Phép biện chứng duy vật với việc khắc
phục những sai lầm trong tư duy ở ta
Với bản chất khoa học cách mạng và phê phán, phép biện chứng duy vật, như Mác
và Engen đã khẳng định: "không chịu khuất phục trước một cái gì cả”. Trên một ý
nghĩa nào đó, phép biện chứng duy vật không chỉ đối lập với phép biện chứng duy
tâm , mà nó còn là phương tiện chủ yếu để khắc phục, ngăn ngừa các khuynh
hướng tư duy dẫn đến nhận thức sai lầm các quy luật khách quan chi phối sự biến
đổi của đời sống xã hội.
Những khuynh hướng sai lầm này biểu hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động
thực tiễn của con người và làm cản trở, thậm chí triệt tiêu sự phát triển, do đó,
chúng được coi là những căn bệnh. Với ý nghĩa đặc biệt như vậy của phép biện
chứng duy vật, việc đề cao vai trò của nó đối với việc khắc phục những sai lầm
trong tư duy càng trở nên có ý nghĩa hết sức to lớn.
Dưới đây chúng tôi trình bày một số sai lầm tiêu biểu trong tư duy và trong nhận
thức cần được khắc phục và con đường khắc phục chúng.
Về bệnh chủ quan duy ý chí
“Bệnh chủ quan duy ý chí là một sai lầm kép, trong đó chủ thể tư duy vừa mắc
phải chủ nghĩa chủ quan, lại vừa rơi vào chủ nghĩa duy ý chí. Chủ nghĩa chủ quan
chỉ thể hiện khuynh hướng tuyệt đối hoá vai trò của chủ thể trong quan niệm và
hành động, phủ nhận hoàn toàn hay phần nào bản chất và tính quy luật của thế giới
vật chất, của hiện thực khách quan".
Thực chất của căn bệnh này là, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn,
người ta tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan, xa rời hiện thực khách quan, coi thường
các quy luật khách quan của sự vận động và phát triển.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chủ quan duy ý chí. Nếu vận dụng nguyên lý
về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội để xem xét thì rõ
ràng, bệnh chủ quan duy ý chí là kết quả nếu không nói là tất cả của những điều
kiện sinh hoạt vật chất - xã hội, cụ thể là của trình độ phát triển thấp kém về kinh
tế. Đó chính là nguyên nhân của những nguyên nhân sau đây:
Bệnh chủ quan duy ý chí là sự thể hiện về trình độ văn hoá, khoa học của chủ thể
nhận thức có thể khẳng định rằng, ở một mức độ nào đó, người ta không thể có
được tư duy biện chứng khoa học khi trình độ văn hoá, khoa học chưa đạt đến một
chuẩn mực cần có. Vì vậy, sự yếu kém về trình độ văn hoá, khoa học sẽ tất yếu
dẫn đến tư duy kinh nghiệm và phạm phải sai lầm chủ quan duy ý chí.
Do ý thức sai lầm về vai trò của lý luận mà dẫn đến lãng quên việc thường xuyên
chủ động nâng cạo năng lực tư duy lý luận (trong đó bao gồm cả quá trình học tập
lý luận và kiểm nghiệm thực tiễn). Về điểm này, Engen đã từng khẳng định: "Tư
duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta. Năng
lực ấy cần phái được phát triển hoàn thiện... Vì vậy, để khắc phục tình trạng yếu
kém đó, cách trước tiên và chủ yếu là phải học tập, rèn luyện lý luận. của chủ
nghĩa duy vật biện chứng.
Tựu trung, bệnh chủ quan duy ý chí là do sự yếu kém về trình độ nhận thức nói
chung và sự hạn chế trong quá trình áp dụng lý luận vào thực tiễn nói riêng. Do
đó, Lênin đã gọi căn bệnh này "là sự mù quáng chủ quan", là sai lầm tự phát dẫn
đến rơi vào chủ nghĩa duy tâm một cách không tự giác. Về lý luận, bệnh chủ quan
duy ý chí có nhiều biến thể phức tạp và trở thành mầm mống cho nhiều căn bệnh
mới trong nhận thức. Song là một loại bệnh "ấu trĩ tả khuynh" nên nó vẫn có khả
năng được ngăn ngừa và loại bỏ.
Thực tiễn cho thấy, quá trình hoạch định đường lối chiến lược, sách lược cách
mạng và sự cụ thể hoá đường lối đó bằng các chủ trương, chính sách và pháp luật,
nếu bị sự can thiệp, áp đặt của ý muốn chủ quan tự phát sẽ làm nguy hại nghiêm
trọng đến sự phát triển của đất nước mà trước mắt cũng như lâu dài, hậu quả của
nó khó có thể lường trước được. Về vấn đề này, V.I.Lênin đã cảnh báo: "Đối với
một chính Đảng vô sản, không sai lầm nào nguy là nguy hiểm hơn là định ra sách
lược của mình theo ý muốn chủ quan. Định ra một sách lược vô sản nói trên cơ sở
đó có nghĩa là làm cho sách lược đó bị thất bại".
Có thể sau khi chủ trương, đường lối bị thất bại do bệnh chủ quan gây nên, những
người hoạch định chúng sớm nhận ra sai lầm, do đó chúng có thể được khắc phục,
sửa chữa cho phù hợp với quy luật khách quan và yêu cầu của thực tiễn. Nhưng
cũng có thể xảy ra các tình trạng sau đây: 1) không nhận thức được nguồn gốc sai
lầm về mặt tư duy, nhận thức, 2) nhận thức được nguồn gốc sai lầm đó nhưng
chậm được sửa chữa, khắc phục.
Trong trường hợp thứ hai, ngoài nguyên nhân hạn chế về trình độ nhận thức, trình
độ lý luận dẫn đến lúng túng về biện pháp khắc phục, sửa chữa, sai lầm, theo
chúng tôi, còn có nguyên nhân chủ quan khác. Đó là, do tính bảo thủ hoặc vì lợi
ích cá nhân nên chủ thể tìm cách che giấu khuyết điểm, sai lầm chủ quan, tìm cách
thuyết minh cho "sự sáng tạo hợp quy luật" hoặc tìm cách đổ lỗi cho người khác,
hoặc cho nguyên nhân khách quan... Trong tình hình đó, thay cho việc tìm cách
khắc phục sai lầm thì có thể là thái độ thời ơ, chờ đợi sự may rủi... và do đó, sai
lầm càng trở nên nghiêm trọng.
Như vậy, nguyên nhân lẫn trong hậu quả. Bệnh chủ quan duy ý chí còn dẫn đến tệ
mệnh lệnh hành chính, hình thức chủ nghĩa, bệnh gia trưởng độc đoán chuyên
quyền, ban phát đặc ân, tệ sùng bái cá nhân, tham ô, lãng phí, coi thường người
lao động...
Ở Việt Nam, trong thời kỳ xây dựng CHXH trước đây, chúng ta cũng đã mắc phải
căn bệnh này. Căn bệnh đó biểu hiện ở chỗ, chúng ta đã chủ quan trong việc đánh
giá những khả năng hiện có, vì thế mà sinh ra những ảo tưởng về tốc độ cải tạo,
phát triển kinh tế, và do đó, dẫn đến việc đề ra những chỉ tiêu quá cao trong xây
dựng cơ bản và phát triền sản xuất. Trong cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội
trước đổi mới, chúng ta đã không có được một đường lối, chính sách phát triển
kinh tế thận trọng và khoa học dẫn đường. Sai lầm chủ quan duy ý chí đó là sự vi
phạm nguyên tắc khách quan của sự xem xét, trái với tinh thần của phép biện
chứng duy vật.
Là căn bệnh không chỉ do yếu kém về trình độ nhận thức, trình độ lý luận mà còn
là sản phẩm của một nền sản xuất nhỏ lạc hậu kéo dài, đến lượt nó, bệnh chủ quan
duy ý chí trở thành một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế bị đình đốn,
sa sút. Do vậy, quá trình khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí phải là sự kết hợp
giữa việc nâng cao trình độ nhận thức, trình độ lý luận, trong đó bao hàm cả việc
nắm vững phép biện chứng duy vật với việc đẩy mạnh đổi mới và phát triển kinh
tế.
Chừng nào căn bệnh này chưa được khắc phục triệt để thì nó sẽ còn gắn kết chặt
chẽ với bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều làm cản trở sự phát triển đất nước.
Về bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa
Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa được đề cập ở đây là muốn nói đến những sai lầm
trong phương pháp tư duy cũng như trong cải tạo thực tiễn. Thực chất của bệnh
kinh nghiệm chủ nghĩa là sự cường điệu hoặc tuyệt đối hoá kinh nghiệm, coi kinh
nghiệm là "chìa khoá vạn năng" trong việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống
đặt ra. Biểu hiện của những người mắc bệnh kinh nghiệm là đề cao kinh nghiệm
cảm tính, coi thường tri thức lý luận, tri thức khoa học, vận dụng kinh nghiệm để
giải mã những vấn đề thực tiễn một cách máy móc, dẫn đến tình trạng áp đặt kinh
nghiệm trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Vậy, họ lấy những kinh
nghiệm đó ở đâu? Về đại thể, đó là sự từng trải của bản thân, kinh nghiệm của
người khác, kinh nghiệm của địa phương này hay địa phương nọ, kinh nghiệm của
nước này hay nước khác, kinh nghiệm của các thế hệ trước… Tuy nhiên, trong số
nguồn kinh nghiệm đó thì xu hướng chủ yếu là tuyệt đối hoá kinh nghiệm bản
thân. Những người mắc bệnh kinh nghiệm không hiểu được rằng:
Thứ nhất, những kinh nghiệm của bản thân họ chỉ mang tính chất cục bộ, chứ
không phải là cái phổ biến và càng không phải là tri thức kinh nghiệm phổ biến
theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thứ hai, những kinh nghiệm này họ vay mượn của người khác, hoặc của quá khứ
chưa hẳn đã là những kinh nghiệm được bảo tồn và phát triển theo "quan điểm
chọn lọc". Hơn nữa, những tri thức kinh nghiệm mới chỉ là sự khái quát từ một
thực tiễn, một hoàn cảnh cục bộ, riêng biệt, và trong nhiều trường hợp, chúng chỉ
mới phản ánh được cái bề ngoài ngẫu nhiên, nhưng trong thực tế cụ thể, sự việc đã
diễn ra một cách khác mà chúng ta đã không thể (và bất cứ ai cũng không có thể)
dự đoán được, nó đã diễn ra một cách độc đáo hơn và phức tạp hơn nhiều.
Thứ ba, "Sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh
được đầy đủ tính tất yếu.