TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ VỊ TRÍ, CHỨC
NĂNG, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHIỆM VỤ CỦA DÂN
QUÂN TỰ VỆ VIỆT NAM
I. LỊCH SỬ
HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT
TRIỂN
Trong những
năm 1930 -
1931, trong
phong trào Xô
viết Nghệ -
Tĩnh đã xuất
hiện các đội Tự
vệ đỏ, đó là
mầm mống của
các lực lượng
vũ trang cách
mạng sau này của nhân dân ta. Ngày 28 tháng 3 năm 1935, Đại hội lần thứ nhất
của Đảng được tổ chức tại Ma Cao (Trung Quốc) đã thông qua “Nghị quyết về Đội
tự vệ”. Nghị quyết xác định bản chất giai cấp, bản chất cách mạng của đội tự vệ,
một tổ chức có tính chất nửa quân sự của quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu
là của công nông, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Thành phần là những
người lao động nhiệt tình, cương quyết, không phân biệt gái, trai, hoặc dân tộc, từ
18 tuổi trở lên. Ngày 28 tháng 3 năm 1935 đã được công nhận là ngày truyền thống
lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các đội du kích Bắc Sơn, du kích Ba Tơ
cùng hàng ngàn đội tự vệ, tự vệ chiến đấu ở khắp các địa phương trên cả nước đã
được thành lập và phát triển lên trong cao trào đấu tranh cách mạng chuẩn bị vũ
trang khởi nghĩa giành chính quyền. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945, lực lượng tự vệ và tự vệ chiến đấu khắp Trung - Nam - Bắc đã đóng vai trò
xung kích đắc lực cùng với Việt Nam giải phóng quân kết hợp đấu tranh vũ trang
với đấu tranh chính trị của hàng triệu quần chúng vùng lên dùng bạo lực cách
mạng giành chính quyền về tay nhân dân trong phạm vi cả nước.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dân quân tự vệ và du kích là lực
lượng đông đảo nhất, không phân biệt nam, nữ, tôn giáo, đảng phái, xuất thân,
được tổ chức ở các thôn, xã, làng, bản, không thoát ly sản xuất, luôn luôn bám đất,
bám dân để đánh giặc giữ làng, chống địch càn quét khủng bố, làm thất bại âm
mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của
chúng. Dân quân tự vệ và du kích với những vũ khí thô sơ như giáo, mác, gậy gộc,
cung nỏ, súng đạn tự chế, địa lôi, hầm chông với những cách đánh tài tình, linh
hoạt đã khiến cho địch ăn không ngon, ngủ không yên, bị lọt vào một thứ “lưới
thép” không tài nào thoát ra được. Những đóng góp của lực lượng dân quân tự vệ
và du kích đã góp phần đắc lực vào thắng lợi chung của dân tộc năm 1954, đánh
đuổi thực dân Pháp xâm lược.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, trên miền Bắc, lực lượng
dân quân tự vệ được tổ chức rộng khắp, bao gồm cả nông dân, công nhân, trí thức,
học sinh, sinh viên; được trang bị từ thô sơ đến tương đối hiện đại đã chung sức,
chung lòng tích cực tham gia kiến thiết miền Bắc xã hội chủ nghĩa, anh dũng chiến
đấu bắn máy bay Mỹ, phục vụ chiến đấu, thực hiện công tác phòng không nhân
dân, bảo đảm giao thông vận tải thời chiến, xung kích trong lao động sản xuất, bảo
vệ trật tự trị an ở cơ sở, thực hiện nghĩa vụ của hậu phương đối với tiền tuyến lớn
miền Nam. Ở miền Nam, các đội tự vệ và du kích ở cả nông thôn, đồng bằng, rừng
núi, đô thị đã hỗ trợ đắc lực cho phong trào đồng khởi góp phần làm thất bại âm
mưu của đế quốc Mỹ nhằm thống trị miền Nam bằng các thủ đoạn của chủ nghĩa
thực dân mới. Bằng mọi thứ vũ khí kể cả thô sơ và hiện đại, anh dũng chiến đấu
cùng với quân giải phóng và nhân dân lần lượt đánh thắng chiến lược “chiến tranh
đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ, góp phần giải
phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Đánh giá vai trò, vị trí chiến lược của lực lượng dân quân tự vệ và du kích đối với
công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta, tháng 5
năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng
của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô
luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch
nào cũng phải tan rã”.
Từ sau khi đất nước được thống nhất đến nay, lực lượng Dân quân tự vệ đã cùng
với các lực lượng khác vẫn luôn giữ vững và phát huy vị trí chiến lược của mình
trong sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản
lý, điều hành của chính quyền xung kích trong lao động sản xuất, tham gia giữ gìn
anh ninh chính trị, trật tự an toàn ở địa phương, cơ sở, phòng chống và khắc phục
hậu quả thiên tại, tìm kiếm cứu nạn; được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tin cậy.
Để ghi nhận những công lao và thành tích Dân quân tự vệ qua các thời kỳ, đã có
hàng trăm tập thể và cá nhân Dân quân tự vệ được Đảng và Nhà nước phong tặng
danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, huân chương, huy chương các
loại; Cục Dân quân tự vệ được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân thời kỳ chống Mỹ và Huân chương Hồ Chí Minh năm 2009.
II. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ
NHIỆM VỤ CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ VIỆT NAM HIỆN NAY
Với vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước những năm qua;
trong giai đoạn cách mạng mới, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới,
đồng thời bảo đảm tính pháp lý đối với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Dân
quân tự vệ; Pháp lệnh Dân quân tự vệ đã được nâng lên thành Luật Dân quân tự vệ
và ngày 23/11/2009 đã được Quốc hội khoá XII tại kỳ họp thứ 6 thông qua và có
hiệu lực thi hành từ 01/7/2010; trong đó quy định:
Vị trí, chức năng:
Dân quân tự vệ Việt Nam là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản
xuất, công tác là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân Nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ
tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân
đánh giặc ở địa phương cơ sở khi có chiến tranh. Lực lượng này được tổ chức ở xã,
phường, thị trấn gọi là Dân quân; được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là Tự vệ.
Nguyên tắc tổ chức hoạt động:
1. Dân quân tự vệ Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự
thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý điều hành của Chính phủ mà trực tiếp là
sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp; sự chỉ huy thống
nhất của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và sự chỉ huy trực tiếp của chỉ huy trưởng cơ
quan quân sự địa phương.
2. Tổ chức và hoạt động của DQTV phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; dựa vào
dân và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.
3. Tổ chức biên chế của DQTV phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh gắn với địa bàn và nhiệm vụ của đơn vị sản xuất, công tác; bảo đảm cho thuận
tiện cho chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của
từng địa phương.
Nhiệm vụ của Dân quân tự vệ gồm:
1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ
sở, phối hợp với các đơn vị Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển và các lực
lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ
quyền trên các vùng biển Việt Nam.
2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân Công an nhân dân và các lực lượng
khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực
phòng thủ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính
quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
3. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm
kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và một số
nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.
4. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, tham gia xây dựng cơ
sở vững mạnh toàn diện; xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ
sở.
5. Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.