Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Luận văn thạc sĩ phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 110 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THANH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340102

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Văn Viện

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

c


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là của riêng tơi, các kết quả nghiên cứu đƣợc
trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc bảo vệ ở bất kì
học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.


Hà nội, ngày

tháng … năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh

i

c


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi đƣợc bày tỏ lịng kính trọng và biết
sơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Văn Viện thầy đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo
cùng các thầy, cô giáo trong trƣờng Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoành thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ngân hàng TMCP
Đầu tƣ và phát triển Việt Nam tại các Chi nhánh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày

tháng … năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh

ii

c


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2


1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu chung .............................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .............................................................................. 3

1.3.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 3

1.3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................. 4
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 4

2.1.1.

Khái niệm về thanh toán quốc tế ...................................................................... 4


2.1.2.

Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế..................................................... 5

2.1.3.

Vai trị của thanh tốn quốc tế............................................................................. 6

2.1.4.

Các điều kiện trong thanh toán quốc tế ............................................................ 9

2.1.5.

Các phƣơng thức thanh toán quốc tế thông dụng ........................................... 11

2.2.

NỘI DUNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................. 17

2.2.1.

Đa dạng hóa các phƣơng thức thanh tốn quốc tế............................................. 17

2.2.2.

Tăng quy mơ hoạt động thanh tốn quốc tế ...................................................... 18


2.2.3.

Nâng cao chất lƣợng hoạt động thanh toán quốc tế ....................................... 20

iii

c


2.2.4.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động thanh toán quốc tế ........................ 21

2.3.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............... 23

2.3.1.

Yếu tố khách quan ..........................................................................................23

2.3.2.

Yếu tố chủ quan.............................................................................................. 26

2.4.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 30


2.4.1.

Kinh nghiệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của một số ngân
hàng thƣơng mại ............................................................................................. 30

2.4.2.

Bài học kinh nghiệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế rút ra cho
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam .................... 35

2.4.3.

CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ............................... 36

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 38
3.1.

ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU
TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ............................................................... 38

3.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 38

3.1.2.

Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam .............................................................. 39

3.1.3.


Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu
tƣ và Phát triển Việt Nam ............................................................................... 41

3.2.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 45

3.2.1.

Phƣơng pháp thu thấp số liệu ......................................................................... 45

3.2.2.

Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................................. 47

3.2.3.

Phƣơng pháp phân tích .................................................................................... 47

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 48

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 49
4.1.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM............................................................................................................... 49


4.1.1.

Đa dạng hóa các phƣơng thức thanh tốn quốc tế.......................................... 50

4.1.2.

Quy mơ hoạt động thanh tốn quốc tế............................................................ 51

4.1.3.

Chất lƣợng hoạt động thanh toán quốc tế ....................................................... 58

iv

c


4.1.4.

Hiệu quả kinh doanh của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ...................................... 65

4.2.

ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20162018 ................................................................................................................ 69

4.2.1.


Kết quả đạt đƣợc ............................................................................................ 69

4.2.2.

Những hạn chế tồn tại .................................................................................... 70

4.2.3.

Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................... 71

4.3.

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM
2025 ................................................................................................................ 76

4.3.1.

Định hƣớng phát triển tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu Tƣ và
Phát triển Việt Nam đến năm 2025 ................................................................ 76

4.3.2.

Định hƣớng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đến năm 2025 .............. 78

4.3.3.


Giải pháp đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đến năm 2025 ...... 79

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 89
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 89

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 90

5.2.1.

Đối với Nhà nƣớc ........................................................................................... 90

5.2.2.

Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc......................................................................... 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 93
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 94

v

c


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

CNTT

Công nghệ thông tin

CSTT

Chính sách tiền tệ

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đơng

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại


NHTW

Ngân hàng Trung ƣơng

NK

Nhập khẩu

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

TTQT

Thanh toán quốc tế

TTTM

Thanh toán tiền mặt

XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

DPRR


Dự phòng rủi ro

TFC

Trung tâm tác nghiệp tài trợ thƣơng mại

vi

c


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Nghĩa tiếng Anh

ASEAN

Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông
Nations

BIDV

Nam Á

Joint stock commercial Bank for Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
investment and development of Phát triển Việt Nam.

Viet Nam
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

FDI

Foreign Direct investment

ODA

Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức

SWIFT

Society for Worldwide interbank Hiệp hội viễn thơng liên ngân
and Finance Telecommunication

UCP

WTO

The

uniform

customs

hàng và tài chính

and Quy tắc và thực hành thống


practice for documentary credit

nhất về tín dụng chứng từ

World Trade Organization

Tổ chức Thƣơng mại thế giới

vii

c


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh của BIDV giai đoạn 2016-2018 ................................... 43
Bảng 3.2. Kết quả phát phiếu khảo sát ......................................................................... 46
Bảng 4.1. Các phƣơng thức TTQT tại BIDV giai đoạn 2016– 2018 ........................... 50
Bảng 4.2. Doanh số thực hiện TTQT tại BIDV giai đoạn 2016–2018......................... 52
Bảng 4.3. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu tại BIDV giai đoạn 2016-2018 ......... 53
Bảng 4.4.

Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tại BIDV giai đoạn 2016-2018............... 53

Bảng 4.5.

Số lƣợng khách hàng thanh toán quốc tế tại BIDV giai đoạn 2016-2018 .......... 54

Bảng 4.6. Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của các NHTM .................................. 55
Bảng 4.7. Thị phần thanh toán xuất khẩu của các NHTM ........................................... 56
Bảng 4.8. Thị phần thanh toán nhập khẩu của các NHTM .......................................... 57

Bảng 4.9. Thông tin chung của khách hàng giao dịch tại BIDV .................................. 59
Bảng 4.10. Đánh giá của khách hàng về khả năng tài chính tại BIDV .......................... 60
Bảng 4.11. Đánh giá của khách hàng về nguồn nhân lực tại BIDV ............................... 61
Bảng 4.12. Đánh giá của khách hàng về công nghệ thông tin tại BIDV ........................ 62
Bảng 4.13. Đánh giá của khách hàng về hoạt động Marketing tại BIDV ...................... 63
Bảng 4.14. Mục tiêu chất lƣợng TTQT tại BIDV .......................................................... 64
Bảng 4.15. Doanh số phí dịch vụ TTQT tại BIDV ......................................................... 65
Bảng 4.16. Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế .................................................. 66

viii

c


DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 2.1. Quy trình thanh tốn bằng chuyển tiền.......................................................... 12
Sơ đồ 2.2. Quy trình nhờ thu phiếu trơn ......................................................................... 13
Sơ đồ 2.3. Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ .................................................. 14
Sơ đồ 2.4. Quy trình thanh tốn theo phƣơng thức tín dụng chứng từ ........................... 15
Sơ đồ 3.1 . Cơ cấu tổ chức bộ máy của BIDV ................................................................ 40

ix

c


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh
Tên luận văn: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Ngành: Quản trị kinh doanh định hƣớng ứng dụng

Mã số: 8340102

Cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
1.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến
phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam trong những năm gần đây, từ đó đƣa ra những giải pháp đẩy mạnh
phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV những năm tới
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp phổ biến trong nghiên cứu kinh tế nhƣ phƣơng
pháp thu thập số liệu: số liệu thƣ cấp và số liệu sơ cấp; Phƣơng pháp xử lý số liệu:
Phƣơng pháp thống kê mô tả, Phƣơng pháp so sánh, Thanh đo Likert 5 mức độ. Ngoài
ra cịn sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích
3. Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hoạt động
thanh toán quốc tế tại BIDV. Hoạt động TTQT phát triển sẽ giúp cho NHTM thu hút
đƣợc nhiều khách hàng và mở rộng thị trƣờng; tạo điều kiện cho NHTM tăng doanh thu
và lợi nhuận; góp phần mở rộng quy mô và mạng lƣới ngân hàng; tạo điều kiện cho
ngân hàng phân tán bớt rủi ro. Hoạt động TTQT đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp
phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; tạo điều kiện thúc đẩy hàng
hóa phát triển; là cầu nối gắn kết kinh tế trong nƣớc với kinh tế thế giới, thực hiện chính
sách kinh tế mở cửa; là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của
đất nƣớc; góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập.
Nội dung phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại bao
gồm: Đa dạng hóa các phƣơng thức TTQT; Tăng quy mơ hoạt động TTQT nhƣ tăng doanh
số TTQT, gia tăng số lƣợng khách hàng tham gia thực hiện TTQT, gia tăng thị phần, gia
tăng các ngân hàng đại lý; Nâng cao chất lƣợng hoạt động TTQT nhƣ sự hài lòng của khách
hàng, thời gian thanh toán, hạn chế mức độ rủi ro trong TTQT; Nâng cao hiệu quả kinh

doanh hoạt động TTQT. Có 2 yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển hoạt động TTQT: Yếu tố
khách quan: Môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội trong nƣớc và trên thế giới; Môi trƣờng

x

c


pháp lý; Rủi ro trong TTQT; Khách hàng. Yếu tố chủ quan: Năng lực tài chính của NHTM;
Năng lực quản trị của NHTM; Nguồn nhân lực; Nền tảng công nghệ thông tin; Hệ thống
mạng lƣới NHTM; Hoạt động Marketing của ngân hàng.
Qua đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam cho thấy: Doanh số thanh toán quốc tế tăng dần
qua các năm, năm 2016, tổng doanh số TTQT của cả hệ thống là 21,62 tỷ USD với
tổng số món là 223.136 món thì đến năm 2018, tổng doanh số TTQT đạt 29,07 tỷ USD
với tổng số món là 267.709 món tăng 7,45 tỷ USD tƣơng ứng với 44.573 món. Doanh
số phí dịch vụ TTQT tăng tƣơng đối, năm 2016 phí dịch vụ TTQT là 575 tỷ VNĐ thì
đến năm 2018 phí dịch vụ TTQT là 875,8 tỷ VNĐ tăng 300,8 tỷ VNĐ. Số lƣợng khách
hàng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng gia tăng, năm 2016, tổng số lƣợng khách
hàng XNK là 7.425 khách hàng thì đến năm 2018, tổng số lƣợng khách hàng XNK tăng
481 khách hàng đạt 7.906 khách hàng. Thị phần thanh toán XNK của BIDV cũng ngày
càng lớn mạnh, hiện BIDV đang đứng vị trí thứ ba sau ngân hàng Vietcombank, ngân
hàng Vietinbank và đang có xu hƣớng gia tăng thị phần rút ngắn khoảng cách với vị trí
thứ nhất và thứ hai. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần
khắc phục nhƣ: Trình độ cán bộ TTQT chƣa đồng đều; Hệ thống thơng tin cịn nhiều bất
cập; Sản phẩm dịch vụ TTQT chƣa đa dạng, còn nhiều dịch vụ TTQT hiện đại chƣa
đƣợc áp dụng; Chƣa tạo đƣợc dịch vụ khép kín nhằm thu hút các khách hàng XNK…
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số nhóm giải pháp đẩy mạnh
phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển

Việt Nam trong thời gian tới nhƣ sau: Nhóm giải pháp về quản trị điều hành; Nhóm
giải pháp về sản phẩm dịch vụ TTQT; Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực; Nhóm
giải pháp về khách hàng…

xi

c


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thanh
Thesis title: Developing international payment in Joint Stock Commercial Bank for
Investment and Development of Vietnam (BIDV)
Major: Business administration (POHE)

Code: 8340102

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The research evaluated the situation and analyzed the factors affecting the
development of international payment in Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam in recent years, which was used in order to propose the solutions
to promote the development of international payment in BIDV in the coming years.
Materials and Methods
The thesis used common methods in researching Economic:
- Data collection methods: Collecting secondary data and primary data;
- Data processing methods: Descriptive statistics method, Comparative method,
Likert 5 level scale.
In addition, the analytical indicators system was also used.
Main findings and conclusions

The study formulated the theoretical and practical basis for developing
international payment activities in BIDV. The development of international payment
would help BIDV to attract more customers and expand markets. It also contributed to
expand the bank’s scale and network; and create conditions for risk diversification. The
international payment brought a large amount of foreign revenue, which contributed to
the industrialization and modernization of the country. It created conditions to promote
the development of goods. The international payment also was a bridge connecting the
domestic and world economy and implementing the open-door economic policies. It
was the basis for expanding and promoting the foreign economic relations that
contributed to promote the integration.
The contents of developing international payment in BIDV included:
-

Diversifying methods of international payment;

- Increasing the scale of operation such as increasing trading volume of
international payment, increasing customers making international payment, increasing
market share and correspondent banks;

xii

c


- Improving quality of international payment as customer satisfaction, payment
time, risk reduction;
- Improving business performance of international payment activities.
There were 2 factors influencing the development of international payment:
- The objective factors: Economic environment as well as political and social
environment in the country and in the world; Regulatory environment; Risk in

international payment; Customer.
- The subjective factors: Financial capacity; Management capacity; Human
Resources; Information technology platform; Bank system of BIDV; Marketing activities.
The results of assessment of the status of international payment development in
BIDV showed that: The turnover of international payment increased over the years, in
2016, the total international payment turnover of the whole system was 21.62 billion
USD and a total of 223,136 items. In 2018, total international payment turnover was
29.07 billion USD and total of 267,709 items, which increased 7.45 billion USD,
equivalent to 44,573 items. The cost of international payment services increased
relatively, in 2016, the international payment service fee was VND 575 billion VND. In
2018, the cost of international payment services was 875.8 billion VND, which
increased 300.8 billion VND. The number of customers participating in import and
export activities also increased, in 2016, the total number of import and export
customers was 7,425 customers. In 2018, the total number of import and export
customers increased by 481 customers to 7,906 customers. The import-export payment
market share of BIDV was growing, BIDV was ranked third after Vietcombank and
Vietinbank and it was tending to increase market share to shorten the distance with the
first and second positions. Besides the results, the development of international payment
activities in BIDV still had problems that need to be overcome such as: The
qualification of staffs performing international payment was not similar; the information
system had many shortcomings; The products of international payment were not
diversified, and many international payment services were not applied; A closed-service
was not created to attract import and export customers, etc.
We propose solutions to promote the development of international payment in
BIDV as follows: Solutions on executive management; Solutions on international payment
products and services; Solutions on human resources; Solutions on customers, etc.

xiii

c



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu thế phát triển thế giới ngày nay, các quan hệ kinh tế quốc tế diễn
ra hết sức sôi động, kéo theo đó là sự đa dạng phức tạp của chu chuyển hàng hố
quốc tế. Đồng thời với nó là sự vận động của các dịng tiền trong thanh tốn. Q
trình thanh tốn có vai trị quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân nói riêng và nền kinh tế nói chung. Việt Nam, với mục tiêu trở
thành một nƣớc hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa cũng đã từng bƣớc phát triển kinh
tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, để tận dụng đƣợc cơng nghệ và vốn của
nƣớc ngồi, để phát huy đƣợc tiềm lực của quốc gia.
Việc mở ra các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thƣơng
mại quốc tế nói riêng địi hỏi ngành ngân hàng cần phải hội nhập sâu và rộng.
Nhƣ một mắt xích khơng thể thiếu, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng
ngày càng có vị trí và đóng vai trị quan trọng, đƣợc xem là công cụ, là cầu nối
trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thƣơng mại giữa các nƣớc
trên thế giới. Hoạt động thanh tốn quốc tế cịn là một hoạt động quan trọng của
ngân hàng, có liên quan đến nhiều hoạt động khác của ngân hàng.
TTQT diễn ra trên thị trƣờng rộng, phức tạp bởi khoảng cách giữa ngƣời
mua và ngƣời bán, bởi luật lệ của mỗi nƣớc, bởi sự khác biệt trong đồng tiền
thanh toán. Phần lớn các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đều khơng thể tự thực
hiện thanh tốn quốc tế. Nhu cầu thanh toán hộ đƣợc thực hiện bởi các ngân hàng
thƣơng mại. Hoạt động TTQT là một mắt xích khơng thể thiếu trong chuỗi hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại và ngày càng chứng tỏ vị trí và vai
trị quan trọng của mình. Hiện nay các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng
nhằm tăng thu nhập không những từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, mà
ngày càng mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng nhƣ thanh toán quốc tế, kinh doanh
ngoại hối, bảo lãnh… Các hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân
hàng dƣới dạng phí ngày một tăng khơng những về mặt số lƣợng mà cả tỷ trọng.

Tuy nhiên, các hoạt động ngoại bảng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt khi một
số ngƣời cho rằng hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập hấp dẫn nhƣng ngân
hàng không phải bỏ vốn, càng làm cho họ chủ quan, lơ là, bất chấp những rủi ro
tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

1

c


Quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, ngày càng nhiều ngân hàng
đại lý hơn, hơn nữa tập quán các nƣớc khác nhau, thị trƣờng hoạt động của các
ngân hàng ngày càng đa dạng, phong phú. Do vậy hoạt động TTQT trong bối
cảnh này càng trở lên phức tạp.
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đƣợc biết đến nhƣ một
trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống
ngân hàng – tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, thanh tốn quốc tế là nghiệp vụ phức
tạp và còn khá nhiều tồn tại trong công tác thực hiện. Khác với thanh toán nội
địa, TTQT thƣờng gặp nhiều rủi ro do sự biến động của tiền tệ, sự bất ổn chính
trị của một quốc gia, do sự khác biệt về luật pháp, cơ chế chính sách, do vị trí
địa lý của các bên tham gia cách nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng
thanh toán của đối tác... Do vậy các nghiệp vụ đảm bảo, bảo lãnh của ngân
hàng, hoạt động tín dụng của các tổ chức tiền tệ, tài chính quốc tế ra đời nhƣ
là một yếu tố không thể thiếu để hỗ trợ cho hoạt động TTQT. Có thể khẳng
định, TTQT là một mắt xích khơng thể thiếu trong hoạt động thƣơng mại liên
hoàn của một nền kinh tế mở và gắn kết chặt chẽ với các giao dịch thƣơng mại
quốc tế. TTQT là cầu nối giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng thông qua
chi trả lẫn nhau trong nghiệp vụ TTQT, thơng qua đó, tồn bộ hoặc một phần
giá trị của hàng hoá và dịch vụ trao đổi đƣợc thực hiện. TTQT đã góp phần
chủ yếu để tạo nên sự liên tục của quá trình tái sản xuất và đẩy nhanh q

trình giao thƣơng hàng hố quốc tế.
Phân tích những tồn tại này, đƣa ra giải pháp để phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế là thật sự cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển
hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế tại BIDV trong những năm gần đây, từ đó đƣa ra những giải pháp
đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ
và Phát triển Việt Nam những năm tới.

2

c


1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh
toán quốc tế trong ngân hàng thƣơng mại.
- Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam những năm
gần đây.
- Định hƣớng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế tại BIDV những năm tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Pham vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam.
- Phạm vi thời gian
+ Số liệu phục vụ nghiên cứu đƣợc thu thập trong giai đoạn 2016-2018
+ Số liệu điều tra tháng 1/ 2019
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019.

3

c


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN
VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế
Trong xu thế hội nhập hiện nay, bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và
phát triển đều phải tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc trên thế giới. Quan hệ quốc
tế giữa các nƣớc bao gồm nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn
hố, khoa học kỹ thuật, du lịch...trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoại
thƣơng) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và
phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi
trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nƣớc khác nhau, từ đó hình thành và phát
triển hoạt động TTQT, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên.
Vậy thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền
hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa
các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác, hay giữa một
quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các

nước liên quan( Nguyễn Văn Tiến,2009).
Trong quy chế thanh toán thực tế tại các ngân hàng thƣơng mại, ngƣời ta
phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rõ ràng là: Thanh toán
trong ngoại thƣơng (Thanh toán mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thƣơng
(Thanh toán phi mậu dịch).
Thanh toán quốc tế trong ngoại thƣơng (Thanh toán mậu dịch) là việc thực
hiện thanh tốn trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thƣơng mại
cung ứng cho nƣớc ngoài theo giá cả thị trƣờng quốc tế. Cơ sở để các bên tiến
hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thƣơng.
Thanh toán quốc tế phi ngoại thƣơng (Thanh toán phi mậu dịch) là việc
thực hiện thanh tốn khơng liên quan dến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng nhƣ
cung ứng lao vụ cho nƣớc ngoài, nghĩa là thanh tốn cho các hoạt động khơng
mang tính thƣơng mại. Đó và việc chi trả các chi phí của các cơ quan ngoại giao
ở nƣớc ngồi, các chi phí đi lại ăn ở của các đoàn khách nhà nƣớc, tổ chức và cá
nhân, các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của các cá nhân ngƣời nƣớc ngoài cho cá

4

c


nhân ngƣời trong nƣớc, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nƣớc ngoài
cho tổ chức, đoàn thể trong nƣớc.
Trƣớc xu thế kinh tế thế giới ngày càng đƣợc quốc tế hóa, các quốc gia
đang ra sức phát triển kinh tế thị trƣờng, mở cửa, hợp tác và hội nhập, trong bối
cảnh đó, thanh tốn quốc tế nổi lên nhƣ là một chiếc cầu nối giữa kinh tế trong
nƣớc với phần kinh tế thế giới bên ngồi, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đầu tƣ nƣớc ngồi, thu hút kiều hối và
các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác.
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong q trình mua bán hàng

hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu
khơng có hoạt động thanh tốn quốc tế, thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn
tại và phát triển đƣợc. Trong thƣơng mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà
xuất nhập khẩu cũng có thể thanh tốn tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà phải
thơng qua NHTM với mạng lƣới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng
khắp toàn cầu. Thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân hàng
trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa bên mua và bên bán. Ngày nay,
hoạt động thƣơng mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật
nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp các phƣơng án lựa
chọn phƣơng thức TTQT, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo an toàn và quyền lợi
của cả hai bên mua bán, thơng qua đó thúc đẩy ngoại thƣơng phát triển và mở
rộng các quan hệ với các quốc gia trên thế giới.
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế
- Hoạt động TTQT chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế: Các chủ thể
tham gia hoạt động TTQT là các tổ chức, cá nhân ở các quốc gia khác nhau. Do
đó có sự khác biệt về địa lý, phong tục tập quán, ngôn ngữ, lập pháp... nên dễ dẫn
đến các bên không thống nhất cách hiểu và khả năng xảy ra tranh chấp và rủi ro
rất lớn. Vì vậy, hoạt động TTQT chịu sự điều chỉnh của nhiều qui phạm, nguồn
luật khác nhau nhƣ: luật quốc tế, tiêu chuẩn pháp lý của nƣớc đối tác… Trong
trƣờng hợp xảy ra tranh chấp, không thể xử lý đơn giản nhƣ trong nƣớc mà phải
dựa vào những qui định pháp lý chung. Các đối tác tham gia hoạt động TTQT
cần thỏa thuận với nhau những qui định rõ ràng và bao quát trong phạm vi có
hiệu lực pháp lý. Thêm vào đó, một vài nƣớc có những qui định rất đặc biệt về
các điều kiện thanh toán và khả năng cung ứng những chứng từ cần thiết, do đó

5

c



NH và các DN XNK cần phải tìm hiểu và xem xét kỹ càng, đầy đủ mọi yếu tố để
thực thi trôi chảy các nghiệp vụ ngoại thƣơng.
- Hoạt động TTQT chịu rủi ro cao: Trong hoạt động TTQT, hành vi mua
bán hay trao đổi hàng hóa và dịch vụ diễn ra giữa các quốc gia khác nhau, do đó
nó chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với thanh toán nội địa. Những rủi ro mà thanh
toán nội địa thƣờng gặp phải nhƣ: lừa đảo, mất khả năng thanh toán... cũng luôn
tiềm ẩn trong hoạt động TTQT, nhƣng với qui mô và mức độ nguy hiểm hơn
nhiều lần. Mặt khác, trong hoạt động TTQT còn phát sinh một số loại rủi ro khác
mà thanh tốn nội địa khơng có nhƣ: rủi ro chính trị, rủi ro pháp lý, rủi ro thị
trƣờng, rủi ro tỷ giá...lại càng làm cho hoạt động TTQT trở nên rủi ro hơn.
- Hầu hết các giao dịch TTQT đều tách rời giữa khâu thanh toán và
chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa: Trong các giao dịch TTQT, việc thanh tốn
tiền khơng diễn ra đồng thời với việc giao hàng.
- Đồng tiền sử dụng trong thanh toán có thể là nội tệ hay ngoại tệ: Trong
quan hệ TTQT, các bên đối tác cùng quan tâm đến những vấn đề có lợi nhất cho
mình, bởi vậy các bên phải tiến hành đàm phán về các vấn đề nhƣ: điều kiện tiền
tệ, điều kiện đảm bảo hối đoái, điều kiện về thời gian thanh toán. Khác với thanh
toán nội địa, TTQT thƣờng gặp nhiều rủi ro do sự biến động của tiền tệ, sự bất ổn
chính trị của một quốc gia, do vị trí địa lý của các bên tham gia cách xa nhau làm
hạn chế việc tìm hiểu khả năng thanh toán của con nợ. Do vậy, các nghiệp vụ
đảm bảo, bảo lãnh của NH, hoạt động tín dụng của các tổ chức tiền tệ, tài chính
quốc tế ra đời nhƣ một yếu tố không thể thiếu để hỗ trợ hoạt động TTQT.
2.1.3. Vai trị của thanh tốn quốc tế
2.1.3.1. Vai trị của thanh tốn quốc tế đối với ngân hàng thương mại
Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ NH trong
nƣớc, xu hƣớng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đã mở ra cánh của ngoại thƣơng
tạo điều kiện cho nghiệp vụ NH quốc tế ra đời và phát triển, trong đó TTQT ngày
càng thể hiện vai trị quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các
NH. Có thể nói, TTQT là một mặt khơng thể thiếu trong hoạt động kinh doanh
NH, nó bổ sung và hỗ trợ cho các mặt hoạt động kinh doanh khác của NH, thể

hiện trên các mặt:
- Hoạt động TTQT phát triển sẽ giúp cho NHTM thu hút được nhiều
khách hàng và mở rộng thị trường: Trong quá trình tham gia các hoạt động

6

c


TTQT, khách hàng còn phát sinh nhiều nhu cầu dịch vụ khác của NH nhƣ: tài trợ
các hợp đồng xuất nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán thực hiện hợp động, mua bán
ngoại tệ… thơng qua đó giúp cho NH phát triển đƣợc các nghiệp vụ kinh doanh
ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ quốc tế khác từ đó giúp NH gia tăng số lƣợng
khách hàng, mở rộng thị trƣờng kinh doanh.
- Hoạt động TTQT phát triển tạo điều kiện cho NHTM tăng doanh thu và
lợi nhuận: Khi khách hàng đến với NH ngày càng nhiều, thì lợi ích của NH sẽ
ngày càng tăng. Không những doanh thu của NH tăng lên một cách đáng kể nhờ
những khoản thu phí do cung cấp nhiều hơn các dịch vụ cho khách hàng mà còn
hỗ trợ thêm cho các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. NH có điều kiện để
tăng thêm nguồn vốn huy động, tạo điều kiện mở rộng quy mơ tín dụng, đặc biệt
là tăng đƣợc nguồn vốn ngoại tệ do tạm thời quản lý đƣợc vốn nhàn rỗi của các
DN có quan hệ thanh tốn qua NH.
Nhƣ vậy, hoạt động TTQT không những trực tiếp giúp nâng cao doanh
thu, lợi nhuận của NH mà còn hỗ trợ, bổ sung cho các mặt hoạt động khác nên nó
gián tiếp tạo ra lợi nhuận từ các mặt hoạt động này.
- Hoạt động TTQT phát triển sẽ góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới
NH: Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng, trên cơ sở đó nâng cao uy tín của mình trên trƣờng quốc tế. Mặt nghiệp vụ
này khơng chỉ đơn thuần làm việc với các chứng từ hay phát các lệnh đòi chuyển
tiền mà còn thể hiện nghĩa vụ trách nghiệm của NH trong việc cố vấn cho khách

hàng lập bộ chứng từ hoàn hảo. Hoạt động TTQT giúp cho hoạt động của NH
vƣợt ra khỏi phạm vi quốc gia, hoà nhập với các NH trên thế giới, nâng cao uy
tín của NH trên trƣờng quốc tế, trên cơ sở đó phát triển các quan hệ đại lý, khai
thác đƣợc các nguồn vốn tài trợ của các NH nƣớc ngồi và nguồn vốn trên thị
trƣờng tài chính thế giới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội.
- Hoạt động TTQT phát triển tạo điều kiện cho NH phân tán bớt rủi ro:
Kinh doanh NH là một lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro nhất. Đặc biệt là trong
bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế thế giới ln có nhiều biến động, các thủ
đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi thì rủi ro mà NH gánh chịu ngày càng nhiều nhƣ:
rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đối, rủi ro thanh khoản, rủi ro công nghệ
và hoạt động, rủi ro quốc gia… Việc đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh và

7

c


dịch vụ là một phƣơng sách hiệu quả để phân tán rủi ro. Lợi nhuận thu đƣợc từ
hoạt động TTQT sẽ hỗ trợ cho NH khi thị trƣờng biến động giúp cho ngân hàng
giữ vững sự ổn định. Lĩnh vực kinh doanh XNK vốn ẩn chứa nhiều rủi ro nên đòi
hỏi TTQT phải thực hiện cẩn thận từ khâu thu nhận, xử lý thông tin đến khâu
phản hồi thông tin. Để đáp ứng đƣợc u cầu đó, địi hỏi các NH phải đổi mới
công nghệ, tổ chức tốt khâu TTQT từ trang bị kỹ thuật đến đào tạo chuyên viên,
đồng thời trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng cũng ln quan
tâm đến yếu tố giá cả (phí dịch vụ) để lơi cuốn khách hàng.
2.1.3.2. Vai trị của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế
Trong xu thế kinh tế thế giới ngày càng đƣợc quốc tế hoá, các quốc gia
đang ra sức phát triển kinh tế thị trƣờng, mở cửa, hợp tác và hội nhập, thanh toán
quốc tế 7 nổi lên nhƣ là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong nƣớc với phần kinh
tế thế giới bên ngồi. Thanh tốn quốc tế có vai trị to lớn đối với nền kinh tế, cụ

thể nhƣ sau:
- TTQT đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần vào sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước: TTQT là một khâu rất quan trọng trong hoạt
động ngoại thƣơng. Thơng qua hoạt động thanh tốn quốc tế, các luồng hàng hoá,
dịch vụ đƣợc dịch chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác và kéo theo nó là sự
di chuyển luồng tiền giữa các quốc gia. Do đó, hoạt động TTQT có tác dụng bơi
trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tƣ nƣớc
ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác.
- TTQT là điều kiện để thúc đẩy hàng hố phát triển: Thơng qua hoạt
động TTQT, các chủ thể kinh doanh mua bán đƣợc các hàng hố, dịch vụ. Điều
đó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất đƣợc tiến hành bình thƣờng, lƣu thơng
hàng hố dịch vụ đƣợc thơng suốt. Vì vậy khơng có hoạt động thanh tốn quốc tế
phát triển thì sản xuất và lƣu thơng hàng hố khơng thể phát triển đƣợc. Hơn nữa,
TTQT góp phần mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức hƣởng thụ của cá
nhân và doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất và mở rộng phân cơng lao động xã hội.
- TTQT có vai trị là cầu nối gắn kết kinh tế trong nước với nền kinh tế thế
giới, thực hiện chính sách kinh tế mở cửa: Cùng với sự phát triển của phân công lao
động xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nên mạng lƣới thanh toán quốc tế
ngày càng đƣợc mở rộng, đồng thời, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nƣớc ngày càng
tăng. Vì vậy có thể nói TTQT đã có từ lâu đời, nó tồn tại nhƣ một yếu tố khách quan

8

c


và sự phát triển của nó gắn liền với sự phát triển văn minh xã hội loài ngƣời.
- TTQT là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của
đất nước: Hoạt động TTQT đã khai thác triệt để lợi thế so sánh của mỗi quốc gia,
đạt quy mô tối đa cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xây dựng các ngành kinh

tế mũi nhọn, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy các
nhân tố phát triển theo chiều sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng các công
nghệ mới, thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng trƣởng và hiệu
quả của nền kinh tế quốc dân.
- TTQT góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập: Việt Nam đang từng bƣớc
mở cửa và tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới: từ quan hệ song
phƣơng tới quan hệ đa phƣơng và đỉnh cao là gia nhập vào Tổ chức thƣơng mại
thế giới (WTO – World Trade Organization) vào cuối năm 2006. Hịa mình vào
xu thế hội nhập khu vực và thế giới với chủ trƣơng “Việt Nam muốn làm bạn với
tất cả các nƣớc” thì hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng trở nên sôi động và có
những chuyển biến vơ cùng mạnh mẽ, hoạt động ngoại thƣơng ln đƣợc giữ vị
trí trung tâm, ƣu tiên phát triển hàng đầu nhằm tạo ra những tiền đề vững chắc
trong quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc. Với vai trò là khâu kết thúc của một
giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ, TTQT đã góp phần không nhỏ trong việc
thúc đẩy hoạt động ngoại thƣơng phát triển nói riêng và tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế nói chung.
2.1.4. Các điều kiện trong thanh tốn quốc tế
2.1.4.1. Điều kiện về tiền tệ
- Lựa chọn đồng tiền tính tốn và đồng tiền thanh tốn
Điều kiện này quy định cụ thể sử dụng đồng tiền nào để tính toán và thanh
toán trong quan hệ mua bán và cách xử lý khi tỷ giá hối đoái biến động nhằm
đảm bảo quyền lợi các bên tham gia ký kết hợp đồng. Trong giao dịch thƣơng
mại quốc tế, đồng tiền tính tốn và đồng tiền thanh tốn có thể giống nhau hoặc
khác nhau, có thể là tiền tệ của nƣớc ngƣời mua hoặc nƣớc ngƣời bán hoặc nƣớc
thứ ba, thông thƣờng là các ngoại tệ mạnh.
- Lựa chọn kỹ thuật đảm bảo khi tỷ giá biến động
Để tránh rủi ro cho các nhà xuất nhập khẩu khi tỷ giá tăng ảnh hƣởng đến
khoản thanh toán chi trả của nhà nhập khẩu, và ngƣợc lại, khi tỷ giá giảm làm ảnh
hƣởng đến thu nhập của nhà xuất khẩu. Cho nên khi ký kết hợp đồng mua bán


9

c


ngoại thƣơng, đôi bên nên bàn bạc lựa chọn vào điều kiện đảm bảo khi tỷ giá biến
động vào hợp đồng để bảo vệ đƣợc lợi ích của mình. Thơng thƣờng các biện pháp
bao gồm:
+ Đảm bảo vàng: Theo điều kiện đảm bảo vàng có 3 cách
* Đảm bảo theo khối lƣợng vàng: Khi ký hợp đồng, quy định đơn giá và
tổng giá trị hợp đồng đƣợc quy đổi trực tiếp bằng một khối lƣợng vàng nhất định.
Khi thanh toán dựa vào khối lƣợng vàng đã tính tốn để thanh toán.
* Đảm bảo theo hàm lƣợng vàng: Khi ký kết hợp đồng đơn giá và tổng giá
trị hợp đồng đƣợc xác định theo một đồng tiền có xác định hàm lƣợng vàng. Khi
thanh toán, nếu hàm lƣợng vàng thay đổi thì đơn giá và tổng giá trị đƣợc điều
chỉnh tƣơng đƣơng.
* Đảm bảo theo giá vàng: Khi ký kết hợp đồng, đơn giá và tổng giá trị hợp
đồng đƣợc tính tốn theo một đồng tiền nào đó, đồng thời quy định giá vàng của
đồng tiền đó. Đến khi thanh tốn giá vàng biến động thì đơn giá và tổng giá trị hợp
đồng tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với giá vàng thực tế hiện tại.
+ Đảm bảo ngoại tệ: Có hai cách đảm bảo ngoại tệ
* Đảm bảo theo một ngoại tệ: là việc đảm bảo dựa vào một ngoại tệ tƣơng
đối ổn định do hai bên lựa chọn.
* Đảm bảo theo rổ ngoại tệ: là việc lựa chọn một số ngoại tệ làm đảm bảo.
Số ngoại tệ càng nhiều thì tính chính xác càng cao, nhƣng phức tạp trong tính
tốn. Theo cách này,lấy giá từng ngoại tệ tại thời điểm ký hợp đồng và thanh
toán nếu biến động thì tiến hành điều chỉnh lại tổng giá trị hợp đồng.
+ Đảm bảo theo biến động giá cả hàng hóa: Căn cứ vào biến động chỉ số
giá cả hàng hóa lúc thanh toán so với lúc ký hợp đồng để điều chỉnh.
2.1.4.2. Điều kiện về thời gian thanh toán

Đây là điều kiện rất quan trọng vì thời gian thanh tốn càng ngắn càng
giảm đƣợc chi phí thanh tốn, tránh đƣợc những biến động về tỷ giá, lãi suất, và
ảnh hƣởng lớn đến việc luân chuyển vốn, và các khoản thu nhập của các bên.
Trong điều kiện về thời hạn thanh tốn có thể lựa chọn một trong ba cách quy
định sau:
- Trả tiền trƣớc: Việc trả tiền trƣớc một phần giá trị hợp đồng đƣợc thực

10

c


hiện sau khi ký hợp đồng hoặc nhận đơn đặt hàng, nhƣng phải trƣớc khi giao
hàng. Thực chất trả tiền trƣớc chính là nhà nhập khẩu cấp tín dụng ngắn hạn cho
nhà xuất khẩu trong trƣờng hợp nhà xuất khẩu thiếu vốn, số tiền trả trƣớc tƣơng
đối lớn và thời gian trả tƣơng đối dài. Nếu mục đích nhằm đảm bảo thực hiện
hợp đồng thì số tiền ít hơn và thời gian trả trƣớc ngắn hơn, số tiền trả trƣớc mang
tính chất nhƣ một khoản tiền đặt cọc.
- Trả tiền ngay: Việc trả tiền đƣợc thực hiện ngay sau khi ngƣời bán hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng theo nhƣ quy định trong hợp đồng, tức là trong khoảng
thời gian từ lúc chuẩn bị xong hàng, giao hàng cho ngƣời chuyên chở cho đến khi
hàng đƣợc giao ngƣời mua theo đúng quy định.
- Trả tiền sau: Việc trả tiền của ngƣời mua đƣợc thực hiện trong các
trƣờng hợp sau:
+ Ngƣời mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận đƣợc thơng báo
của ngƣời bán đã hồn thành nghĩa vụ giao hàng tại nơi quy định.
+ Ngƣời mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày chấp nhận hối phiếu
+ Ngƣời mua trả triền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận đƣợc bộ chứng từ
+ Ngƣời mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận hàng.
2.1.5. Các phƣơng thức thanh tốn quốc tế thơng dụng

2.1.5.1. Phương thức chuyển tiền
Chuyển tiền là phƣơng thức TTQT, trong đó một khách hàng của ngân hàng
(ngƣời yêu cầu chuyển tiền là ngƣời nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng của mình
chuyển một số tiền nhất định cho ngƣời khác (ngƣời thụ hƣởng là ngƣời xuất
khẩu) ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định bằng phƣơng tiện
chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Phƣơng thức thanh toán chuyển tiền có thể đƣợc thực hiện bằng hai hình
thức chủ yếu sau:
a. Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer, M/T)
Chuyển tiền bằng thƣ là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán
của ngân hàng chuyển tiền đƣợc thể hiện trong nội dung một bức thƣ mà ngân
hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua bƣu điện.
b. Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer, T/T)

11

c


×