Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển sinh trưởng, phát triển và nở hoa của cây hoa hồng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NỞ HOA CỦA CÂY HOA HỒNG
Bùi Thị Hồng, Đặng Văn Đông
SUMMARY
Research on some of growth, development and bloom controlling measures
to the rose plants
Rose is the flower that has very large requirement of use, therefore application of new technology in
the production of Rose plants to increase productivity, quality and economical profit is always
necessary request. Research Institute of Fruits and Vegetables already carried out a research on
some of growth, development and bloom controlling measures to the Rose plants. The results
indicate that the growth controlling measures by using the methods of cutting, trimming, bending,
pulling-down increase the growth and development ability of Rose plants, therefore increase
productivity and economical profit (1,52 - 1,88 times higher than the control). Within the measures,
bending and pulling down are more effective. When the measures of bending and pulling down are
applied to the mass production, effectiveness of the model is 1,8 - 2,0 times higher than the control.
Keywords: Rose plant, bloom, cutting, trimming, bending, profit.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây hoa hồng có tên khoa học là (Rosa
sp.), được trồng phổ biến và rộng rãi ở hầu
khắp các nước trên thế giới. Đây là loại hoa
có nhu cầu sử dụng rất cao, luôn có mặt
trong các dịp lễ hội lớn cũng như những lúc
thường nhật. Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù
có những vùng sản xuất hoa hồng với diện
tích rất lớn, nhưng nhìn chung năng suất
thấp, chất lượng hoa kém, nguyên nhân của
tồn tại trên là do kỹ thuật canh tác còn lạc
hậu, chưa áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản
xuất. Thực tiễn của nghề trồng hoa cho thấy,
muốn đạt hiệu quả cao, không những cần
nâng cao năng suất, chất lượng mà còn phải


điều khiển để hoa nở đồng đều và tập trung.
Nội dung bài báo trình bày một số kết
quả nghiên cứu, biện pháp kỹ thuật điều
khiển sinh trưởng phát triển và nở hoa của
cây hoa hồng có khả năng ứng dụng phục
vụ sản xuất.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. ghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp
cắt tỉa, uốn, vít đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất, chất lượng hoa và hiệu
quả kinh tế của cây hoa hồng
Thí nghiệm tiến hành trên giống hoa
hồng đỏ Pháp (là giống đang trồng phổ
biến nhất ở Việt Nam hiện nay), được bố
trí theo ô, mỗi ô 10 m
2
theo khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh RCB với 3 lần nhắc lại.
Khoảng cách trồng là: 35 cm x 25 cm.
Gồm 4 công thức (CT):
CT1: Để nguyên không tác động làm
đối chứng (đ/c).
CT2: Cắt tỉa cành (cắt tỉa). Những cành
dùng làm cành mẹ tiến hành cắt cách gốc từ
20 - 25 cm, đồng thời cắt tỉa những cành vô
hiệu không có khả năng thu hoa.
CT3: Uốn cong cành (uốn). Dùng dây
đè 2 bên uốn cong tất cả các cành dùng làm
cành mẹ và các cành vô hiệu ra 2 bên phía

ngoài của luống.
CT4: Bẻ gập cành (vít). Tại vị trí cách
gốc của cành mẹ 20 - 25 cm tạo thành vết
thương bẻ gập ra bên ngoài nhưng không
làm gẫy cành.
2. Xây dựng mô hình áp dụng biện
pháp cắt tỉa, uốn, vít cho cây hoa hồng
ngoài sản xuất ở một số địa phương
Các số liệu được xử lý trên máy tính
theo chương trình IRRISTAT.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
1. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, uốn,
vít đến sinh trưởng, phát triển, năng suất
và hiệu quả kinh tế của cây hoa hồng
Cây hoa hồng sau khi đã ổn định về
mặt sinh trưởng (sau trồng 4 tháng) trên
những cành được dùng làm cành mẹ và
cành vô hiệu, chúng tôi tiến hành bố trí các
công thức cắt tỉa, uốn, vít và theo dõi động
thái bật mầm trên cây, kết quả được trình
bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, uốn, vít đến động thái bật mầm
và tỷ lệ mầm hữu hiệu của cây hoa hồng
CTTN
Số lượng mầm sau thời gian tác động (mầm/cây)
Tỷ lệ mầm hữu hiệu sau
tác động 180 ngày (%)
10 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày 180 ngày
CT1 (đ/c) 2,0 4,3 5,2 8,2 16,3 51,6

CT2 (cắt tỉa) 2,6 8,3 8,9 16,8 24,2 50,3
CT3 (uốn) 2,1 7,2 8,0 14,2 21,2 63,9
CT4 (vít) 1,8 7,0 7,8 14,0 21,4 62,8
CV% 4,9 7,1 11,8
LSD5% 0,62 1,78 2,63

Kết quả Bảng 1 cho thấy: Thời gian
đầu số mầm xuất hiện trên các CT là tương
đương nhau, sự sai khác thể hiện rõ sau
thời gian tác động 30 ngày. Số mầm trên
các CT cắt tỉa, uốn, vít đều cao hơn CT đối
chứng, cao nhất là CT2 tiếp đến là CT3 và
CT4. Nguyên nhân là do ở các CT được
cắt tỉa, uốn, vít có sự thông thoáng tốt,
tăng độ chiếu sáng đến gốc, kích thích khả
năng bật mầm.
Trên các công thức cắt tỉa, uốn, vít có
số mầm tăng mạnh vào giai đoạn sau thời
gian tác động 30 ngày, giai đoạn 30 - 60
ngày số mầm tăng chậm, sau đó lại tiếp tục
tăng mạnh ở giai đoạn 60 - 90 ngày. Còn ở
CT đối chứng số lượng mầm tăng đều qua
các giai đoạn. Sở dĩ có hiện tượng này là do
một cành hoa hồng có thời gian từ khi bật
mầm đến lúc thu hoạch dao động từ 45 - 60
ngày. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc
vào giống, mùa vụ và tình trạng sinh trưởng
của cây. Khả năng bật mầm của cây chịu sự
tác động của các biện pháp kỹ thuật, khi
hoa thu hoạch, cành trên cây được cắt đi

góp phần tạo điều kiện kích thích mầm phát
triển, cứ như vậy cành phát triển và được
thu hoạch tập trung. Điều này không những
rất thuận lợi cho việc thu hoạch sau này mà
có tác dụng trong việc điều khiển thu hoạch
hoa theo ý muốn.
Tính đến thời điểm sau thời gian tác
động 180 ngày, trong các CT cắt tỉa, uốn,
vít, số lượng mầm ở CT2 cao hơn CT3 và
CT4. Như vậy ngoài việc tạo độ thông
thoáng, tăng ánh sáng chiếu gốc, thì ở CT2
(cắt tỉa) còn có tác dụng phá bỏ chồi ngọn,
tạo điều kiện kích thích mầm phát triển.
Tuy nhiên tỷ lệ mầm hữu hiệu ở CT3 và
CT4 lại cao hơn CT2, điều này cho thấy
biện pháp cắt tỉa kích thích mầm bật nhiều,
nhưng số mầm hữu hiệu thấp hơn, do cành
bị cắt, khả năng quang hợp của cây bị hạn
chế. Còn ở CT uốn cong và bẻ gập cành số
mầm hữu hiệu cao hơn là do khi cây được
uốn cong, bẻ gập cành ra ngoài, tạo độ
thông thoáng tăng khả năng thu nhận ánh
sáng, kích thích mầm phát triển, đồng thời
dinh dưỡng lại không bị mất đi do trên cành
vẫn duy trì được bộ lá để quang hợp nuôi
cây tạo điều kiện thuận lợi cho mầm sinh
trưởng, phát triển.
Cành hoa được hình thành từ cành mẹ,
độ dài nhất định của cành là sản phNm mà
người trồng mong muốn. Sau khi nảy mầm

một thời gian ngắn thì bắt đầu xảy ra sự
phân hóa mầm hoa và tăng kích thước cành
hoa (chiều dài, đường kính), thông thường
để hình thành một cành hoa mất từ 45 - 60
ngày. Kết quả nghiên cứu về khả năng phát
triển cành hoa hồng khi áp dụng biện pháp
cắt tỉa, uốn, vít, được trình ở Bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, uốn, vít đến động thái tăng trưởng chiều dài
và đường kính cành hoa hồng
Đơn vị tính: cm
Chỉ tiêu
theo dõi
CTTN
Thời gian theo dõi (ngày)
CD & ĐK tối đa
15 30 45 60
CD
cành
ĐK
cành
CD
cành
ĐK
cành
CD
cành
ĐK
cành
CD
cành

ĐK
cành
CD
cành
ĐK
cành
CT1 (đ/c) 5,0 0,33 24,5 0,42 41,7 0,53 61,6 0,60 61,6 0,60
CT2 (cắt tỉa) 9,0 0,36 49,5 0,56 60,1 0,65 71,8 0,71 71,8 0,71
CT3 (uốn) 7,4 0,34 29,6 0,43 58,5 0,65 72,5 0,76 72,5 0,76
CT4 (vít) 7,7 0,35 27,9 0,45 57,6 0,69 69,3 0,78 69,7 0,78
CV% 5,8 5,2 5,0 5,5 5.7 6,9 5,7 6,9
LSD5% 3,40 0,05 5,17 0,05 7,40 0,09 7,40 0,09

Qua số liệu Bảng 2 cho thấy: Thời
gian đầu (thời gian ở đây tính cho 1 chu
kỳ sinh trưởng của cành hoa từ khi bật
mầm đến khi thu hoạch) chiều dài (CD)
và đường kính (ĐK) cành ở các CT là gần
tương đương nhau. Sau 30 ngày đã có sự
khác nhau đáng kể giữa các CT. Cao nhất
là CT2 (9,0 cm), tiếp đến là CT3 và CT4
(7,4 - 7,7 cm), thấp nhất là CT đối chứng
chỉ đạt 5,0 cm. Tốc độ phát triển kích
thước cành (chiều dài x đường kính) ở
CT2 giai đoạn 15 - 30 ngày mạnh hơn so
với CT3 và CT4, nhưng giai đoạn 30 - 45
ngày thì tốc độ phát triển kích thước cành
ở CT3 và CT4 lại cao hơn CT2. Sở dĩ có
được điều này là do CT2 ngoài việc tăng
khả năng chiếu sáng còn bị ức chế sự bật

mầm sớm, tuy nhiên những mầm này chủ
yếu là các mầm gần ngọn, mà sức sinh
trưởng cành càng gần ngọn càng yếu. Vì
vậy tốc độ tăng trưởng kích thước cành ở
giai đoạn sau của CT2 chậm hơn so với
CT3 và CT4.
Như vậy việc áp dụng biện pháp cắt tỉa,
uốn, vít đã làm tăng khả năng sinh trưởng
của cây, còn chất lượng hoa trên các công
thức bị ảnh hưởng như thế nào chúng tôi có
kết quả trình bày ở Bảng 3.
Kết quả ở bảng 3 thấy rằng: Chiều dài
và đường kính cành ở các CT cắt tỉa, uốn,
vít có ưu thế vượt trội hơn hẳn CT đối
chứng, đây là một điểm nổi bật khi áp dụng
biện pháp kỹ thuật cắt tỉa, uốn, vít. Ngoài ra
đường kính và chiều cao hoa cũng cao hơn
đối chứng từ 0,5 - 0,7 cm.
Số cánh/hoa của hoa hồng thường bị
thay đổi do có tác động của yếu tố bên
ngoài, cụ thể hơn ở đây là bị tác động của
các biện pháp cắt tỉa, uốn, vít. Các CT được
tác động đều có số cánh/hoa cao hơn đối
chứng từ 5 - 12,5 cánh, trong đó số
cánh/hoa của CT3, CT4 cao hơn CT2.
Bảng 3. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, uốn, vít, đến chất lượng hoa hồng
Chỉ ti
êu
theo dõi


CTTN
Chất lượng hoa
CD cành
(cm)
ĐK cành

(cm)
ĐK hoa
(cm)
Chiều cao
hoa (cm)
Số cánh
hoa (cánh)
Độ bền hoa
cắt (ngày)
CT1 (đ/c) 61,6 0,60 3,8 4,0 22,5 6,2
CT2 (cắt tỉa) 71,8 0,71 4,3 4,6 27,5 7,8
CT3 (uốn) 72,5 0,76 4,4 4,6 32,5 8,7
CT4 (vít) 69,7 0,78 4,3 4,7 35,0 9,0
CV% 5,7 6,9 6,7 5,9 6,7 5,6
LSD5% 7,40 0,09 0,45 0,47 3,70 0,83

Về độ bền hoa cắt: Cùng tiến hành ở điều
kiện như nhau về các yếu tố ngoại cảnh,
nhưng các CT cắt tỉa, uốn, vít đều cao hơn CT
đối chứng từ 1,6 - 2,0 ngày và giữa các công
tắc này cũng chênh nhau từ 0,9 - 1,2 ngày.
Mục đích cuối cùng của người sản xuất
là hiệu quả kinh tế. Kết quả về hiệu quả
kinh tế khi áp dụng biện pháp cắt tỉa, uốn,

vít được trình bày ở Bảng 4
Bảng 4. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, uốn, vít đến năng suất, sản lượng
và hiệu quả kinh tế của hoa hồng
(Tính trên 1000 m
2
sau trồng 10 tháng)
Chỉ tiêu

CTTN
Sản lượng
hoa (bông)

Tỷ lệ hoa thương phẩm (%)

Tổng thu
(1.000 đ)
Tổng chi
(1.000 đ)

Lãi thuần
(1.000 đ)
So với

đối chứng
(lần)
Loại
1
Loại
2
Loại

3
CT1 (đ/c) 50.465 16,8 45,2 38,4 27010 12500 14.510 1,00
CT2 (cắt tỉa) 70.132 20,8 35,5 43,7 40611 18500 22.111 1,52
CT3 (uốn) 81.281 21,9 33,7 44,4 45230 18000 27.230 1,88
CT4 (vít) 80.635 22,3 34,8 42,9 46989 19750 27.239 1,88

Trên các công thức cắt tỉa, uốn, vít đều
có sản lượng hoa cao hơn đối chứng từ
10.000 - 30.000 bông/1000 m
2
. Sản lượng
hoa cao, nhưng giá trị thu được còn phải
phụ thuộc vào giá trị hoa thương phNm của
từng loại, ở các công thức có tỷ lệ hoa loại
1 cao, loại 3 thấp thì tổng giá trị thu được sẽ
cao hơn, bởi vì hoa loại 1 có chất lượng tốt
nên giá trị thương phNm cao.
Ngoài ra hiệu quả kinh tế còn phụ thuộc
vào phần chi phí đầu tư. Mặc dù phần chi
phí ở các công thức cắt tỉa, uốn, vít có cao
hơn công thức đối chứng do phải chi phí
thêm phần công lao động và vật tư để phục
vụ cho việc cắt tỉa, uốn, vít nhưng ở các
công thức này có số mầm và tỷ lệ mầm hữu
hiệu cao nên sản lượng hoa cao, hơn nữa tỷ
lệ hoa loại 1, loại 2 ở các công thức này
cũng cao, do đó phần lãi thuần đều cao, cao
hơn công thức đối chứng từ 1,52 - 1,88 lần.
Trong đó công thức 3 (uốn) và công thức 4
(vít) là hiệu quả hơn cả.

Qua kết quả nghiên cứu trên chúng tôi
có nhận xét sau: Các biện pháp cắt tỉa, uốn,
vít đều có tác dụng làm tăng khả năng sinh
trưởng, phát triển cho cây hoa hồng, dẫn
đến năng suất chất lượng và hiệu quả tế
tăng cao hơn từ 1,52 - 1,88 lần so với đối
chứng. Trong đó biện pháp uốn cong và vít
gập cành là hiệu quả nhất.
2. Kết quả áp dụng các biện pháp điều
khiển sinh trưởng ngoài sản xuất tại một
số địa phương
Chúng tôi đã tiến hành áp dụng biện
pháp cắt tỉa, uốn, vít cho cây hoa hồng ra
ngoài sản xuất tại một số địa phương. Sau
đây là một số kết quả thu được.
Bảng 5. Kết quả về khả năng sinh trưởng phát triển của cây hoa hồng
áp dụng biện pháp vít cành ngoài sản xuất ở một số địa phương
Địa
điểm
CT
TN
Số lượng và tỷ lệ mầm hữu hiệu
sau thời gian áp dụng
Chất lượng hoa
2 tháng 4 tháng 6 tháng
CD
cành
TB
(cm)
ĐK

cànhTB
(cm)
C.cao
hoa TB
(cm)
ĐK
hoa
TB
(cm)
Số
cánh/hoa
(cánh)
SL
(mầm)

Tỷ lệ
(%)
SL
(mầm)

Tỷ lệ
(%)
SL
(mầm)

Tỷ lệ
(%)
Hà Nội
đ/c 3,4 44,5 8,5 52,7 16,7 53,8 60,3 0,58 0,38 0,40 23,5
A/D 7,2 50,6 14,3 61,3 20,6 62,8 71,4 0,74 0,42 0,46 30,7

CV% 8,3 6,7 7,2 4,6 4,4 4,7 5,6 10,0
LSD5% 2,81 3,32 3,51 7,22 0,18 0,32 0,22 3,5
Hà Nam
đ/c 4,2 45,5 9,3 53,7 15,8 54,6 58.7 0,60 0,40 0,39 24.4
A/D 7,8 51,6 15,1 63,2 21,2 61,7 69,3 0,72 0.44 0,44 32.6
CV% 6,3 6,7 8,1 6,3 3,6 4,7 6,3 7,5
LSD5% 2,01 3,42 3,24 4,7 0,32 0,22 0,21 2,5
Sơn La
đ/c 4,0 45,4 8,5 54,7 17,2 54,8 59,4 0,60 0.37 0,41 22,3
A/D 7,6 52,6 15.6 63,5 22,4 63,5 70,4 0,75 0.42 0,46 36.8
CV% 6,7 6,2 8,9 5,8 7,2 4,3 5,1 10,0
LSD5% 2,43 3,26 4,32 5,4 0,46 0,29 0,34 3,5
Ghi chú: A/D = Áp dụng biện pháp vít cành
Kết quả bảng 5 đã cho thấy: Nhìn chung
ở hầu hết các địa phương khi được áp dụng
các biện pháp cắt tỉa, uốn, vít cây đều có khả
năng sinh trưởng tốt hơn khi không áp dụng.
Số lượng (SL) mầm nhiều hơn, tỷ lệ mầm
hữu hiệu cao hơn, các chỉ tiêu về chất lượng
hoa cũng cao hơn hẳn so với đối chứng. Tuy
nhiên khả năng sinh trưởng và chất lượng
hoa ở các vùng khác nhau thì có khác nhau,
trong đó ở vùng Sơn La do có điều kiện khí
hậu phù hợp với khả năng sinh trưởng của
cây hoa hồng nên sinh trưởng tốt hơn các
vùng khác. Vùng Hà Nội do có nhiều kinh
nghiệm trong trồng hoa hồng hơn nên mức
độ đầu tư thâm canh ở đó cao hơn, vì vậy
chất lượng hoa ở đó cũng cao hơn.
Như vậy biện pháp vít cành đã làm

tăng khả năng sinh trưởng của cây và đó
cũng là tiền đề để chất lượng hoa được
nâng cao, tuy nhiên hiệu quả kinh tế vẫn là
mục đích của người sản xuất, chúng tôi
tiến hành đánh giá qua các chỉ tiêu về năng
suất và hiệu quả, kết quả được trình bày ở
bảng 6.
Bảng 6: Hiệu quả kinh tế của hoa hồng ở các địa phương
khi được áp dụng biện pháp điều khiển sinh trưởng
(Tính trên 1000 m
2
sau trồng 1 năm)
Địa điểm

CTTN
Sản lượng
hoa
Tổng thu
(1000 đ)
Tổng chi 1000 đ
Lãi thuần
1000 đ
So với đối
chứng
(lần)
Giống Vật tư, công LĐ Tổng chi
Hà Nội
đ/c 67.000 41.900 12.000 19.000 31.000 10.900 1
A/D 82.500 59.000 12.000 25.200 37.200 21.800 2,0
Hà Nam

đ/c 65.500 38.500 12.000 18.500 30.500 8.000 1
A/D 85.000 51.000 12.000 24.500 36.500 14.500 1,8
Sơn la
đ/c 69.000 43.000 12.000 20.000 32.000 11.000 1
A/D 85.500 57.600 12.000 26.000 38.000 19.600 1,78
Ghi chú: A/D = Áp dụng biện pháp điều khiển sinh trưởng
Năng suất và hiệu quả kinh tế cây hoa
hồng ở các địa phương được áp dụng biện
pháp uốn, vít cành kết quả đã cho thấy:
Sản lượng hoa thu được đều cao hơn
đối chứng, vì vậy tổng thu cao hơn. Mặc
dù chi phí khi được áp dụng có cao hơn
vì phải chi phí thêm công lao động (LĐ)
và vật tư cho việc vít cành, nhưng do có
sản lượng hoa cao hơn nên hiệu quả cao
hơn đối chứng từ 1,8 - 2,0 lần. Tuy nhiên
ở các địa phương khác nhau thì tỷ lệ này
cũng khác nhau, nguyên nhân là do phần
chi phí cho công lao động và vật tư ở mỗi
địa phương không giống nhau, ngoài ra
phần thu ở mỗi nơi bị biến động bởi yếu
tố chất lượng và giá cả. Trong đó ở vùng
Hà Nội đạt cao nhất gấp 2,0 lần so với
đối chứng.



Khả năng bật mầm
ở CT bẻ gập cành
Khả năng bật mầm

ở CT uốn cong cành
Khả năng bật mầm của hoa hồng khi
được áp dụng biện pháp uốn cong và bẻ
gập cành

IV. KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng
tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Các biện pháp điều khiển sinh trưởng
bằng cắt tỉa, uốn, vít đều làm tăng khả năng
sinh trưởng, phát triển của cây hoa hồng,
dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế cao
gấp 1,52 - 1,88 lần so với đối chứng. Trong
đó biện pháp uốn cong và bẻ gập cành cho
hiệu quả hơn cả.
2. Khi đưa ra áp dụng các biện pháp
điều khiển sinh trưởng bằng uốn, vít ngoài
sản xuất hiệu quả của mô hình đều cao hơn
1,8 - 2,0 lần so với đối chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, guyễn
Quang Thạch, 2002. Cây hoa hồng và
kỹ thuật trồng. Nhà xuất bản Lao động -
Xã hội.
2 Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2003.
Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập
cao - cây hoa hồng. Nhà xuất bản Lao
động - Xã hội.
3 Đặng Văn Đông, Bùi Thị Hồng, 2003.
Nghiên cứu tuyển chọn một số giống

hoa hồng phục vụ sản xuất. Kết quả
nghiên cứu khoa học - Viện Nghiên cứu
Rau quả.
4 guyễn Quang Thạch, Hoàng Minh
Tấn, Trần Văn Phm, 2000. Giáo trình
Sinh lý thực vật. NXB. Nông nghiệp,
Hà Nội.
5 Hoàng gọc Thuận, 2005. Trồng hoa
thương mại ở Bắc Giang, Hội thảo
Quốc tế Việt Nam - Hà Lan.
6 Hoàng gọc Thuận, 2006. Nghiên cứu
đặc tính nông sinh học của một số
giống hoa hồng đã tuyển chọn và biện
pháp kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng hoa cắt, Báo cáo
nghiên cứu khoa học. Trường Đại học
Nông nghiệp I, Hà Nội.
gười phản biện: Trần Duy Quý
T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
8


×