Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN kỸ THUẬT TRỒNG HOA LAN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.53 KB, 39 trang )

Đề Cương Ôn Tập Môn Kỹ Thuật Trồng Hoa Lan
Câu 1. Trình bày sự phân bố hoa lan tại Việt Nam. Với khí hậu Miền bắc thích
hợp trồng Lan phân bố ở những vùng nào? Tại sao?
Trả Lời:
* Sự phân bố hoa lan tại Việt Nam:
a. Lai Châu và núi Hoàng Liên Sơn: Đây là vùng phong phú nhất về TP loài và
các loài Lan độc đáo của VN. Vùng này có vườn Lan nổi tiếng tại Sapa (Lào Cai).
Đây là khu vực cao nhất của Việt Nam với độ cao từ 800- 3143m, chính vì vậy
những loài Lan xuất hiện ở đây rất khó chăm sóc và nuôi dưỡng ở những vùng
thấp.
b. Các tỉnh Đông Bắc và trung tâm Bắc Bộ: Phần lớn diện tích trong vùng có độ
cao dưới 1800m, sinh cảnh chủ yếu là những dãy núi đá vôi với số lượng các loài
Lan khá đa dạng và độc đáo. Một số núi đất trong vùng là nơi sinh sống của nhiều
loài Lan: Ba Vì, Tam Đảo, Yên Tử. Đây là vùng cho nhiều loài Lan thích hợp để
nuôi trồng tại Hà Nội.
c. Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An: Ở các tỉnh này có độ cao thấp,
thường dưới 800m, đôi khi lên tới 1500m. Sinh thái bao gồm cả núi đá và núi đất.
Tại vùng này tuy có ít loài Lan độc đáo nhưng lại là nơi có nhiều loài thích hợp
cho nuôi trồng.
d. Bắc Trung Bộ (từ Hà Tĩnh- đèo Hải Vân): Độ cao dưới 1800m gồm cả núi đá
và núi đất. Với đặc điểm khí hậu nóng hơn và mưa vào màu thu - đông ở vùng này
không có nhiều loài Lan nhưng đa số dễ trồng.
e. Tây Nguyên: Có độ cao trên 800m, chủ yếu là núi đất. Ở đây có vườn Lan nổi
tiếng với nhiều loài phong Lan ở Đà Lạt. Những loài Lan phân bố ở đây có khả
năng thích nghi tốt khi trồng ở vùng thấp.
1
f. Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Có độ cao dưới 800m, với đặc điểm khí hậu nóng
và khô, sinh thái chủ yếu núi đất, rải rác có núi đá. Ở đây không có nhiều loài Lan
tuy nhiên những loài sinh sống ở đây rất dễ trồng.
* Với khí hậu miền bắc thích hợp trồng Lan phân bố ở những vùng:
Câu 2. Phân tích các tác dụng của hoa lan đối với đời sống con người. Cho ví


dụ minh họa.
Trả Lời:
Tác dụng của hoa Lan với đời sống con người:
- Trang trí và thưởng ngoạn.
- Làm thuốc (chi Lan kim tuyến).
- Kinh tế.
- Sinh thái.
- Làm nguyên liệu thực phẩm.
Câu 3. Hãy nêu các đặc điểm hình thái để nhận biết các loại Lan.
Trả Lời: Các đặc điểm hình thái để nhận biết các loại Lan
a. Thân Lan: Chia làm 2 nhóm đơn thân và đa thân.
+ Đơn thân: Là những cây chỉ tăng trưởng theo chiều cao. Làm cho thân dài ra
mãi, không có giới hạn về chiều cao. Thân cây sinh trưởng vô hạn định về phía
đỉnh. Thân mọc thẳng đứng ra phía ngoài. Lá luôn luôn mọc ra từ đốt thân.
VD: Lan hồ điệp, Lan hài, Lan ngọc điểm, Vân lan
+ Đa thân: Các loài trong nhóm này cành hằng năm ở phần gốc có 1 phần phình to
tạo thành củ giả (giả hành). Đây là bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để
nuôi cây trong những điều kiện khô hạn. Đồng thời, đây cũng là bộ phận quan
trọng cho việc duy trì và phát triển số lượng theo phương pháp chiết nhánh thông
thường.
VD: Lan cát, Lan Dendro, Lan vũ nữ.
2
b. Lá Lan: Điểm chung nhất ở các loài lan là lá thường dài hơn rộng, gắn vào thân
hoặc giả hành bởi một cuống lá dài hay ngắn. Rất đa dạng và phong phú, có hình
trái xoan, hình dải dài, ngọn giáo, có loài lá mỏng, có loài lá dầy. Có loài mép lá
nguyên, có loài mép lá răng cưa.
+ Hình thức mọc của lá trên thân: mọc cách, mọc đơn, mọc ôm thân, lá có thể
mọc đối xứng qua thân, có thể không.
+ Lá có một cuống thân dài xuống thành bẹ ôm thân hoặc không ôm thân.
+ Đầu lá thường xẻ làm 2 thùy lệch.

+ Ở các vùng nhiệt đới, phong lan thường trút hết lá trong mùa khô hạn, đến mùa
mưa cây mọc chồi mới.
c. Rễ Lan:
+ Đối với Lan đa thân: Rễ thường mọc từ căn hành, đa số hình trụ có nhánh bậc 1,
2, 3. Rễ thường nhiều và ngắn.
+ Đối với Lan đơn thân: Thì rễ mọc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá., mọc
bám vào giá thể hoặc vươn ra không khí hấp thụ hơi nước. Rễ có hình dạng rất
phong phú: tròn, dẹt, dài, ngắn, Rễ phần lớn các loài Lan thường mọc vào thịt.
d. Hoa Lan:
+ Cấu tạo của hoa lan cực kỳ phong phú và hấp dẫn. Ta có thể gặp nhiều loài mà
mỗi mùa chỉ có một đoá hoa nở hoặc có nhiều cụm hoa mà mỗi cụm chỉ đơm một
bông, nhưng đa số các loài lan đều nở rộ nhiều hoa, tập hợp thành chùm (đôi khi
phân nhánh thành chuỳ) phân bố ở đỉnh thân hay nách lá.
+ Ở giữa hoa có một cái trụ nổi lên, đó là bộ phận sinh dục của hoa, giúp duy trì
nòi giống của cây lan. Trụ ấy gồm cả phần sinh dục đực và cái nên được gọi là trục
- hợp nhụy.
+ Mỗi hoa có 6 phần: 3 cánh, 3 đài.
d. Quả và hạt Lan:
+ Quả Lan thuộc dạng quả nang, tự nứt. Có dạng hình dải dài và trụ.
+ Thường mở ra 3- 6 đường nứt dọc theo quả. Hạt Lan nhiều và có kích thước rất
nhỏ, chúng được cấu tạo bởi 1 phôi.
3
Câu 4. Yêu cầu sinh thái (ánh sáng) của Lan? Dựa vào nhu cầu về ánh sáng
hoa Lan được phân thành mấy loại. Cho ví dụ minh họa.
Trả Lời:
* Yêu cầu ánh sáng của Lan:
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số loài lan. Hầu hết các loài thuộc chi
Cattleya, Dendrobium nếu thiếu ánh sáng cây không ra hoa. Ánh sáng rất cần
cho sự quang hợp nhưng nhu cầu về ánh sáng lại khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài
lan

- Lan có lá cứng, dầy cần nhiều ánh sáng hơn. Đặc biệt Lan có lá hình trụ nhu cầu
ánh sáng là lớn nhất (Van đa).
- Đối với loài có thân giả, lá mỏng nhu cầu về ánh sáng càng giảm.
- Đặc biệt Lan có lá rộng, mềm nhưng không có giả hành và những loài Lan núi lá
nhỏ có giả hành thì nhu cầu về ánh sáng là thấp hơn cả (Hồ điệp).
- Màu sắc và trạng thái của lá là dấu hiệu nhận biết về nhu cầu ánh sáng. Nếu thiếu
ánh sáng thì lá dài ra, mềm, mặt sau không có màu nâu, lá xanh thẫm hơn so với
bình thường. Cây không phát triển, thân nhỏ, yếu, lá bé dần dần rồi chết. Còn
ngược lại thừa ánh sáng: Lá trở nên nhỏ, vàng. Nếu ánh sáng quá mạnh dẫn đến
cháy lá. Trong thời kỳ sinh trưởng phát triển trước khi ra hoa thì nhu cầu ánh sáng
là tối đa. Vào thời kỳ ra hoa và thời kỳ nghỉ nhu cầu ánh sáng là tối thiểu.
* Dựa vào nhu cầu ánh sáng của từng loài người ta chia làm 3 nhóm:
- Nhóm cây ưa sáng: Đòi hỏi ánh sáng nhiều, khoảng 100% ánh sáng trực tiếp như
các loài Vanda, Renanthera
- Nhóm cây ưa sáng trung bình: Bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng khoảng
50% đến 80%, như các loài Cattleya, Dendrobium
- Nhóm cây ưa ánh sáng yếu: Bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng khoảng 30%
như các loài Phalaenopsis, Paphiopedilum VD: Hồ điệp,
4
Câu 5. Yêu cầu sinh thái (nhiệt độ) của Lan? Dựa vào nhu cầu về nhiệt độ hoa
Lan được phân thành mấy loại? Cho ví dụ minh họa.
Trả Lời:
* Yêu cầu nhiệt độ của Lan:
Nhiệt độ tác động ở cây lan thông qua con đường quang hợp. Nhiệt độ còn ảnh
hưởng đến sự ra hoa của một số loài lan. Như vậy, cây lan chỉ sinh trưởng, phát
triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ gọi là tối thích. Khoảng nhiệt độ này khác nhau
tuỳ thuộc vào loài.
- Đối với Lan chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm đóng vai trò quan trọng, thường là
từ 4- 6ºC. Mỗi loài đòi hỏi sự chênh lệch là khác nhau.
VD:

+ Những loài Lan xuất xứ từ đồng bằng và vùng rừng nhiệt đới thì yêu cầu nhiệt độ
ban ngày từ 25- 18ºC về mùa hè và không dưới 18ºC về mùa đông. Sự chênh lệch
nhiệt độ ngày và đêm không quá 5ºC. Một số loài như: Lan hồ điệp, Van đa, Lan
cát, Dendro.
+ Với những loài sống ở sườn núi thì nhiệt độ ban ngày: 20- 23ºC, ban đêm không
quá 13ºC.
+ Với những loài sống trên núi cao: Nhiệt độ ban ngày không quá 20ºC về mùa hè,
mùa đông: 8- 10ºC.
+ Đối với nhóm Lan cận nhiệt đới: Yêu cầu nhiệt độ ban ngày từ 18- 24ºC, ban
đêm từ 16- 18ºC. VD một số giống: Lan cát, Dendro, Vũ nữ.
+ Đối với nhóm Lan ôn đới: Yêu cầu về nhiệt độ mùa hè :16- 21ºC, ban đêm: 13ºC.
Mùa đông, ban ngày: 13- 18ºC, ban đêm: 10ºC. VD điển hình: Lan hài.
* Căn cứ vào nhu cầu nhiệt độ của lan mà người ta chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm cây ưa nóng: bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không dưới
21
0
C, ban đêm không dưới 18,5
0
C. Những loài lan này thường có nguồn gốc ở
vùng nhiệt đới.
5
+ Nhóm cây ưa nhiệt độ trung bình: bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban
ngày không dưới 14,5
0
C, ban đêm không dưới 13,5
0
C.
+ Nhóm cây ưa lạnh: bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không quá
14
0

C, ban đêm không quá 13
0
C. Chúng thường xuất xứ ở vùng hàn đới, ôn đới và ở
các khu vực núi cao vùng nhiệt đới.
Câu 6. Trình bày ảnh hưởng của độ ẩm đến sự sinh trưởng, phát triển của
Lan. Dựa vào nhu cầu về độ ẩm Lan được chia thành mấy nhóm. Cho ví dụ
minh họa.
Trả Lời:
* Trình bày ảnh hưởng của độ ẩm đến sự sinh trưởng, phát triển của Lan:
- Độ ẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của các loài
lan. Việc chọn địa điểm thích hợp cho vườn lan sẽ giảm được rất nhiều công chăm
sóc cho lan.
- Độ ẩm không khí không chỉ ảnh hưởng tới chu kỳ tưới mà còn ảnh hưởng tới
trạng thái của cây.
* Dựa vào nhu cầu về độ ẩm Lan được chia thành :
- N1: Mùa đông giảm lượng nước tưới nhưng phải tưới đều quanh năm.
VD: Hồ điệp, 1 số loại Lan hài.
- N2: Giảm lượng nước trong thời kỳ nghỉ và tăng trong giai đoạn phát triển.
VD: Lan cát, Dendro, Vũ nữ.
- N3: Hoàn toàn để khô trong thời kỳ nghỉ.
VD: 1 số loài thuộc chi Dendro.
Câu 7. Hãy nêu yêu cầu sinh thái của 5 loài Lan mà Anh (Chị) đã được học.
Trả Lời:
* Yêu cầu sinh thái của 5 loài Lan:
a. Sinh thái của Lan Hồ điệp (PHALAENOPSIS)
6
- Ánh sáng: Hồ điệp cần ánh sáng yếu vì hồ điệp là loại lan ưa bóng. Ánh sáng chỉ
20 - 30% là đủ. Tuy nhiên cũng không phải để hồ điệp ở nơi quá râm mát, vì ánh
sáng rất cần cho sự phát triển và trổ hoa.
- Nhiệt độ: Hồ điệp là lan của vùng nhiệt đới, nhiệt độ tối thiểu 22

0
C - 25
0
C vào
ban ngày và 18
0
C vào ban đêm. Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển từ 25 - 27
0

C.
- Độ ẩm : Hồ điệp cần độ ẩm cao, tối thiểu 60%.
b. Sinh thái của Lan Vũ nữ
- Ánh sáng: Cường độ ánh sáng khoảng 50%. Ánh sáng yếu hơn cây vẫn phát triển
tốt như thân, lá xanh đẹp, tuy nhiên cho hoa kém.
- Nhiệt độ: Lan Vũ nữ thích nghi với biên độ sinh thái khá rộng. Nhiệt độ thích
hợp cho sinh trưởng phát triển là từ 20 – 30
0
C.
- Độ ẩm: Lan Vũ nữ cần ẩm độ cao, cần ẩm độ trung bình 50 – 70%.
c. Sinh thái của Lan Cattleya (Lan cát).
- Ánh sáng: Lan Cattleya thích hợp với cường độ ánh sáng mặt trời còn khoảng
50%.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng cho Cattleya phát triển là 20 – 22
o
C vào ban ngày và
16 – 18
o
C vào ban đêm. Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ dao động từ 20 – 30
o
C thì

Cattleya vẫn phát triển tốt.
- Độ ẩm: Cattleya cần ẩm độ hơi khô, khoảng 40 - 70%.
d. Sinh thái của Lan Vanda
- Ánh sáng: Vanda thuộc nhóm ưa ánh sáng trung bình. Cường độ ánh sáng khoảng
50 - 60% nên cần thiết kế giàn che cho thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho Lan Van da phát triển từ 25 - 30
0
C.
7
- Độ ẩm: Các loài Vanda cần được trồng trong vườn với độ ẩm cao, nhưng độ ẩm
cục bộ trong chậu phải thật thoáng.
e. Sinh thái của Lan Hoàng thảo (Dendrobium)
- Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng và ra hoa đẹp từ 28 - 30
0
C.
- Ánh sáng: Nhóm lan Dendrobium là loài ưa sáng, ánh sáng khoảng 60 - 70% sẽ
tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.
- Độ ẩm: Nhóm lan Dendrobium thích hợp ẩm độ 50 - 70
0
C.
Câu 8. Hãy nêu các loại chất trồng sử dụng để trồng Lan. Ưu và nhược điểm
của từng loại. Yêu cầu chung của các loại chất trồng là gì?
Trả Lời:
*Các loại chất trồng sử dụng để trồng Lan:
a. Rêu
- Ưu điểm: Trong rêu chứa tất cả chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát
triển, rêu còn có tính chất kháng khuẩn, giữ nước tốt.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, dinh dưỡng trong rêu ít, chỉ đủ sử dụng trong một năm
nên sau một năm cần thay.
b. Vỏ thông

- Ưu điểm: Là một trong những chất trồng thích hợp nhất cho Lan, đặc biệt vỏ cây
mới chặt.
- Nhược điểm: Vỏ chứa ít chất dinh dưỡng nên cần kết hợp bón phân, đặc biệt nitơ,
vỏ thông có tính hút ẩm, thoát nước kém hơn so với rêu. Vỏ thông có nhược điểm
là giữa muối trong nước và trong phân bón, chỉ giữ được 2/3 chỗ nitơ trong phân
bón, thông thường sẽ mục nát sau 2-3 năm. Vì vậy sử dụng vỏ thông sau 2-3 năm
phải thay.
c. Mùn.
- Ưu điểm: Hút nước tốt, cấu trúc sợi lớn và bền. Thường mùn được dùng với 1 số
hỗn hợp chất trồng khác: đá con, sốp, cát, để chất trồng luôn được thoáng khí.
8
- Nhược điểm: Ít chất dinh dưỡng, nên thường bổ sung dinh dưỡng bằng việc bón
thêm phân khoáng.
d. Than củi (được SD phổ biến).
- Ưu điểm: Làm tăng độ pH của chất trồng. Than củi điều chỉnh chế độ nước tốt
- Nhược điểm: Nhưng có hạn chế là tích lũy muối. Vì thế cứ 2 tháng xả nước 1 lần
để làm giảm lượng muối trong than củi.
+ Ngoài ra: dớn, vỏ cây dương xỉ, xơ dừa, được dùng nhiều trong trồng treo.
* Yêu cầu chung của các loại chất trồng:
- Yêu cầu thông thoáng, rút nước nhanh.
- Mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông,
- Ngọt không chua mặn.
- Tính bền vững cao: Không tan chảy khi tưới nước, không quá nhanh mục nát,
- Sạch: Không chứa mầm bệnh, hoặc dễ phân hủy tạo ra môi trường cho mầm bệnh
phát triển.
- Rẻ tiền và dễ kiếm
Câu 9. Hãy nêu các loại giá thể sử dụng để trồng Lan. Ưu và nhược điểm của
từng loại. Tại sao không nên trồng Lan vào chậu quá nhỏ hoặc quá lớn?
Trả Lời:
* Các loại giá thể sử dụng để trồng Lan:

Có 3 loại chậu: Chậu đất nung, chậu nhựa, chậu sứ.
a. Chậu đất nung:
- Ưu điểm: Giữ ẩm tốt, rễ dễ bám vào thành chậu, có tính sốp giúp cây hút được
không khí.
- Nhược điểm: Dễ vỡ vỡ và hay bị đóng muối
b. Chậu nhựa:
- Ưu điểm: Nhẹ, dễ sd, sạch sẽ trong mọi môi trường, dễ rửa đi để dùng lại.
- Nhược điểm: Giữ ẩm kém, rễ khó bám vào thành chậu.
c. Chậu sứ:
- Ưu điểm: Có ưu điểm là thoáng khí, độ thẩm mỹ cao nhưng đắt, thường sử dụng
với địa Lan.
9
Nhược điểm: Nặng, dễ vỡ.
* Không nên trồng Lan vào chậu quá nhỏ hoặc quá lớn:
a. Nhiều giống lan như Cattleya, Dendrobium cần phải để khô rễ rồi mới tưới.
Chậu quá lớn giữ khá nhiều nước làm cho rễ lan lúc nào cũng bị ướt. Nguyên lý
khi khô rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước, nếu trong chậu quá ẩm ướt rễ sẽ không chịu
mọc thêm.
b. Nhiều loài lan như Dendrobium, Cymbidium ưa trồng trong chậu chật hẹp. Nếu
trồng chậu quá rộng sẽ không ra hoa.
Câu 10. Hãy nêu các hình thức trồng Lan. Ưu, nhược điểm của các hình thức
đó. Cho ví dụ minh họa.
Trả Lời:
* Các hình thức trồng Lan:
a. Trồng trong chậu:
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
b. Trồng trong giỏ treo.
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:

c. Trồng ghép trên thân cây.
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
d. Trồng không chậu
- Ưu điểm: Không tốn diện tích, vật tư, giàn không bị nặng, cây ít bị bệnh.
- Nhược điểm:
e. Trồng thành băng sơ dừa.
10
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
f. Trồng thành luống.
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
Câu 11. Trình bày các bước tiến hành trồng Lan vào chậu. Khi đưa Lan vào
chậu ta phải chú ý điều gì?
Trả Lời:
* Các bước tiến hành trồng Lan vào chậu: Tất cả các loài địa Lan và một số loài
phong Lan (hồ điệp, Lan cát, ).
- Quá trình trồng Lan trong chậu:
+ Nên trồng vào các chậu đất nung, kích thước chậu cân đối với khả năng phát
triển của cây, chậu có nhiều lỗ thoáng, phải rửa sạch trước khi trồng.
+ Chuẩn bị chất trồng và giá thể đã qua xử lý. Chất trồng ở đâu có thể là gỗ mục,
than củi, xơ dừa
+ Cắt bỏ những dễ bị thối, hỏng và loại bỏ tất cả chất trồng cũ của cây đi.
+ Đặt vào chậu: Đơn thân đặt vào giữa chậu trồng và có 1 que nhỏ buộc vào cây để
giữ cây do rễ chưa bám vào chất trồng. Đa thân đặt sát mép chậu, hướng phía có
các chồi sắp mọc vào trong chậu để cây tiếp tục phát triển, phải có que giữ cây.
+ Lấp giá thể, giá thể thấp hơn 2 - 2.5cm so với miệng chậu.
* Khi đưa Lan vào chậu ta phải chú ý:
- Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không phủ kín gốc lan, nhất là lan đa thân.

- Ngay khi trồng xong nên để chậu lan nơi mát mẻ, có độ ẩm cao cho đến khi rễ
non phát triển mới chuyển dần ra nơi có ánh sáng thích hợp. Tưới nước, bón phân
như cây đã trưởng thành.
Tưới cây SD nước gạo, bã chè đã qua Sd cho Lan là tốt nhất. Sau 1-2 tưới nước
ngâm ốc thối cho cây.
11
Câu 12. Trình bày các bước tiến hành trồng Lan ghép vào thân cây. Hình thức
trồng này thích hợp với những loại Lan nào? Cho ví dụ minh họa.
Trả Lời:
* Trồng ghép trên thân cây
- Sử dụng thân cây còn sống, cây lan được trồng ghép phải nhận được ánh sáng
ban mai (cách này rất thích hợp cho tất cả các giống lan, đặc biệt lan rừng).
- Sử dụng thân cây đã chết (cây vú sữa, bóc vỏ), cắt thành các khúc ngắn để treo
hay thành những đoạn dài để đứng, có giàn che cây lan.
- Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây rồi buộc chồng lên đó gốc lan muốn trồng
để giữ độ ẩm cây. Vào mùa mưa hay những nơi thời tiết quá ẩm không cần dùng
xơ dừa. Khi buộc phải để gốc lan nằm lộ ra ngoài không khí, rễ lan ló ra.
* Cách trồng này thích hợp với các hầu hết các giống lan, đặc biệt là các giống lan
rừng.
- Các loại lan trồng ghép vào thân cây là Dendrobium, Van da, Vũ nữ , và các loại
lan rừng khác đều tốt.
Câu 13. Trình bày kỹ thuật trồng một số loài Lan mà Anh (Chị) biết.
Trả Lời:
Lấy phần kỹ thuật trồng một số Lan: Từ câu 30 - 36
Câu 14. Trình bày kỹ thuật chăm sóc một số loài Lan mà Anh (Chị) đã được
học.
Trả Lời:
Lấy phần kỹ thuật chăm sóc một số Lan: Từ câu 30 - 36
Câu 15. Trình bày kỹ thuật chăm sóc Lan nói chung. Khi thiết lập nhà kính
(giàn che) cho Lan ta phải chú ý những điểm gì?

Trả Lời:
a. Làm giàn che: Sử dụng 2 loại lưới:
12
- Loại 1: Phủ bên trên, sử dụng loại có độ phủ 60%. Lớp này làm cố định, vào mùa
đông và xuân chỉ sử dụng lớp này.
- Lớp 2: Bên dưới, sử dụng loại phủ 40- 50%, làm cách lớp trên 50 cm, lớp này
không cố định, có thể tháo ra. Chỉ sử dụng và mùa hè, độ cao lưới cách mặt đất 3 -
3.5cm.
Ngoài giàn che chú ý hướng nắng, che nắng xiên. Nếu nắng xiên hướng Đông
dùng lưới 60%, chỉ sử dụng vào mùa hè. Nếu nắng xiên hướng Tây sử dụng 2 lớp
lưới.
Note: Trong giàn che không phải vị trí nào cũng có ánh sáng như nhau nên cần
phân loại cây nào ưa sáng nhiều, ưa sáng ít để đặt cho phù hợp. Khi treo Lan
những cây bên ngoài nên treo thưa ra để ánh sáng lọt vào trong.
b. Duy trì độ ẩm: Sử dụng cát, bể nước nhỏ hay trồng cây phủ đất để giữ độ ẩm.
- Khi trồng Lan trên sân thượng chú ý tránh hướng gió, để giữ độ ẩm trên sân
thượng: Có thể sử dụng các bể nước nhỏ, sử dụng cây dây leo, trồng các cây khác
để che nắng cho Lan,
c. Tưới nước:
- Lượng nước tưới phụ thuộc: Loài Lan, thời tiết, chất trồng, độ tuổi, thời kỳ sinh
trưởng, hình thức trồng.
- Dựa vào nhu cầu nước của từng loài Lan, chia làm 3 nhóm:
• Tưới đều quanh năm: Tưới cả thời kỳ nghỉ, nhu cầu nước giảm về mùa Đông (Lan
hồ điệp, Lan hài).
• Giảm lượng nước tưới trong thời kỳ nghỉ, tăng trong thời kỳ phát triển (Lan cát, Vũ
Nữ).
• Hoàn toàn để khô trong thời kỳ nghỉ của cây (1 số loài trong nhóm Dendro).
+ Tưới 2-3 lần/ tuần vào mùa Hè.
+ Tưới 1 lần/ tuần vào mùa Đông.
+ Nước tưới: Nước mưa, nước giải pha loãng, không lên dùng nước máy, nước

lọc.
+ Khi tưới: Phun sương, 1- 2 tháng tưới đẫm để rửa lượng muối có trong chất
trồng.
13
+ Lan hồ điệp rất kị nước mưa vào lá (thối lá).
d. Bón phân:
- Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bón phân: loài, thời kỳ sinh trưởng, chất trồng,
khí hậu.
- Đối với Lan: bón phân loãng, bón làm nhiều lần nếu bón nhiều một lần dễ dẫn
đến thối rễ.
- Tuyệt đối không bón phân hột cho Lan, bón phân loãng.
- Nên cho 1 ít xà phòng pha loãng hoặc nước rửa chén vào giúp giữ phân bón trên
lá Lan.
- Lan con: Bắt đầu bón phân khi rễ Lan ló ra, chỉ bón cho những cây khỏe mạnh và
đang phát triển, khoảng cách giữa các lần bón phụ thuộc: loài, thời tiết, nồng độ
phân, loại phân, thời kỳ phát triển,
- Bón phân tùy thuộc vào thời kỳ phát triển của cây:
+ Cây dưới 12 tháng tuổi: Sử dụng NPK = 30:10:10, sau đó dùng NPK = 20:20:20
cho đến lúc ra hoa.
+ Mùa mưa để cây cứng cáp sử dụng NPK = 10:30:30.
e. Phòng trừ sâu bệnh:
- Trong điều kiện chăm sóc Lan kém dễ bị sâu bệnh. Để phong trừ sâu bệnh đầu
tiên cần vệ sinh khu trồng Lan sạch sẽ.
Câu 16. Hãy nêu các hình thức nhân giống Lan. Các bước tiến hành. Cho ví
dụ minh họa.
Trả Lời:
* Nhân giống vô tính bằng tách chiết thông thường
- Đối với lan đơn thân:
+ Tiến hành cắt chiết khi cây được 8 - 10 tháng tuổi, có nhiều tầng rễ. Khử trùng
dụng cụ, cắt ngang phần gốc, để lại ít nhất từ 1 hoặc 2 đôi lá gần gốc, phần ngọn

đảm bảo có 2 - 3 tầng rễ.
14
+ Phần ngọn sau khi cắt nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm Benlat C 1/2000 và
dung dịch kích thích ra rễ NAA 0,5ppm sau đó đem trồng vào chậu hoặc trồng lên
luống.
+ Phần gốc sau một thời gian sẽ mọc 1 - 3 chồi mới gần chỗ cắt. Những chồi này
sau đó lớn lên, ra rễ. Có thể tiếp tục cắt phần ngọn các chồi này đem trồng hoặc để
đến khi ra hoa.
- Đối với lan đa thân: Tiến hành tách cây con (giả hành) khi cây cao khoảng 15 –
20cm
+ Ngâm chậu lan vào thau nước trong vòng 30 phút.
+ Gỡ rễ bám ngoài chậu bứng cây ra khỏi chậu.
+ Gỡ bỏ chất chồng củ, mục. Cắt rễ hư thối.
+ Dùng đèn cồn để khủ trùng dụng cụ cắt chiết.
+ Cắt từng đơn vị 2-3 giả hành ở vị trí thích hợp.
+ Sau đó nhúng vào dung dịch nấm bệnh và kích thích ra rễ rồi trồng vào chậu.
+ Trồng từng đơn vị vào chậu mới.
- Phương pháp này cây nhanh chóng cho ra hoa thường áp dụng với các giống lan
đa thân như Cattleya, Dendrobium, Cymbidium
Câu 17. Một số bệnh thường gặp ở Lan khi điều kiện nuôi dưỡng không phù
hợp.
Trả Lời:
- Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp. gây nên. Phòng trị: Nên tách
những cây bị bệnh để riêng và dùng thuốc phòng trừ hay nhúng cả cây vào
thuốc trị nấm. Nếu cây lớn hơn thì cắt bỏ phần thối rồi phun thuốc diệt nấm.
15
- Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Bệnh thường phát sinh mạnh trên
cây lan Dendrobium sp., gây hại trong mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao.
- Bệnh thán thư: Do nấm Colletotricum sp. gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào mùa
mưa nên phải phòng trừ trước. Thường cắt bỏ lá vàng rồi phun thuốc diệt nấm 5 - 7

ngày/phun 1 lần
- Bệnh thối mềm vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh có
hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của
lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có
màu trắng xám.
- Bệnh thối nâu vi khuẩn: Do vi khuẩn Erwnia carotovora gây ra. Ban đầu vết
bệnh có màu nâu nhạt, hình tròn mọng nước về sau chuyển thành màu nâu đen.
Bệnh hại cả thân, lá, mầm làm các bộ phận trên bị thối.
- Bệnh đốm vòng (đóm mắt cua)
+ Do nấm Cercospora resae gây ra. Vết bệnh là những đốm nhỏ, hình mắt cua,
hình trong hơi lõm, ỡ giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm.
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già tạo thành nhiều vết nhỏ li ti làm lá
vàng, nhanh rụng.
Câu 18. Anh (Chị) hãy cho biết khi nào tiến hành thay chậu cho Lan. Tại sao
phải thay chậu?
Trả Lời:
* Thay chậu:
- Nguyên nhân:
+ Cây đủ lớn, không còn đủ chỗ cho cây Lan mọc làm nứt chậu, cây mọc ra ngoài
chậu (Lan cát, vũ nữ).
+ Sau 2-3 năm vật liệu trồng cây đã mục nát, hết dinh dưỡng. Đáy chậu bị bí khi
tưới nước, nước sẽ bị úng đọng làm thối rễ.
16
+ Sau 2-3 năm lượng muối đọng trong chậu nhiều sẽ làm chết rễ nên phải tiến hành
thay chậu.
+ Khi cây có dấu hiệu bị bệnh, cần đưa ra khỏi chậu xem xét bộ rễ. Đưa vật liệu
mới vào trồng.
+ Thời điểm tốt để thay chậu: Cuối thời kỳ nghỉ, đầu thời kỳ sinh trưởng, lúc rễ bắt
đầu phát triển (thường mùa xuân). Đặc biệt khi Lan đang ra hoa không được thay
chậu.

Câu 19. Cây Lan xanh tốt nhưng không ra hoa, theo Anh (Chị) tại sao?
Trả Lời:
Lan xanh tốt mà không ra hoa, 80% nguyên nhân là do thiếu ánh sáng. Lá lan xanh
thẫm và mềm rũ xuống chứng tỏ thiếu ánh sáng. Lá lan phải có mầu xanh vàng như
trái ô liu (olive) và phải cứng mới là đủ nắng. Nắng sáng hay chiều cũng được
nhưng cần phải che lưới cho khỏi bị cháy lá. Một vài loại lan như Cymbidium,
Vanda, Dendrobium cần phải nhiều nắng mới ra hoa. Ngoài ra có nhiều loại lan
Dendrobium nếu phân bón quá nhiều Nitrogene hay tưới nhiều nước cũng không ra
hoa. Lan đất Cymbidium, nếu củ lan không đủ lớn hoặc không có những đêm lạnh
dưới 55
o
F sẽ không ra hoa. Nếu nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm không cách
nhau 10-15
o
F nhiều loại lan sẽ không có hoa.
Câu 20. Khi nuôi dưỡng Lan trong nhà cần chú ý những điều gì? Nêu một số
loài Lan thích hợp nuôi trong nhà.
Trả Lời:
- Muốn nuôi lan trong nhà cần để lan ở gần cửa sổ hướng Nam cho có ánh sáng.
Nếu không có cửa sổ hãy dùng 4 chiếc đèn ống 40 Watts.
17
- Nếu dùng đèn, cần để từ 12 giờ một ngày cho cây sắp ra hoa. Các cây nhỏ cần
đến 16 giờ mới đủ sức tăng trưởng. Nuôi lan trong nhà cần để chậu lan trên khay
nước có đá sỏi cho đủ độ ẩm và quạt cho thay đổi không khí.
- Một số loài Lan thích hợp nuôi trồng trong nhà: Phalaenopsis, Miltonia,
Paphiopedilum là những loại thích hợp trong nhà.
Câu 21. Những điều cần chú ý khi tưới nước cho Lan? Cho ví dụ minh họa.
Trả Lời: Những điều cần chú ý khi tưới nước cho Lan
Khi tưới nước cho Lan cần chú ý:
1. Thời điểm là vào mùa hè hay mùa đông? Nhiệt độ cao hay thấp?

2. Nơi để lan ở trong chỗ rợp mát hay ngoài nắng? Chỗ đó có gió nhiều hay ít?
3. Chất liệu và kích cỡ chậu
4. Vật liệu trồng lan là gì? Vỏ cây, đá, rễ cây hay rêu?
5. Loại Lan nào? Cây lớn hay cây nhỏ?
- Sau khi xác định các yếu tố trên, ta cần phải có kiến thức và kinh nghiệm trong
việc nắm bắt được các thời kỳ sinh trưởng hay giai đoạn mà loại hoa phong lan của
ta đang trải qua, xong mới có cách tưới như thế nào, tưới thật đẫm hay chỉ tưới sơ
qua.
- Thực tế, tưới nước cho phong lan không cần cầu kỳ lắm, chỉ cần nước sạch,
không mặn, không lợ, vòi tưới nước có nhiều lỗ nhỏ, tưới vọt lên cao để gió thổi
nước rơi nhẹ xuống cả cây phong lan. Đặc biệt vào mùa khô nóng, nên tưới luôn cả
khu vực xung quanh để tránh hiện tượng bốc hơi khiến chậu phong lan nhanh mất
nước.
Câu 22. Những điều cần chú ý khi bón phân cho Lan? Cho ví dụ minh họa.
Trả Lời:
18
Những điều cần lưu ý khi bón phân cho Lan:
- Phun phân vào thời điểm từ 8 - 9 giờ sáng.
- Sau 16 - 17 giờ bón phân, phun sương bằng nước sạch để cho cây hấp thụ hết
phân (tiết kiệm phân).
- Sáng ngày hôm sau, dùng nước phun mạnh để rửa lá lan cho sạch hết tồn dư cặn
(không làm ảnh hưởng tới màu sắc lá).
- Sau hết 1 chu kỳ sinh trưởng đầu tiên của cây lan (tính từ nuôi cấy mô đến ra
hoa) thì chu kỳ bón phân tiếp theo được tính từ tuổi 3 của lan.
- Với lan Vanda và Mokara thì chủ yếu sử dụng phân bón qua lá là chính. Cần hãm
nước (hạn chế tưới nước) và phải tăng lượng ánh sáng (kể cả thời gian chiếu sáng
và cường độ ánh sáng) trong giai đoạn cần kích thích ra hoa.
- Trong qúa trình chăm sóc cần chú ý sử dụng một số chế phẩm sinh học phòng trừ
bệnh chuyên dùng cho lan. Giúp cho lá bóng đẹp, hoa bền màu.
Câu 23. Theo Anh (Chị) làm thế nào để nhận biết qua lá, hoa, rễ điều kiện

nuôi trồng có thích hợp với Lan hay không?
Trả Lời:
Qua lá, rễ, hoa có thể nhận biết điều kiện nuôi trồng có thích hợp hay k? Nếu thích
hợp cây sẽ phát triển cân đối, khỏe mạnh, cho hoa to và đẹp. Còn nếu không phù
hợp thì cây sẽ có những biểu hiện xấu như sau:
- Qua lá:
+ Lá nhăn nheo, mềm nhũn: thối rễ.
+ Lá chun xếp: thiếu nước.
+Lá xanh thẫm hoặc mềm: thiếu nắng.
+Lá vàng úa: già hoặc bị bệnh.
+Lá bị cháy đầu: quá nhiều phân bón.
+Lá đốm đen, đốm đỏ: cây bị nấm.
+Lá có quầng, sọc đen: virut.
+Lá tím ngắt, còi cọc: nhiều nắng.
- Qua rễ:
19
+ Rễ thối: do tưới quá thường xuyên.
+ Rễ chết khô: thiếu nước hoặc quá già.
+ Rễ cằn cỗi: đọng muối.
- Qua hoa:
+ Cây có thể không ra hoa do môi trường nuôi trồng k phù hợp.
+ Hay có thể hoa bé, bị sâu bệnh, không cân đối.
+ Hoặc hoa nở ít, thời gian nở ngắn, …
- Từ những biểu hiện qua lá, hoa, rễ ta cần tìm hiểu kỹ để có thể đưa ra biện pháp
xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng tới chất lượng và năng suất hoa.
Câu 24. Theo Anh (Chị) tại sao phải ngâm vật liệu trồng trước khi trồng Lan?
Thời gian ngâm?
Trả Lời:
* Vật liệu trồng Lan cần phải ngâm nước vì lý do như sau:
- Nếu không ngâm, vật liêu còn đang khô sẽ hút hết chất ẩm làm cho cây bị khô

rễ, thân lá cây bị teo tóp lại.
- Nếu không ngâm, mỗi khi tưới, vật liệu chỉ ướt phía ngoài, không thấm vào
trong lõi và rất mau khô.
- Nếu ngâm sẽ làm chết các côn trùng hoặc làm ung thối trứng côn trùng bám vào
đó.
* Thời gian ngâm: Tối thiểu 24 giờ ngoại trừ vỏ dừa phải ngâm 4 lần, mỗi lần 2
ngày.
Câu 25. Anh (Chị) hãy cho biết Lan được trồng trong những loại chậu nào?
Ưu, nhược điểm của từng loại.
Trả Lời: Giống câu 9
Câu 26. Anh (Chị) hãy cho biết khi mua Lan ta cần biết những điều gì để
thuân lợi cho việc nuôi trồng?
Trả Lời:
20
Theo em để tiện cho việc nuôi trồng khi mua Lan cần chú ý:
- Tên loài Lan, họ.
- Đặc điểm về sinh thái cây như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, …
- Cách trồng, chăm sóc, bón phân cơ bản của cây.
- Một số loài sâu bệnh hay gặp để có thể phòng trừ kịp thời.
- Để thuận lợi cho việc trồng cây, khi chọn cần:
+ Chọn cây khỏe mạnh, phát triển đều, không sâu bệnh.
+ Hệ rễ phát triển cân đối, khỏe mạnh.
- Phải tìm hiểu xem loài Lan đó có phù hợp vs điều kiện môi trường nơi ta định
trồng không? Nếu không cần xem xét xem có thể cải thiện nơi trồng cho phù hợp
vs cây không?
Câu 27. Hãy cho biết những yếu tố ảnh hưởng tới lượng nước tưới cho Lan.
Phân tích và cho ví dụ minh họa.
Trả Lời:
* Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tưới nước:
- Theo mùa:

+ Về mùa mưa độ ẩm tương đối cao, thuận tiện cho việc phát triển của cây lan.
Mùa này lượng nước tưới đã cung cấp tương đối đầy đủ nhu cầu nước của lan. Vì
vậy, nên cân nhắc số lần tưới và lượng nước tưới/ lần.
+ Về mùa khô, độ ẩm không khí thấp, nhưng đây là thời kỳ nghỉ của một số loài
lan. Sự nghỉ ấy cần thiết cho sự phát triển của chồi hoa, cho nên không nên tưới
nước nhiều vào thời kỳ này.
- Theo loài, theo thời kỳ sinh trưởng.
Loài lan khác nhau cũng yêu cầu lượng nước tưới khác nhau. Các loài có lá to,
nhiều lá dễ mất nước do đó cần lượng nước tưới nhiều hơn. Nhưng cây có nhiều rễ
cần tưới nước thường xuyên hơn. thời kỳ ra hoa, ra rễ, đâm chồi cây cần nhiều
21
nước hơn nên phải tưới nước gấp 2 – 3 lần. Vào thời kỳ cây nghỉ lượng nước cần
ít hơn nhưng cũng phải giữ ẩm xung quanh vườn lan.
- Chất trồng và môi trường trồng lan.
Tuỳ thuộc vào cường độ ánh sáng giàn che, độ thông thoáng của vườn lan, chất
trồng lan và loại chậu trồng lan Tất cả đều liên quan đến độ ẩm, do đó cách tưới
cho lan phải thật linh hoạt. Nếu nắng nhiều, gió nhiều, chậu thoáng, chất trồng giữ
nước kém phải tưới nhiều lần hơn và ngược lại.
Câu 28. Hãy cho biết những yếu tố ảnh hưởng tới lượng phân bón cho Lan.
Phân tích và cho ví dụ minh họa.
Trả Lời:
- Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bón phân: loài, thời kỳ sinh trưởng, chất trồng,
khí hậu.
Câu 29. Anh (Chị) hãy giải thích tại sao không nên trồng Lan vào chậu quá
lớn để đỡ tốn công thay chậu?
Trả Lời:
• Tại sao không trồng lan trong chậu thực lớn để khỏi tốn công thay chậu?
a. Nhiều giống lan như Cattleya, Dendrobium cần phải để khô rễ rồi mới tưới.
Chậu quá lớn giữ khá nhiều nước làm cho rễ lan lúc nào cũng bị ướt. Nguyên lý
khi khô rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước, nếu trong chậu quá ẩm ướt rễ sẽ không chịu

mọc thêm
b. Nhiều loài lan như Dendrobium, Cymbidium ưa trồng trong chậu chật hẹp. Nếu
trồng chậu quá rộng sẽ không ra hoa.
Câu 30. Anh (Chị) hãy nêu kỹ thuật trồng và chăm sóc cho Lan Hồ điệp
(PHALAENOPSIS)
22
Trả Lời:
a. Kỹ thuật trồng cho Lan Hồ điệp
- Chuẩn bị giá thể: Giá thể trồng lan phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có
khả năng giữ nước như mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu.
- Chuẩn bị chậu: Yêu cầu của chậu trồng lan hồ điệp phải là chậu không sâu, nhỏ,
màu trắng và trong suốt thuận lợi cho bộ rễ phát triển và quang hợp. Hồ điệp có thể
trồng trong khay nhựa hoặc chậu đất nung.
- Kỹ thuật trồng cây vào chậu:
+ Chuẩn bị khay (hoặc chậu đất nung).
+ Chuẩn bị dớn và than.
+ Để than dưới đáy chậu, sau đó bỏ than nhỏ dần đến miệng chậu.
+ Đặt cây hồ điệp vào giữa chậu.
+ Trên cùng phủ một lớp nhuyễn để giữ ẩm
b. Chăm sóc cho Lan Hồ điệp
- Ánh sáng: Hồ điệp cần ánh sáng yếu vì hồ điệp là loại lan ưa bóng. Ánh sáng chỉ
20 - 30% là đủ. Tuy nhiên cũng không phải để hồ điệp ở nơi qúa râm mát, vì ánh
sáng rất cần cho sự phát triển và trổ hoa.
- Nhiệt độ: Hồ điệp là lan của vùng nhiệt đới, nhiệt độ tối thiểu 22
0
C - 25
0
C vào
ban ngày và 18
0

C vào ban đêm. Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển từ 25 - 27
0

C.
- Ẩm độ : Hồ điệp cần ẩm độ cao, tối thiểu 60%.
- Tưới nước: Phun sương cho cây 2-3 lần/ngày (tùy vào điều kiện thời tiết), tạo độ
thông thoáng trong khu vực trồng và xung quanh vườn.
23
- Dinh dưỡng: Lan Hồ Điệp cần dinh dưỡng quanh năm vì cây không có mùa nghỉ.
Lưu ý khi dùng phân không dùng nồng độ cao và phun lên đọt, nhất là lúc lá non
mới nhú ra từ đỉnh sinh trưởng.
- Phân Bón:
+ Cây dưới 12 tháng tuổi dùng NPK 30 - 10 - 10, sau đó dùng NPK 20 - 20 - 20
cho đến lúc ra hoa. Tuy nhiên, có thể bón bổ sung thêm phân giàu Kali như NPK
10 - 10 - 30 để cây cứng cáp vào mùa mưa.
+ Cây trưởng thành (1 8 - 24) tháng tuổi nên đổi sang dùng phân NPK 10 - 10 - 30
cho đến khi nhú cành hoa, hoa nở và tan.
- Phòng trừ sâu bệnh: Hồ Điệp là loại cây đơn thân, lá dày, dinh dưỡng chủ yếu tập
trung ở lá. Do đó rất dễ bị thối lá, cần phòng ngừa bằng cách thường xuyên phun
các loại thuốc chống nấm như Boocdo, Aliette. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến các
loại sâu ăn lá, các loại bệnh và côn trùng khác.
- Tiến hành ngâm chậu lan Hồ Điệp trong nước khoảng 15 – 30 phút cho rễ tróc ra
khỏi chậu, sau đó lấy cây ra và tháo bỏ các loại giá thể quanh gốc cây. Dùng xơ
dừa quấn quanh gốc cây nhưng phải để hở phần cổ rễ, dưới đáy chậu lót thêm một
ít than to hoặc xốp để tránh đọng nước và đặt cây lan xuống, chú ý nén chặt xung
quanh để giúp cây đứng vững.
Câu 31. Anh (Chị) hãy nêu kỹ thuật trồng và chăm sóc cho Lan Vũ nữ
(Oncidium)
Trả Lời:
* Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho Lan Vũ nữ

a. Kỹ thuật trồng.
Có thể trồng 1 trong 2 cách sau:
24
* Trồng trong chậu (giống như trồng lan Dendrobium) nhưng cần giá thể ít hơn.
* Trồng trên khúc cây (giống trường hợp như lan Cattleya).
1) Trồng trong chậu giống như trồng lan Dendrobium nhưng cần giá thể ít hơn.
- Chuẩn bị chậu (chậu đất nung hoặc chậu nhựa), kích thước chậu cân đối với khả
năng phát triển của cây, có nhiều lỗ thoáng.
- Chuẩn bị chất trồng (giá thể). Chất trồng có thể bằng than hoặc xốp hoặc xơ dừa.
- Cho chất trồng vào chậu. Chất trồng có kích thước lớn nên đặt dưới đáy chậu để
đáy chậu được thông thoáng, chiếm khoảng 1/5 thể tích chậu. Chất trồng có kích
thước vừa và nhỏ nên đặt ỡ giữa và phía trên. Chất trồng thấp hơn mặt chậu
khoảng 1 – 2 cm.
- Cắm cọc nhỏ vào mép giúp cây đứng vững.
- Buộc cây lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cây về sau quay vào giữa
chậu. Khi trồng không chôn gốc cây sát đáy chậu mà để lưng chừng giữa lớp chất
trồng.
- Giảm ánh sáng bằng cách che nắng khi cây mới trồng, khi rễ non phát triển
chuyển dần sang nơi có ánh sáng phù hợp.
2) Trồng trên khúc cây
- Sử dụng thân cây còn sống, cây lan được trồng ghép phải nhận được ánh sáng
ban mai.
- Sử dụng thân cây đã chết (cây vú sữa, bóc vỏ), cắt thành các khúc ngắn để treo
hay thành những đoạn dài để đứng, có giàn che cây lan.
- Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây rồi buộc chồng lên đó gốc lan muốn trồng
để giữ độ ẩm cây. Vào mùa mưa hay những nơi thời tiết quá ẩm không cần dùng
xơ dừa. Khi buộc phải để gốc lan nằm lộ ra ngoài không khí, rễ lan ló ra.
b. Kỹ thuật chăm sóc cho Lan Vũ nữ
25

×