Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chƣa ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Dƣ Ngọc Thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lời cảm ơn
Luận án đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và cơ quan
nghiên cứu trong nƣớc. Trƣớc hết, tác giả xin chân thành cảm ơn GS. VS. TSKH
Trần Đình Long, TS. Nguyễn Thị Chinh, với cƣơng vị ngƣời hƣớng dẫn khoa học,
đã có nhiều đóng góp to lớn trong nghiên cứu và hoàn thành luận án của nghiên
cứu sinh. Tác giả cũng bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của GS.
TS. Từ Quang Hiển, PGS. TS Trần Ngọc Ngoạn, PGS. TS. Luân Thị Đẹp, PGS.
TS. Nguyễn Ngọc Nông trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án tại
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học
và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên. Cảm ơn phòng Kinh tế các huyện Phú Bình, Đại
Từ, Phổ Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên trong việc cung cấp
tài liệu và thông tin liên quan đến đề tài, bố trí thí nghiệm đồng ruộng và hợp tác
triển khai xây dựng mô hình trồng lạc thu đông có sự tham gia của nông dân.
Trong quá trình thực hiện va hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh đƣợc sự giúp đỡ
của cán bộ, công nhân viên Khoa Nông học, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm đậu đỗ, Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ
quan trên. Xin trân trọng cảm ơn Ban Sau Đại học, Trƣờng Đại học Thái Nguyên,
Khoa Sau đại học, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận
lợi để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án của mình.
Thái Nguyên, ngày 5/4/ 2007
Dƣ Ngọc Thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mục lục
Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các sơ đồ, đồ thị
Mở đầu ....................................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................
2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................
3. Mục tiêu của đề tài.............................................................................
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................
5. Những đóng góp mới của luận án
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nƣớc........
1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới ............................
1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới..............................................
1.1.2. Một số yếu tố hạn chế chính đến sản xuất lạc trên thế giới..........
1.1.3. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới..........................................
1.1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc trên thế giới....
1.1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng lạc trên thế giới
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam.............................
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam.............................
1.2.2. Một số yếu tố hạn chế sản xuất lạc ở Việt Nam............................
1.2.3. Tình hình nghiên cứu lạc ở Việt Nam............................................
1.2.3.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc mới ở Việt Nam..........
1.2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng lạc ở Việt Nam..
1.3. Nghiên cứu phát triển lạc thu đông ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam
Trang
1
1
3
4
4
4
6
6
6
11
13
13
16
21
21
25
27
27
29
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu sản xuất lạc thu đông.........................
1.3.2. Một số kết quả triển khai sản xuất lạc thu đông .........................
1.4. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Thái Nguyên ......................................
1.4. Những kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu tài liệu .................
Chƣơng 2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu................................
2.1. Vật liệu nghiên cứu............................................................................
2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất lạc ở Thái Nguyên......
2.2.2. Khả năng sinh trƣởng và phát triển của một số giống lạc trong VTĐ ở Thái Nguyên
2.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu cho cây lạc vụ thu đông ở tỉnh
Thái Nguyên ................................................
2.2.4. Xây dựng mô hình và phát triển lạc thu đông ở Thái Nguyên
2.2.5. Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng lạc thu đông cho tỉnh TN...
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................
2.3.1. Điều tra điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất lạc .................
2.3.2. Thí nghiệm đồng ruộng ..............................................................
2.3.3. Xây dựng mô hình và phát triển lạc thu đông ............................
2.3.4. Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng lạc thu đông ở tỉnh TN ....
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.........................................
3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất lạc ở tỉnh TN................
3.1.1. Điều kiện thời tiết khí hậu ở tỉnh Thái Nguyên 2001-20005 .
3.1.2. Đất nông nghiệp và cơ cấu cây trồng hàng năm ở tỉnh TN.........
3.1.3. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Thái Nguyên..................................
3.1.4. Các yếu tố hạn chế và thuận lợi đến sản xuất lạc ở tỉnh TN......
3.2. Khả năng sinh trƣởng và phát triển một số giống lạc trong VTĐ ...
3.2.1. Một số chỉ tiêu nông sinh học của các giống lạc trong VTĐ ....
3.2.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lạc...
3.2.3. Mức độ nhiễm bệnh hại ở các giống lạc trong VTĐ ..............
36
38
40
43
45
45
46
46
46
46
47
47
47
47
49
63
65
65
66
66
66
67
70
75
81
81
85
88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2.4. Tính ổn định của các giống lạc qua các vụ trong năm .............
3.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cho cây lạc trong VTĐ ở tỉnh TN....
3.3.1. Xác định thời vụ trồng thích hợp trong VTĐ ở tỉnh TN.............
3.3.2. ảnh hƣởng của tƣới nƣớc đến sinh trƣởng và phát triển của lạc trong VTĐ ở tỉnh TN
3.3.3. Xác định mật độ trồng lạc thích hợp trong VTĐ ở tỉnh TN.....
3.3.4. Xác định liều lƣợng đạm bón thích hợp cho các giống lạc L12, L14 và MD7 trong VTĐ
ở tỉnh Thái Nguyên ............................
3.3.5. Xác định lƣợng lân bón thích hợp cho các giống lạc L12, L14 và MD7 trong VTĐ ở tỉnh
Thái Nguyên ....................................
3.3.6. Xác định lƣợng kali bón thích hợp cho các giống lạc L12, L14 và MD7 trong vụ thu
đông ở tỉnh Thái Nguyên....................
3.3.7. Hiệu quả của các tổ hợp phân bón đối với lạc trong VTĐ .......
3.3.8. Hiệu quả phòng trừ của thuốc BVTV đối với một số bệnh hại lạc trong VTĐ ở tỉnh Thái
Nguyên......................................
3.4. Xây dựng mô hình và phát triển sản xuất lạc vụ thu đông ở tỉnh TN.
3.4.1. Mô hình sử dụng giống L.14 và áp dụng kỹ thuật mới có che phủ nilon ở tỉnh Thái
Nguyên .................................................
3.4.2. Mô hình so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây lạc với khoai lang và ngô trong VTĐ ở tỉnh
Thái Nguyên ..................................
3.4.3. Kết quả mở rộng mô hình trồng lạc thu đông ở tỉnh TN...... ...
3.5. Quy trình kỹ thuật trồng lạc vụ thu đông cho tỉnh Thái Nguyên
Kết luận và đề nghị ...............................................................................
1. Kết luận.............................................................................................
2. Đề nghị:.............................................................................................
Các công trình liên quan đến đề tài đã công bố................................
Tài liệu tham khảo..............................................................................
Phụ lục ..............................................................................................
90
92
92
97
105
112
120
127
135
139
143
143
145
146
148
152
152
153
154
155
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Danh mục các chữ viết tắt
Chữ đƣợc viết tắt Chữ viết tắt
Bảo vệ thực vật BVTV
Chiều cao cây CCC
Chiều dài cành cấp 1 dài nhất CDC
Chỉ số diện tích lá tại thời kỳ R6 (m
2
lá/m
2
đất) LAI
Cục nông nghiệp Hoa kỳ USDA
Độ lệch chuẩn Std
Hiệu suất của đạm HS (N)
Hiệu suất của kali HS (K)
Hiệu suất của lân HS (P)
Khối liên minh châu Âu EU
Khối lƣợng KL
Khối lƣợng nốt sần tại thời kỳ R6 KLNS
Lƣợng chất khô thân lá tại thời kỳ R8 CKTL
Năng suất NS
Năng suất sinh vật học NSSV
Nhà xuất bản Nông nghiệp NXBNN
Phân chuồng PC
Số cành cấp 1 CC 1
Số cành cấp 2 CC 2
Số lƣợng nốt sần tại thời kỳ R6 SLNS
Thái Nguyên TN
Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp liên hợp quốc FAO
Thời gian sinh trƣởng TGST
Tỉ lệ nhân TLN
Tỉ suất lợi nhuận TSLN
Triệu đồng tr.đ
Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm đậu đỗ TT đậu đỗ
Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam VKHNNVN
Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng Nhiệt đới Bán khô hạn ICRISAT
Vụ thu đông VTĐ
Danh mục các bảng số liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng Nội dung Trang
1.1 Diện tích, năng suất, sản lƣợng lạc trung bình ở các châu lục ..... 6
1.2 Diện tích, năng suất, sản lƣợng lạc Việt Nam (1995 - 2005) 22
1.3 Diện tích, năng suất, sản lƣợng lạc ở các vùng trồng lạc chính của
Việt Nam (2000-2005)
23
1.4 Diện tích và sản lƣợng lạc các huyện từ 2000-2005 ở tỉnh TN..... 42
2.1 Các tiêu chí đánh giá mức độ các yếu tố hạn chế sản xuất lạc .... 48
2.2 Tiêu chí đánh giá mức độ đầu tƣ phân cho lạc và mật độ trồng... 49
3.1 Một số đặc điểm hoá tính đất ở các huyện điều tra ở tỉnh TN..... 68
3.2 Tình hình sản xuất lạc ở một số điểm điều tra điều tra ở tỉnh TN... 71
3.3 Tình hình sử dụng giống và kỹ thuật trồng lạc ở các điểm điều tra 72
3.4 Mức độ đầu tƣ phân bón cho lạc ở các điểm điều tra ở tỉnh TN ... 74
3.5 Các yếu tố hạn chế sản xuất lạc xuân ở tỉnh Thái Nguyên ........ 76
3.6 Các yếu tố hạn chế sản xuất lạc thu đông ở Thái Nguyên ........... 78
3.7 Thời gian sinh trƣởng và một số đặc điểm hình thái của các giống
lạc trong VTĐ ở tỉnh TN...........................................................
82
3.8 Chỉ số diện tích lá và lƣợng chất khô thân lá của các giống lạc
trong VTĐ ở tỉnh TN ..........................................................
84
3.9 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lạc
trong VTĐ ở tỉnh TN.............................................................
86
3.10 Mức độ nhiễm một số bệnh hại ở các giống lạc trong VTĐ ........ 89
3.11 Thời gian sinh trƣởng và chiều cao cây các giống ở các vụ trồng
khác nhau ở tỉnh Thái Nguyên......................................................
90
3.12 Năng suất các giống của các vụ trồng khác nhau ở tỉnh TN ..... 91
3.13 ảnh hƣởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu nông sinh học giống
lạc L.14 trong VTĐ ở tỉnh Thái Nguyên.............................
93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.14 ảnh hƣởng thời vụ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất giống lạc L.14 trong VTĐ ở tỉnh TN..................
94
3.15 Diễn biến độ ẩm đất và lƣợng nƣớc thiếu hụt qua các thời kỳ sinh
trƣởng và phát triển của cây lạc trong VTĐ tại khu thí nghiệm ...
97
3.16 Lƣợng nƣớc tƣới ở mỗi lần tƣới và tổng lƣợng nƣớc tƣới ............ 99
3.17 ảnh hƣởng của tƣới nƣớc đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng giống
lạc L.14 trong VTĐ ở tỉnh Thái Nguyên..............................
100
3.18 ảnh hƣởng của tƣới nƣớc đến một số chỉ tiêu sinh lý và tỉ lệ cây
chết do bệnh hại ở giống lạc L.14 trong VTĐ ở tỉnh TN ........
101
3.19 ảnh hƣởng của tƣới nƣớc đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống lạc L14 trong VTĐ ở tỉnh Thái Nguyên................
103
3.20 ảnh hƣởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu nông sinh học
của lạc L.14 trong VTĐ ở tỉnh Thái Nguyên............................
106
3.21 ảnh hƣởng của mật độ trồng đến tỉ lệ nhiễm bệnh héo xanh, đốm
lá và gỉ sắt trên lạc L.14 trong VTĐ ở tỉnh Thái Nguyên ............
108
3.22 ảnh hƣởng của các mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất giống lạc L.14 trong VTĐ ở tỉnh Thái Nguyên..
110
3.23 ảnh hƣởng của lƣợng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng các
giống lạc L12, L14 và MD7 trong VTĐ tại Thái Nguyên...........
113
3.24 ảnh hƣởng của lƣợng đạm bón đến một số chỉ tiêu sinh lý các
giống lạc L12, L14 và MD7 trong VTĐ ở tỉnh Thái Nguyên .....
115
3.25 ảnh hƣởng của lƣợng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất các giống lạc L12, L14 và MD7 trong VTĐ ..........
117
3.26 Hiệu quả của việc bón đạm cho lạc trong VTĐ ở tỉnh TN........ 119
3.27 ảnh hƣởng của lƣợng lân bón đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng các
giống lạc L12, L14 và MD7 trong VTĐ ở tỉnh Thái Nguyên.......
121
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.28 ảnh hƣởng của lƣợng lân bón đến một số chỉ tiêu sinh lý các
giống lạc L12, L14 và MD7 trong VTĐ ở tỉnh Thái Nguyên ....
123
3.29 ảnh hƣởng của lƣợng lân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất các giống lạc trong VTĐ ở tỉnh TN.....................
125
3.30 Hiệu quả của việc bón lân cho lạc trong VTĐ ở tỉnh Thái Nguyên 126
3.31 ảnh hƣởng của lƣợng kali bón đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng các
giống lạc L12, L14 và MD7 trong VTĐ ở tỉnh Thái Nguyên........
128
3.32 ảnh hƣởng của lƣợng kali bón đến một số chỉ tiêu sinh lý các
giống lạc L12, L14 và MD7 trong VTĐ ở tỉnh Thái Nguyên.........
130
3.33 ảnh hƣởng của lƣợng kali bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất các giống lạc trong VTĐ ở tỉnh TN...................
131
3.34 Hiệu quả của việc bón kali cho lạc trong VTĐ ở tỉnh Thái Nguyên 133
3.35 ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến một số chỉ tiêu sinh
trƣởng giống lạc L14 trong vụ thu đông ở tỉnh Thái Nguyên
135
3.36 ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến một số chỉ tiêu sinh lý
giống lạc L14 trong VTĐ ở tỉnh Thái Nguyên .....................
136
3.37 ảnh hƣởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống lạc L14 trong VTĐ ở tỉnh TN......
137
3.38 Hiệu quả năng suất và kinh tế từ các công thức bón 139
3.39 ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến tỉ lệ nhiễm một số bệnh chết cây
ở giống lạc L.14 trong VTĐ tại tỉnh Thái Nguyên..................
140
3.40 ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến tỉ lệ nhiễm bệnh đốm lá và gỉ sắt
ở giống lạc L.14 trong VTĐ tại tỉnh Thái Nguyên ...................
141
3.41 ảnh hƣởng của việc sử dụng thuốc đến năng suất giống lạc L.14
trong vụ thu đông ở tỉnh Thái Nguyên ...............................
142
3.42 Năng suất và hiệu quả kinh tế từ các mô hình 144
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.43 So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây lạc với ngô và khoai lang trong
vụ thu đông ở tỉnh Thái Nguyên
145
3.44 Số hộ, diện tích và năng suất lạc vụ thu đông của một số huyện
điều tra ở tỉnh Thái Nguyên...........................................
147
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Danh mục các sơ đồ, đồ thị
Biểu đồ Nội dung Trang
3.1 Nhiệt độ, lƣợng mƣa, lƣợng bốc hơi trung bình của 5 tháng
cuối năm (2001-2004)
66
3.2 Diện tích lạc vụ thu đông ở tỉnh Thái Nguyên từ 2001- 2006 148
Sơ đồ Các công thức luân canh chính ở tỉnh Thái Nguyên 69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nhờ sự chuyển dịch theo hƣớng nền kinh tế thị trƣờng,
sản xuất nông nghiệp của nƣớc ta đã thu đƣợc những thành tựu đáng kể. Từ một
nƣớc thiếu lƣơng thực, nay đã đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo (sau Thái
Lan). Nhờ đó, chúng ta có điều kiện chú ý hơn vào phát triển cây công nghiệp ngắn
ngày, đặc biệt là nhóm cây đậu đỗ để tăng cƣờng dinh dƣỡng cho con ngƣời, phục
vụ chế biến [10].
Trong các cây đậu đỗ, lạc (Arachis hypogaea L) là cây công nghiệp ngắn
ngày có giá trị kinh tế lớn [14], [32], dinh dƣỡng cao và có khả năng cải tạo đất tốt
[16], [26]. Lạc có giá trị dinh dƣỡng cao đặc biệt là có nhiều dầu và protein. Trong
hạt lạc chứa từ 40-60 % lipit; 24-26 % prôtêin; 9-12 % gluxit; 2-4,5 % xenlulô;
1,8-4,6 % tro; 6,0-22,0 % hyđratcacbon và nhiều loại vitamin (A, B1, B2, B6, PP,
E...) [14]. Ngoài giá trị dinh dƣỡng cho con ngƣời, lạc còn là nguồn thức ăn tốt cho
gia súc. Hơn thế nữa, lạc còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp ép dầu; dầu lạc
thuộc loại dầu ăn dễ tiêu và có thể làm nguyên liệu chế biến thuốc dùng trong y
dƣợc [16]. Một giá trị vô cùng quan trọng của cây lạc về mặt sinh học là có khả
năng cố định đạm khi cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium. Chính vì vậy, cây lạc
không đòi hỏi bón nhiều phân đạm, trồng ở đất nghèo dinh dƣỡng vẫn có thể cho
năng suất, đồng thời cải tạo đất tốt [8], [27]. Bên cạnh những ƣu điểm nêu
trên, lạc còn có giá trị lớn trong xuất khẩu. Trên thế giới, hàng năm sản lƣợng quả
lạc và dầu lạc xuất khẩu đạt hàng triệu tấn. Châu Á là khu vực có nhiều nƣớc trồng
lạc, trong đó Việt Nam là nƣớc đứng thứ 4 về sản lƣợng sau Trung Quốc, Ấn Độ
và Inđônêsia. Việt Nam đứng thứ 4 về xuất khẩu lạc trên thế giới, sau Trung Quốc,
Mỹ và Áchentina. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây đạt
khoảng 50 triệu đôla Mỹ/năm [124].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, lạc xuân là vụ sản xuất chính, diện tích hàng
năm dao động từ 135-140 nghìn hécta. Sản phẩm vụ lạc xuân phần lớn để xuất
khẩu và làm thực phẩm tiêu dùng nội địa, có một phần nhỏ (10 %) để giữ làm
giống cho vụ xuân năm sau [7]. Do hạt lạc có hàm lƣợng dầu cao, bảo quản khó,
rất dễ bị mất sức nảy mầm sau một thời gian thu hoạch. Sử dụng lạc xuân năm
trƣớc làm giống cho vụ xuân năm sau tỷ lệ mọc thấp, lƣợng giống tốn nhiều. Đây
là cũng là một trong những hạn chế để tăng năng suất và diện tích lạc vụ xuân.
Những năm gần đây, nghiên cứu và phát triển lạc thu đông ở một số tỉnh nhƣ
Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh thành công. Năng suất trung bình vụ này đạt 12-14
tạ/ha, điển hình có địa phƣơng năng suất đạt 20 tạ/ha [1], [10]. Sản phẩm lạc ở vụ
thu đông đã đƣợc sử dụng làm giống cho vụ xuân, tuy nhiên với sản lƣợng lạc thu
đông hiện nay chƣa đáp ứng đủ nhu cầu về giống cho vụ xuân ở các tỉnh miền Bắc
[10]. Theo dự báo, trong những năm tới nhu cầu lạc giống cho vụ xuân ở các tỉnh
là 28-40 nghìn tấn/năm. Để đảm bảo cung cấp đủ giống cho diện tích lạc xuân
hàng năm cần phải nhân giống trong vụ thu đông từ 17 đến 20 nghìn ha [7].
Thái Nguyên là tỉnh có lịch sử trồng lạc, có diện tích đất lớn (10.000 ha có thể
trồng lạc thu đông), có điều kiện thời tiết gần giống nhƣ Hà Nội, Bắc Giang nên
cũng có thể trồng lạc đƣợc nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên ở Thái Nguyên, nông
dân mới trồng lạc vụ xuân và vụ thu, còn vụ thu đông chƣa biết đến. Mƣời năm trở
lại đây, ở Thái Nguyên diện tích cây lạc liên tục giảm, năng suất thấp. Nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do thiếu giống cho năng suất cao, chống
chịu tốt cho vụ xuân và kỹ thuật trồng lạc còn lạc hậu. Nông dân chủ yếu dùng lạc
xuân năm trƣớc làm giống cho vụ xuân năm sau, nên tỉ lệ mọc thấp, không đảm
bảo mật độ cây dẫn đến năng suất thấp. Vụ lạc thu do nhiệt độ và ẩm độ cao cây
lạc sinh trƣởng sinh dƣỡng quá mạnh nên quả, hạt bé, năng suất thấp nên diện tích
vụ này cũng rất hạn chế. Việc phát triển vụ lạc thu đông ở Thái Nguyên sẽ đáp ứng
đƣợc nhu cầu giống lạc tốt cho vụ lạc xuân của tỉnh, đồng thời góp phần cung cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
giống cho các tỉnh lân cận và tăng sản lƣợng lạc cho nhu cầu thực phẩm và xuất
khẩu. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để phát triển vụ lạc thu đông ở tỉnh
Thái Nguyên”
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống để phát triển vụ lạc thu
đông ở tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý luận khoa
học cho việc phát triển vụ lạc thu đông ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng lạc thu đông ở tỉnh Thái Nguyên là tài
liệu khoa học phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy.
2.1. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định các yếu tố hạn chế và thuận lợi đối với sản xuất lạc, từ đó đƣa ra
các biện pháp để phát triển sản xuất lạc nói chung và lạc thu đông nói riêng ở tỉnh
Thái Nguyên.
- Chọn ra các giống lạc có khả năng sinh trƣởng phát triển tốt, cho năng suất
cao phù hợp với điều kiện thu đông ở tỉnh Thái Nguyên.
- Từ kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng và phát triển lạc thu đông, đã xây
dựng đƣợc quy trình kỹ thuật trồng lạc thu đông và hình thành vụ lạc mới ở Thái
Nguyên.
- Phát triển vụ lạc thu đông đã đem lại lợi ích nhiều mặt nhƣ: Góp phần
chuyển dịch hệ thống cơ cấu cây trồng ở tỉnh Thái Nguyên, đem lại hiệu quả kinh
tế cao. Tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất, tạo ra nhiều việc làm,
tăng thu nhập, cho nông dân. Đảm bảo đủ giống và chất lƣợng giống tốt cho vụ lạc
xuân. Bổ sung vào nguồn thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao cho ngƣời dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đồng thời, trồng lạc thu đông chính là biện pháp bảo vệ, cải tạo độ phì đất một
cách tốt và rẻ tiền nhất.
3. Mục tiêu của đề tài
Phát triển vụ lạc thu đông ở tỉnh Thái Nguyên nhằm cung cấp lạc giống chất
lƣợng tốt cho vụ xuân, góp phần nâng cao năng suất và sản lƣợng lạc thƣơng phẩm
phục vụ thị trƣờng nội địa và xuất khẩu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là: Cây lạc (Arachis hypogaea L).
- Phạm vi nghiên cứu là: Nghiên cứu phát triển lạc vụ thu đông trong điều
kiện sinh thái tỉnh Thái Nguyên. Đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn
đề sau: Xác định các yếu tố hạn chế và thuận lợi đến sản xuất lạc ở tỉnh Thái
Nguyên; Nghiên cứu lựa chọn những giống lạc tốt, cho năng suất cao phù hợp với
điều kiện sinh thái tỉnh Thái Nguyên; Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng lạc
từ đó xây dựng quy trình kỹ thuật trồng lạc thu đông phù hợp với điều kiện tỉnh
Thái Nguyên; Xây dựng mô hình, phát triển sản xuất lạc thu đông ở tỉnh Thái
Nguyên.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Đối với khoa học: Cung cấp số liệu nghiên cứu về cây lạc trong vụ thu đông
ở Thái Nguyên và khẳng định cơ sở khoa học để phát triển lạc thu đông ở Việt
Nam.
- Đối với sản xuất:
+ Đánh giá, phân tích những khó khăn, thuận lợi ảnh hƣởng đến sản xuất lạc
và đề xuất biện pháp nhằm phát triển lạc thu đông ở Thái Nguyên.
+ Xác định khả năng sinh trƣởng phát triển và tính ổn định về năng suất của
một số giống lạc trong điều kiện sinh thái ở Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ Đƣa ra một số biện pháp kỹ thuật nhƣ: Thời vụ gieo, thời kỳ tƣới nƣớc, mật
độ trồng, lƣợng phân bón thích hợp nhất để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế
của vụ lạc thu đông.
+ Hình thành và phát triển vụ lạc thu đông ở Thái Nguyên để cung cấp giống
lạc có chất lƣợng tốt cho vụ xuân.
+ Đƣa ra quy trình kỹ thuật trồng lạc vụ thu đông ở Thái Nguyên để nông dân
áp dụng.
- Đối với xã hội và đời sống:
+ Góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân, tăng sản
lƣợng lạc cho nhu cầu thực phẩm và xuất khẩu.
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Trong các loại cây trồng làm thực phẩm cho con ngƣời, lạc có vị trí quan
trọng. Mặc dù cây lạc đã có từ lâu đời, nhƣng vai trò kinh tế của lạc chỉ mới đƣợc
xác định trên 100 năm trở lại đây. Trên thế giới hiện nay, nhu cầu sử dụng và tiêu
thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nƣớc đầu tƣ phát triển sản
xuất lạc với qui mô ngày càng mở rộng.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lạc trung bình ở các châu lục qua
các thập kỷ 70 - 90
Ch©u lôc
1970-1979 1980-1989 1990-1999
DiÖn
tÝch
(Tr. ha)
N¨ng
suÊt
(t¹/ha)
S¶n
l-îng
(Tr.tÊn)
DiÖn
tÝch
(Tr.
ha)
N¨ng
suÊt
(t¹/ha)
S¶n
l-îng
(Tr.tÊn)
DiÖn
tÝch
(Tr.
ha)
N¨ng
suÊt
(t¹/ha)
S¶n
l-îng
(Tr.tÊn)
Ch©u Mü 1,313 19,2 2,519 0,995 23,6 2,349 1,037 23,1 2,399
B¾c Mü 0,643 25,9 1,665 0,680 26,6 1,808 0,713 26,2 1,865
Nam Mü 0,670 12,8 0,855 0,315 17,2 0,541 0,324 16,5 0,534
Ch©u Phi 6,079 7,3 4,423 5,151 7,0 3,620 6,014 7,9 4,721
§«ng Phi 1,127 8,9 1,001 0,873 6,8 0,594 0,832 7,0 0,582
Nam Phi 1,066 7,0 0,745 0,727 5,3 0,383 0,747 6,4 0,479
T©y Phi 3,886 6,9 2,678 3,552 7,4 2,644 4,435 8,3 3,661
Ch©u ¸ 10,487 9,1 9,549 12,036 11,6 13,985 13,451 14,5 19,544
§«ng ¸ 2,002 12,7 2,551 2,879 18,8 5,401 3,756 26,4 9,913
§.Nam ¸ 1,358 10,1 1,372 1,505 11,7 1,756 1,586 12,8 2,029
T. Nam ¸ 7,127 7,9 5,626 7,652 8,9 6,825 8,128 9,4 7,602
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ch©u ©u 0,087 16,1 0,139 0,099 18,1 0,180 0,121 23,5 0,285
ThÕ giíi 17,879 9,2 16,491 17,187 11,6 19,954 20,502 13,0 26,664
Tổng hợp từ các nguồn số liệu của Florkowski (1994) [80], Cesar (2002) [71],
FAO [79], USDA (2000-2006) [124] cho thấy diện tích trồng lạc trên toàn thế giới
trong 35 năm qua tăng 14,1 %. Những năm 70 diện tích lạc trung bình hàng năm là
17,879 triệu ha, những năm 90 là 20,502 triệu ha. Ở châu Mỹ, khu vực Bắc Mỹ
tăng 10,88 %, Nam Mỹ giảm 51,64 % (từ 0,670 xuống 0,324 triệu ha), toàn châu
Mỹ diện tích lạc giảm 21,0 %. Ở Châu Phi, khu vực Đông Phi và Nam Phi diện
tích giảm 28,1 % (từ 2,193 triệu ha xuống 1,579 triệu ha). Tây Phi có diện tích tăng
14,13 % (từ 3,886 triệu ha lên 4,435 triệu ha), toàn châu Phi diện tích lạc tăng 4,67
%. Châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới, trung bình những năm 90 là
13,451 triệu ha, tăng 28,3 % so với những năm 70 (10,487 triệu ha). Trong đó, diện
tích khu vực Đông Á tăng mạnh nhất 87,6 % (từ 2,002 triệu ha lên 3,756 triệu ha),
khu vực Đông Nam Á tăng 15,5 %, Tây Á tăng 14,1 %. Diện tích trung bình 6 năm
gần đây (2000-2005) trên thế giới là 22,415 triệu ha, tăng so với những năm 70 là
24,8 %, tăng so với những năm 90 là 8,7 %.
Những thập kỷ gần đây, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật và sử dụng giống lạc
mới, nên năng suất lạc trên thế giới không ngừng tăng. Năng suất lạc trung bình
trong những năm 70 là 9,2 tạ/ha, năm 80 là 11,6 tạ/ha, năm 90 là 13,0 tạ/ha [71].
Sáu năm gần đây (2000-2005) năng suất lạc trung bình của thế giới là 14,4 tạ/ha
[79], [124], tăng so với những năm 70 là 55,0 %, năm 80 là 30,9 %, năm 90 là
12,0 % [71], [79], [124]. Năng suất lạc trung bình toàn thế giới tăng, song không
đều giữa các khu vực, thậm chí có nhiều nơi giảm. Khu vực Bắc Mỹ có năng suất
lạc cao, tuy nhiên trong ba thập kỷ 70, 80, 90 tăng không đáng kể, từ 25,9 tạ/ha lên
26,2 tạ/ha [71]; mấy năm gần đây năng suất lạc khu vực này tăng nhanh, năm 2004
năng suất đạt 37,5 tạ/ha [124]. Nam Mỹ, năng suất lạc ở thập kỷ 90 là 16,5 tạ/ha,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tăng 35,0 % so với thập kỷ 70; đến năm 2004 năng suất đạt 21,5 tạ/ha [124]. Khu
vực Đông Phi và Nam Phi năng suất lạc trung bình rất thấp, dƣới 10,0 tạ/ha và
giảm từ 8,9 tạ/ha (1970-1979) xuống 7,0 tạ/ha (1990-1999), tƣơng ứng giảm 25,2
%. Khu vực Tây Phi năng suất lạc ở những năm 90 tăng 30,6 % so với những năm
70. Châu Á nhờ sự nỗ lực của các quốc gia áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chọn tạo và sử
dụng giống mới nên năng suất lạc tăng mạnh, từ 9,1 tạ/ha (1970-1979) lên 14,5
tạ/ha (1990-1999) [80]; năm 2004 năng suất lạc đạt 16,4 tạ/ha [124]. Khu vực
Đông Á có năng suất lạc tăng mạnh nhất, từ 12,7 tạ/ha (1970-1979) lên 26,3 tạ/ha
(1990-1999); Đông Nam Á tăng từ 10,1 tạ/ha lên 12,8 tạ/ha [80]; Tây Nam Á có
năng suất lạc rất thấp, song những thập kỷ qua năng suất đã tăng từ 7,9 tạ/ha
(1970-1979) lên 9,4 tạ/ha (1990-1999) [71], [80]. Các nƣớc Châu Âu năng suất lạc
tăng từ 16,1 tạ/ha (1970-1979) lên 23,5 tạ/ha (1990-1999) [71].
Sản lƣợng lạc trên thế giới luôn tăng, trung bình ở thập kỷ 90 là 26,664 triệu
tấn/năm tăng 58,0 % so với thập kỷ 70. Tuy nhiên, trong đó có châu lục sản lƣợng
lạc tăng, có châu lục giảm. Toàn châu Mỹ sản lƣợng lạc giảm 4,9 %, châu Phi tăng
4,6 %. Châu Á có sản lƣợng lạc tăng mạnh nhất, là 104,69 % (từ 9,549 lên 19,544
triệu tấn/năm). Điển hình có khu vực Đông Á, qua ba thập kỷ sản lƣợng lạc tăng
gần 300 % [71], [80]. Sản lƣợng lạc trung bình của thế giới trong 6 năm gần đây
(2000-2005) là 32,261 triệu tấn/năm, tăng so với những năm 70 là 93,1 %, tăng so
với những năm 90 là 23,5 % [124] (phụ lục 1).
Theo thống kê của Florkowski W.J (1994) [80], của Cesar. L.R., Stanley M.F.
(2002) [71], Ấn Độ có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới, song lạc chủ yếu đƣợc
trồng ở vùng khô hạn và bán khô hạn, nên năng suất lạc rất thấp. Diện tích lạc ở
những năm 70 của Ấn Độ là 7,159 triệu ha, năng suất 8,1 tạ/ha; những năm 90 diện
tích là 7,842 triệu ha, năng suất là 9,4 tạ/ha. Năm năm gần đây (2000-2004) diện
tích lạc hàng năm ở Ấn Độ là 8,0 triệu ha, năng suất là 8,6 tạ/ha, giảm 8,5 % so với
những năm 90 [79], [124]. Trung Quốc là nƣớc đứng thứ 2 về diện tích lạc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Diện tích và năng suất lạc ở Trung Quốc tăng nhanh trong những thập kỷ qua.
Thập kỷ 70 diện tích là 2,092 triệu ha/năm, năng suất là 12,0 tạ/ha, thập kỷ 80 diện
tích tăng lên là 2,647 triệu ha/năm, năng suất là 17,6 tạ/ha [79], [80]. Theo Duan
Shufen (1998) [77], trong thập kỷ 90 nhờ có những bƣớc nhảy vọt về chọn tạo
giống và kỹ thuật trồng trọt, nên năng suất lạc ở Trung Quốc đạt rất cao, trung bình
đạt 26,9 tạ/ha. Theo thống kê của USDA (2000-2005) [124], những năm gần đây
diện tích lạc ở Trung Quốc là 5,035 triệu ha/năm, chiếm trên 20 % tổng diện tích
lạc toàn thế giới. Năng suất lạc trung bình là 28,2 tạ/ha, cao gần gấp đôi (98,6 %)
năng suất lạc trung bình của thế giới. Sản lƣợng lạc hàng năm của Trung Quốc là
14,160 triệu tấn, chiếm gần 40 % tổng sản lƣợng lạc trên toàn thế giới. Sơn Đông
là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất Trung Quốc, chiếm 23,0 % tổng diện tích,
33,3 % tổng sản lƣợng cả nƣớc. Năng suất lạc trung bình ở tỉnh Sơn Đông rất cao,
đạt gần 40,0 tạ/ha, điển hình có nơi đạt 96,0 tạ/ha trên hàng chục hécta. Đặc biệt,
có thí nghiệm năng suất lạc đạt tới 120,0 tạ/ha, gấp 9 lần so với năng suất bình
quân thế giới [9], [10]. Đây thực sự là bƣớc đột phá của Trung Quốc về chọn tạo
giống và nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lạc. Nƣớc Mỹ
có diện tích giảm nhẹ, năng suất lạc khá ổn định trong 3 thập kỷ qua. Thập kỷ 70,
diện tích trồng lạc là 0,605 triệu ha/năm, năng suất trung bình đạt 26,5 tạ/ha [80],
đến thập kỷ 80, 90 diện tích giảm xuống còn 0,597 và 0,569 triệu ha/năm, năng
suất là 27,9 tạ/ha [71]. Năm 2000-2004 diện tích là 0,578 triệu ha/năm, năng suất
là 31,7 tạ/ha [124], đây là năng suất lạc trung bình cả nƣớc cao nhất thế giới. Điển
hình ở Mỹ là Bang Georgia có diện tích lạc là 0,217 triệu ha, bằng 40,6 % tổng
diện tích lạc ở Mỹ (2003), năng suất đạt 35,8 tạ/ha [124]. Bang Texas có diện tích
lạc là 0,1 triệu ha, năng suất đạt 38,0 tạ/ha, cao nhất nƣớc Mỹ [124], gấp 2,6 lần
năng suất trung bình thế giới). Nigiêria là nƣớc có sản lƣợng lạc đứng thứ tƣ
trên thế giới. Diện tích lạc của Nigiêria tăng nhanh trong thập kỷ 90, từ 0,609 triệu
ha/năm ở thập kỷ 80 lên 1,0 triệu ha/năm ở thập kỷ 90 [71], [80] và vƣơn lên đứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ở vị trí thứ 3 trên thế giới về diện tích. Năng suất lạc ở Nigieria thấp, trung bình
thập kỷ 90 chỉ đạt 8,6 tạ/ha [71]. Năm năm gần đây (2000-2004), Nigiêria có diện
tích là 1,23 triệu ha/năm và năng suất là 12,3 tạ/ha [124]. Inđônêsia ở thập kỷ
70 có diện tích trồng lạc là 0,42 triệu ha/năm, những năm 80 là 0,58 triệu ha/năm
[80]. Từ 1995 đến 2001 Inđônêsia có diện tích ổn định, trung bình là 0,65 triệu
ha/năm [71], [104]. Năm 2003, 2004 diện tích tăng lên 0,7 triệu ha/năm [124].
Năng suất lạc của Inđônêsia khá cao và ổn định và những năm 70, 80, 90 là 14,8-
15,0 tạ/ha [80]. Năm năm gần đây (2000-2004) năng suất lạc trung bình hàng năm
là 15,9 tạ/ha, tăng không đáng kể so với những thập kỷ trƣớc [124].
Sênêgan là nƣớc có diện tích trồng lạc khá lớn trên thế giới, song do thiếu sự
quan tâm của chính phủ, thiếu vốn đầu tƣ để phát triển cây lạc nên những thập kỷ
qua diện tích và năng suất lạc có xu hƣớng giảm. Thập kỷ 60, 70, diện tích lạc
hàng năm là 1,1 triệu ha, sang thập kỷ 90 giảm xuống còn 0,69 triệu ha/năm (giảm
37,3 %), năm 2003 chỉ còn 0,53 triệu ha (giảm 50 %) [71], [80]; năng suất lạc liên
tục giảm, thập kỷ 60 là 8,8 tạ/ha, thập kỷ 70 là 7,8 tạ/ha, thập kỷ 90 là 6,9 tạ/ha
[80]. Năm năm gần đây, năng suất lạc trung bình chỉ đạt 7,2 tạ/ha, trong đó thấp
nhất năm 2002 là 3,5 tạ/ha; sản lƣợng lạc là 0,45 triệu tấn/năm giảm so với thập kỷ
60 là 50 % [71], [80].
Ca Mơ Run là nƣớc có diện tích trồng lạc khá cao 0,320 triệu ha, song năng
suất trung bình những năm gần đây chỉ đạt 3,2 tạ/ha. Đây là quốc gia có năng suất
trung bình thấp nhất thế giới [124].
Ngoài các nƣớc trên, lạc còn đƣợc trồng nhiều ở các nƣớc khác trên thế giới
nhƣ: Bu Ma, Su Đăng, Bu Ki Na, Achentina, Hàn Quốc .... Hàn Quốc là nƣớc nổi
tiếng về đầu tƣ cao trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trên cây lạc.
Nhờ đó đến những năm đầu của thập kỷ 90 năng suất lạc của Hàn Quốc đã tăng lên
gấp 4 lần so với năm 1960. Năm 2000, trên những nông trại lớn của Hàn Quốc
năng suất lạc đạt trên 60,0 tạ/ha. Achentina cũng là nƣớc thành công trong nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cứu và ứng dụng kỹ thuật tiến bộ để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất lạc.
Năm 1991, năng suất lạc bình quân của Achentina đạt 20,0 tạ/ha [10], [71], [79],
[124] gấp 2 lần so với năm 1980. Mấy năm gần đây, nhờ có các giống mới chất
lƣợng cao đƣợc gieo trồng trên 70 % diện tích lạc cả nƣớc, đã đƣa Achentina trở
thành nƣớc xuất khẩu lạc đứng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, mặc dù
diện tích trồng lạc chỉ có 0,18 triệu ha/năm [79], [124].
1.1.2. Một số yếu tố hạn chế chính đến sản xuất lạc trên thế giới
Lạc là cây trồng có tiềm năng cho năng suất rất cao, tuy nhiên nhiều nơi con
ngƣời chƣa khai thác đƣợc tiềm năng này. Diện tích trồng lạc của nhiều nƣớc
giảm, năng suất lạc thấp. Để giải quyết vấn đề này, việc xác định các yếu tố hạn
chế đến sản xuất lạc là cần thiết. Trong nhiều năm qua các nhà khoa học trên thế
giới đã xác định đƣợc ba nhóm yếu tố hạn chế chính là: Kinh tế xã hội, phi sinh
học và sinh học.
Về các yếu tố kinh tế - xã hội, Willam M.J., Dillon J.L. (1987) [129] đã chỉ ra
rằng các yếu tố quan trọng nhất hạn chế sản xuất đậu đỗ là thiếu sự quan tâm chú ý
ƣu tiên phát triển cây đậu đỗ kể cả phía nhà nƣớc và nông dân. Nhiều nơi, con
ngƣời chủ yếu chú trọng phát triển cây lƣơng thực, coi cây đậu đỗ là cây trồng phụ.
Nhiều nƣớc nông dân nghèo không có cơ hội tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật trồng lạc
mới, để hạn chế yếu tố này chính phủ và các nhà khoa học nhiều nƣớc đã tìm cách
chia sẻ với nông dân trồng lạc [88], [113]. Tuy nhiên, việc này chƣa đƣợc phổ
biến. Thị trƣờng tiêu thụ lạc không ổn định cũng là yếu tố hạn chế đến sản xuất lạc
[86].
Về các yếu tố phi sinh học nhƣ khô hạn, đất chua, nghèo dinh dƣỡng là yếu tố
hạn chế lớn đến sản xuất lạc. Theo Carangal và các cộng sự (1987) [69], cho rằng
các yếu tố khí hậu, điều kiện đất, chế độ mƣa là những yếu tố hạn chế năng suất
đậu đỗ ở hầu hết khu vực châu Á. Sarma (1984) [118], Nageswara Rao (1985)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
[101], [102], Boote (1990) [64], các tác giả chỉ ra rằng nhiều khu vực trên thế giới,
trở ngại lớn nhất đến phát triển diện tích và tăng năng suất lạc là yếu tố nƣớc.
Bhagsari (1976) [62], Black (1985) [63], Hammond (1987) [85], Chapman (1989)
[72], Wright (1992) [132], Ben Hur (1995) [61] cho rằng, những vùng trồng lạc
nhờ nƣớc trời, thiên nhiên không cung cấp đủ nƣớc cho cây lạc do vậy, khô hạn
luôn là yếu tố hạn chế đối với cây lạc, năng suất thƣờng thấp và không ổn định.
Patel (1983) [110] cho rằng, đất thiếu nƣớc cây thấp, sinh trƣởng kém, năng suất
thấp.
Đất chua, mặn, nghèo dinh dƣỡng là yếu tố hạn chế sản xuất lạc. Shalhevet
(1968) cho biết lạc đƣợc trồng trên đất có độ mặn 4.900 micromhos/cm thì sản
lƣợng giảm 50 %, nếu độ mặn là 6.500 micromhos/cm thì không có sản lƣợng [17].
Reid và Cox (1973) [117], khẳng định lạc trồng trên đất có pH dƣới 5 thƣờng cho
năng suất thấp. Theo Sekhon (1982) đất thiếu Zn cây lạc có số hoa, tia quả giảm,
sinh trƣởng của rễ và thân cây chậm, thiếu Bo quả không có hạt [17]. Caswell
(1987) [70], Bruce (1987) [67], Murata (2002) [99] chỉ ra rằng sự mất cân đối,
thiếu hụt các chất dinh dƣỡng ở trong đất là nguyên nhân dẫn đến năng suất lạc
thấp. Beck (1987) [59], Brady (1994) [66], Maccio (2002) [92] đã cho biết đất
chua, hàm lƣợng P, Ca, Mg, Mo thấp, Al và Mn cao ức chế sự hình thành và hoạt
động của nốt sần, hạn chế quá trình cố định đạm sinh học ở cây lạc, từ đó dẫn đến
năng suất thấp. Nhƣ vậy, đảm bảo chế độ dinh dƣỡng đủ và cân đối là rất cần thiết
để cây lạc phát huy hết tiềm năng cho năng suất cao.
Lạc là cây mẫn cảm với nhiệt độ và cƣờng độ ánh sáng ngày ngắn. Cƣờng độ
ánh sáng thấp vào thời kỳ ra hoa làm cho lạc sinh trƣởng chậm, cành sinh sản bị ức
chế, hoa rụng; vào thời kỳ đâm tia, hình thành quả làm số lƣợng tia và quả giảm
(Hudgens và Mc Cloud, 1974) [87]. Nhiệt độ đất dƣới 20
0
C hoặc lớn hơn 35
0
C
đều là yếu tố hạn chế, làm quả lạc chậm hay ngừng phát triển dẫn đến năng suất lạc
thấp (Ono Y., Nakayama K., Kubota M. 1974) [109]. Nhiệt độ đất thấp, kết hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thiếu nƣớc làm cây lạc thấp, lá vàng khô, mã quả xấu, năng suất thấp; còn nhiệt độ
cao kết hợp hạn làm cây thấp, thân nhỏ yếu lá nhỏ, quả bé năng suất thấp (Leong
S. K., Ong C. K., 1983) [90] và Moreshet và các cộng sự, 1996) [95]. Nhiệt độ đất
thấp dƣới 12
0
C hạt lạc không nảy mầm đƣợc [57], lạc nẩy mầm và sinh trƣởng tốt
nhất trong điều kiện nhiệt độ 28-35
0
C [115], [130]. Qua đó cho thấy, để khắc phục
yếu tố hạn chế về ánh sáng và nhiệt độ, cần bố trí thời vụ trồng lạc sao cho các thời
kỳ mẫn cảm tránh đƣợc thời gian nhiệt độ thấp và ánh sáng ngày ngắn.
Các yếu tố sinh học nhƣ sâu bệnh hại, giống có khả năng chống chịu kém là
yếu tố hạn chế lớn đến sản xuất lạc trên thế giới. Ấn Độ thiệt hại do sâu, bệnh cho
lạc năm 1987 lên tới 150 triệu đôla, tại Nigiêria năm 1975 thiệt hại ở lạc do virut
đã lên tới 250 triệu đôla [17]. Theo Wightman và Ranga Rao (1994) [128] cho
biết sâu hại lạc làm giảm năng suất lạc 15-20 %. Duan Shufen (1998) [77], cho
biết ở Trung Quốc, những năm ở thập kỷ 60, 70 do thiếu những giống lạc kháng
bệnh, chịu hạn nên năng suất lạc rất thấp 11,0-12,0 tạ/ha. Từ năm 1990 đến nay,
nhờ có công tác chọn tạo giống và kết hợp áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến
nên năng suất lạc đạt rất cao 30,1 tạ/ha (2005) [124].
1.1.3. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới
1.1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc trên thế giới
Để phục vụ cho công tác chọn tạo giống lạc, việc thu thập, đánh giá và bảo
quản nguồn gen về cây lạc đã đƣợc nhiều tổ chức và nhiều nƣớc trên thế giới thực
hiện tốt. Nhƣ ở Mỹ thu thập đƣợc 29.000 mẫu [58], Australia là 12.160 mẫu, Ấn
Độ là 6.290 mẫu [56], Trung Quốc là 6.000 mẫu giống [91]. ICRISAT là cơ sở
nghiên cứu lớn nhất về cây lạc, ở đây đã thu thập đƣợc 13.915 lƣợt mẫu giống lạc
từ 89 nƣớc khác nhau. Cùng với việc thu thập, đánh giá, bảo quản, ICRISAT đã
cung cấp 107.710 lƣợt mẫu giống cho nhiều nƣớc để làm nguyên liệu chọn tạo
giống (Mengesha, 1993) [94].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nhờ có công tác thu thập, đánh giá nguồn gen lạc tốt, nên công tác chọn tạo
giống trong những thập kỷ qua đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. ICRISAT đã
chọn đƣợc nhiều giống lạc mới có năng suất cao ICGV-SM 83005 [106], Sinkarzei
[107], ICGV 91098 [83], ICGV 86014 [103], ...; các giống lạc chín sớm ICGV
86015 [108], ICGS (E)52, ICGV 86062, ... [96]; các giống chịu cớm ICGS (E)22,
ICG (E)61 [104] khi đƣa ra trồng ở các nƣớc đã phát huy rất tốt, cho năng suất cao.
Từ nguồn vật liệu giống của ICRISAT, các nƣớc đã tuyển chọn đƣợc nhiều
giống kháng sâu bệnh hại nhƣ các giống ICGV 86388, ICGV 86393, ICGV 86455
kháng bọ trĩ và sâu khoang, có năng suất trên 20,0 -22 tạ/ha (Dwivedi và các cộng
sự, 1995) [78]. Ở Myanma chọn đƣợc giống ICGV 86699 kháng các bệnh thối
trắng thân, gỉ sắt, đốm lá (Reddy, 1996) [114]; ở Mô Dăm Bích, Gambia, Nam Phi
chọn đƣợc các giống ICGV-SM 86715, ICGV 87165 kháng các bệnh đốm lá, gỉ
sắt, và héo xanh vi khuẩn, năng suất cao (24,0-47,0 tạ/ha) (Moss, 1998) [97]. Cũng
qua tuyển chọn từ các giống lạc của ICRISAT, Ấn Độ đã đƣa ra sản xuất các giống
lạc ICGV 86014 [120], ICGV 86143 [123] cho năng suất 20 tạ/ha, KL 100 hạt đạt
56 g, giống ICGV 88438, ICGV 89214, ICGV 91098 có hạt to, KL 100 hạt đạt 80-
88 g, năng suất 20 tạ/ha [83]. Năm 2004, tại Krishi Vigyan Kendra Ấn Độ chọn
đƣợc nhiều giống lạc mới nhƣ ICGV 91114, ICGS 76, ICGS 76, Smuruti, Dh86,
41, JL 220, năng suất đạt 18-38 tạ/ha (ICRISAT, 2005) [88].
Ở Trung Quốc, tính đến năm 1991, đã chọn tạo đƣợc hơn 200 giống lạc năng
suất cao và đƣợc trồng phổ biến ở nhiều địa phƣơng. Giống Fushuasheng và
Baisha 106 là 2 giống chín sớm, năng suất cao, đƣợc trên diện tích 10,33 triệu ha
[9]. Các giống có chất lƣợng hạt tốt, phục vụ cho xuất khẩu nhƣ: Baisha 1016, Hua
11, Hua 17, Luhua 10 và 8013; hay các giống lạc có khả năng kháng cao với bệnh
hại nhƣ: Luhua 3, Yueyou 92, Yueyou 256, Zhonghua 2, Zhonghua 4, đƣợc trồng
rộng rãi ở những vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao [9]. Viện nghiên cứu lạc tỉnh