Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đậu xanh giải độc, thanh nhiệt. pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.61 KB, 4 trang )




Đậu xanh giải độc, thanh nhiệt


Đậu xanh thường được sử dụng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước uống
khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều), đái
tháo đường
Ngoài tác dụng làm thực phẩm, đậu xanh
còn được dùng để làm đẹp và chữa bệnh
hiệu quả như giải độc, thanh nhiệt, tiêu
khát
Loại thực phẩm này được sử dụng làm
thuốc từ lâu đời. Sách "Nam dược thần
hiệu" của danh Y Tuệ Tĩnh viết: “Đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm
sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”… Đề cập đến
tác dụng chữa bệnh của đậu xanh, đặc biệt là vấn đề giải độc, sách "Bản thảo
cương mục" của Lý Thời Trân (đời Minh) có ghi nếu ăn uống bị ngộ độc, buồn bực
trong người, có thể dùng đậu xanh để chữa trị. Loại thực phẩm này có tác dụng giải
độc khi uống nhầm thuốc (thủy ngân, thạch tín ); uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ
tử…); giải độc do ngộ độc thức ăn, ngộ độc sắn, nấm.
Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải
độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng. Đậu xanh thường được sử

Cháo đậu xanh.
dụng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước uống khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng
nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều), đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do
nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai
bị nôn ọe, không yên. Bên cạnh đó, nó còn có ích cho người hay bị các loại bệnh
nhiệt ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp,


cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi
Y học hiện đại cũng cho khẳng định đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao. Bên
cạnh thành phần chính là protit, tinh bột, chất béo và chất xơ, nó chứa Vitamin E,
B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic và các khoáng tố gồm Ca,
Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu…
Với người Trung Quốc và Việt Nam, cháo đậu xanh là một trong những món ăn
thông dụng. Ngoài tính nhẹ nhàng thanh sạch, có tác dụng giải độc cơ thể, món ăn
này còn tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa ưng thư… Đậu xanh thường
được phối hợp với một số dược liệu khác để phòng ngừa say nắng, các loại bệnh
ôn nhiệt vào mùa hè.
Ví dụ, cháo đậu xanh với sắn dây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi
thủy, sinh tân dịch, giải khát. Đây là món ăn có ích cho sức khỏe trong mùa hè
nóng nực, tốt cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng tuần hoàn
não. Trong khi đó, món ăn cháo đậu xanh, lá sen lại có tác dụng bổ dưỡng cơ thể,
thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giảm mỡ máu, hạ
huyết áp và phòng chống béo phì…
Để dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày, mỗi ngày, bạn có thể sử dụng 50-100g đậu xanh
nấu nhừ dạng cháo. Người dùng thay đổi khẩu vị bằng cách ăn với đường, muối
hoặc nấu cùng rau củ quả. Tuy nhiên, khi ăn cháo ăn liền, bạn cần lựa chọn những
loại có hàm lượng đậu xanh cao (200 gram cho một kg) với hương vị cháo tự
nhiên, không sử dụng chất bảo quản.

×