Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Luận văn thạc sĩ áp dụng phương pháp x quang trong chẩn đoán một số bệnh ở xoang bụng trên thú cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 68 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG THẾ DUY

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP X- QUANG TRONG
CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ BỆNH Ở XOANG BỤNG
TRÊN THÚ CẢNH

Ngành:

Thú Y

Mã số:

8 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020

c


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2020
Tác giả luận văn



Đặng Thế Duy

i

c


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường và thực hiện đề tài tại cơ sở, để hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận được rất nhiều sự
quan tâm và giúp đỡ của các tập thể và cá nhân. Từ đó đã giúp tơi tích lũy được những
kiến thức cơ bản của nghề cũng như tư cách đạo đức của một bác sĩ thú y. Nhân dịp đây
cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Thú y, cùng
tồn thể các thầy, cơ giáo đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập tại Học viện.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hữu
Nam, giảng viên bộ môn Bệnh Lý, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tơi
trong q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2020
Tác giả luận văn

Đặng Thế Duy

ii

c



MỤC LỤC
Lời cam đoan .....................................................................................................................i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................vi
Danh mục hình ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ...........................................................................................................ix
Thesis abstract..................................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài .......................................................................... 2

1.2.1.

Mục đích ............................................................................................................ 2

1.2.2.

Yêu cầu của đề tài .............................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Sơ lược về X-Quang .......................................................................................... 3


2.1.1.

Định nghĩa X-quang........................................................................................... 3

2.1.2.

Lịch sử phát triển của X-quang và ngành chẩn đoán hình ảnh .......................... 3

2.1.3.

Nguyên lý tạo ra tia X ........................................................................................ 5

2.1.4.

Bản chất của tia X. ............................................................................................. 5

2.1.5.

Tính chất của tia X. ............................................................................................ 6

2.1.6.

Ảnh X-quang...................................................................................................... 7

2.1.7.

Đặc điểm máy X-quang ..................................................................................... 9

2.1.8.


Kĩ thuật chụp X-quang..................................................................................... 11

2.1.9.

Ngun lí chẩn đốn bệnh bằng X-quang ........................................................ 13

2.1.10.

X-quang một số cơ quan nằm ở vùng bụng của chó ........................................ 14

2.2.

Đặc điểm giải phẫu – sinh lý các cơ quan vùng bụng của chó ........................ 15

2.2.1.

Đặc điểm giải phẫu .......................................................................................... 15

2.3.

Ứng dụng X-Quang trong chẩn đoán bệnh ở một số cơ quan trong xoang
bụng của chó .................................................................................................... 17

2.3.1.

Chẩn đoán bệnh ở thận .................................................................................... 17

iii


c


2.3.2.

Chẩn đoán bệnh ở gan...................................................................................... 20

2.3.3.

Chẩn đoán bệnh ở dạ dày ................................................................................. 20

2.3.4.

Chẩn đoán bệnh ở ruột ..................................................................................... 22

Phần 3. Đối tượng, nội dung, nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu .................. 25
3.1.

Đối tượng, thời gian va địa điểm nghiên cứu ..................................................25

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................25

3.1.2.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 25

3.1.3.


Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 25

3.2.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................25

3.3.

Nguyên vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 25

3.3.1.

Trang thiết bị.................................................................................................... 25

3.3.2.

Dụng cụ ............................................................................................................ 26

3.3.3.

Thuốc, hóa chất ................................................................................................ 26

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 26

3.4.1.

Phương pháp điều tra hồi cứu .......................................................................... 26


3.4.2.

Phương pháp khám lâm sàng ........................................................................... 26

3.4.3.

Phương pháp chụp X-quang ............................................................................28

3.4.4.

Phương pháp điều trị ........................................................................................ 30

3.4.5.

Phương pháp thống kê và phân tích số liệu ..................................................... 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận .......................................................................................32
4.1.

Đánh giá thực trạng khám chữa bệnh tại bệnh viện thú y Việt Trì Pet+ ......... 32

4.1.1.

Cơ cấu tổ chức, nhân sự của Bệnh viện thú y Việt Trì Pet+............................32

4.1.2.

Các dịch vụ tại Bệnh viện thú y Việt Trì Pet+ .................................................32

4.1.3.


Dịch vụ khách sạn của Bệnh viện .................................................................... 34

4.1.4.

Dịch vụ làm đẹp ...............................................................................................35

4.1.5.

Dịch vụ kinh doanh khác .................................................................................35

4.1.6.

Tình hình chó mang tới khám và sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện thú y
Việt Trì Pet+ .................................................................................................... 35

4.2.

Một số bệnh thường gặp ở chó mang tới khám và điều trị tại bệnh viện
thú y Pet+ .........................................................................................................36

4.3.

Tỷ lệ chụp X-Quang trong chẩn đoán bệnh ở một số cơ quan thuộc
xoang bụng của chó .........................................................................................38

iv

c



4.4.

Ứng dụng X-Quang trong chẩn đoán một số ca bệnh được chỉ định ở chó
mắc bệnh ở một số cơ quan vùng bụng ........................................................... 39

4.4.1.

Phẫu thuật lấy dị vật trong dạ dày....................................................................39

4.4.2.

Bệnh lồng ruột ................................................................................................. 42

4.4.3.

Bệnh suy thận .................................................................................................. 46

4.4.4.

Bệnh sỏi bàng quang trên chó .......................................................................... 48

4.4.5.

Mèo nuốt phải dị vật ........................................................................................ 50

4.4.6.

Chó phình thực quản ........................................................................................ 50


4.4.7.

Chó ăn phải móc câu........................................................................................ 51

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 53
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 53

5.2.

Đề nghị............................................................................................................. 53

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 54

v

c


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tương quan giữa độ dày cơ quan chụp với với các hệ số kvP và
mAs ................................................................................................................. 9
Bảng 2.2. Một số ưu và nhược điểm của máy X-quang ................................................11
Bảng 3.1. Thuốc sử dụng điều trị các bệnh ở một số cơ quan nằm trong xoang
bụng của chó khám tại Bệnh viện thú y Việt Trì Pet+..................................30
Bảng 4.1. Các ca bệnh tới khám, điều trị và sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện thú y
Pet+ ............................................................................................................... 35
Bảng 4.2. Một số bệnh thường gặp ở chó mang tới khám và điều trị tại Bệnh viện
thú y Pet+ ...................................................................................................... 37

Bảng 4.3. Tỷ lệ số ca chụp X-quang tại các cơ quan ở vùng bụng của chó điều trị
tại Bệnh viện thú y Pet+................................................................................ 39
Bảng 4.4. Các thuốc điều trị hậu phẫu ca bệnh phẫu thuật dị vật trong dạ dày của
chó Rottweiler ...............................................................................................42
Bảng 4.5. Phác đồ điều trị ca bệnh chẩn đốn suy thận mãn tính ở chó tại .................. 48

vi

c


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.
Hình 2.5.
Hình 2.6.
Hình 2.7.
Hình 2.8.
Hình 2.9.
Hình 2.10.
Hình 2.11.
Hình 2.12.
Hình 4.1.
Hình 4.2.
Hình 4.3.
Hình 4.4.
Hình 4.5.
Hình 4.6.

Hình 4.7.
Hình 4.8.
Hình 4.9.
Hình 4.10.
Hình 4.11.
Hình 4.12.
Hình 4.13.

Ảnh hệ thống X-quang kỹ thuật số do Công ty TNHH Thiết bị và
Công nghệ Thú y Việt Nam cung cấp.......................................................... 7
Kỹ thuật cố định chó trên bàn chụp X-quang ............................................12
Hình ảnh X-quang và hình ảnh miêu tả các cơ quan vùng bụng
của chó ....................................................................................................... 15
Hình ảnh vị trí của thận của chó trong ảnh X-quang .................................18
Hình ảnh sỏi thận chủa chó khi chụp Xquang ........................................... 19
Hình ảnh chó Pitbull 3 tuổi bị viêm thận ................................................... 19
Hình ảnh chó Labrador Retriever 12 tuổi bị viêm gan và đã được
cắt bỏ .......................................................................................................... 20
Hình ảnh Xquang chó nuốt dị vật .............................................................. 21
Hình ảnh X-quang chó bị xoắn dạ dày chướng hơi ................................... 22
Hình ảnh Chó bị tắc ruột ............................................................................ 23
Hình ảnh Chó bị lồng ruột ......................................................................... 23
Hình ảnh tắc ruột khơng hồn tồn ở chó trên phim X-quang, ruột
chứa quá nhiều phân không tiêu ................................................................24
Phẫu thuật lấy dị vật ra khỏi dạ dày chó ....................................................40
Hình ảnh Chó bị lồng ruột ......................................................................... 43
Các bước khâu nối ruột .............................................................................. 45
Hình ảnh X-quang cho thấy kích thước thận lớn gấp nhiều lần bình
thường ........................................................................................................ 46
Hình ảnh Siêu âm cho thấy nước tiểu chứa nhiều trong các bể thận .........47

Ảnh thận khi mổ ........................................................................................ 47
Giải thích cơ chế ........................................................................................ 47
Hình ảnh X-quang cho thấy con vật bị sỏi bàng quang .............................49
Hình ảnh sỏi và bệnh súc sau khi phẫu thuật .............................................49
Hình ảnh X-quang cho thấy con vật nuốt phải dị vật nghi thanh
kim loại ...................................................................................................... 50
Hình ảnh chó bị phình thực quản trên nền X- quang có thuốc
cản quang ...................................................................................................51
Hình ảnh X -quang với dị vật móc câu trong thực quản ............................ 52
Hình ảnh móc câu được lấy ra từ thực quản chó .......................................52

vii

c


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Các ca bệnh đến khám, điều trị và sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện thú
y Pet+ ......................................................................................................... 35
Biều đồ 4.2. Tỷ lệ các bệnh thường gặp ở chó mang tới khám và điều trị tại Bệnh
viện thú y Pet+ ........................................................................................... 37

viii

c


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Thế Duy
Tên luận văn: Áp dụng phương pháp X- quang trong chuẩn đoán một số bệnh ở xoang

bụng trên thú cảnh
Mã số: 8 64 01 01

Ngành: Thú y

Tên Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Ứng dụng kĩ thuật kỹ thuật X-quang trong chẩn đoán bệnh ở một số cơ quan
nằm trong xoang bụng của chó.
- Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ở một số cơ quan nằm trong xoang bụng của
chó.
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các giống chó ở mọi lứa tuổi đến khám và điều trị tại
Bệnh viện Thú y Việt Trì Pet+ (số 84, đường Hoa Vương - phường Tiên Cát - TP Việt
Trì - tỉnh Phú Thọ).
Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Thú y Việt Trì Pet+:
+ Cơ sở vật chất của Bệnh viện;
+ Cơ cấu tổ chức, nhân sự của Bệnh viện;
+ Các dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện.
+Tình hình mắc bệnh ở đàn chó mang đến khám và điều trị tại Bệnh viện: Xác
định tỉ lệ mắc các bệnh thường gặp trên chó (bệnh nội khoa, bệnh ngoại khoa, bệnh sản
khoa, bệnh truyền nhiễm, bệnh do ký sinh trùng).
- Tỷ lệ chụp X-quang trong chẩn đoán bệnh ở một số cơ quan thuộc xoang bụng
của thú cảnh.
- Ứng dụng X-quang trong chẩn đoán bệnh ở một số cơ quan thuộc xoang bụng
của thú cảnh.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra hồi cứu
- Phương pháp khám lâm sàng

- Phương pháp chụp X-quang

ix

c


- Phương pháp điều trị
- Phương pháp thống kê và phân tích số liệu
Kết quả chính và kết luận
- Trong số 1.021 ca bệnh ở chó mang đến khám và điều trị tại Bệnh viện thú y
Việt Trì Pet+, chó mắc bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất là 27,10% (275 ca),
25,80% mắc bệnh nội khoa (264 ca), 13,60% mắc bệnh ngoại khoa (139 ca), 21,20%
mắc bệnh do ký sinh trùng (217 ca), bệnh sản khoa chiếm tỷ lệ thấp nhất là 12,30%
(139 ca).
- Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 tại Bệnh viện thú y Việt Trì Pet+,
bằng kỹ thuật X-quang đã xác định 74 chó có biểu hiện bệnh lý ở một số cơ quan trong
xoang bụng(chiếm tỷ lệ 7,24%).
- Trong các ca chụp X-quang tại các cơ quan ở xoang bụng của chó, tỷ lệ các ca
bệnh chụp X-quang cao nhất ở dạ dày và ruột (91,80%), 6,90% ở thận, và thấp nhất ở
gan (1,30%).
- Kết quả điều trị hai ca bệnh phẫu thuật lấy dị vật trong dạ dày và phẫu thuật lồng
ruột đạt kết quả tốt.

x

c


THESIS ABSTRACT

PhD candidate: Dang The Duy
Name of dissertation: Application of X-ray method to diagnose some abdominal cavity
diseases in pets.
Major: Veterinary

Code: 8 64 01 01

Training facility: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes:
- Application of radiography (X-ray) techniques to diagnose diseases in canine
abdominal organs.
- Evaluate the effectiveness of treatment for some diseases of the abdominal
cavity in the dog.
Research Methods
Animals: Dogs in various breeds of all ages come to Viet Tri Pet+ Animal
Hospital for general examination and treatment (No. 84, Hoa Vuong street - Tien Cat
ward - Viet Tri city - Phu Tho province).
Research contents:
- Assess the status of medical examination and treatment at Viet Tri Pet+ Animal
Hospital:
+ Hospital facilities
+ The organizational structure and personnel of the hospital
+ Medical examination and treatment services of the hospital
+ Situation of infection in dogs brought to the hospital for examination and
treatment: Determining the incidence of common diseases in dogs (internal medicine
diseases, surgical diseases, reproductive diseases, infectious diseases, and parasitic
diseases).
- The rate of using X-rays for diagnosis of diseases in some abdominal organs.
- The usefulness of using X-rays for diagnosis of diseases in some abdominal
organs.

Research Methods:
- Retrospective method
- Clinical examination

xi

c


- X-ray method
- Trial treatment
- Statistics and data analysis
Main results and conclusion
- Among 1,021 cases of dogs brought to examination and treatment at Viet Tri
Pet+ Animal Hospital, dogs with infectious diseases accounted for the highest rate of
27.10% (275 cases), 25.80% of internal medicine diseases (264 cases), 13.60% of
surgical diseases (139 cases), 21.20% of parasitic diseases (217 cases), reproductive
diseases accounted for the lowest rate of 12.30% (139 cases).
- From September 2019 to June 2020 at Viet Tri Pet+ Animal Hospital, X-ray
examination has identified 74 dogs with pathological manifestations in some organs in
the abdominal cavity (accounting for 7.24%).
- In X-ray examination of canine cases, the problem's incidence was highest in the
gastrointestinal tract (91.80%), 6.90% in kidneys, and lowest in the liver (1.30%).
- In two cases, surgery treatment to remove foreign objects in the stomach and
intussusception surgery achieved good results and favorable outcomes.

xii

c



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam là một quốc gia có truyền thống
ni chó từ xa xưa. Cùng với lịch sử và sự phát triển của con người, con người đã
dần thuần hóa chó với nhiều mục đích khác nhau như làm một đội quân trong
chiến tranh thời khởi nghĩa Lam Sơn, chăn dắt gia súc, giữ nhà, bảo vệ an ninh
quốc phịng,…
Với những đức tính tốt đẹp đó, ngày nay chó được con người ni là thú
cưng như một thành viên trong gia đình. Chính vì chăn ni chó với nhiều mục
đích đa dạng như vậy mà gần đây đã có rất nhiều giống chó được nhập vào nước
ta làm phong phú thêm về số lượng cũng như chủng loại chó. Song song với sự
phát triển của ngành chăn ni cũng như việc nhập các giống chó ngoại khơng rõ
nguồn gốc đã làm cho tình hình dịch bệnh, mắc bệnh trên đàn chó ngày càng
tăng lên và khó kiểm sốt hơn. Chính vì vậy càng thúc đẩy sự phát triển của
ngành thú y, đặc biệt là các bác sĩ thú y chuyên nghiên cứu và chăm sóc cho thú
cảnh như chó.
Trước sự hạn chế của các phương pháp khám chữa bệnh hiện nay, các bệnh
viện và phòng khám thú y trên địa bàn Thành phố Việt Trì đã và đang trang bị
các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để giúp các bác sĩ thú y chẩn đoán hiệu quả và
chính xác các bệnh nội khoa, ngoại khoa, kí sinh trùng, sản khoa, truyền nhiễm,...
Việc chẩn đoán các bệnh trên thú cưng ngồi các yếu tố như trình độ chun
mơn, kinh nghiệm lâm sàng thì cần phải có sự hỗ trợ của các trang thiết bị máy
móc và khoa học kĩ thuật, trong đó kĩ thuật chẩn đốn hình ảnh bệnh đạt hiệu quả
cao như: Siêu âm, chụp X-quang, cắt lớp vi tính,… Sử dụng X-quang để chẩn
đốn bệnh đặc biệt hữu dụng trong việc xác định bệnh lý về xương, về các mô
mềm và các cơ quan tổ chức nằm ở các vùng của cơ thể. Kĩ thuật chẩn đốn bằng
X-quang giữ vai trị quan trọng trong việc xác định chẩn đoán ban đầu của bệnh,
như khảo sát ở xoang bụng bằng X-quang giúp phát hiện lồng ruột, tắc ruột, kiểm
tra thai… Chính vì vậy, X-quang là phương pháp chẩn đoán được sử dụng rất

nhiều trong nhân y và cả lĩnh vực thú y ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam hiện nay, ứng dụng X-quang vào chẩn đoán các bệnh về xương
khớp được sử dụng khá nhiều nhưng về chẩn đoán các bệnh ở các vùng, các
1

c


xoang vẫn cịn hạn chế. Với mục đích tìm hiểu và nâng cao kĩ thuật chẩn đốn
bệnh ở chó và mèo bằng phương pháp X-quang, được sự đồng ý của Khoa Thú y,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn
Hữu Nam, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Áp dụng phương pháp X- quang trong
chuẩn đoán một số bệnh ở xoang bụng trên thú cảnh”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
- Ứng dụng kỹ thuật X-quang trong chẩn đốn bệnh ở một số cơ quan nằm

trong xoang bụng của chó.
- Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ở một số cơ quan nằm trong xoang bụng
của chó.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được các kiến thức cơ bản về X-quang, kiến thức về giải phẫu các cơ

quan thuộc xoang bụng của chó.
- Ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh ở một số cơ quan ở xoang bụng của chó được
đưa đến khám và điều trị tại Bệnh viện thú y Việt Trì Pet+.
- Ghi nhận các triệu chứng lâm sàng trên chó mắc bệnh ở một số cơ quan
trong xoang bụng của chó.
- Ghi nhận hiệu quả của phương pháp chẩn đốn bằng hình ảnh của X-quang.


2

c


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. SƠ LƯỢC VỀ X-QUANG
2.1.1. Định nghĩa X-quang
Theo (Attwood & David, 1999) Thuật ngữ X-quang được sử dụng để chỉ một

hình ảnh được tạo ra bởi tia X. Tia X hay X-quang hay tia Rơntgent là một dạng
của sóng điện từ mà mắt thường khơng nhìn thấy được, có bước sóng trong
khoảng 0.01nm đến 10nm. Tia X có khả năng đâm xuyên mạnh có tác dụng làm
đen kính, làm phát quang một số chất, làm ion hóa khơng khí và hủy tế bào.
Bước sóng của nó ngắn hơn tia tử ngoại nhưng dài hơn tia Gamma. Căn cứ vào
tần số của bước sóng mà tia X được chia làm 2 loại: Tia X-cứng và tia X mềm.
- Tia X cứng: Là những tia X có bước sóng từ 0,01nm đến 0,1nm. Vì các
bước sóng của tia X cứng tương đương với kích thước của nguyên tử, và có tính
đâm xun mạnh nên các tia X cứng được sử dụng rộng rãi để nhìn thấy hình ảnh
bên trong các vật thể, và thường được dùng để chụp X-quang trong y tế và kiểm
tra hành lý tại an ninh sân bay.
- Tia X mềm: Là những tia X có bước song 0,1nm đến 1nm. Tia X mềm có
tính đâm xun yếu hơn tia X cứng, và dễ bị hấp thụ trong khơng khí.
2.1.2. Lịch sử phát triển của X-quang và ngành chẩn đốn hình ảnh
Tia X được giáo sư vật lý lý thuyết thuộc Đại học Würzburg (Đức)-Wilhelm

Conrad Röntgen phát hiện ra vào ngày 08 tháng 11 năm 1895 khi ông cho tay
vào tấm chiếu của ánh sáng huỳnh quang từ ống Crookes. Với phát minh này,
ông nhận được giải thưởng Nobel vào năm 1901. Cho đến nay, tia X đã có được
những bước tiến dài trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị y học.

Phim X-quang đầu tiên là tấm kính tráng nhũ tương muối bạc, sau nhiều
năm được thay thế bằng phim tráng nhũ tương 2 mặt cảm thụ tia X.
Trong thập kỷ từ 1910-1920, hai nhà khoa học là Gustav Bucky (nhà vật lý
người Đức) và Hollis E. Potter (bác sĩ người Mĩ) đã cải thiện chất lượng hình ảnh
của phim X-quang nhờ xóa được các tia khuếch tán bằng lưới chống mờ.
Coolidge & Bowers (1920) đã tạo ra bóng có dương cực quay, tăng tuổi thọ
cho bóng X-quang.

3

c


Những năm 1930, các nhà khoa học đã sử dụng các chất tương phản như
Bismuth, các muối Iode, khơng khí để tăng đối quang cho một số cơ quan trong
cơ thể. Giữa thập niên 1930, đã khắc phục các chi tiết nằm ở các độ sâu khác
nhau bằng chụp nghiêng, chụp chếch, chụp cắt lớp.
Năm 1950, sản xuất ra bóng tăng sáng và tự động hóa chương trình thăm
khám ở trong buồng có ánh sáng, truyền hình, quay phim, chụp ảnh.
Năm 1958, siêu âm bắt đầu áp dụng khám sản phụ sau đó khám bụng.
Hounsfield, 1970 phát triển phương pháp chụp cắt lớp vi tính (Computed
Tomography). Đầu tiên ứng dụng chụp cắt lớp vi tính cho đầu, sọ não sau đó tồn
cơ thể.
Ngày nay, nhờ kỹ thuật số hóa đã mở ra cho hình ảnh X-quang một hướng
mới là X-quang số hóa. Phim thường chuyển thành phim in bằng tia Laser là tiền
đề cho mơn Chẩn đốn hình ảnh hiện đại ra đời (Trần Thị Hoàng Yến, 2008).
Đáng kể là X quang can thiệp hay X-quang điều trị cho phép xác định chính xác
vị trí chọc dị sinh thiết, dẫn lưu các nang, ổ áp xe, tụ dịch, nong mở các động
mạch, đặt các Stent, bịt tắc các nhánh mạch máu đang chảy hoặc mạch ni cấp
máu cho u,...

Hình ảnh cộng hưởng từ xuất hiện là một cuộc cách mạng trong chẩn đốn
hình ảnh. Đến tháng 11 năm 2003 Lauterbur và Mansfield được giải thưởng
Nobel Y học.
Hiện nay, ngành Chẩn đốn hình ảnh (Radiology, Diagnostic Imaging,
Imagerie Médicale) gồm có những môn học:
(1) X-quang thường quy hay quy ước (Conventional Radiology) gồm các
kỹ thuật chẩn đoán tiêu dùng tia X từ thời Rưntge nứng dụng cho đến nay vẫn có
vai trị nhất định trong chẩn đoán hàng ngày. Hiện nay, X-quang công nghệ số
(Computed Radiography) đang được cập nhật nhằm số hố các hình ảnh X-quang
để lưu trữ, xử lí như các ảnh khoa học số khác.
(2) Siêu âm hoặc siêu âm cắt lớp (Ultrasound, Sonography, Echographie,
Echotomographie) gồm có các kỹ thuật siêu kỳ âm cổ điển và hiện đại, yếu tố vật
lý cơ bản là áp dụng sóng siêu âm. Kỹ thuật sử dụng đầu dị phát sóng âm tần số
rất cao (trên 20.000Hz) đi xuyên vào cơ thể, tương tác năng lượng, sau đó một
phần sóng được phản hồi trở lại và được đầu dò thu nhận rồi chuyển tín hiệu về
bộ phận xử lý để cho ra những hình ảnh các cơ quan. Ứng dụng ngun lý của
sóng âm thanh và không bức xạ.
4

c


(3) Cắt lớp vi tính hoặc cắt lớp điện tốn (Computed Tomography
Scanner, Tomodensitométrie, Scanographie) được ứng dụng đo tỉ trọng của mô
sau khi tia X đi xuyên qua cơ thể, sau đó nhờ phần mềm máy tính thu thập dữ
liệu, tái tạo hình ảnh nhờ kỹ thuật số. Phương pháp chụp cắt lớp giúp nâng cao kỹ
thuật X-quang và làm tăng độ phân giải không gian, phân giải tương phản, xử lý
phần mềm, dựng hình, tái tạo 3 chiều, lưu trữ, truy cập, truyền tải,…
(4) Cộng hưởng từ (cộng hưởng bằng hạt nhân, Magnetic Resonance
Imaging): Là kỹ thuật tạo ảnh ứng dụng nguyên lý cộng hưởng của từ trường bên

ngoài (máy cộng hưởng từ, có bản chất là khối nam châm có từ lực cao) và bên
trong (từ trường do cơ thể tạo ra). Do đó có tính an tồn sinh học cao, tuy nhiên
còn đắt tiền.
(5) Chụp mạch máu và X-quang can thiệp (Angiography and
Interventional Radiography): Bằng cách đưa các catheter qua đường các mạch
máu ta có thể bơm thuốc cản quang để chụp hoặc để can thiệp điều trị một số
bệnh. Cũng từ thập kỷ1970, kỹ thuật số ra đời phát triển nhanh chóng, đã tạo tiền
đề cho CĐHA nói chung và chụp mạch máu nói riêng có những thành tựu mới.
Do đó kỹ thuật số hóa hình ảnh thay thế dần các kỹ thuật quy ước, chụp mạch
máu có tên mới là “Chụp mạch máu số hóa xóa nền” (Digital Subtraction
Angiography - DSA).
2.1.3. Nguyên lý tạo ra tia X
Tia X được tạo ra từ sự thay đổi quỹ đạo của electron khi nó đang chuyển
động có gia tốc đến va chạm với các nguyên tử. Lúc quỹ đạo của tia X thay đổi,
một phần động năng (là năng lượng của một vật thể có được khi chuyển động)
của electron sẽ bị mất đi và chính năng lượng này chuyển thành bức xạ điện từ và
phát ra tia X. Chỉ khoảng 1% động năng được biến đổi thành năng lượng tia X
trong suốt quá trình va chạm, 99% chuyển thành nhiệt năng. Dạng năng lượng
mới này được điều chỉnh qua các thông số về điện như: điện thế (kV), cường độ
dòng điện (mA), thời gian phát tia X (sec).
2.1.4. Bản chất của tia X
Tia X là một bức xạ điện từ, gồm các sóng dao động theo chu kỳ hình sin,
cùng nhóm với các sóng vơ tuyến điện, ánh sáng, các bức xạ ion hóa như tia
Gamma, các bức xạ đồng vị.
5

c


2.1.5. Tính chất của tia X

Tia X có khả năng xuyên thấu vật chất (điều mà ánh sáng thường không thể
có được), khi đâm xuyên tia X bị suy giảm (Võ Thị Bích Châu, 2009). Độ suy
giảm của tia X tùy thuộc vào độ dày vật chất và số nguyên tử tạo nên vật chất.
Độ dày của vật càng dày thì khả năng xuyên thấu của tia X càng thấp.
2.1.5.1. Tính chất vật lý
- Tính xuyên thẳng và đâm xuyên: Tia X truyền thẳng theo mọi hướng, với
vận tốc khoảng 300.000km/s. Càng xa nguồn phát xạ, cường độ tia X giảm dần
theo bình phương khoảng cách. Điện trường và từ trường khơng làm lệch đường
đi của tia X vì nó khơng mang điện tích. Tia X có khả năng xun qua vật chất,
qua cơ thể người. Sự đâm xuyên này càng dễ dàng khi cường độ tia càng tăng.
Khả năng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ dài sóng cả tia, bề dày, trong
lượng nguyên tử của vật. Chính vì độ xun sâu của tia X cao nên người ta dùng
để chụp những cơ quan cứng như xương, răng, và khơng dùng để chụp mơ.
-Tính bị hấp thu: Sau khi xuyên qua vật chất thì cường độ chùm tia X bị
giảm xuống do một phần năng lượng bị hấp thu. Đây là cơ sở của các phương
pháp chẩn đoán X-quang và liệu pháp X-quang. Sự hấp thu này tỉ lệ với:
+ Thể tích của vật bị chiếu xạ: Vật càng lớp thì tia X hấp thu càng nhiều.
+ Bước sóng của chùm tia X: Bước sóng càng dài thì hấp thụ càng nhiều.
+Trọng lượng nguyên tử của vật: Sự hấp thu tăng theo trọng lượng nguyên
tử của chất bị chiếu xạ.
+ Mật độ của vật: Số nguyên tử trong một thể tích nhất định của vật càng
nhiều thì sự hấp thu tia X càng tăng.
- Tính phát quang: Dưới ảnh hưởng của quang tuyến một số chất phản xạ
tia ánh sáng với bước sóng đặc biệt tùy theo chất bị chiếu xạ. Hiện tượng này có
thể thuộc loại huỳnh quang hay lân quang. Dưới tác dụng của tia X một số muối
trở nên phát quang như clorua, Na, Ba, Mg, Li,… và có chất trở nên sáng như
Tungstat cadmi, platino-cyanua Bari các chất này được dùng để chế tạo màn
huỳnh quang dùng khi chiếu X-quang, tấm tăng quang.
2.1.5.2. Tính chất hóa học
Tác dụng lên muối Bromua bạc trên phim và giấy ảnh làm cho nó biến

thành bạc khi chịu tác dụng của các chất khử thuốc hiện hình. Nhờ tính chất
6

c


này mà nó cho phép ghi hình X quang của các cơ quan trong cơ thể lên phim và
giấy ảnh.
2.1.5.3. Tác dụng sinh học
Khi truyền qua cơ thể tia X có những tác dụng sinh học, tác dụng này được
sử dụng trong điều trị như xạ trị liệu, thận trọng đối với tế bào non, tủy xương tạo
huyết, thủy tinh thể, bào thai đầu kì. Đồng thời nó cũng gây nên những biến đổi
có hại cho cơ thể. Tia X có hại vì là bức xạ ion hóa, khi xâm nhập sẽ phá hủy tế
bào cơ thể và có thể gây ra một số bệnh nếu liều lượng tia vượt qua mức độ cho
phép. Vì vậy phải hạn chế tác dụng có hại của nó xuống mức tối thiểu bằng cách
sử dụng các áo chì, kính chì,…

Hình 2.1. Ảnh hệ thống X-quang kỹ thuật số do Công ty TNHH Thiết bị và
Công nghệ Thú y Việt Nam cung cấp
Nguồn: Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thú y Việt Nam

2.1.6. Ảnh X-quang
2.1.6.1. Đặc điểm của ảnh X-quang
Ảnh X-quang là ảnh tạo ra nhờ ứng dụng tia X. Nó là ảnh xếp chồng nghĩa
là kết quả của sự chồng lên nhau của hình ảnh những đối tượng nằm trên đường
đi của tia X. Ảnh X-quang có chiều sâu, và có thể bị méo dạng theo góc phát xạ.
2.1.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh trên phim X-quang
Chất lượng hình ảnh dùng trong chẩn đốn y học phụ thuộc nhiều vào
phương pháp ghi hình, đặc điểm của thiết bị, người vận hành kỹ thuật,… Ngồi
ra, chất lượng hình ảnh còn phụ thuộc vào 5 yếu tố sau: Độ tương phản màu sắc,

7

c


hình nhiễu, ảnh giả, hình mờ, hình biến dạng. Riêng ảnh X-quang có 2 yếu tố
quan trọng là: Độ tương phản màu sắc, sự rõ nét.
- Độ tương phản: Là do sự khác nhau về độ đen giữa hai cấu trúc kề cận
nhau, nó phụ thuộc vào kỹ thuật chụp và người quan sát. Ta biết rằng sau khi đi
xuyên qua cơ thể, tia X bị hấp thụ và suy giảm một cách khác nhau, vì vậy sự tác
động lên nhũ tương trên phim cũng khác nhau; nơi nào không bị suy giảm sẽ tạo
nên vùng đen, nơi nào bị suy giảm nhiều tạo ra vùng trắng. Tương tự ta có những
vùng xám nhiều hay ít phụ thuộc vào hệ số hấp thụ, và xuất hiện thuật ngữ “nấc
thang xám (grey scale).
Trong hình ảnh X-quang thường quy có bốn nấc thang cơ bản là đen của
khơng khí, xám sẫm của mở, xám nhạt của nước và mô mềm, trắng của xương.
Độ tương phản phụ thuộc vào các yếu tố như hiệu số điện thế, mAs, khoảng
cách tiêu điểm phim (Trần Thị Hoàng Yến, 2008).
- Ảnh hưởng của hiệu số điện thế (kVp): Khi hiệu số điện thế càng cao thì
bước sóng càng ngắn, lực xuyên thấu càng mạnh, độ tương phản tăng và phim có
màu xám ở nhiều mức độ. Ngược lại, bước sóng dài thì xun thấu yếu, màu xám
giới hạn nhưng nhiều màu đen trắng. Ngoài ra, hiệu điện thế càng cao thì bức xạ
khuếch tán càng nhiều nên dễ tạo ảnh quá đen, vì vậy khi chụp cơ quan có độ dày
trên 12 cm phải dùng màng chống bức xạ khuếch tán.
- Ảnh hưởng của mAs: mAs là tích số nhân của cường độ dịng điện (mA)
với thời gian (s) phát xạ. Với mAs càng cao, lượng tia X phát ra càng nhiều, hình
ảnh càng tăng độ đen. Một trong 2 yếu tố cần thay đổi cho phù hợp nhưng số
lượng mAs không đổi.
- Ảnh hưởng của tiêu cự: Tuân theo quy luật bình phương đảo: “Với những
yếu tố chụp hình khơng đổi, lượng bức xạ thay đổi nghịch đảo với bình phương

khoảng cách tiêu điểm phim”. Do tia X đi thẳng và tỏa ra trùm lên một diện tích
nên khoảng cách tiêu điểm phim càng tăng thì lượng tia tại vật giảm (Võ Thị
Bích Châu, 2009).
- Sự rõ nét của hình ảnh (Sharpness) Là sự phân biệt giữa các đường khác
nhau trên phim, độ rõ nét càng cao đường bờ càng rõ. Nó phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau như:
+ Kích thước tiêu điểm phát tia: Nếu càng nhỏ thì độ nét càng cao và
ngược lại.
8

c


+ Khoảng cách giữa vật và phim: Vật càng gần phim thì hình ảnh càng rõ
và ngược lại.
+ Sự cố định của vật cho hình ảnh rõ nét, nếu thú chuyển động trong lúc
chụp sẽ tạo hình mờ. Vì vậy, thời gian chụp càng ngắn thì hạn chế được sự
chuyển động làm hình ảnh càng rõ (Trần Thị Hồng Yến, 2008).
Bảng 2.1. Bảng tương quan giữa độ dày cơ quan chụp với với các hệ số kvP
và mAs
Độ dày

Ngực

Bụng

cm

kVp


mAs

kVp

1

50

2.5

42

2

52

2.5

3

54

4

Xương
mAs

kVp

mAs


5.0

36

10

44

5.0

38

10

2.5

46

5.0

40

10

56

2.5

48


5.0

42

10

5

58

2.5

50

5.0

44

10

6

60

2.5

52

5.0


46

10

7

62

2.5

54

5.0

48

10

8

64

2.5

56

5.0

50


10

9

66

2.5

58

5.0

52

10

10

68

2.5

60

5.0

54

10


Nguồn: Radiography of the dog and cat: Guide to making and Interpretin Radiography.
Muhlbauer & Kneller

2.1.7. Đặc điểm máy X-quang
2.1.7.1. Ứng dụng của máy X-quang
Là thiết bị sử dụng phổ biến trong chẩn đốn hình ảnh. Phương pháp tạo
ảnh là sử dụng tia X (tia Röntgen) để xây dựng và tái tạo lại hình ảnh về cấu trúc
bên trong cơ thể, nhằm cung cấp thơng tin trong chẩn đốn và điều trị bệnh.
Các ứng dụng của X quang chẩn đoán: Khảo sát cấu trúc các cơ quan của
cơ thể như chụp xương khớp, chụp bụng, chụp sọ não, chụp cột sống, chụp phổi,
chụp hệ tiết niệu, chụp mạch, dạ dày,…
2.1.7.2. Cấu tạo của máy X-quang
Máy X-quang có cấu tạo gồm các bộ phận: Khối phát tia X, khối tạo cao
thế; khối thu nhận/hiển thị hình ảnh; các thiết bị phụ trợ.

9

c


- Khối phát tia Xgồm bóng tia X và máy phát tia X
+ Bóng X-quang (bóng tia X): Là một bóng thủy tinh và là dạng đặc biệt
của loại bóng điện từ chân khơng. Bóng hoạt động dựa trên ngun lý biến đổi từ
động năng của chùm tia điện tử bức xạ từ catốt chuyển năng lượng tia X bức xạ
từ anốt. Bóng X-quang gồm các bộ phận: cực dương, cực âm, vỏ.
+ Máy phát tia X: Sử dụng máy biến thế để làm gia tăng điện áp.
- Khối cao thế: Cung cấp điện áp cao thế cho bóng X-quang, gồm: Nguồn
cấp điện, biến áp cao thế và chỉnh lưu cao thế, những linh kiện này được bố trí
trong thùng cao thế để đảm bảo độ cách điện và tỏa nhiệt.

- Khối thu nhận và hiển thị hình ảnh, bao gồm các phần như sau:
+ Bộ tán xạ: Là các bức xạ không mong muốn, không phát ra từ tia X
chính, mà phát ra từ thú bệnh.
+ Bộ phận tập trung chùm tia (chuẩn trực): Chuẩn trực giới hạn phạm vi
của tia X lại thành một vùng cố định.
+ Lưới lọc tán xạ: Cấu thành từ hàng trăm dải chì và các khoảng thấu xạ
cấu tạo từ sợi hay nhôm. Các lưới lọc làm từ sợi carbon sẽ nhẹ và bền hơn
trong quá trình sử dụng. Bộ lưới lọc sẽ được đặt giữa thú bệnh và hộp đựng
phim. Hầu hết phim chụp vùng ngực và vùng bụng đều phải sử dụng lưới lọc
tán xạ.
+Phim X-quang: Hấp thụ chùm tia X đi qua nó gồm chùm photon tạo ảnh
và tán xạ. Phim X-quang nhậy cảm với ánh sáng và phải được bảo vệ trong một
vật chứa chống ánh sáng và được xử lý trong mơi trường ánh sáng dịu an tồn
đến khi hồn tất. Phim X-quang hiện đại khơng q nhậy cảm với tia X.
+ Hộp đựng phim X-quang là hộp nhựa hoặc kim loại.
- Các thiết bị phụ trợ:
+ Các thiết bị định vị và định dạng chùm tia X: Bàn chụp, giá chụp, cột
đỡ bóng;
+ Các thiết bị và dụng cụ buồng tối: Thùng rửa, tráng phim, bàn lắp, máy
sấy phim;
+ Các thiết bị bảo vệ khỏi bức xạ: Với nhân viên chụp cần phải mặc đồ bảo
hộ: Đồ bảo hộ gồm áo, che cổ, găng tay có lõi bằng chì.
10

c


2.1.7.3. Đặc trưng kĩ thuật của máy X-quang
- Công suất phát xạ lớn, thời gian phát xạ ngắn.
- Hình ảnh rõ ràng, có thể chụp cắt lớp theo mặt phẳng hoặc khơng gian

tạo ra những hình ảnh có chiều sâu và chi tiết tới cỡ vài mm2. Cho phép nhiều
người cùng quan sát hình ảnh thơng qua hệ thống truyền hình. Hình ảnh khơng
chỉ được in trên phim mà cịn có thể được lưu trữ trên đĩa từ hoặc quang với số
lượng rất lớn.
- Có thể lập chương trình xét nghiệm theo bệnh lý, thể trạng người bệnh,…
ghi vào bộ nhớ máy vi tính.
- Cơng suất tiêu hao tổng thể thấp. Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, người
sử dụng và mơi trường xung quanh.
- Sử dụng máy X-quang có một số ưu và nhược điểm sau:
Bảng 2.2. Một số ưu và nhược điểm của máy X-quang
Ưu điểm

Nhược điểm

- Được phổ cập và ứng dụng rộng rãi nhất so - Tia X là bức xạ ion hóa ảnh hưởng có
với các loại thiết bị chẩn đốn hình ảnh khác. hại đối với đối tượng chụp và mơi
- Có thể dùng để chẩn đốn tồn thân với các trường.
góc độ và vị trí khác nhau của người bệnh.

- Có sự chồng chất các chi tiết trên màn
hình.

- Có thể lắp đặt cố định hoặc di động.

- Có thể vừa chiếu vừa chụp hỗ trợ cho các - Độ phân giải thấp với các mơ mềm.
thủ thuật can thiệp.
- Khó quan sát và đánh giá hình ảnh
các đối tượng nằm sâu bên trong.
- Chi phí đầu tư và vận hành thấp.
- Khả năng kết nối mạng, truyền ảnh, xử lý - Chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào

giấy tăng sáng và hệ thống tráng rửa
ảnh đối với hệ thống X-quang số.
phim.

2.1.8. Kĩ thuật chụp X-quang
2.1.8.1. Kĩ thuật
Sự ghi hình X-quang của các cơ quan thăm khám được thực hiện trên phim
hoặc giấy ảnh. Để ghi được hình trên phim X-quang thì tia X phải được phát xạ với
một hiệu điện thế cao (từ 50KV đến 100 hoặc 150 KV) và với cường độ dịng qua
bóng X-quang lớn. Thời gian chụp nhanh hay chậm tùy thuộc cơ thể dày hay mỏng,
cơ quan cần chụp ở nơng hay sâu, và cũng tùy tính chất đâm xuyên của tia X.

11

c


Khoảng các SID lớn sẽ cho chi tiết hình ảnh tốt hơn nhưng đòi hỏi đầu ra
của máy X-quang lớn hơn. Khoảng cách SID ngắn đòi hỏi lượng tia X thấp hơn,
nhưng chi tiết hình ảnh càng giảm do cạnh nhịe mắt.
Phim: hệ thống màn hình hoặc các loại hệ thống kỹ thuật số và tốc độ.
Lưới tọa độ (tỷ lệ và dòng trên mỗi inch)
- Phương pháp xử lý (bằng tay hoặc tự động)
- Kết hợp hóa chất phải ở trong tình trạng tốt và phối hợp hợp lý.
- Lựa chọn một con vật là loại điển hình tại phịng khám (thường là chó
kích thước trung bình tầm 20kg, không bị thừa cân).
Bụng là một phần cơ thể với hầu hết các mơ mềm, nó được sử dụng như là
điểm khởi đầu. Thiết lập cho chụp X-quang bụng sau đó có thể tăng dần lên để
chụp X-quang chỉnh hình và giảm xuống khi chụp X-quang ngực.
2.1.8.2. Một số lưu ý khi chụp X-quang

- Chọn hướng chụp: Khi chụp X-quang, một chiều hướng khơng cho ta kết
quả chính xác nhất về các biểu hiện giải phẫu. Các cơ quan có thể sẽ che đi các
góc của nhau. Chính vì vậy chụp nhiều góc độ khác nhau sẽ giúp người bác sĩ
chẩn đốn hình ảnh chính xác nhất có thể.
- Cố định chó khi chụp X-quang: Giữ cho con vật nằm cố định, không rung
trên bàn khi chụp X-quang. Tùy theo vị trí, phần muốn quan sát mà chọn hướng
chụp thích hợp.

Hình 2.2. Kỹ thuật cố định chó trên bàn chụp X-quang
Nguồn: Bệnh viện Thú y Việt Trì PET+

12

c


×