Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ẤN TƯỢNG VỀ THIÊN ĐƯỜNG SA PA CỦA HỌA SĨ TÔ NGỌC THÀNH ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.46 KB, 6 trang )





ẤN TƯỢNG VỀ THIÊN ĐƯỜNG SA PA CỦA HỌA
SĨ TÔ NGỌC THÀNH



Đối với giới mỹ thuật, nhiếp ảnh - con mắt luôn là cửa sổ của tâm hồn - Thiên
đường Sapa lộng lẫy những sắc màu như một lực hấp dẫn không thể cưỡng lại
được, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều thế hệ họa sĩ, nghệ sĩ.
Con người và cảnh vật Sapa lộng lẫy những sắc hình, hiện ảo trong chợ phiên, ngõ
phố, bản làng, ruộng bậc thang, những dãy núi cao, mây bay, mây đọng nhất là
những sắc hoa muôn màu và những bộ váy áo muôn vẻ đa màu của các cô gái vùng
cao trong nhiều chiều không gian, thời gian được coi như một miền đất hứa “một
cõi đi về” làm nên “Thiên đường Sapa” của họa sĩ Tô Ngọc Thành.
ấn tượng về “Thiên đường Sapa” của Tô Ngọc Thành trong tôi - anh đã tự vượt
được chính mình. Trong sáng tạo Nghệ thuật vượt chính mình cực khó. Tô Ngọc
Thành tự làm nổi mình chính là sự chân thành trong cảm xúc và biết khai thác hết
vẻ đẹp vốn có của con người và cảnh vật Sapa. Tình cảm luôn là cái gốc của Nghệ
thuật. Bởi lẽ những gì không lớn lên, không chín mùi trong ta, không thể đến với
ngọn bút của chúng ta.
Song Rođanh còn dạy:
“Nghệ thuật dù là tình cảm. Song nếu không có kiến thức khoa học và hình khối, tỷ
lệ, màu sắc. Không có kỹ thuật điêu luyện của bàn tay thì dù tình cảm có tinh tế
đến đâu cũng bị tê liệt”.
Tình cảm phải được nghệ thuật chắp cánh mới mong vươn tới cái đẹp. Đúng như
lời dạy của danh họa Tô Ngọc Vân “Đẹp tức là xúc cảm mạnh”. Từ triển lãm tranh
“Thiên đường Sapa” của Tô Ngọc Thành. Tôi liên tưởng đến một phong cách sáng
tác làm nên tác phẩm lớn của các danh họa Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn chuyên


sâu về đề tài thiếu nữ. Bùi Xuân Phái với phố cổ Hà Nội, Nguyễn Tư Nghiêm với
Gióng và điệu múa cổ, Nguyễn Gia Trí với chất liệu sơn mài chỉ có chuyên sâu
vào một đề tài, thể loại, chất liệu đến “thuộc”, đến “chín” về tình cảm, mới mong
tìm được những hình thức nghệ thuật đúng với ý tưởng nghệ thuật. Phải trải qua
quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật hết mình như thế mới mong tìm được cái
đẹp cái mới trong tác phẩm nghệ thuật. Điều chủ yếu tôi muốn nói tới phong cách
sáng tác chuyên sâu về đề tài Sapa bước đầu đã tự làm mới mình của họa sĩ Tô
Ngọc Thành.
Tô Ngọc Thành như tôi biết. Sinh trưởng trong một gia đình có 4 anh em trai và
một gái của danh họa Tô Ngọc Vân. Chỉ mình anh theo nghiệp cha. Được đào tạo
có hệ thống trong các trường đại học trong và ngoài nước. Hơn thế còn năng động
trong sáng tác - công bố tác phẩm trong và ngoài nước.
So với các triển lãm cá nhân trước lần này anh đã thấm nhuần lời dạy của cha danh
họa Tô Ngọc Vân - một người thầy lớn của nhiều thế hệ họa sĩ: “Không cần biết
đến chuyện bếp núc, chỉ cần Đẹp”.
Không ít tác phẩm của anh đã biết “gỡ cái đẹp trong những cử chỉ đẹp nhất, tươi
nhất, ý nghĩa nhất để làm tươi cuộc đời” lời dạy của cha về con người và cảnh vật
Sapa.
Tôi có 1 kỷ niệm đẹp với Tô Ngọc Thành. Hồi anh còn học cấp I trường Tân Trào
tỉnh Tuyên Quang trong kháng chiến chống Pháp. Thiếu nhi Thành vẽ tặng anh
phụ trách Bảo một bức tranh vẽ phấn màu trên giấy vở học trò “thằng giặc Pháp
nằm sóng soài trên mặt đất. Anh bộ đội vai đeo súng, tay cầm cờ chiến thắng đạp
chân lên ngực thằng giặc”.
Tôi đã nhiều lần nhận được giấy mời và tham dự triển lãm cá nhân của anh. Song
phải nói thật chưa lần nào tạo cho tôi một cảm xúc mạnh như lần này. Buộc tôi
phải tri âm tri kỷ với anh. Một ấn tượng đẹp về triển lãm tranh “Thiên đường
Sapa” xuân Mậu Tý 2008. Thế mới biết làm Mới Mình trong Nghệ thuật chẳng
đơn giản chút nào? Bởi lẽ cái đẹp đích thực trong Nghệ thuật luôn ở phía trước
chúng ta.



×