Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ANGKOR WAT VÀ ANGKOR THOM ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.48 KB, 9 trang )







ANGKOR WAT VÀ ANGKOR THOM



Từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV, khu Angkor là nơi tập trung các thủ đô của người
Khmer, tòan cảnh khu Angkor rộng chừng 160 km2, bao gồm hơn 200 đền miếu
lớn nhỏ khác nhau. Trong giới hạn bài viết này, tôi đề cập đến đền Angkor Wat và
Angkor Thom – nơi để lại trong tôi bao dấu ấn hoàn mỹ về nghệ thuật cổ xưa của
người Khmer.
1. Angkor Wat (Đền Đế Thiên) nằm ở trung tâm Angkor, cách thủ đô Phnôm Pênh
240 km về Hướng Bắc. Theo tiếng Khmer, Angkor có nghĩa là kinh đô, còn Wat có
nghĩa là Đền thờ hay Chùa. Angkor Wat là nơi thờ thần Visnu- nhân vật trong ấn
Độ Giáo, xây dựng dưới thời vua Surja-warman II (1113-1150). Khi vương triều
Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành đền thờ Phật. Vào thế kỉ XV kinh đô
của Khmer bị người Xiêm phá hủy, các vua Khmer chạy về Phnôm Pênh, từ đó
Angkor Wat bị quên lãng giữa khu rừng già bao phủ và được khám phá lại vào
năm 1860 bởi Herri Mouhot- một học giả người Pháp.
Angkor Wat được xây dựng bằng vô vàn phiến đá xanh, đây là dạng đền núi ở
Campuchia có lối vào chính theo hướng Tây- hướng Mặt Trời lặn. Angkor Wat có
tất cả 5 tháp, tháp chính cao 65m, 4 tháp phụ cao 40m. Con đường dẫn tới chính
môn của Angkor Wat cũng làm bằng đá tảng dài 230m, rộng gần 10m và có độ cao
5m so với mặt nước hồ ở hai bên đền. Khu đền chính gồm 398 gian được gắn kết
với nhau một cách chặt chẽ. Toàn khu đền tồn tại nhiều hình ảnh nghệ thuật chạm
khắc đá như các tấm phù điêu khổng lồ, các cột, cửa, trần, tường, hành lang, lan
can, mái v.v , tất cả toát lên sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người


Khmer cổ đại.
Chính điện Angkor Wat là một kiến trúc ba tầng, kết nối với nhau nhờ những hành
lang dài, sâu hút. ở đâu cũng thấy chạm trổ hoa văn, phù điêu theo tích truyện cổ
xưa xuất phát từ sử thi ấn Độ Mahabharata và Raymana.
ở tầng 1, độc đáo nhất là dãy hành lang có những bức phù điêu nối tiếp trên tường
2,5m và chạy dài hơn 800 mét, miêu tả những điển tích trong kinh điển Bà La Môn
và những chiến công của vua Suryavarman II - người tạo dựng ngôi đền. Phía
trong cùng của bức phù điêu miêu tả cuộc chiến khuấy biển sữa trong truyền
thuyết, những chú khỉ và trận chiến của thần Sita, những điệu múa của tiên nữ
Aspara Nhờ phần trần và mái hành lang chạy dài xuyên suốt, bức phù điêu
dường như được bảo vệ còn nguyên vẹn. Tầng 1 của Angkor Wat còn có các hồ
nước, ngày xưa dùng cho vua tắm, tẩy rửa tội lỗi và thoát y. Hiện nay, hầu hết các
hồ đã khô cạn nhưng để lại khoảng không khá rộng bao quang khu đền, điều đó
góp một yếu tố bảo vệ cho khu di tích được tốt hơn.
Tầng 2 của Angkor Wat là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi dãy tường
thành, bên trong là các gian điện thờ các vị thần. Tại các gian thờ thần Visnu to lớn
bằng đá đen, người dân Campuchia hiện nay lầm tưởng là Phật Thích Ca nên đã
mặc áo vàng và thờ cúng như Phật giáo. Sự lầm tưởng giữa vị thần Hindu và Phật
giáo cũng dễ dàng chấp nhận bởi sự giao thoa tôn giáo. Tầng 2 có vô số chạm khắc
vũ nữ Apsara nhảy múa với bộ ngực trần và dáng điệu phong phú.
Tầng cao nhất là tầng 3, với độ cao 65m, gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau
thẳng góc ở giữa. Điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat.
Xưa kia trung tâm đền có thờ tượng thần Visnu bằng vàng, nay đã bị mất. Hiện giờ
trung tâm đền có nhiều tượng thờ Phật. Tháp cao nhất Angkor Wat được xem là
nơi cư ngụ của thần thánh. Xung quanh tháp là bốn hành lang hình vuông, ở mỗi
góc hành lang là một tháp thấp hơn. Tháp trung tâm và bốn tháp xung quanh tạo
thành tòa chân trời nổi tiếng của Angkor Wat khi ta nhìn từ đằng xa hay lúc gần
đến khuôn viên đền. Các cầu thang đi lên hẹp, dốc đứng gần như 45 độ, rất khó
leo. Hiện nay đã có cầu thang và tay vịn cho khách tới thăm nơi đây.
2. Angkor Thom (đền Đế Thích) là thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của người

Khmer, được vua Jayavarman VII khôi phục và xây dựng mở rộng vào cuối thế kỷ
XII. Thực tế, tại địa điểm này về phía Tây Bắc, trước Angkor Thom 3 thế kỷ,
Yashodharapura đã là thủ phủ của người Khmer, Angkor Thom được xây dựng
trùm lên một phần của thành phố cổ đó. Các đền thờ nổi tiếng nhất của thời kỳ
trước Angkor Thom là Baphuon - ngôi đền quốc gia cũ, và Phimeanakas - ngôi đền
đã được nhập vào Cung điện Hoàng gia. Tiếp đó, người Khmer đã không phân biệt
rõ ràng giữa Angkor Thom và Yashodharapura, vào thế kỷ 14, có một tấm bia vẫn
còn sử dụng tên thủ đô Angkor Thom là Yashodharapura. Người ta phỏng đoán
rằng, tên Angkor Thom được sử dụng ít nhất từ thế kỷ 16 - có nghĩa là Thành phố
vĩ đại.
Angkor Thom rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ đã xây dựng từ các thời kỳ
trước cũng như các đền thờ được vua Jayavarman và những người nối nghiệp ông
xây dựng. Thành phố này nằm cách hồ Tonle Sap khoảng 1/4 dặm. Cổng phía Nam
của Angkor Thom nằm cách thành phố Siem Reap 7,2 km về phía Bắc, cách cổng
vào đền Angkor Wat 1,7 km về phía Bắc. Các bức tường thành cao 8 m, dài 3 km,
bên ngoài là hào nước bao quanh. Tường thành được xây bằng đá ong với bờ công
sự trên đỉnh. Tại mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc đều có một cổng thành. Các con
đường dẫn từ các cổng thành đến thẳng đền Bayon - trung tâm thành phố. Cách
cổng phía Đông 500m là Cổng Chiến thắng. Con đường Chiến thắng chạy song
song với con đường phía Đông dẫn tới Quảng trường Chiến thắng và Cung điện
Hoàng gia ở phía Bắc Bayon. Ngôi đền cuối cùng được biết xây dựng tại Angkor
Thom là Mangalartha, khánh thành năm 1295. Từ đó, các công trình thỉnh thoảng
lại được sửa chữa, nhưng hầu hết các công trình được xây dựng sau này bằng các
vật liệu dễ hỏng đã không tồn tại được đến nay. Trong các thế kỷ tiếp theo, Angkor
Thom vẫn là thủ đô của vương quốc trong thời kỳ suy tàn cho đến khi nó bị bỏ
hoang bắt đầu từ khoảng trước năm 1609. Angkor Thom đã được ví "kỳ diệu như
Atlantis của Plato" và có người phương Tây nhầm tưởng nó được xây dựng bởi
Hoàng đế La Mã Trajan.
Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon (phong cách như nghệ thuật
Baroque – thời Phục Hưng ý, mang hình thức kiểu cách, trang trí rậm rạp). Điều

này thể hiện ở quy mô lớn trong các công trình cũng như việc sử dụng rộng rãi chất
liệu đá ong làm vật liệu xây dựng như lát các lối vào thành phố, làm hình tượng
Naga tại mỗi tháp và tạc các tháp mặt người. Điểm nổi bật là các cổng thành hiện
rõ kiến trúc hình tháp, trên nóc có 4 chân dung to, đường nét từ bi như mặt Phật.
Các khuôn mặt này có thể đại diện cho chính nhà vua, Quan Thế Âm bồ tát
(Avalokitesvara), các thần hộ vệ các hướng của vương quốc, hoặc một kết hợp nào
đó của những vị này. Trước mặt mỗi cổng thành có một bờ đường đắp ngang qua
hào nước, dọc theo mỗi bên đường có một hàng các Deva (theo đạo Hindu, đây là
các vị thần), mỗi hàng nâng một Naga (hình tượng một con rắn dài to khỏe, có
nhiều đầu) trong tư thế kéo co. Có vẻ đây là một hình tượng về truyền thuyết
Samudra manthan (khuấy Biển Sữa) - một truyền thuyết phổ biến tại Angkor. Đền-
núi Bayon, hay chính cổng thành có thể là cái trục của sự kiện khuấy biển. Các
Naga này có lẽ đại diện cho sự chuyển dịch từ thế giới loài người tới thế giới của
thần thánh (đền Bayon), hoặc là các thần hộ vệ. Các cổng vào có kích thước 3,5 x 7
m và có thể đã được đóng bằng các cánh cửa gỗ. Cổng phía Nam cho đến nay là
nơi được thăm viếng thường xuyên nhất, do đây là lối vào chính của khách du lịch.
Tại mỗi góc Angkor Thom là một Prasat Chrung (kiểu điện thờ đặt tại góc) được
xây dựng bằng sa thạch và thờ Quán Thế Âm. Các điện thờ này có hình chữ thập
với một tháp trung tâm và hướng về phía Đông. Trong khu đền Angkor Thom, trừ
đền Bayon, tất cả các di tích chính đều nằm tại phía Tây hoặc phía Đông của
Quảng trường Chiến thắng.
Gần một tuần đi thăm quan các di tích trong khu Angkor Wat và Angkor Thom tôi
đều bắt gặp các mô típ trang trí trên bề mặt các ngôi đền là Naga, đức Phật, vũ nữ
Apsara, sư tử và nhiều lọai hoa văn Đường nét khắc tạc trên các công trình kiến
trúc rất tỉ mỉ, tinh xảo, điêu luyện đến mức người ta lầm tưởng chúng được dập
trên một khuôn mẫu có sẵn. Phương thức xây dựng các khu đền Angkor trên
nguyên tắc: sắp xếp đá trước, sau đó các kiến trúc sư mới bắt đầu khắc đục các
hình. Bằng chứng là tại các cây cột ở tầng thứ nhất của đền Angkor Wat vẫn còn
vết tích của những bức phù điêu đang làm dang dở.
Đã ngót một nghìn năm trôi qua, các công trình kiến trúc của Angkor đã bị chiến

tranh và thiên nhiên tàn phá, hầu hết các bức tượng tròn nơi đây đều bị chặt mất
đầu, nhiều chỗ ngôi đền bị đổ sập để lại biết bao phiến đá đã từng được các nghệ
nhân Khmer gọt dũa, khắc tạc, lắp ghép, dựng xây Nhiều phiến đá nằm ngổn
ngang bị rêu phong bám phủ còn hiện rõ hình các vũ nữ, các vị phật, các mô típ
trang trí … Tôi xót xa cho từng phiến đá cứ bị thời gian, mưa nắng bào mòn và
thương cho nhiều khu di tích có dấu hiệu sắp bị đổ sập xuống…
Tạm biệt Angkor Wat và Angkor Thom bám theo những hình ảnh tuyệt mỹ là lời
mời chào mua đồ lưu niệm của dân bản xứ. Một cơn gió mát thoảng qua, chúng tôi
nhìn nhau cười và bàn cãi về cội nguồn văn hóa và tâm hồn con người đối với văn
hóa bản xứ. Vợ chồng cô Pascalle tặng tôi một bức ảnh khá độc đáo khi đang làm
việc với mọi người ở Angkor Wat- một kỷ niệm khó quên: “Chúng ta ngắm và vẽ
đền Angkor cổ kính”.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×