Và khi ấy, xung đột tất yếu sẽ xảy ra giữa các thầy
bói mù, nếu họ dùng chính kinh nghiệm sống của mình – do chính bàn tay của họ đã
được sờ trực tiếp vào một con voi thực thụ – để làm nền tảng cho các cuộc tranh luận hay
phản biện mù quáng của mình. Điều thiếu sót này được gọi là “kinh nghiệm sờ” (là kinh
nghiệm sống của một người có được bằng xúc giác – hay chỉ từ 1 giác quan nào đó của
con người, không phải bằng tư duy).
Sức ỳ thừa: Loại tính ỳ này là hiện tượng con người ngoại suy hay liên tưởng vượt quá
những thuộc tính vốn có của sự vật hay hiện tượng trong tự nhiên (sự ngộ nhận cũng có
biểu hiện vượt quá tương tự).
Ta biết rằng, bất kỳ tri thức nào của con người cũng đều có phạm vi ứng dụng về mặt
không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh và môi trường tồn tại cụ thể. Con người nhận
thức vượt quá những giới hạn ấy thì những kết luận về sự vật (hay hiện tượng) không còn
đúng đắn nữa.
Thiếu tự tin, rụt rè, tự ty đối với sáng tạo cũng dẫn đến tính ì trong tư duy. Loại ì tâm lý
này nảy sinh khi con người thường xuyên bị thất bại, hoặc do sống trong môi trường
thường xuyên bị phê phán, chỉ trích, vùi dập; do cầu toàn của cá nhân (đối với sáng tạo)
hoặc do giáo dục không khuyến khách sáng tạo ra ngoài khuôn mẫu.
Trong tư duy sáng tạo, loại tính ì này có những biểu hiện phổ biến như, “”Lỡ không đúng
(hoặc không thực hiện được) thì sao?”, “Lỡ nói ra mọi người sẽ chê cười thì sao?”…,”
sau đó thì chấm dứt mọi suy nghĩ (hay vận động) hiện có của mình.
Phân biệt Sức ỳ trong tư duy và sự Đố kị.
Khác hẳn với sự đố kỵ, đối tượng chống đối chính của ”sức ì trong tư duy” là tính chất
mới của sự vật hay hiện tượng mà nó đề cập. Trái với các quy chuẩn đã được thừa nhận
rộng rãi, ảnh hưởng xấu đến nền văn hóa – lịch sử – đạo đức hay truyền thống của cộng
đồng, tạo tiền lệ không phù hợp với tiến bộ xã hội…, đó là những lập luận con người
thường sử dụng để chống lại cái mới.
Một số phương pháp khắc phục sức ỳ trong tư duy của con người
”Tất cả những gì một người có thể hình dung được trong trí tưởng tượng của mình lại có
những người khác có khả năng biến chúng thành hiện thực” – Jules Verne. Do đó, điều

đầu tiên để chống lại sức ỳ trong tư duy là đừng sợ phát ý tưởng mới;
Kế đến, tránh cái nhìn phiến diện về sự vật được xem xét, cũng như (”đồng thời”) quan
tâm nhiều hơn đến khía cạnh hữu ích mà nó mang lại cho cộng đồng hay đời sống xã hội;
Sau đó, tránh để tình cảm, tư tưởng hay kinh nghiệm sống của mình chi phối khi đánh giá
về một sự vật hay hiện tượng mới phát sinh trong đời sống con người hoặc xã hội.
Ngoài ra, để khắc phục tính ì này, con người còn dùng đến rất nhiều các công cụ (phương
tiện) để tích cực hóa tư duy của mình như: Phương pháp tập kích não, Phương pháp các
câu hỏi kiểm tra, Phương pháp phân tích hình thái, Sơ đồ khối TRIZ và ARIZ, Sáu chiếc
mũ tư duy (của de Bono), Bản đồ tư duy (của Tony Buzan)…. Hiện nay đã có hàng trăm
công cụ, phương tiện như vậy đã được phổ biến trên thế giới.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×