Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh đều phải thực hiện hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán là một nhu cầu tất
yếu đối với mỗi doanh nghiêp bởi nó phản ánh, giám đốc một cách liên tục, toàn
diện và có hệ thống tất cả các loại vật tư, tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế.
Do tầm quan trọng của hạch toán kế toán nên các doanh nghiệp rất chú
trọng đến việc tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp mình sao cho khoa
học, hiệu quả. Các doanh nghiệp khi thực hiện hạch toán kế toán đều phải tuân
thủ theo những quy định của Luật, Chuẩn mực, Chế độ kế toán hiện hành tuy
nhiên với các doanh nghiệp khác nhau thì quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh
cũng khác nhau do đó việc tổ chức công tác kế toán cũng có những nét đặc thù
riêng.
Sau thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần Giống cây trồng
Trung ương em đã đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm
tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty và hoàn thành “Báo cáo thực tập tổng
hợp”. Nội dung của Báo cáo này gồm ba phần:
- Phần một : Tổng quan về Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung
ương
- Phần hai : Thực trạng Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ
phần Giống cây trồng Trung ương
- Phần ba : Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại
Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương
Báo cáo thực tập của em được hoàn thành với sự hướng dẫn của
thầy giáo TS.Nguyễn Hữu Ánh và sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị tại
Phòng Tài chính Kế toán của Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung
ương.
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY
TRỒNG TRUNG ƯƠNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương được thành lập từ năm
1968 với tên gọi là Công ty Giống cây trồng cấp I trực thuộc Bộ Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn.
Năm 1978, Công ty Giống cây trồng cấp I hợp nhất với Công ty Giống cây
trồng phía Nam thành Công ty Giống cây trồng Trung ương trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công ty Giống cây trồng phía Nam trở thành
Chi nhánh 1 của công ty giống cây trồng Trung ương. Năm 1981 Chi nhánh 1
được đổi thành Xí nghiệp Giống cây trồng 1, năm 1989 Xí nghiệp Giống cây
trồng 1 được được tách ra thành Công ty Giống cây trồng Trung ương II, nay là
Công ty Giống cây trồng Miền Nam (SSC).
Năm 1993, Công ty Giống cây trồng Trung ương được đổi tên thành Công
ty Giống cây trồng Trung ương I.
Ngày 10/11/2003 Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã có Quyết
định số 5029/QĐ/BNN-TCCB chuyển đổi Công ty Giống cây trồng Trung ương
I thành công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung
ương.
Hiện nay Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương (NSC) đặt trụ sở
chính tại số 1, phố Lương Định Của, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội và có các chi nhánh, văn phòng đại diên, nhà máy, xí nghiệp, trại
thực nghiệm tại các địa điểm sau:
-Chi nhánh Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương miền Trung
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
Địa chỉ: Phường Đội Cung, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
-Chi nhánh Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương Thái Bình
Địa chỉ: Xã Đông Hợp, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình
-Văn phòng đại diện tỉnh Udomxay - Nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
Địa chỉ: Tỉnh Udomxay
-Xí nghiệp Giống cây trồng Trung ương Định Tường
Địa chỉ: Xã Định Tường, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hoá
-Xí nghiệp Giống cây trồng Trung ương Đồng Văn
Địa chỉ: Thị trấn Đồng Văn, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam
-Xí nghiệp Giống cây trồng Trung ương Ba Vì
Địa chỉ: Xã Đông Quang, Huyện Ba Vì, Tỉnh Hà Tây
-Trại thực nghiệm Giống cây trồng Trung ương Khoái Châu
Địa chỉ: Xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng yên
-Nhà máy Chế biến giống Thường Tín
Địa chỉ: Thị trấn Thường Tín, Huyện Thường Tín, Tỉnh Hà Tây.
Tổng vốn điều lệ của Công ty là 36 000 000 000 VNĐ (ba mươi sáu tỷ
đồng) trong đó cổ đông nhà nước chiếm 13,5%, cổ đông trong công ty chiếm
25% còn lại là cổ đông bên ngoài. Ngành nghề kinh doanh của công ty như sau:
-Trồng trọt
-Kinh doanh giống cây trồng và vật tư phục vụ cây trồng
-Xuất nhập khẩu trực tiếp về giống cây trồng và vật tư phục vụ sản xuất
giống cây trồng
-Gia công, chế biến, đóng gói, bảo quản giống cây trồng và vật tư phục vụ
cây trồng.
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Mục tiêu hoạt động của công ty: Huy động và sử dụng đồng vốn có hiệu
quả, không ngừng phát triển nguồn lực, cải tiến chất lượng, nâng cao năng lực
cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cải thiện điều
kiện làm việc, ổn định cuộc sống cho người lao động, bảo đảm lợi ích hợp pháp
cho các cổ đông và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Với sự phấn đấu và nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ và nhân viên
trong Công ty, sau 4 năm thực hiện cổ phần hoá, Công ty Cổ phần Giống cây
trồng Trung ương đã khẳng định vị thế của mình là một trong những công ty
cung ứng giống phục vụ sản xuất nông nghiệp đứng hàng đầu cả nước. NSC
cũng là một trong những Công ty kinh doanh giống cây trồng bắt đầu xuất khầu
giống, sản lượng xuất khẩu giống đứng hàng đầu tạiViệt Nam. Hiện tại Công ty
Cổ phần giống cây trồng Trung ương cũng là thành viên của Hiệp hội giống
Châu Á-Thái Bình Dương (APSA-The Asia and Pacific Seed Association). NSC
rất có uy tín trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, sản phẩm của công ty luôn
chiếm được niềm tin của bà con nông dân trong cả nước. Công ty có các đơn vị
thành viên để nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất hạt giống, có hệ thống máy móc
tương đối hiện đại, dây chuyền chế biến giống đồng bộ để chế biến hạt giống đạt
tiêu chuẩn chất lượng cao. Bên cạnh đó, Công ty luôn chú trọng đến công tác
nghiên cứu phát triển các giống mới có chất lượng tốt hơn, năng xuất cao hơn,
ổn định để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bà con nông dân.
Với kết quả hoạt động kinh doanh như vậy thì thu nhập cho người lao
động cũng được cải thiện. Cụ thể thu nhập bình quân tháng của người lao động
trong công ty là 3 800 000 đồng/người, trong đó mức lương cao nhất là
10 000 000 đồng/người, mức lương thấp nhất là 2 500 000 đồng/người.
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam ra nhập WTO đã tạo một cơ hội
lớn cho ngành giống Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần Giống cây trồng
Trung ương nói riêng trong việc tiếp cận nhanh chóng với các thành tựu khoa
học kỹ thuật tiên tiến đồng thời mở ra một thị trường lớn trong việc xuất khẩu
nông sản ra toàn thế giới.
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
1.2.1. Các chủng loại sản phẩm, dịch vụ
Hàng năm Công ty đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá tại Sở
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội.
Sản phẩm của doanh nghiệp là các loại giống bán cho bà con nông dân để sản
xuất nông nghiệp, chủng loại sản phẩm bao gồm:
- Lúa thuần (siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận) bao
gồm: Khang dân, Q5, Nếp 87, Mộc tuyền, Bắc thơm, Xi23, Xi21Bao
thai…
- Lúa lai F1: Nhị ưu 838, Dưu 527, 6511, Khải Phong, Thuỵ hương, Bồi
tạp sơn thanh, Sản ưu quế 99, Bác ưu (903, 253, 64), HC1, TH3-3…
- Ngô lai F1 bao gồm các tổ hợp: LVN10, LVN4, P11, P60, HG2000,...
- Ngô nếp VN2, VN6, nếp nù, ngô ngọt,…
- Đỗ tươngDT81, DT12, DT96, DT99,…
- Lạc L14, L18, lạc sen,…
- Khoai tây Đức, Hà Lan, Trung Quốc: Solarra, mariella, diamant,
KT3,VT2,…
- Các loại giống rau, phân bón lá…
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
So với tiêu chuẩn công bố, chất lượng hạt giống của Công ty luôn cao hơn,
ví dụ: Ngô lai LVN10 của Công ty nảy mầm trên 90% so với TCN là 87% ; Lúa
giống nảy mầm đạt tỷ lệ trên 85% so với TCN là 80%...
1.2.2. Nguyên vật liệu
Với chủng loại sản phẩm là các giống lúa thuần, các giống lúa lai, các
giống ngô lai, đậu tương,… thì nguyên vật liệu của Công ty có nhứng nét khác
biệt so với các doanh nghiệp sản xuất thông thường khác.
Nguyên liệu cho sản xuất giống lúa thuần: Giống lúa thuần của Công ty
bao gồm các chủng loại như: Khang dân, Q5, Mộc Tuyền,...Nguồn nguyên liệu
để sản xuất giống lúa thuần là hạt giống tác giả hoặc giống xác nhận. Các giống
lúa tác giả được Công ty mua tại các cơ sở nghiên cứu sản xuất trong nước như:
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện di truyền nông nghiệp, Viện cây
lương thực thực phẩm, Viện bảo vệ thực vật, …Các giống lúa xác nhận được
chọn từ mẫu ruộng đại trà tại các xí nghiệp, Trại thực nghiệm giống của Công ty
hoặc tại các ruộng của các hợp tác xã và các đơn vị khác được các chuyên gia và
cán bộ kỹ thuật của Công ty chọn lọc, làm thuần. Ngoài ra vật liệu giống còn
được nhập khẩu từ nước ngoài vào. Nguồn nguyên liệu giống sản xuất lúa thuần
khá phong phú, Công ty hoàn toàn làm chủ quá trình sản xuất giống lúa thuần
siêu nguyên chủng.
Nguyên liệu để sản xuất giống lúa lai, ngô lai và các giống khác. Lúa lai
được sản xuất trên cơ sở phối hợp giữa Công ty với các cơ quan tác giả trong và
ngoài nước như: Viện nghiên cứu ngô; Viện sinh học nông nghiệp, Viện nghiên
cứu lúa - trường Đại học Nông nghiệp 1; Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam;
Công ty công nghệ cao trường Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên; Công ty Giống
cây trồng Quảng Tây; Tổng công ty giống Cao Bình Nam Sung, Tứ Xuyên,
Trung Quốc; các cơ quan nghiên cứu sản xuất giống của Thái Lan, của Mỹ,…sau
đó tiến hành sản xuất hạt lai F1 và cung ứng cho bà con nông dân. Nguồn hạt
giống bố mẹ phục vụ sản xuất các giống lúa lai của Công ty chủ yếu do các viện
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu trong nước cung cấp.Với trình độ kỹ thuật
và cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu của các trung tâm này tương đối tốt nên
nguồn cung cấp cho công ty là tương đối ổn định.
Các nguyên liệu phụ trợ khác của Công ty chủ yếu là phân bón cũng như
một số hoá chất cho việc sản xuất giống. Những nguyên vật liệu này được cung
cấp khá phổ biến trên thị trường.
Với việc chủ động trong nguồn cung cấp nguyên vật liệu như hiện nay, giá
cả nguyên vật liệu đầu vào được NSC đảm bảo khá ổn định và hầu như ít biến
động trong những năm qua.
1.2.3. Quy trình sản xuất và kinh doanh giống cây trồng của NSC
1.2.3.1. Quy trình chung sản xuất giống lúa thuần của Công ty
Sơ đồ 01: Quy trình sản xuất giống lúa thuần của Công ty
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
7
Ruộng vật liệu
Gieo cấy hạt giống tác giả hoặc giống xác nhận
Dòng
n-2
Dòng n
- 1
Dòng 3
Dòng 2Dòng 1 Dòng n
giống siêu nguyên chủng
Hạt giống nguyên chủng
Hạt giống xác nhận
Dòng
n - 1
Dòng n
- 2
Dòng 2Dòng 1
Báo cáo thực tập tổng hợp
Vụ thứ nhất (G0):
Tại ruộng vật liệu khởi đầu, Công ty tiến hành chọn cá thể điển hình đại diện cho
giống. Giống chọn lọc được gieo cấy từ các hạt giống tác giả (giống được mua từ
các tác giả chọn tạo ra giống) hoặc giống xác nhận ( giống lấy từ ruộng trồng đại
trà ngoài sản xuất). Đánh dấu 300-500 cây, chọn ra những cây đúng giống, sinh
trưởng khoẻ, sạch sâu bệnh…
Vụ thứ hai (G1):
Gieo cấy hạt của những cây được chọn từ vụ trước thành các dòng, so sánh, chọn
lọc các dòng đạt yêu cầu.
Vụ thứ ba (G2):
Tiếp tục so sánh các dòng và nhân các dòng G2. Các dòng G2 đạt yêu cầu thì
hỗn thành lô hạt giống siêu nguyên chủng.
Vụ thứ tư (G3):
Sản xuất hạt giống nguyên chủng. Hạt giống nguyên chủng được sản xuất từ hạt
giống siêu nguyên chủng theo quy phạm sản xuất hạt giống lúa của ngành.
Vụ thứ năm (G4):
Sản xuất hạt giống xác nhận. Hạt giống xác nhận được sản xuất từ hạt nguyên
chủng theo quy phạm sản xuất hạt lúa của ngành.
1.2.3.2. Quy trình sản xuất các giống hạt lai của công ty
Toàn bộ quy trình sản xuất các giống hạt lai của Công ty được thực hiện
với đội ngũ chuyên gia khoa học đầu ngành và các cán bộ, công nhân kỹ thuật
giàu kinh nghiệm. Hệ thống máy móc thiết bị , hệ thống phòng thí nghiệm và cán
bộ kiểm tra đồng bộ và hiện đại bậc nhất Việt Nam cho phép Công ty sản xuất ra
những giống cây trồng có chất lượng cao. Điều này đã giúp giống cây trồng của
Công ty có chỗ đứng trên thị trường
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 02 : Quy trình sản xuất các hạt giống lai
1.2.4. Trình độ công nghệ
Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương có một hệ thống máy móc
thiết bị hiện đại, đồng bộ phục vụ công tác nghiên cứu và sản xuất giống của
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
9
Lưu giữ, nhân quỹ gen và làm mới nguồn
nguyên liệu
Tạo dòng thuần
Lai tạo, đánh giá khả năng kết hợp chung
Nhân giữ dòng bố, mẹ thuần cung cấp cho
sản xuất F1
Làm đất, gieo hạt bố mẹ, Chăm sóc, thụ
phấn bổ sung…
Thu hoạch
Sấy, tách hạt, chế biến và xử lý hoá chất
Đóng gói
2. Sản xuất hạt giống lai
F1
1. Nghiên cứu sản xuất
giống bố mẹ
3. Chế biến và đóng gói
thành phẩm
Báo cáo thực tập tổng hợp
Công ty, đáp ứng những đòi hỏi nghiêm ngặt của Bộ Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn về quá trình sản xuất giống. Một số máy móc chính của Công ty bao
gồm:
- Hệ thống máy sấy - chế biến hạt giống: Công tác bảo quản và chế
biến hạt giống đóng một vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất hạt giống.
Hiện nay NSC có hệ thống dây chuyền sấy-chế biến-đóng gói hiện đaị, đồng bộ.
Hệ thống máy móc cho phép thực hiện quy trình xử lý khép kín, từ khâu sấy,
phân loại, nhuộm màu, xử lý thuốc và đóng bao. Với hệ thống máy móc này,
chất lượng hạt giống của Công ty không ngừng được cải thiện. Hầu hết các đơn
vị của Công ty đều được trang bị máy móc nhằm phục vụ tốt các công đoạn từ
sau khi thu hoạch, chế biến và bảo quản, phù hợp với yêu cầu chung của Công ty
ở từng đơn vị cụ thể. Một số dây chuyền sấy chế biến lớn của Công ty như: Hệ
thống máy sấy chế biến của Xí nghiệp giống cây trồng Trung ương Đồng Văn có
công suất 3000 tấn/năm, được đầu tư từ năm 2005; Hệ thống máy sấy chế biến
của Nhà máy chế biến giống cây trồng Trung ương Thường Tín có cống suất
6000 tấn/năm. Hệ thống máy móc này thuộc loại tiên tiến nhất Việt Nam và hiện
đại ở tầm khu vực.
- Hệ thống kho tàng bảo quản giống: Hệ thống kho tàng bảo quản
giống của Công ty bao gồm hệ thống kho lạnh sâu, hệ thống kho mát và hệ thống
kho thường đủ tiêu chuẩn để bảo quản hạt giống, tổng công suất bảo quản đạt
trên 2000 tấn.
- Hệ thống nhà lưới, ruộng thí nghiệm và sản xuất: Hiện nay Công
ty đang có hệ thống nhà lưới, ruộng thí nghiệm và sản xuất có diện tích lên đến
100 ha, đặc trưng cho các vùng. Với hệ thống nhà lưới, ruộng thí nghiêm và sản
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
xuất như trên, Công ty có thể tự chọn tạo ra các loại giống gốc, giống siêu
nguyên chủng đảm bảo chất lượng tốt hơn so với sản xuất ở bên ngoài.
- Nhà nuôi cấy mô: Hiện nay Công ty đang có nhà nuôi cấy mô hiện
đại đặt tại Ba Vì, Hà Tây chuyên sản xuất giống siêu nguyên chủng khoai tây
sạch bệnh. Nhà nuôi cấy mô này rất hiện đại, đồng bộ được Cộng hoà Liên bang
Đức tài trợ xây dựng trong dự án khoai tây Việt Đức. Nhà nuôi cấy mô được
trang bị nhiều thiết bị hiện đại như phòng vô trùng tiêu chuẩn quốc tế, phòng
nuôi cấy mô, cân điện tử, kính hiển vi điện tử…
- Phòng kiểm tra chất lượng: Phòng Kiểm tra chất lượng của Công
ty đạt tiêu chuẩn của phòng Kiểm nghiệm hạt giống cây trồng Nông nghiệp loại
I, đáp ứng tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC17025:2001 đã được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn công nhận tại Quyết định số 1580/QĐ-BNN-KHCN ngày
30/6/2005. Phòng kiểm tra chất lượng được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị
theo quy định bao gồm các phương tiện như: cân điện tử, tủ sấy, tủ ấm, buồng
nảy mầm, bàn xoa hạt, đèn kính lúp, các loại nhiệt kế,…Tất cả cán bộ kiểm tra
chất lượng đều đã qua đào tạo về công tác kiểm tra chất lượng (kiểm định đồng
ruộng, kiểm định hạt giống, lấy mẫu kiểm tra) và đều được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn công nhận và cấp giấy chứng nhận. Với phòng kiểm tra
chất lượng này, Công ty chủ động trong việc quản lý chất lượng sản phẩm bao
gồm quản lý chất lượng hạt giống trong quá trình sản xuất, chất lượng hạt giống
khi nhập kho, trong quá trình bảo quản và trước khi xuất kho, cấp giấy chất
lượng các lô hạt giống phục vụ cho kinh doanh.
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2.5. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới được Công ty đặt vị trí lên
hàng đầu, không ngừng tăng cường đầu tư, đổi mới trang thiết bị và bồi dưỡng
nâng cao nguồn nhân lực, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Công ty.
Trong thời gian qua, Công ty đã thu hút được sự cộng tác của nhiều nhà
khoa học đầu ngành trong ngành giống Việt Nam cũng như giữ mối quan hệ chặt
chẽ với các trung tâm, viện nghiên cứu, các trường đại học trong cả nước để tìm
kiếm, phát triển sàn phẩm mới, đem lại năng suất cao cho bà con nông dân từ đó
đem lại lợi nhuận cao cho Công ty. Tiêu chuẩn của các sản phẩm mới là nâng
cao năng suất, rút ngắn thời gian sinh trưởng, thích nghi với các điều kiện của
khí hậu, thời tiết nước ta và đặc biệt tăng chất lượng sản phẩm từ đó tăng giá trị
kinh tế. Nội dung nghiên cứu phát triển tập trung vào một số vấn đề chính gồm
tạo ra các tổ hợp lúa lai, ngô lai mới mang thương hiệu của Công ty có năng suất
cao, thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất
thuận lợi cao, chất lượng sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của thị trường.
Ngoài ra hiện nay Công ty còn phát triển hoạt động kinh doanh bất động
sản. Công ty đang quản lý khu đất tại D8 phường Phương Mai, quận Đống Đa,
Hà Nội với diện tích 1.341,8 m2, Công ty đang triển khai thực hiện đầu tư xây
dựng tổ hợp nhà làm việc và văn phòng cho thuê tại địa điểm này nhằm đáp ứng
nhu cầu thuê văn phòng làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn hiện
nay và nhằm đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tăng
doanh thu và lợi nhuận hoạt động.
1.2.6. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm luôn được Công ty đặt lên hàng đầu, vì vậy việc
kiểm tra chất lượng sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
xuất mặt khác nó còn góp phần giữ vững được thương hiệu của Công ty trên thị
trường
Về hệ thống quản lý chất lượng: Quá trình sản xuất của Công ty phải tuân
thủ theo các quy định về quy trình sản xuất giống các cấp do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn ban hành như quy trình sản xuất giống lúa thuần, quy trình
sản xuất giống lúa lai, quy trình sản xuất giống ngô, quy trình kiểm tra chất
lượng (tiêu chuẩn kiểm định ruộng giống, tiêu chuẩn kiểm định hạt giống cây
trồng) …Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đã được công nhận và hiện
nay Công ty đang quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001-2000 cho lĩnh
vực sản xuất và kinh doanh hạt giống bao gồm: lúa, ngô, đậu tương, lạc, khoai
tây do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Quacert chứng nhận ngày
04/05/2006.
Về bộ phận kiểm tra chất lượng: Công ty có hệ thống kiểm tra chất lượng
từ văn phòng đến các đơn vị cơ sở. Tại văn phòng là phòng kiểm tra chất lượng,
tại các cơ sở có các cán bộ chuyên trách về kiểm tra chất lượng chịu sự quản lý
về mặt chuyên môn của Phòng kiểm tra chất lượng của Công ty. Tại tất cả các bộ
phận kiểm tra chất lượng đều được trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ cần thiết
cho công việc. Các cán bộ kiểm tra chất lượng đều qua đào tạo, được cấp chứng
chỉ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Cán bộ kiểm tra chất lượng có
trình độ, có thâm liên công tác và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm tra
chất lượng.
Tất cả các khâu của quy trình sản xuất đều được tiến hành kiểm tra chất
lượng, việc kiểm tra tuân thủ theo các quy định trong tiêu chuẩn do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành bao gồm:
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Kiểm định đồng ruộng: Ruộng sản xuất giống lúa thuần, giống lúa lai,
giống ngô lai…
- Kiểm định hạt giống: Hạt giống phải được kiểm nghiệm trước khi nhập
kho, kiểm nghiệm định kỳ trong quá trình bảo quản, kiểm nghiệm
trước khi xuất kho…
- Kiểm tra nhập kho, bảo quản, xuất kho các chỉ tiêu chất lượng theo quy
định trong các tiêu chuẩn hạt giống.
1.2.7. Hoạt động Marketing
Sản phẩm chính của Công ty là các giống lúa thuần, các giống lúa lai và
các giống ngô lai. Đối tượng tiêu dùng sản phẩm của Công ty là bà con nông
dân, họ mua sản phẩm thông qua các đơn vị cung ứng của các tỉnh, huyện, hợp
tác xã và các đại lý bán giống cây trồng. Chính vì vậy Công ty xác định đối
tượng khách hàng chính của Công ty là các đơn vị cung ứng ở các tỉnh, huyện,
các trung tâm chuyển giao công nghệ, các hợp tác xã và các đại lý bán giống cây
trồng.
Thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu là thị trường trong nước, tập trung
tại các tỉnh đồng bằng Bắc – Trung Bộ và miền núi Phía Bắc. Thị trường tiêu thụ
của Công ty là thị trường Bắc Lào, tỉ trọng xuất khẩu chiếm 3% tổng doanh thu.
Việc nghiên cứu, điều tra nhu cầu thị trường của Công ty được thực hiện thường
xuyên. Các bộ phận chức năng sẽ tiến hành điều tra, thu thập thông tin sau đó tập
hợp và báo cáo lãnh đạo ra quyết định kinh doanh phù hợp với vùng thị trường.
Chính sách phân phối của Công ty là thực hiện ưu đãi tín dụng, chuyển
giao công nghệ, chiết khấu bán hàng, bảo hành sản phẩm,…tạo điều kiện cho
khách hàng có nhiều cơ hội tiếp cận với sản phẩm của Công ty hơn. Các đại lý
bán giống của Công ty đều có đủ các loại giống để bán, giá bán phù hợp.
Slogan của Công ty là “Tốt giống, bội thu”, rất gần gũi với nhu cầu của bà
con nông dân. Đồng thời slogan này cũng thể hiện phương châm hoạt động của
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
Công ty là tạo ra các giống cây tốt giúp bà con nông dân thu hoạch bội thu, nâng
cao đời sống và từ đó giúp Công ty phát triển. Công ty cũng thường xuyên thực
hiện quảng bá và phát triển thương hiệu.Việc quảng bá được thực hiện phần lớn
trên báo Nông nghiệp Việt Nam và các hội trợ triển lãm Nông nghiệp. Hình thức
quảng bá này rất phù hợp với Công ty, nó giúp cho tên tuổi và thương hiệu của
Công ty đến với khách hàng mục tiêu là các đại lý bán giống cây trồng, các trung
tâm, các hợp tác xã một cách nhanh chóng. Đồng thời Công ty cũng hỗ trợ các
đại lý bán giống, các trung tâm, các hợp tác xã trong việc giới thiệu sản phẩm
đến với bà con nông dân thông qua tờ rơi, băng rôn…Mặt khác Công ty thường
xuyên có chính sách hậu mãi và chăm sóc khách hàng. Công ty hiện nay đang áp
dụng chính sách thưởng luỹ tiến cho các đại lý theo doanh số. Việc áp dụng
chinh sách này khuyến khích các đại lý tập trung bán hàng cho Công ty, đem lại
doanh số và tốc độ tăng trưởng cao cho Công ty. Đồng thời Công ty còn áp dụng
nhiều chính sách tín dụng thương mại đối với khách hàng, cụ thể nếu Hợp đồng
mua bán nhận hàng trước, khách hàng thanh toán sau trong vòng 30 ngày nhưng
khách hàng vẫn giữ lại 20-30% giá trị Hợp đồng để bảo hành sản phẩm với các
khách hàng lần đầu mua sản phẩm của Công ty.
Hiện tại Công ty đang trong quá trình đăng ký nhãn hiệu thương mại với
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam với các giống lúa mà Công ty độc quyền kinh
doanh như: Giống lúa khang dân đột biến, giống lúa ĐB6, giốngHC1, giống lúa
lai 86b, 6511, đây là giống lúa mới có năng suất cao, thích ứng rộng và chống
chịu sâu bệnh khá.
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ 03: Tổ chức bộ máy quản lý
Đại hội đồng cổ đông:
Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, Đại hội đồng cổ đông là cơ
quan có quyền lực cao nhất trong Công ty, quyết định những vấn đề được Luật
pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các Cổ đông sẽ thông qua các báo
cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.
Đại hội đồng cổ đông sẽ thông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát của
Công ty.
Hội đồng quản trị:
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
16
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng
thị
trường
kinh
doanh
Phòng
quản lý
tổng
hợp
Phòng
Kiểm
tra chất
lượng
Phòng
Sản
xuất dự
án
Phòng
Kỹ
thuật
Các xí nghiệp thành viên
Phòng
tài
chính
kế toán
Báo cáo thực tập tổng hợp
Là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan
đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồng cổ đông, HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành
và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và
Điều lệ của Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy
định. Hiện tại HĐQT Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương có 05 thành
viên, có nhiệm kỳ là 5 năm.
Ban Kiểm soát:
Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài
chính của Công ty. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Tổng
Giám đốc.
Ban Tổng Giám đốc:
Ban Tổng Giám đốc của Công ty bao gồm có Tổng Giám đốc và 01 phó Tổng
Giám đốc. Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty
và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được
giao. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc là 05 năm trừ khi HĐQT có quy đinh khác.
Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những
công việc đã được Tổng Giám đốc đã uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ
chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty.
Phòng thị trường kinh doanh:
Xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh hàng năm, tổ chức kinh
doanh trên cơ sở kế hoạch kinh doanh. Việc xây dựng cũng như việc tổ chức
thực hiện kế hoạch kinh doanh đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
hoạt động của Công ty. Mặt khác phòng thị trường kinh doanh còn tổng hợp
thông tin về sản xuât, tiêu thụ, đề xuất các biện pháp quảng cáo, xúc tiến thương
mại để phát triển và mở rộng thị trường.
Phòng quản lý tổng hợp:
Phòng quản lý tổng hợp có trách nhiệm tổ chức công tác thanh tra và giải quyết
khiếu nại, tố cáo; tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm;
thực hiện công tác thống kê tiến độ sản xuất, kinh doanh của Công ty. Ngoài ra
phòng quản lý tổng hợp còn làm công tác quản lý hành chính, văn thư lưu trữ,
trật tự trị an, hội họp lễ tết.
Phòng tài chính kế toán:
Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc quản lý tài chính kế
toán tại văn phòng và toàn Công ty; kiểm tra, giám sát về tài chính, kế toán của
Công ty; thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung
công việc theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành; quản lý cổ phần,
chi trả cổ tức cho Công ty.
Phòng kiểm tra chất lượng:
Phòng kiểm tra chất lượng có nhiệm vụ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất
lượng giống hàng hoá; quản lý chất lượng giống cây trồng toàn Công ty từ lọc
dòng, nhân, sản xuât, chế biến, đóng gói, bảo quản, tiêu thu; xây dựng quy trình
bảo quản hạt giống cho từng loại cây trồng.
Phòng kỹ thuật:
Xây dựng quy trình kỹ thuật, công nghệ; hướng dẫn kỹ thuật sản xuất; nghiên
cứu chọn tạo giống mới.
Phòng sản xuất dự án:
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
Xây dựng kế hoạch sản xuất và tổ chức thực hiện toàn bộ kế hoạch sản xuất của
Công ty trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của Công ty. Tiếp nhận và tổ chức thực
hiện các dự án của Công ty.
Các xí nghiệp thành viên:
Tổ chức chọn tạo giống và nhân giống siêu nguyên chủng, sản xuất giống
nguyên chủng, giống bố mẹ cho sản xuất hạt lai theo kế hoạch mà Công ty đã
giao; tập hợp chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói bảo
quản sản phẩm, hàng hoá; tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổng hợp thông tin thị
trường tại địa phương.
PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG
ƯƠNG
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương là một đơn vị thống nhất độc
lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có sự phân tán quyền lực quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động tài chính kế toán. Mặt khác Công
ty có đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh khá tập trung, có kỹ thuật xử lý
thông tin hiện đại, nhanh chóng. Vì vậy bộ máy kế toán của Công ty được tổ
chức tập trung. Công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán. Toàn bộ công tác kế toán từ
tiếp nhận chứng từ, ghi sổ, xử lý thông tin…được thực hiện tại phòng tài chính
kế toán tại trụ sở chính. Tại các xí nghiệp thành viên, các đơn vị trực thuộc
không hình thành bộ máy nhân sự riêng mà chỉ có các nhân viên kế toán thống
kê. Các nhân viên kế toán thống kê này thực hiện việc ghi chép các nghiệp vụ
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
kinh tế phát sinh tại cơ sở của mình nhưng không lập báo cáo tài chính mà gửi số
liệu về phòng tài chính kế toán của Công ty.
Sơ đồ 04: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Công tác kế toán được thực hiện bằng phần mềm Fast Accounting. Phần
mềm kế toán nàydo Công ty đặt mua và được thiết kế cho phù hợp với quy mô,
đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Bộ máy kế toán tại Phòng tài chính kế toán ở trụ trở chính của Công ty
gồm có 7 người bao gồm: Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, Kế toán hàng hoá,
Kế toán vật tư, TSCĐ, Kế toán công nợ, Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền lương,
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
Kế toán trưởng
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
hàng
hoá
Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
vât tư,
TSCĐ
Kế
toán
TM,
TGNH
, tiền
lương
Thủ
quỹ
Nhân viên kế toán thống kê tại
các đơn vị trực thuộc
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
thủ quỹ. Tại các đơn vị trực thuộc có các nhân viên kế toán thống kê. Mỗi đơn vị
trực thuộc có từ 1-2 nhân viên kế toán tuỳ theo quy mô và khối lượng công việc
của từng đơn vị.
Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên
môn về tài chính kế toán cho Tổng giám đốc. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ
chức, tổng hợp công tác kế toán của Công ty từ các đơn vị trực thuộc, văn phòng
Công ty và toàn Công ty; phản ánh, giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh, tình hình thu nợ; đảm bảo cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, hạch toán của từng đơn vị và toàn Công ty; báo cáo với Tổng giám đốc
những vấn đề về công tác tài chính kế toán còn tồn tại, về việc thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh, chấp hành chế độ kê toán, quy chế của Công ty.
Kế toán hàng hoá: Kế toán hàng hoá có trách nhiệm tíêp nhận các chứng
từ như hoá đơn, vận đơn,… thực hiện việc ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
thuộc phần hành mà mình phụ trách, trực tiếp quản lý các tài khoản về sản phẩm,
hàng hoá, doanh thu, các khoản giảm trừ, giá vốn, chi phí ban hàng, công nợ và
các tài khoản có liên quan khác; lập các báo cáo quản trị có liên quan như báo
cáo bán hàng, báo cáo công nợ…; báo cáo lên Kế toán trưởng những vấn đề về
nghiệp vụ, chuyên môn, hàng hoá,…; phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với các bộ phận
có liên quan.
Kế toán vật tư, TSCĐ: Tiếp nhận và ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến vật tư, TSCĐ; trực tiếp quản lý các tài khoản như
211, 214, 152, 153, 121,…;thực hiện phân loại tài sản hiện có của Công ty, theo
dõi tình hình tăng, giảm, trích khấu hao, theo dõi tình hình nhập, xuât vật tư; báo
cáo với Kế toán trưởng những vấn đề có liên quan đến vật tư, TSCĐ.
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình công nợ hiện có của Công ty chủ yếu
là tình hình công nợ với khách hàng và với ngân hàng; phụ trách về mảng thuế
và tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước; báo cáo với kế toán trưởng những
vấn đề có liên quan đến thuế, công nợ.
Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền lương: Thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của
chứng từ gốc, viết phiều thu, phiếu chi, lập sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi để đối
chiếu với thủ quỹ, với sổ phụ ngân hàng, quản lý các tài khoản 111, 112, 141,
515, 635, 311 ; tính lương, các khoản trích theo lương và quản lý các tài khoản
liên quan đến tiền lương như: 334, 338; ngoài ra còn quản lý các tài khoản liên
quan đến việc thanh toán nội bộ giữa Công ty và các đơn vị trực thuộc như: 136,
336; quản lý tài khoản chi phí quản lý doanh nghiêp (642).
Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu tại văn phòng trung tâm, các đơn vị
trực thuộc và toàn Công ty, lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực và chế độ kế
toán hiện hành; ngoài ra Kế toán tổng hợp còn quản lý các tài khoản nguồn vốn,
các quỹ doanh nghiệp trong đó có vốn cổ phần.
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty, hàng ngày căn cứ
vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để nhập, xuất quỹ, ghi sổ quỹ cuối ngày đối chiếu
sổ quỹ với sổ chi tiết của kế toán tiền mặt. Đề xuất ý kiến với Kế toán trưởng và
xin hướng giải quyết khi phát sinh công việc ngoài quy chế quy định.
Nhân viên kế toán thống kê tại các đơn vị trực thuộc: Thực hiện hạch toán
ban đầu theo chế độ báo sổ, không lập báo cáo tài chính mà chỉ lập báo cáo kế
toán quản trị theo yêu cầu của nhà quản lý.
Do trong bộ máy quản lý của Công ty quyền hành được tập trung lên bộ
máy kế toán được tổ chức tập trung là phù hợp với bộ máy quản lý.
2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2.1. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
Việc thực hiện công tác kế toán tại Công ty tuân thủ theo 26 Chuẩn mực
Kế toán Việt Nam được Bộ Tài chính ban hành như sau:
- Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 ban hành và công
bố bốn Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 1). Hướng dẫn chi tiết thi hành quyết
định này cũng đã được Bộ Tài chính ban hành thông qua Thông tư 89/2002/TT-
BTC ngày 09/10/2002.
- Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 ban hành và công bố
sáu Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 2). Hướng dẫn chi tiết thi hành quyết
định này cũng đã được Bộ Tài chính ban hành qua Thông tư 105/2003/TT-BTC
ngày 04/11/2003.
- Quyết định 234/2005/QĐ-BTC ngày 20/12/2003 ban hành và công bố
sáu Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 3). Hướng dẫn chi tiết thực hiện quyết
định này được Bộ Tài chính ban hành qua Thông tư 23/2005/TT-BTC ngày
30/03/2006.
- Quyết định 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 ban hành và công bố
sáu Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 4). Hướng dẫn chi tiết thi hành quyết
định này được Bộ Tài chính ban hành thông qua Thông tư 20/2006/TT-BTC
ngày 20/03/2006.
- Quyết định 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 ban hành và công bố
bốn Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 5). Hướng dẫn chi tiết thi hành quyết
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
23
Báo cáo thực tập tổng hợp
định này được Bộ Tài chính ban hành qua Thông tư 21/2006/TT-BTC ngày
20/03 năm 2006.
Tuân thủ các quyết định và thông tư hướng dẫn các Chuẩn mực Kế toán
Việt Nam nói trên, Ban Giám đốc Công ty đã lựa chọn các Chuẩn mực Kế toán
Việt Nam có thể áp dụng được đối với hoạt động kinh doanh của Công ty để lập
Báo cáo tài chính.
2.2.2. Chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo tài chính
Về chứng từ kế toán: Hiện nay Công ty đăng ký sử dụng hầu hết các
chứng từ do Bộ Tài chính ban hành. Danh mục các chứng từ như sau:
- Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy
thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, …
- Chứng từ về hàn tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm
nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá, biên bản kiểm kê vật tư, công cụ,
sản phẩm, hàng hoá, bảng kê mua hàng.
- Chứng từ về lao động, tiền lương: Bảng chấm công, bảng chấm công làm
thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, giấy đi
đường,…
- Chứng từ về tài sản cố đinh: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh
lý TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, Bảng tính và
phân bổ khấu hao TSCĐ
- Các chứng từ khác: Hoá đơn Giá trị gia tăng, phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ...
Căn cứ vào quy trình luân chuyển chứng từ kế toán theo Chế độ kế toán
Việt Nam, dựa vào đặc điểm tổ chức quản lý các đối tượng kế toán của mình,
Công ty đã thiết lập quy trình luân chuyển chứng từ cho phù hợp.
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
24
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ví dụ quy trình luân chuyển chứng từ về tăng, giảm TSCĐ.
Sơ đồ 05: Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ
Như vậy Công ty đã thực theo Chế độ chứng từ kế toán do Bộ Tài chính
ban hành. Các chứng từ kế toán được ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng nội dung
nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Về hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán bao gồm hầu
hết các tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 trừ một
số tài khoản như 113, 158, 461, 466. Mặt khác do đặc điểm đối tượng cần quản
lý của Công ty lên Công ty đã mở các tài khoản cấp 2, cấp3.
Ví dụ về tài khoản 641: “ Chi phí bán hang” và tài khoản 642: “Chi phí
quản lý doanh nghiệp”.
Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kế toán 46 A
Ban Tổng
Giám đốc.
Hội đồng giao
nhận, thanh lý
Kế toán
TSCĐ
Nghiệp
vụ TSCĐ
Bảo quản,
lưu trữ
Quyết định
tăng, giảm,
thanh lý
Giao nhận
TSCĐ và
lập biên
bản
Lập
hoặc
huỷ thẻ
TSCĐ
25