Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá kết quả đào tạo ngoại ngữ của một số trung tâm ngoại ngữ khu vực gia lâm (hà nội) và văn lâm, mỹ hào (hưng yên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN QUỐC ANH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ CỦA MỘT SỐ
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ KHU VỰC GIA LÂM (HÀ NỘI)
VÀ VĂN LÂM, MỸ HÀO (HƯNG YÊN)

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

c


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hưng Yên, ngày 19 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Anh

i

c


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại Học viện Nơng nghiệp Việt Nam và q trình nghiên
cứu thực hiện đề tài tại các trung tâm ngoại ngữ, trường học, một số công ty và cá nhân,
tôi luôn nhận được:
- Sự chỉ đạo, dạy dỗ chu đáo của các thầy cơ giáo trong trường, trong khoa Kế
tốn và Quản trị kinh doanh, đặc biệt là sự hướng dẫn khoa học tận tình của PGS. TS
Lê Hữu Ảnh.
- Sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của các Trung tâm, trường học, công ty và
một số cá nhân, đặc biệt là ban lãnh đạo của các trung tâm và một số cơ quan.
- Sự giúp đỡ tài liệu của các trung tâm, thư viện trường….
- Sự động viên giúp đỡ của cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự giúp đỡ và động viên quý
báu đó.
Hưng Yên, ngày 19 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Anh

ii


c


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... 1
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................. v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ............................................................................................... viii
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
1.1

Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................ 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 2
1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................ 4
2.1


Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 4

2.1.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................................. 4
2.1.2 Tổ chức đào tạo ngoại ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ ........................................ 8
2.1.3 Một số đặc điểm cơ bản của các trung tâm ngoại ngữ ......................................... 11
2.1.4 Nội dung đánh giá kết quả đào tạo ở các trung tâm ngoại ngữ ............................ 24
2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến chương trình đào tạo ............................................. 27
2.2

Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 30

2.2.1 Kinh nghiệm dạy và học ngoại ngữ ở một số nước ............................................. 29
2.2.2 Kinh nghiệm tại một số trung tâm ngoại ngữ trong nước .................................... 32
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 35
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 35

3.1.1. Đặc điểm chung của khu vực ............................................................................... 35
3.1.2. Các cơ sở đào tạo, sử dụng lao động chủ yếu tại địa bàn ..................................... 37
3.1.3 Về lao động và việc làm tại khu vực .................................................................... 38
3.2

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 41

iii

c



3.2.1 Chọn địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 41
3.2.2 Phương pháo thu thập tài liệu và số liệu .............................................................. 41
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 45
4.1

Một số kết quả chung của các Trung tâm ngoại ngữ ........................................... 45

4.1.1 Kết quả thu hút người học của các trung tâm ...................................................... 45
4.1.2 Kết quả thu hút người giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ ............................. 46
4.2

Đánh giá thực trạng kết quả hoạt động của các trung tâm ngọai ngữ ...................... 48

4.2.1 Thực trạng kết quả đào tạo theo các hình thức đào tạo của các trung tâm
ngoại ngữ .............................................................................................................. 48
4.2.2 Đánh giá sự phù hợp của tổ chức đào tạo ngoại ngữ tại các trung tâm ............... 55
4.2.3 Đánh giá về khai thác năng lực đào tạo tại các trung tâm .................................... 63
4.2.4 Đánh giá chung về kết quả dạy và học ngoại ngữ ở các trung tâm ngoại
ngữ khu vực Gia Lâm (Hà Nội) và Văn Lâm, Mỹ Hào (Hưng Yên) ................... 75
4.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các trung tâm...................................... 78

4.3.1 Trình độ và kinh nghiệm của giảng viên ............................................................. 78
4.3.2 Chương trình đào tạo ........................................................................................... 79
4.3.3 Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập .......................... 80
4.4

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả đào tạo của các trung
tâm giai đoạn 2016- 2020..................................................................................... 80


4.4.1 Tiếp tục phát triển đào tạo tại các Trung tâm ngoại ngữ theo hướng phục
vụ tốt các yêu cầu của xã hội về ngoại ngữ.......................................................... 81
4.4.2 Hoàn thiện tổ chức đào tạo tại các Trung tâm ..................................................... 82
4.4.3 Tăng cường khai thác điều kiện đào tạo ngoại ngữ tại các Trung tâm ......................... 83
PHẦN 5. KẾT LUẬN ................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 85
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 88

iv

c


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Cao đẳng

ĐH

Đại học

ĐH TC& QTKD

Đại học Tài chính & Quản trị kinh doanh

GD

Giáo dục


GD& ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

KNLNNVN

Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

HV

Học viên

HVNN

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

LĐ& TBXH

Lao động và Thương binh, Xã hội

PTTH

Phổ thông trung học

THCS


Trung học cơ sở

TT MH

Trung tâm ngoại ngữ Mỹ Hào

TA

Môn tiếng Anh

TT

Môn tiếng Trung

TN

Môn tiếng Nhật

v

c


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1

Nguồn thông tin về số liệu thứ cấp ............................................................ 41

Bảng 3.2


Số lượng điều tra tại các trung tâm. ........................................................... 43

Bảng 4.1

Số học viên tuyển được của các trung tâm ngoại ngữ trong các năm
2013 - 2015 ................................................................................................ 45

Bảng 4.2

Số lượng giảng viên tham gia giảng dạy của các trung tâm qua các
năm 2013 - 2015 ........................................................................................ 46

Bảng 4.3

Kết quả đào tạo theo các hình thức đào tạo tại các trung tâm ngoại ngữ
trong các năm 2013 - 2015 .......................................................................... 49

Bảng 4.4

Thông tin chung của các học viên học tại các trung tâm năm 2015 .............. 53

Bảng 4.5

Kết quả thu học phí các trung tâm ngoại ngữ qua các năm 2013 – 2015 ................ 54

Bảng 4.6

Đánh giá của các học viên theo hình thức đào tạo về tổ chức đào
tạo của các trung tâm năm 2015 ................................................................ 56


Bảng 4.7

Đánh giá của các học viên theo đối tượng đào tạo về tổ chức đào
tạo của các trung tâm năm 2015 ................................................................ 57

Bảng 4.8

Đánh giá của các học viên theo từng trung tâm về tổ chức đào tạo
của các trung tâm năm 2015 ...................................................................... 59

Bảng 4.9

Đánh giá của các học viên theo loại hình ngoại ngữ về tổ chức đào
tạo của các trung tâm năm 2015 ................................................................ 60

Bảng 4.10

Đánh giá của giảng viên theo từng trung tâm về tổ chức đào tạo của
các trung tâm .............................................................................................. 59

Bảng 4.11

Đánh giá của các học viên theo hình thức đào tạo về giảng viên của
các trung tâm năm 2015 ............................................................................. 63

Bảng 4.12

Đánh giá của các học viên đối với giáo viên theo đối tượng đào tạo
của các trung tâm năm 2015 ...................................................................... 64


Bảng 4.13

Đánh giá của các học viên của từng trung tâm về giảng viên của các
trung tâm năm 2015 ................................................................................... 66

Bảng 4.14

Đánh giá của các học viên theo loại hình ngoại ngữ về giảng viên
của các trung tâm năm 2015 ...................................................................... 67

vi

c


Bảng 4.15

Đánh giá của học viên về cơ sở vật chất tại các trung tâm ........................ 68

Bảng 4.16

Đánh giá của học viên về cơ sở vật chất tại các trung tâm ........................ 69

Bảng 4.17

Đánh giá của học viên của từng trung tâm về cơ sở vật chất tại các
trung tâm .................................................................................................... 71

Bảng 4.18


Đánh giá của học viên theo loại hình ngoại ngữ về cơ sở vật chất tại
các trung tâm .............................................................................................. 72

Bảng 4.19

Đánh giá của giảng viên của từng trung tâm về cơ sở vật chất tại
các trung tâm .............................................................................................. 74

vii

c


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1:

Sơ đồ chu trình đào tạo ................................................................................ 4

Sơ đồ 2.2:

Sơ đồ quan niệm về chất lượng đào tạo ....................................................... 5

Sơ đồ 2.3

Sơ đồ mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và chất lượng đào tạo ................ 6

Biểu đồ 4.1: Biến động số lượng giảng viên qua các năm của các trung tâm .........................47
Biểu đồ 4.2 Trình độ của giảng viên tại các trung tâm năm 2015 ................................ 78


viii

c


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ
1. Tên tác giả: Nguyễn Quốc Anh
2. Tên luận văn: :“Đánh giá kết quả đào tạo ngoại ngữ của một số trung tâm ngoại ngữ
khu vực Gia Lâm(Hà Nội) và Văn Lâm, Mĩ Hào (Hưng Yên)”
3. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
4. Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Hữu Ảnh.
5. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
6. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
6.1. Mục tiêu nghiên cứu
6.1.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá kết quả đào tạo ngoại ngữ của một số trung tâm ngoại ngữ khu vực các
trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội, Hưng Yên trong những năm gần đây, đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao kết quả đào tạo ngoại ngữ tại một số trung tâm.
6.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn đối với hoạt động đào tạo
ngoại ngữ tại một số trung tâm ngoại ngữ.
- Đánh giá kết quả đào tạo ngoại ngữ của một số trung tâm ngoại ngữ tại Hà Nội,
Hưng Yên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả đào tạo và hiệu quả hoạt động
của một số trung tâm.
6.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:Một số trung tâm dạy ngoại ngữ khu vực các trường đại
học, cao đẳng tại Hà Nội và Hưng Yên.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: Nghiên cứu một số trung tâm

ngoại ngữ tại Hà Nội và Hưng Yên.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện với số liệu được thu thập trong 3
năm gần đây và có tham khảo thêm một số tài liệu và số liệu của những năm trước đó.
7. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
7.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu.

ix

c


7.2. Phương pháp thu thập thơng tin gồm có: Phương pháp thu thập tài liệu số liệu thứ
cấp. Phương pháp thập thông tin sơ cấp.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu: Thu thập, tập hợp, sắp xếp, phân loại số liệu thành dạng
bảng, biểu đồ. Số liệu được xử lý bằng máy tính bỏ túi và máy vi tính với sự hỗ trợ của
chương trình Excel.
7.4. Phương pháp phân tích số liệu gồm có: Phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp
thống kê so sánh và phương pháp phân tích chi phí, lợi nhuận;
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn đã hệ thống hóa được một số lý luận cơ bản về hoạt động đào tạo ngoại
ngữ tại một số trung tâm ngoại ngữ.
Luận văn đã đưa ra nội dung phân tích đánh giá về thực trạng và các nhân tố ảnh
hưởng đến đến kết quả đào tạo ngoại ngữ của một số trung tâm ngoại ngữ khu vực Gia
Lâm(Hà Nội) và Văn Lâm, Mĩ Hào (Hưng Yên và đã chỉ ra cho các trung tâm ngoại
ngữ giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ và các hoạt động của các trung
tâm ngoại ngữ.
9. Luận văn đã đưa ra được các kết quả như sau: Đặc điểm, thực trạng, đánh giá,
định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ và các hoạt động
của các trung tâm ngoại ngữ.
10. Kết luận

1. Trung tâm ngoại ngữ là một trong những mắt xích trong hệ thống “dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân”, Hiện nay, trên tồn quốc có hàng ngàn
Trung tâm dạy và học ngoại ngữ, đã đào tạo hàng vạn người nâng cao trình độ ngoại
ngữ, góp phần to lớn vào tiến trình hội nhập hóa quốc tế của đất nước, vì mục tiêu hiện
đại hóa, cơng nghiệp hóa theo con đường xã hội chủ nghĩa và cũng góp phần vào việc
thực hiện đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2008- 2020”. Đánh giá kết quả đào tạo tại các Trung tâm được thể hiện qua các hình
thức đào tạo, sự phù hợp của công tác tổ chức đào tạo và qua khai thác năng lực tổ chức
thực hiện đào tạo của các cơ sở đào tạo.
2. Thực trạng kết quả đào tạo tại các Trung tâm ngoại ngữ bao gồm:
a, Qua nghiên cứu tổng hợp số liệu cho thấy tại các Trung tâm hàng năm số học
viên được đào tạo theo hình thức chính quy chiếm đại đa số với tỷ lệ 87,73%, trong đó
những học viên đăng ký học tiếng Anh chiếm tỷ lệ cao nhất 75,19%, gần như tất cả các
nguồn thu đều dựa trên số lượng học viên đăng ký học tiếng Anh với tỷ lệ 86,24%
nhưng cả 3 Trung tâm trên đều chưa triển khai hình thức đào tạo trực tuyến. Đây là
thiếu sót mà các Trung tâm Ngoại ngữ này chưa triển khai được. Ngoài ra các Trung

x

c


tâm này đã đáp ứng tương đối tốt các nhu cầu của các học viên về hình thức tổ chức đào
tạo như địa điểm học thuận tiện, thời gian học phù hợp, học phí hợp lý và giáo trình tại
Trung tâm được cập nhật thường xuyên. Trong đó Trung tâm ASSAC có hình thức tổ
chức tốt nhất. Đa số các học viên đánh giá giáo viên tham gia giảng dạy đều nhiệt tình
nhưng kỹ năng và chất lượng của đội ngũ chưa được đánh giá cao.
b, Đánh giá của học viên đươc phân tổ theo hình thức đào tạo về cơ sở vật chất
của các trung tâm cho thấy. Đối với phòng học có 56,25% học viên thuộc hình thức
chính quy đánh giá đầy đủ nhưng chất lượng còn kém, có 36,25% học viên chính quy

đánh giá đầy đủ và sạch sẽ, học viên tại chức có 45% học viên đánh giá phòng học đầy
đủ nhưng chất lượng còn kém do xây dựng lâu năm, 40% học viên tại chức đánh giá
phòng học đầy đủ và sạch sẽ. Đối với trang thiết bị phòng học với học viên chính quy
đánh giá có 59,38% học viên cho rằng thiết bị đầy đủ nhưng chất lượng chưa tốt, học
viên tại chức có 65% học viên đánh giá trang thiết bị đầy đủ và đáp ứng tốt cho học tập.
Đánh giá của học viên đươc phân tổ theo đối tượng đào tạo về cơ sở vật chất của các
trung tâm cho thấy. Đối với phòng học có 69,17% học viên thuộc đối tượng đào tạo là
sinh viên đánh giá đầy đủ nhưng chất lượng còn kém, có 22,5% học viên đánh giá đầy
đủ và sạch sẽ, học viên là người đi làm có 26,67% học viên đánh giá phòng học đầy đủ
nhưng chất lượng còn kém do xây dựng lâu năm, 65% học viên là người đi làm đánh giá
phòng học đầy đủ và sạch sẽ.
3. Các giải pháp để phát huy kết quả đào tạo ngoại ngữ tại các Trung tâm gồm:
a, Tiếp tục phát triển đào tạo tại các Trung tâm Ngoại ngữ theo hướng phục vụ
tốt các yêu cầu của xã hội về ngoại ngữ;
b, Hoàn thiện tổ chức đào tạo tại các Trung tâm;
c, Tăng cường khai thác các điều kiện đào tạo ngoại ngữ tại các Trung tâm.

xi

c


BRIDGMENT DISSERTATION MASTERS
1. Author's name: Nguyen Quoc Anh
2. Name of the thesis: "Training results assessment of some foreign language centers in
Gia Lam (Hanoi) and Van lam, Mi Hao (Hung Yen Province)"
3. Specialized: Business Administration
Code: 60.34.01.02
4. Proposed supervisor: Assoc. Prof, PhD. Le Huu Anh
5. Educational institutions: Vietnam National University of Agriculture

6. Target and object research:
6.1. Research objectives:
6.1.1. General objectives
- Assessing the training results of some foreign language centers in Hanoi and
Hung Yen in recent years as the basis give solutions to improve training result and
effectiveness of some centers.
6.1.2. Specific objectives
- Contributing codified theoretical basis and practical to foreign training activities
at some centers.
- Assessing the training results of some foreign language centers in Hanoi and
Hung Yen.
- Proposing solution to improve training result and effectiveness of some centers.
6.2 Object and scope of the study:
- Research subjects: Some foreign language training centers in Hanoi and
Hung Yen.
+ Scope of Research: The scope of space: Research projects is on some foreign
language training centers in Hanoi and Hung Yen.
+ The scope of time: This study was conducted for 3 recent years with documents
and data from previous years.
7. The method of research was used:
7.1. Methods of selecting research sites.
7.2. Methods of collecting information include: methods of collecting secondary data.
Method of collecting primary information.

xii

c


7.3. Data processing methods: Collect, aggregate, arrangement, classification of data

into tables, charts, The data is processed by calculator and computer with the aid of the
Excel program.
7.4. Data analysis methods include: Descriptive statistics method, comparative statistics
method and analysis of costs, profits method.
8. The significance of scientific and practical:
- Thesis has codified some basic theory about training activities of some training
foreign language centers.
- Thesis has launched content analysis and assessment of reality and factors which
affect to training results of some training foreign language centers in Gia Lam (Hanoi)
and Van Lam, Mi Hao (Hung Yen province). Besides, this thesis showed solution to
improve training results and effectiveness of some centers.
9. The thesis has given the following results:
Characteristics, status and evaluation, solution-oriented toimprove teaching and
learning foreign language quality as well as activities effectiveness of some centers.
10. Conclusion:
1. Foreign language centers are one of the important elements in teaching and
learning foreign language educational public system. At that time, there are thousand
foreign language centers where were training million employers with high level. It plays
big role in international intergration to aim modernization and industrialization. It also
helps to realize project “Teaching and learning foreign language in public education
system period 2008-2020”. The assesment of traning results in foreign language centers
is reflected by training form, appropriateness organization and capacity exploitation of
the training facility.
2. Training circumstance of foreign language centers include:
a, At the annual, students in the foreign language are overwhelming majority
of full time education students in the universities with 87.73% , in which students learn
English with highest percentage of 75.19%. Almost of revenues are based on the
number of students who enrolled in English with 86.24% but three centers which are
mentioned do not apply online learning system. This is also the weakness which is not
solved yet. Besides, these centers have responded relatively well to the needs of the

students as a convenient place to study, appropriate schedule, reasonable tuition and
updated curriculum. Comparison between 3 centers, ASSAC center is the best. Almost
of students are appreciated teacher attitude but skills and quality is not good.
b, Student assesment is sorted by traning form about facilities showed that:

xiii

c


About 56.25% full time students assess that the classrooms are enough but
still poor and 36.25% of them assess the classroom are enough and clean. About 45%
in-service students assess that the classrooms is enough but still poor and 40% of them
assess the classrooms are enough and clean. For classroom equipments, about 59,38%
full time students assess that the classrooms equipments are enough but still poor.
About 65% in-service students assess the classrooms equipments are enough and meet
study requirement.
Student assesment is sorted by traning object about facilities showed that:
About 69,17% learner who are students assess classroom are enough but still poor
quality and 22,5% them assess the classroom are enough and clean. About 26,67%
learner who are employees assess classroom are enough but still poor quality due to the
perennial construction and 65% of them assess the classroom are enough and clean.
3.Solutions to promote the results training of foreign language center include:
a, To continue developing the training activities of foreign language center
towards society's requirements for language;
b, To perfect the training activities;
c, To enhance the exploitation of conditions in training foreign language center.

xiv


c


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Nếu như ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu và quan trọng bậc
nhất của con người thì ngoại ngữ chính là cầu nối khơng thể thiếu trong q trình
giao lưu, hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia dân tộc.
Học ngoại ngữ để trao đổi, học hỏi kiến thức về khoa học, kỹ thuật, ngoại
giao, văn học nghệ thuật, đặc điểm lối sống, phong tục tập quán của các dân tộc.
Đất nước ta càng ngày càng hội nhập sâu và rộng với khu vực ASEAN và
quốc tế trên rất nhiều lĩnh vực: kinh tế, an ninh chính trị, văn hóa xã hội.
Chính vì vậy, việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
là một chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà nước ta. Công tác dạy và học ngoại
ngữ ở nước ta đến nay đã có những bước phát triển đáng kể về cả quy mô lẫn
chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên, việc dạy và học ngoại ngữ còn nhiều bất cập và tồn tại, có thể
điểm qua mấy nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, thời lượng đào tạo tiếng Anh không đủ để cho tất cả sinh viên ra
trường có đủ khả năng giao tiếp lưu loát đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Thực tế cho thấy cả giáo viên và sinh viên ở các trường đều khơng có đủ thời
gian để đào tạo và tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn.
- Thứ hai, trình độ của sinh viên khơng đồng đều và có sự khác biệt khá lớn
về tiếng Anh giữa họ (giữa học sinh nông thôn và học sinh thành phố).
Bên cạnh đó nhu cầu học các thứ tiếng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
v.v… đang đòi hỏi rất lớn của xã hội phục vụ cho các công việc: xuất khẩu lao
động, du học, tìm kiếm việc làm ở các doanh nghiệp FDI, du lịch, giao lưu
bn bán…
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1400/QĐ- TTg ngày 30 tháng 9
năm 2008 về việc phê duyệt đề án «Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo

dục quốc dân giai đoạn 2008-2020» đã ghi rõ:«Đổi mới tồn diện việc dạy và
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và
học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được

1

c


một bước tiến độ rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân
lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên, đến năm 2020 đa số thanh niên Việt
Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng
độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa
ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt
Nam, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước».
Trong những năm qua, các trung tâm ngoại ngữ đã và đang góp phần
vào việc thực hiện đề án này. Việc nghiên cứu, đánh giá đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở các trung tâm ngoại ngữ
là cần thiết.
Chính vì thế, tơi tiến hành nghiên cứu:“Đánh giá kết quả đào tạo ngoại
ngữ của một số trung tâm ngoại ngữ khu vực Gia Lâm (Hà Nội) và Văn Lâm,
Mĩ Hào (Hưng Yên)”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả đào tạo ngoại ngữ của một số trung tâm ngoại ngữ khu
vực các trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội, Hưng Yên trong những năm gần
đây, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả đào tạo ngoại ngữ tại một
số trung tâm.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn đối đánh giá kết quả

đào tạo ngoại ngữ tại một số trung tâm ngoại ngữ.
- Đánh giá kết quả đào tạo ngoại ngữ của một số trung tâm ngoại ngữ tại
Hà Nội, Hưng Yên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả đào tạo và hiệu quả
hoạt động của một số trung tâm.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động đào tạo và các vấn đề liên quan đến hoạt động đào
tạo của một số trung tâm dạy ngoại ngữ khu vực các trường đại học, cao đẳng tại
Hà Nội và Hưng Yên.

2

c


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Nội dung nghiên cứu
- Một số vấn đề về dạy và học các trung tâm dạy ngoại ngữ.
- Kết quả hoạt động dạy và học của một số các trung tâm ngoại ngữ.
- Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của
việc giảng dạy và học ngoại ngữ phục vụ xã hội ở các trung tâm ngoại ngữ.
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Nghiên cứu một số trung tâm ngoại ngữ tại Hà Nội và Hưng Yên.
1.3.2.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với số liệu được thu thập trong 3 năm gần đây và có
tham khảo thêm một số tài liệu và số liệu của những năm trước đó.

3


c


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Đào tạo
Đào tạo là một q trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình
thành một cách có hệ thống các tri thức, kỹ năng, thái độ để hoàn thiện nhân
cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề có thể vào đời hành nghề, có năng suất
và hiệu quả (Trần Khánh Đức, 2004).
Đào tạo được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có
thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói một
cách cụ thể đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc
biệt, nhằm thực hiện những cơng việc cụ thể một cách hồn hảo hơn (Lê Đức
Ngọc, 2005).
Bản chất của “đào tạo” là việc dạy các kỹ năng thực hành, kỹ năng
nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, với mục tiêu
giúp người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức một cách có hệ thống,
tạo tiền đề cho người học thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận
được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo có nghĩa hẹp hơn khái niệm
giáo dục. Thông thường, đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã
đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định (xem sơ đồ 2.1).
Khách hàng

Đầu vào

Quá trình dạy

(Các yêu cầu)


Đầu ra

học

Khách hàng
(Sự thoả mãn)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chu trình đào tạo
Nguồn: Trần Khánh Đức (2004)

2.1.1.2 Chất lượng đào tạo
Chất lượng luôn là vấn đề rất được quan tâm và việc phấn đấu nâng cao
chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất
kỳ cơ sở đào tạo nào. Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về “chất
lượng đào tạo” dựa trên các “góc nhìn” khác nhau:

4

c


Chất lượng đào tạo được hiểu là mức độ đạt được mục tiêu đề ra đối với
một chương trình đào tạo (Lê Đức Ngọc, 2005).
Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các
đặc trưng về phẩm chất, giá trị, nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực
hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình theo các
ngành nghề cụ thể (Trần Khánh Đức, 2004).
Như vậy, mặc dù khó có thể đưa ra một định nghĩa về chất lượng trong
đào tạo, song các nhà nghiên cứu cũng cố gắng tìm ra những cách tiếp cận

phổ biến nhất. Cơ sở của các cách tiếp cận này xem chất lượng là khái niệm
đa chiều, với những người ở cương vị khác nhau có thể có những ưu tiên khác
nhau khi xem xét nó. Đối với cán bộ giảng dạy thì ưu tiên của khái niệm chất
lượng đào tạo phải là ở q trình đào tạo, cịn đối với người học và những
người sử dụng lao động, ưu tiên về chất lượng đào tạo của họ lại ở đầu ra, tức
là trình độ, năng lực, và kiến thức của sinh viên khi ra trường…
Có thể nói: “Chất lượng đào tạo phải được thể hiện trong mục tiêu đào tạo và
đáp ứng càng nhiều ước muốn của các bên liên quan càng tốt” (xem sơ đồ 2.2).
Nhu cầu xã
hội
Kết quả đào
Kết quả đào
Kết quả đào
tạo phù hợp
tạo khớp với
tạo
với nhu cầu sử
mục tiêu đào
dụng
tạoSơ đồ 2.2: Sơ đồ quan niệm về chất lượng đào tạo
Nguồn: Trần Khánh Đức (2004)

2.1.1.3 Quản lý chất lượng đào tạo
“Quản lý chất lượng đào tạo là q trình tổ chức thực hiện có hệ thống
các biện pháp quản lý tồn bộ q trình đào tạo nhằm đảm bảo không ngừng
nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động”
(Trần Khánh Đức, 2004).
Trong đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo là q trình tổ chức thực hiện
có hệ thống các biện pháp quản lý tồn bộ q trình đào tạo nhằm đảm bảo
không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu người sử dụng

lao động “từ khâu tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động, thiết kế chương trình

5

c


đào tạo đến khâu tuyển sinh, tổ chức đào tạo và kiểm tra, đánh giá kết quả đào
tạo” (xem sơ đồ 2.3).

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và chất lượng đào tạo
Nguồn: Trần Khánh Đức (2004)

Trường học là nơi tạo ra chất lượng đào tạo, nơi đảm bảo và nâng cao
chất lượng đào tạo. Đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo là trách nhiệm của
mỗi giáo viên, mỗi cán bộ, công nhân viên. Trong đào tạo, quản lý chất lượng
đào tạo là quá trình tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý tồn bộ q trình
đào tạo nhằm đảm bảo khơng ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng
yêu cầu trong cơ chế thị trường. Nhà trường là khâu đóng vai trò quyết định
đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng.
Thực hiện được mục tiêu quản lý chất lượng sẽ tạo cơ sở vững chắc để
thực hiện các mục tiêu khác của Nhà trường như nâng cao sức cạnh tranh tạo
uy tín và thương hiệu của Nhà trường, mục tiêu ổn định và phát triển.
Nhà trường cần có các chức năng chủ yếu sau đây về quản lý chất lượng đào tạo.
- Hiện trưởng hướng dẫn đôn đốc kiểm tra để đạt được mục tiêu chất lượng.
- Lập mục tiêu kế hoạch và nhiệm vụ chất lượng.
- Xác định đổi mới giáo trình phù hợp với nhu cầu, cơ cấu cán bộ và
trình độ giáo viên cần phải có để đảm bảo chất lượng đào tạo.

6


c


- Phân phối hoạt động giữ các phòng, khoa một cách khoa học.
- Kiểm soát, kiểm tra chất lượng đào tạo (theo giáo trình quản lý chất
lượng trong các tổ chức).
2.1.1.4 Đánh giá chất lượng đào tạo
Đánh giá trong giáo dục đào tạo là một quá trình hoạt động được tiến hành
có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt được của đối tượng quản lý về mục tiêu
đã định. Chất lượng đào tạo như đã trình bày ở phần trên, là một khái niệm động,
đa chiều, và gắn với các yếu tố chủ quan thông qua quan hệ giữa người và
người, do vậy không thể dùng một phép đo đơn giản để đánh giá.
Việc đánh giá, đo lường chất lượng có thể được tiến hành bởi chính cán bộ
giảng dạy, sinh viên của trường nhằm mục đích tự đánh giá các điều kiện đảm
bảo chất lượng đào tạo cũng như đánh giá bản thân chất lượng đào tạo của trường
mình. Hoặc việc đánh giá, đo lường chất lượng cũng có thể được tiến hành từ bên
ngồi do các cơ quan hữu quan thực hiện với các mục đích khác nhau (khen chê, xếp hạng, khuyến khích tài chính, kiểm định công nhận…).
Dù đối tượng của việc đo lường, đánh giá chất lượng là gì và chủ thể của
việc đo lường, đánh giá là ai thì việc đầu tiên, quan trọng nhất vẫn là xác định
mục đích của việc đo lường, đánh giá. Từ đó mới xác định được việc sử dụng
phương pháp cũng như các công cụ đo lường tương ứng. Mục đích của đánh giá
trong giáo dục hết sức đa dạng tuỳ thuộc vào đặc thù của từng trường, sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước và cả tuỳ thuộc vào quan điểm đánh giá của các
chủ thể. Ví dụ, nếu mục đích của giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng là cung cấp
nguồn lao động được đào tạo cho xã hội thì chất lượng ở đây sẽ được xem là mức
độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với thị trường lao động. Cịn nếu lấy
chương trình, muc tiêu đào tạo làm cơ sở đánh giá thì chất lượng sẽ được xem
xét trên góc độ là khối lượng kiến thức, kỹ năng mà khoá học đã cung cấp, mức
độ nắm bắt và sử dụng các kiến thức và kỹ năng của sinh viên sau khố học.

Đánh giá chất lượng đào tạo cịn nhằm mục đích đảm bảo với những đối tượng
tham gia vào cơng tác giáo dục rằng một chương trình đào tạo, hay một trường,
khoa nào đó chưa đạt, đã đạt hay vượt mức những chuẩn mực nhất định về chất
lượng. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức, cơ hội đối với các cơ
sở đào tạo và đề xuất các biện pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào
tạo. Kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong công việc

7

c


hoạch định các chính sách hỗ trợ cho nhà trường không ngừng mở rộng quy
mô, nâng cao chất lượng đào tạo của mình.
2.1.2 Tổ chức đào tạo ngoại ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ
2.1.2.1 Các loại hình trung tâm
Theo luật Giáo dục năm 2005, các loại hình trung tâm gồm:
- Trung tâm ngoại ngữ, công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất, hỗ trợ kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
- Trung tâm ngoại ngữ tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm
kinh phí hoạt động bằng vốn ngồi ngân sách nhà nước.
Về vị trí của trung tâm ngoại ngữ, tin học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Trung tâm ngoại ngữ là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục
quốc dân. Trung tâm ngoại ngữ, tin học có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài
khoản riêng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm ngoại ngữ
- Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo:
+ Chương trình ngoại ngữ.
+ Các chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ khác đáp ứng nhu cầu của

người học.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển trung tâm
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của cả nước, địa phương và
của cơ sở.
- Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu hoạt động của
trung tâm.
- Thực hiện các cơng việc khác có liên quan đến ngoại ngữ như biên dịch,
phiên dịch hoặc liên quan đến tin học như lập trình, cài đặt phần mềm.
- Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ cho các học viên của trung tâm đã hồn
thành chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Điều tra nhu cầu học tập ngoại ngữ trên địa bàn, nghiên cứu, tổng kết, rút
kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của trung tâm nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ.
- Quản lý tài chính, tài sản của trung tâm theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

8

c


Điều kiện đào tạo bồi dưỡng.
- Trình độ chun mơn và trình độ sư phạm của giáo viên, kỹ thuật viên,
giảng dạy lý thuyết, thực hành theo quy định tại Điều 30 của Quy chế này. Số
lượng giáo viên phải đảm bảo tỉ lệ trung bình khơng q 25 học viên/ 1 giáo
viên/ca học.
- Có đủ phịng học, phịng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương
trình đào tạo; phịng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của
trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện
tích tối thiểu đảm bảo 1,5m²/học viên/ca học.

- Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo u cầu của
chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các
cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa
học cơng nghệ.
- Có khu vực cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ.
- Được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2.1.2.2 Chương trình đào tạo ngoại ngữ ở các trung tâm
Trung tâm ngoại ngữ sử dụng giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoặc các tài liệu khác không trái với các
quy định của pháp luật.
Việc dạy và học ngoại ngữ ở nước ta có nhiều thay đổi. Từ năm 2010 trở
về trước học sinh phổ thông học theo sách giáo khoa ngoại ngữ hệ 7 năm (Học
sinh bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 6 THCS). Từ khóa học 2010- 2011 học sinh
bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 3 theo sách giáo khoa ngoại ngữ hệ 10 năm). Qua
khảo sát, tôi nhận thấy tất cả các trung tâm ngoại ngữ đều sử dụng giáo trình của
quốc gia quy định và những bộ giáo trình ngoại ngữ (Anh, Trung, Nhật, Hàn,
v.v…) được phép lưu hành trên đất nước Việt Nam.
Mỗi khóa học (tương đương 1 bộ giáo trình) kéo dài 1-2 học phần trong
vòng 2 tháng rưỡi đến 3 tháng. Ngoài các bài giảng (theo giáo trình) các trung
tâm cịn cho giáo viên biên soạn thêm các bài giảng ngoại ngữ ngắn gọn về
phong tục tập quán và về một số điều cần thiết của đất nước mà người đi xuất
khẩu lao động (hoặc sinh viên đi du học) tới học và làm việc.
. Chương trình giảng dạy tiếng Anh của các trung tâm bao gồm các lớp:

9

c


- Lớp tiếng Anh dành cho trẻ em.

- Lớp tiếng Anh cơ bản A, B, C.
- Lớp tiếng Anh luyện nghe, nói A, B,C.
- Các lớp luyện TOEIC sơ cấp, trung cấp và nhiều chương trình khác.
. Chương trình giảng dạy cho các lớp tiếng Trung Quốc bao gồm các lớp
Hán ngữ cơ sở 1, 2, 3.
. Chương trình giảng dạy cho các lớp tiếng Nhật Bản gồm các lớp giáo
trình Nhật ngữ 1, 2, 3.
2.1.2.3 Đối tượng học ngoại ngữ ở các trung tâm
Đối với các trung tâm ngoại ngữ người học bao gồm nhiều thành phần,
nhiều mức tuổi, nhiều trình độ khác nhau theo học như:
-

Lớp mẫu giáo 3÷5 tuổi chưa đi học tiếng Việt.
Lớp học cho thiếu niên vào mùa hè.
Lớp học thêm của học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, đại học.
Lớp học ngoại ngữ để chuẩn bị đi xuất khẩu lao động.
Lớp học ngoại ngữ để chuẩn bị đi du học các nước: Singapore, Trung

Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v…
- Lớp học ngoại ngữ của cán bộ, công chức, cán bộ làm việc tại các văn
phòng đại diện nước ngồi, các cơng ty FDI.
2.1.2.4 Tổ chức đào tạo ở các trung tâm ngoại ngữ
Công tác tổ chức rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại của một đơn
vị, một công ty hay một trung tâm. Tổ chức quản trị hợp lý, khoa học sẽ mang lại
kết quả tốt và ngược lại.
a. Thời gian biểu học của các trung tâm.
Thời gian học chủ yếu được xây dựng ngồi giờ hành chính, được bố trí
như sau:
- Thời gian học từ 17h45 đến 21h được chia làm 2 ca:
Ca 1: từ 17h45 đến 19h15

Ca 2: từ 19h30 đến 21h.
- Thời gian học trong tuần theo lớp: thứ 2, 4, 6 và thứ 3, 5, chủ nhật.
- Thời gian học 1 khóa thường kéo dài hai tháng rưỡi bao gồm 30 buổi
tương đương với 60 tiết.

10

c


×