Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

phân tích các đối thủ cạnh tranh của sữa bột nội theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của michael porter

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.29 KB, 2 trang )

Phân tích các đối thủ cạnh tranh của sữa bột nội theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
của Michael Porter
1. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, các công ty phải đối mặt với rất
nhiều đối thủ trong ngành, và các sản phẩm sữa bột cũng không ngoại lệ. Hiện
tại tại thị trường Việt Nam có các hãng sữa bột: Vinamilk, Nutifood,
Lachifood, Dumex, Nestlé, Ducth Lady, Mead Jonson, Tùy vào năng lực
cạnh tranh cũng như chiến lược mã các công ty sẽ chọn cho mình các chiến
lược khác nhau như: Thay đổi giá, tăng cường khác biệt hóa sản phẩm, sử dụng
một cách sáng tạo các kênh phân phối, khai thác quan hệ với các nhà cung cấp,
cơ hội thị trường, rào cản rut lui thị trường, tính đa dạng cạnh tranh, sự rut lui
khỏi ngành
- Chiến lược cạnh tranh về giá: các sản phẩm sữa bột nội có lợi thế so với các
sản phẩm ngoại khi mà đã đưa ra các mức giá không quá cao, đáp ứng được
nhu cầu có khả năng thanh toán của nhiều khách hàng, trong khi đó giá của
các sản phẩm sữa ngoại cao hơn từ 100 đến 200% so với các sản phẩm sữa
nội. Đối thủ của chúng ta là các sản phẩm của Pháp, Hà Lan, Bỉ, Nhật, Mỹ
- Sử dụng hiệu quả các kênh phân phối: các sản phẩm sữa bột nội được phân
phối trên khắp phạm vi cả nước, đặc điểm về giá cũng là một lý do khiến
cho các sản phẩm sữa nội được phân phối rộng rãi hơn các sản phẩm sữa
ngoại.
- Cạnh tranh về mặt chất lượng: mặc dù công nghệ sản xuất tương đối hiện
đại đủ khả năng chế biến các sản phẩm sữa đảm bảo chất lượng đạt tiêu
chuẩn quốc tế. Sản phẩm của công ty sữa Việt Nam được các cơ quan
chuyên trách trong và ngoài nước xác nhận về chất lượng(Vinacontrol, viện
Kiểm tra Đo lường chất lượng của Áo. ). Tuy nhiên xét về tổng thể, Việt
Nam vẫn chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh cho các sản phẩm
sữa từ sữa nguyên liệu nhập khẩu đến sữa thành phẩm. Tức là, chất lượng
sản phẩm nội địa được thả nổi, không được đảm bảo bởi bất kỳ một tổ chức
có uy tín nào, mà phụ thuộc vào cách làm của từng công ty. Hơn nữa sản
phẩm sữa trong nước chủ yếu đươc sản xuất từ sữa bột nhập khẩu, mà để


sản phẩm chế biến từ nguồn sữa bột nhập đạt được chất lượng như sản
phẩm tạo ra từ nguồn sữa tươi tại chỗ thì trong quá trình chế biến phải bổ
xung thêm vi lượng vi lượng các khoáng chất, vitamin, béo…
- Uy tín về thương hiệu: các sản phẩm ngoại có uy tín trên thị trường thế giới
từ rất lâu như Abbot( trên 120 năm, từ năm 1888), neslé(trên 140 năm, từ
năm 1866), dutch lady (140 năm, từ năm 1871)
2. Các sản phẩm thay thế
Hiện tại sữa bột vẫn là lựa chon của nhiều người tiêu dùng, tuy nhiên cũng phải
kể đến các sản phẩm thay thế như sữa nước, thực phẩm dnh dưỡng. Tuy nhiên
mỗi hãng sữa, mỗi loại sữa chủ yếu tập trung vào một hoặc một số đối thượng
khách hàng nhất định, do đó mà sản phẩm sữa hầu như không chịu ảnh hưởng
nhiều từ các sản phẩm thay thế
3. Năng lực thương lượng của người mua
Ngành sữa không chịu áp lực bởi bất cứ nhà phân phối nào. Đối với sản phẩm
sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty sữa có thể bán với giá cao
mà khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do vậy ngành sữa có thể chuyển những bất
lợi từ phía nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. Năng lực thương
lượng của người mua thấp.
4. Quyền lực nhà cung cấp
Hiện nay chế biến sữa trong nước mới đáp ứng được 28% nhu cầu, 50% là
nhập nguyên liệu từ bên ngoài về chế biến và 22% còn lại là sữa thành phẩm
nhập khẩu. Các công ty phải nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ các nước: Hà
Lan, Hoa Ký, New Zealand, Thái Lan, Australia, Đan Mạch, Ailen, Ba Lan,
Pháp, Canada Do phải nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn nên sản phẩm
sữa nội ảnh hưởng rất lớn từ nguồn nguyên liệu đó. Trong thời gian tới, giá sữa
bột có xu hướng tăng. Đồng thời,nguồn cung từ các nước xuất khẩu chủ yếu
sang Việt Nam như New Zealand, Úc… tăngnhẹ trong khi cầu nhập khẩu từ
các nước châu Á tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Do đó, việc kiểm soát được
các hợp đồng mua sữa bột, cả về số lượng và chất lượng là rất quan trọng đến
năng lực cạnh tranh của các công ty. Tuy nhiên, với diễn biến giá sữakhó nắm

bắt như những năm gần đây, các nhà sản xuất trong nước vẫn ở trong thế bị
động khi phán ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
5. Các đối thủ tiềm năng
Đối với tình hình nước ta hiện nay, việc một công ty, doanh nghiệp muốn tham
gia vào thị trường sữa bột không phải là khó. Mặt khác khi nước ta đã gia nhập
WTO, thì việc kiểm soát việc các sản phẩm sữa nhập khẩu lại cang khó hơn.
Thực tế cho thấy hiện nay trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh
vực này. Do đó có thể nói rằng rào cản từ các đối thủ tiềm năng là rất cao

×