Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hệ thống cây trồng trên đất phù sa của huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.4 KB, 7 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỆ THỐNG CÂY TRỒNG
TRÊN ĐẤT PHÙ SA CỦA HUYỆN CỜ ĐỎ, CẦN THƠ
Nguyễn Xuân Lai
Summary
Economical effectiveness of the cropping systems on the alluvial soils
in Co Do district, Can Tho city
On-farm cropping systems trials were conducted in Alluvial soils of Co Do district, Can Tho city in 2006-
2007. The results showed that cropping systems of double rice-upland crop and double rice+fish culture
were very suitable to natural and soci-economic conditions of the region due to have advantages such
as strengthening crop diversifiction, reducing the risk of rice monoculture, employing more labours and
increazing income for farmer. Among cropping systems, WS rice-SS vegetable-SA rice obtainted
highest economic efficiency with gross income of about 70 milions VND ha and net benefit of about 50
milions VND ha. Higher gross income and net benefit were also observed with WS rice-SS
soybean/mungbean/hybrid maize-SA rice and WS rice-SA rice+fish in comparison with double rice
monoculture, ranges from 31-44 milions VND and 17-25 milions VND ha, respectively.
Keywords: Farming systems in Co Do district, Can Tho city; economical effective.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cờ Đỏ là một huyện thuần nông của Cần
Thơ. Nằm cặp theo sông Hậu, Cờ Đỏ đặc biệt
có những tiềm năng và lợi thế phát triển nông
nghiệp. Tổng diện tích tự nhiên là khoảng
40.256 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp
là trên 36.384 ha chiếm 90,3%. Cờ Đỏ còn có
lực lượng lao động nông nghiệp rất dồi dào
và giầu kinh nghiệm trong sản xuất. Với
những điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội
thuận lợi như vậy, Cờ Đỏ rất thích hợp cho
việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa
đa canh. Tuy nhiên, tiềm năng to lớn của
huyện mới chỉ được khai thác một phần. Sản
xuất nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng


nhất, đóng góp gần 70% tổng thu nhập của
huyện. Trong nông nghiệp, lúa là cây trồng
quan trọng nhất chiếm tới trên 91% diện tích
canh tác. Mặc dù có tiềm năng lớn về nuôi cá
kết hợp với trồng lúa, nhưng phát triển chưa
tương xứng. Nguồn lao động dồi dào chưa
được khai thác có hiệu quả. Trong bối cảnh
đó, để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên
tự nhiên và kinh tế xã hội, tạo việc làm, tăng
thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân,
cần thiết phải định hướng lại sản xuất theo
hướng phát triển một nền nông nghiệp bền
vững trên cơ sở đa dạng hóa cây trồng, thâm
canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế các hệ
thống cây trồng có triển vọng trên đất phù sa
của huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thực hiện thí nghiệm đồng ruộng trên
đất phù sa của huyện Cờ Đỏ, gồm 7 hệ
thống cây trồng, trong đó 1 hệ thống cây
trồng của nông dân do nông dân quản lý và
chăm sóc theo kỹ thuật của họ (đối chứng).
Các hệ thống cây trồng còn lại được quản lý
và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật đã
được khuyến cáo.
Lúa đông xuân (ĐX)-lúa hè thu (HT)
(đối chứng);
Lúa đông xuân (ĐX)-lúa hè thu (HT);

Lúa đông xuân (ĐX)-lúa xuân hè (XH)-
lúa hè thu (HT);
Lúa đông xuân (ĐX)-đậu tương xuân
hè (XH)-lúa hè thu (HT);
Lúa đông xuân (ĐX)-ngô xuân hè
(XH)-lúa hè thu (HT);
Lúa đông xuân (ĐX)-đậu xanh xuân hè
(XH)-lúa hè thu (HT);
Lúa đông xuân (ĐX)-lúa hè thu
(HT)+cá.
Thí nghiệm được bố trí theo phương
pháp thí nghiệm trên ruộng của nông dân với
3 lần lặp lại theo hộ, thực hiện trong hai năm
2006-2007. Diện tích lô thí nghiệm: 1.000 m
2

đối với các hệ thống cây trồng, 3.000 m
2
đối
với nghiệm thức Lúa đông xuân-lúa hè
thu+cá. Mỗi hộ tham gia thí nghiệm thực hiện
ít nhất một nghiệm thức.
Các chỉ tiêu được theo dõi và ghi chép
theo phương pháp ghi chép của nông dân với
sự giám sát của cán bộ nghiên cứu bao gồm tất
cả các đầu tư và chi phí sản xuất, năng suất,
giá cả. Số liệu được phân tích và đánh theo
phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế của
các hệ thống cây trồng của Zandstra, 1981 và
IRRI, 1991 trên hai mặt: (i) Dùng phương

pháp hạch toán để xác định và đánh giá hiệu
quả kinh tế của các hệ thống cây trồng;
(ii) Phân tích độ nhạy cảm (sensitivity) của các
hệ thống cây trồng khi có sự biến động về giá
của đầu vào và đầu ra để xác định và đánh giá
tính ổn định của các hệ thống cây trồng. Dùng
phương pháp so sánh trung bình trong phần
mềm SPSS để phân tích thống kê.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Đầu tư vật tư và lao động cho các hệ
thống cây trồng
Các loại vật tư chính bao gồm giống cây
trồng, phân bón các loại và thuốc hóa học
phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh. Trong đó, đối
với lúa lượng giống sử dụng trong các
nghiệm thức nghiên cứu là 120 kg/ha một vụ
cho tất cả các vụ trừ vụ lúa HT trong các hệ
thống ba vụ áp dụng 100 kg/ha, trong khi
nghiệm thức do nông dân quản lý áp dụng
mức 150 kg/ha. Đối với các cây màu, áp dụng
theo mức đã được khuyến cáo, cụ thể là đối
với đậu tương áp dụng 70 kg, ngô lai 11 kg,
đậu xanh 4 kg và cá 30 kg/ha. Tương tự như
giống, việc bón phân cho các hệ thống cây
trồng trong nghiên cứu cũng được áp dụng
theo hai mức. Đối với nghiệm thức lúa ĐX-
lúa HT do nông dân quản lý đã bón theo tỷ lệ
105: 86:8 kg NPK/ha cho lúa ĐX và 115:39:8
cho lúa HT. Như vậy, nông dân thường bón
phân mất cân đối giữa đạm, lân và kali và

lượng đạm sử dụng trong vụ lúa HT thường
cao hơn trong vụ đông xuân. Đối với các
nghiệm thức nghiên cứu, áp dụng mức phân
đã được khuyến cáo cho từng vụ cây trồng,
cụ thể đối với lúa, bón theo tỷ lệ 80:40:30 kg
NPK/ha cho các vụ, riêng vụ lúa HT trong cơ
cấu ba vụ bón 80:60:30 kg NPK/ha. Đối với
đậu tương, đậu xanh bón 80:60:30 kg NPK,
ngô lai bón 200:90:60 kg NPK/ha.
Đầu tư lao động cho hệ thống 3 vụ yêu
cầu số lao động cao hơn so với 2 vụ. Hệ
thống luân canh lúa-màu yêu cầu đầu tư lao
động cao hơn chuyên canh lúa. Trong các
nghiệm thức nghiên cứu, hệ thống luân canh
lúa ĐX-ngô XH-lúa HT có yêu cầu đầu tư lao
động cao nhất 300 ngày công/ha, kế đến là hệ
thống lúa ĐX-đậu xanh/đậu tương XH-lúa
HT từ 248-258 ngày công/ha. Ngay cả hệ
thống canh tác kết hợp lúa ĐX-lúa HT+cá
cũng yêu cầu lao động cao hơn so với chuyên
canh 2 vụ lúa ĐX-HT. Hệ thống chuyên canh
2 vụ lúa ĐX-HT có đầu tư lao động thấp nhất
148 ngày công/ha. Điều đó chứng tỏ rằng
tăng vụ bằng biện pháp đa dạng hóa cây trồng
đã tạo thêm việc làm thu hút nhiều lao động
hơn cho nông dân. Trong một hệ thống cây
trồng cũng có sự khác biệt về yêu cầu đầu tư
lao động của các vụ. Vụ lúa HT luôn có đầu
tư lao động cao hơn vụ lúa ĐX do lao động
cho khâu sau thu hoạch cao hơn; các cây màu

có yêu cầu đầu tư lao động cao hơn cây lúa
và cây ngô lai đòi hỏi đầu tư lao động cao
hơn cây họ đậu.
2. ăng suất của các hệ thống cây trồng
Đối với cây lúa, năng suất vụ lúa đông
xuân đạt cao nhất trong năm và biến động
từ 5,70-6,36 tấn/ha, trong đó năng suất ở
các nghiệm thức nghiên cứu luôn cao hơn
so với nghiệm thức do nông dân quản lý.
Năng suất thấp nhất là hệ thống lúa ĐX-lúa
HT+cá chỉ đạt 5,7 tấn/ha, do một phần diện
tích trồng lúa trong mô hình (khoảng 10-
15%) được chuyển thành kênh mương và
bờ bao để nuôi cá. Năng lúa vụ XH và HT
khác nhau không nhiều và thường thấp hơn
vụ đông xuân, biến động từ 3,75-4,22
tấn/ha từ tương đương đến cao hơn so với
thực tế sản xuất của nông dân trong vùng.
Sở dĩ năng suất lúa trong các nghiệm thức
đạt được như vậy là do được áp dụng đồng
bộ các biện pháp kỹ thuật từ giống, biện
pháp kỹ thuật canh tác cho đến thu hoạch.
Bảng 1. ăng suất của các hệ thống cây trồng
TT Hệ thống cây trồng
Năng suất (tấn/ha)
Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3
1 Lúa ĐX-lúa HT (đ/c) 5,92 b 4,10 a
2 Lúa ĐX-lúa HT 6,21 a 4,15 a
3 Lúa ĐX-lúa XH-lúa HT 6,36 a 4,47 3,90 b
4 Lúa ĐX-đậu tương-lúa HT 6,17 a 2,44 4,22 a

5 Lúa ĐX-ngô XH-lúa HT 6,07 ab 6,15 3,88 b
6 Lúa ĐX-đậu xanh-lúa HT 6,08 ab 1,55 4,15 a
7 Lúa ĐX-lúa HT+cá 5,70 c 3,75 0,76
Ghi chú: Các số trong cùng một cột có cùng một chữ ở sau khác nhau không có ý nghĩa.
Các cây màu luân canh với lúa trong vụ
xuân hè cũng đạt năng suất rất cao, trong đó
ngô đạt 6,12 tấn/ha, đậu tương đạt 2,44 và
đậu xanh đạt 1,55 tấ/ha cao hơn từ 15-20%
so với thực tế sản xuất của nông dân. Do
được đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật nên
năng suất cá trong hệ thống canh tác kết
hợp đông xuân-lúa hè thu+cá đạt 760 kg/ha,
cao hơn so với năng suất bình quân của
nông dân trong vùng (550 kg/ha).
3. Chi phí sản xuất của các hệ thống cây trồng.
Bảng 2. Chi phí vật tư cho các hệ thống cây trồng
TT Hệ thống cây trồng
Giống
(triệu đ/ha)
Phân bón
(triệu đ/ha)
Thuốc hóa học
(triệu đ/ha)
Tổng chi
(triệu đ/ha)
Chi
phí
%
tổng chi
Chi

phí
%
tổng chi
Chi
phí
%
tổng chi
1 Lúa ĐX-lúa HT (đ/c) 1,05 18,39 3,51

61,51 1,15

20,10 5,71
2 Lúa ĐX-lúa HT 0,84 18,58 3,04

67,26 0,64

14,16 4,52
3 Lúa ĐX-lúa XH-lúa HT 1,19 17,04 4,79

68,64 1,00

14,32 6,98
4 Lúa ĐX-đ.tương-lúa HT

1,82 22,82 5,02

62,94 1,14

14,24 7,98
5 Lúa ĐX-ngô XH-lúa HT 0,96 10,97 6,78


77,66 0,99

11,37 8,72
6 Lúa ĐX-đ.xanh-lúa HT 1,37 18,64 5,02

68,30 0,96

13,06 7,35
7 Lúa ĐX-lúa HT+cá 1,60 23,54 3,04

44,72 0,41

6,00 6,80

Tổng chi vật tư đạt cao nhất đối với hệ
thống lúa ĐX-ngô XH-lúa HT và lúa ĐX-
đậu tương/đậu xanh XH-lúa HT biến động
từ 7,35-7,98 triệu đồng/ha và hệ thống lúa
ĐX-lúa HT từ 4,52-5,71 triệu đồng/ha. Hệ
thống chuyên canh ba vụ lúa và canh tác kết
hợp lúa+cá có chi phí vật tư tương tự nhau.
Như vậy, có thể thấy chi phí vật tư sản xuất
cho các hệ thống luân canh lúa-màu đòi hỏi
cao hơn so với chuyên canh lúa.
Có sự biến động lớn về chi phí lao động
giữa các hệ thống cây trồng. Trong đó, hệ
thống lúa ĐX-ngô XH-lúa HT có chi phí lao
động lớn nhất, khoảng 9,0 triệu đồng/ha, kế
tiếp là các hệ thống lúa ĐX-đậu xanh XH-

lúa HT và lúa ĐX-đậu tương XH-lúa HT từ
7,44-7,74 triệu đồng/ha. Các hệ thống
chuyên canh ba vụ lúa và canh tác kết hợp
hai vụ lúa+cá có chi phí lao động tương đối
thấp từ 5,82-6,66 triệu đồng/ha, thấp nhất là
hệ thống chuyên canh hai vụ lúa. Như vậy,
bên cạnh yêu cầu đầu tư và chi phí vật tư
cao, các hệ thống luân canh lúa màu còn đòi
hỏi đầu tư và chi phí lao động cao hơn so với
các hệ thống chuyên canh lúa.
Bảng 3. Đầu tư và chi phí lao động cho các hệ thống cây trồng
TT Hệ thống cây trồng
Đầu tư và chi phí lao động
Lao động (ngày công/ha) Chi phí (triệu đồng/ha)
1 Lúa ĐX-lúa HT (đối chứng) 153 4,59
2 Lúa ĐX-lúa HT 145 4,35
3 Lúa ĐX-lúa XH-lúa HT 222 6,66
4 Lúa ĐX-đậu tương-lúa HT 248 7,44
5 Lúa ĐX-ngô XH-lúa HT 300 9,00
6 Lúa ĐX-đậu xanh XH-lúa HT 258 7,74
7 Lúa ĐX-lúa HT+cá 194 5,82

4. Hiệu quả kinh tế của các hệ thống cây
trồng
Trên cơ sở số liệu trong hình 1 và 2,
có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Trong tổng chi phí sản xuất, chi phí vật
tư đóng góp từ 4,5-8,0 triệu đồng/ha tùy
theo hệ thống cây trồng và chiếm tỷ lệ
cao nhất từ 38-43%. Chi phí lao động

đóng góp từ 4,35-9,00 triệu đồng cho
tổng chi phí sản xuất, chiếm tỷ lệ từ 35-
41%. Trong khi đó chi khác bao gồm
thuê máy, nhiên liệu, sau thu hoạch, vận
chuyển, v.v. đóng góp từ 2,70-4,25 triệu
đồng/ha và chiếm tỷ lệ thấp nhất trong
tổng chi từ 19-23%.
0
2
4
6
8
10
TriÖu ®ång/ha
1 2 3 4 5 6 7
HÖ thèng c©y trång
Lao ®éng
VËt t−
Chi kh¸c

Hình 1. Chi phí sản xuất cho các hệ thống cây trồng
Ghi chú: Hệ thống cây trồng 1=Lúa ĐX-lúa HT (đ/c); 2=Lúa ĐX-lúa HT; 3=Lúa ĐX-lúa XH-lúa HT; L
4=Lúa ĐX-đậu tương XH-lúa HT; 5=Lúa ĐX-ngô XH-lúa HT; 6=Lúa ĐX-đậu xanh XH-lúa HT;
7=Lúa ĐX-lúa HT+cá
Tổng chi phí sản xuất của các hệ thống
hai vụ lúa-màu đạt cao nhất, biến động từ
19-22 triệu đồng/ha, tiếp theo là hệ thống
chuyên canh ba vụ lúa. Hệ thống hai vụ lúa
có tổng chi thấp nhất từ 11-13 triệu
đồng/ha. Có sự biến động lớn về tổng thu

giữa các hệ thống cây trồng. Trong đó, tổng
thu cao nhất được ghi nhận với các hệ
thống lúa ĐX-đậu tương XH-lúa HT, lúa
ĐX-ngô XH-lúa HT và lúa ĐX-đậu xanh
XH-lúa HT biến động từ 43-44 triệu
đồng/ha, kế tiếp là hệ thống lúa ĐX-lúa
HT+cá và chuyên canh ba vụ lúa từ 33-37
triệu đồng/ha. Hệ thống chuyên canh hai vụ
lúa cho tổng thu thấp nhất trong khoảng
25-26 triệu đồng/ha.

0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
TriÖu ®ång/ha
1 2 3 4 5 6 7
HÖ thèng c©y trång
Tæng chi
Tæng thu
L·i thuÇn

Hình 2. Hiệu quả kinh tế của các hệ thống cây trồng
Ghi chú: Hệ thống cây trồng 1=Lúa ĐX-lúa HT (đ/c); 2=Lúa ĐX-lúa HT; 3=Lúa ĐX-lúa XH-lúa HT;

4=Lúa ĐX-đậu tương XH-lúa HT; 5=Lúa ĐX-ngô XH-lúa HT; 6=Lúa ĐX-đậu xanh XH-lúa HT;
7=Lúa ĐX-lúa HT+cá
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của các hệ thống cây trồng trên vùng đất phù sa
Hệ thống

cây trồng

Hiệu quả
kinh tế
Lúa ĐX-
lúa HT
(đ/c)
Lúa ĐX-
lúa HT
Lúa ĐX-
lúa XH-
lúa HT
Lúa ĐX-
đ.tương-
lúa HT
Lúa ĐX-
ngô XH-
lúa HT
Lúa ĐX-
đ.xanh-lúa
HT
Lúa ĐX-
lúa
HT+cá
Chi lao

động
Tr.đ/ha 4,59 4,35 6,66 7,44 9,00 7,74 5,82
% tổng chi 35,04 37,60 37,92 38,42 40,96 40,89 36,45

Chi vật tư
Tr.đ/ha 5,71 4,52 6,98 7,98 8,72 7,35 6,80
% tổng chi 43,59 39,07 39,76 41,19 39,70 38,83 42,57

Chi khác
Tr.đ/ha 2,80 2,70 3,92 3,95 4,25 3,84 3,35
% tổng chi 21,37 23,34 22,32 20,40 19,34 20,28 20,98
Tổng chi Tr. đ/ha 13,10 11,57 17,56 19,37 21,97 18,93 15,97
Tổng thu Tr. đ/ha 25,03 25,91 36,83 43,06 43,32 44,17 33,48
Lãi thuần Tr. đ/ha 11,93 14,34 19,27 23,70 21,34 25,24 17,52
Tỷ lệ Thu/chi 1,91 2,24 2,10 2,22 1,97 2,33 2,10
Tỷ lệ lãi % 47,67 55,34 52,32 55,03 49,27 57,14 52,31

T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
7
IV. KẾT LUẬN
Bên cạnh các hệ thống chuyên canh 2-3 vụ lúa một năm, các hệ thống luân canh 2 vụ
lúa-màu và canh tác kết hợp 2 vụ lúa+cá tỏ ra rất thích hợp với điều kiện vùng đất phù sa
của Cờ Đỏ do có những ưu điểm như (i). Tăng cường đa dạng hóa cây trồng góp phần
giảm rủi ro trong sản xuất lúa, (ii). Thu hút thêm nhiều lao động góp phần giải quyết việc
làm cho nông dân và (iii). Tạo ra tổng giá trị sản phNm lớn cho xã hội và mang lại hiệu
quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nông dân. Trong đó, các
hệ thống lúa ĐX-đậu tương XH-lúa HT, lúa ĐX-ngô XH-lúa HT và lúa ĐX-đậu xanh
XH-lúa HT đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với chuyên canh lúa với tổng thu đạt
từ 43-44 triệu đồng/ha và lãi thuần từ 21-25 triệu đồng/ha. Hệ thống canh tác kết hợp lúa
ĐX-lúa HT+cá cũng cho hiệu quả cao ở vùng này.

Hệ thống chuyên canh 3 vụ lúa tỏ ra rất hiệu quả do đáp ứng được mục tiêu an ninh
lương thực, phục vụ xuất khNu và có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với hệ thống 2 vụ
lúa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 IRRI, 1991. Basic Procedure for Agroeconomic Research, IRRI, Philippines.
2 Zanstra H. G., Price E. C., Litsinger J. A., & Morris R. A., 1981. A methodology for
on-farm cropping systems research, IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines.
gười phản biện: guyễn Văn Viết

×