Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài Ca dao than thân - yêu thương tình nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.27 KB, 2 trang )

HỒ VĂN TÌNH
GIÁO ÁN THAO GIẢNG THÁNG 10
Tiết 26- Ngữ văn 10
Ngày soạn: 10/07/2011
Ngày dạy: 17/10/2011
CA DAO THAN THÂN,
YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
(Tiết 1)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thuỷ chung, đằm thắm ân tình của người bình dân
trong xã hội cũ.
- Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ, kĩ năng sống:
- Biết cảm thông, chia sẻ với những cảnh ngộ éo le, bất hạnh trong cuộc sống; biết quý trọng tình nghĩa,
thủy chung trong mọi hoàn cảnh.
B. PHƯƠNG PHÁP-PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp
- Kết hợp các phương pháp: phát vấn, nêu vấn đề, thuyết giảng, làm việc nhóm; tích hợp kiến thức về ca
dao ở chương trình THCS.
2. Phương tiện:
- SGK, giáo án, máy chiếu và bảng phụ.
C. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Lời dẫn: Ca dao là lời than- tiếng thương của người bình dân Việt Nam qua bao đời nay. Tiếng nói ấy
thiết tha sâu lắng, chân thành như chính tâm hồn của họ, bỡi vậy đã tìm được sự đồng cảm sâu sắc của
mọi người qua bao thế hệ. Chùm ca dao trong bài hôm nay chúng ta sẽ học là một ví dụ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


* GV hướng dẫn HS đọc Tiểu dẫn trong
SGK, trả lời các câu hỏi:
- Theo nội dung, chủ đề, ca dao được chia
làm mấy loại?
- Ca dao có những đặc điểm nào về nghệ
thuật?
* GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản,
đọc chú thích; hướng dẫn HS cách đọc,
nhận xét; HS đọc và trả lời các câu hỏi:
- Theo thể thơ, ta có thể chia chùm ca dao
thành mấy nhóm?
* GV hướng dẫn và tổ chức cho HS đọc –
hiểu bài ca dao số 1 bằng các phương
I. TIỂU DẪN
1. Theo nội dung, chủ đề, ca dao được chia làm 3 loại:
- Ca dao than thân.
- Ca dao yêu thương tình nghĩa.
- Ca dao hài hước.
2. Nghệ thuật ca dao:
- Lời thơ ngắn gọn.
- Thể thơ truyền thống quen thuộc: Lục bát, song thất lục
bat, biến thể luc bát
- Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân
dân, nhưng giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa
- hường diễn đạt theo công thức.
II. VĂN BẢN
1. Đọc hiểu khái quát:
- Có thể chia chùm ca dao thành 3 nhóm:
+ Bài 1,2,3,5: Lục bát.
+ Bài 4: Nói lối.

+ Bài 6: Lục bát biến thể.
2. Đọc – hiểu chi tiết.
a. Bài số 1.
- Chủ thể trữ tình bài ca dao là người con gái đang đến tuổi
1
pháp tích cực.
- Chủ thể trữ tình của bài ca dao là ai?
- Vậy có thể đặt tên cho bài ca dao là gì?
GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm.
Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Bài ca dao có đặc điểm gì về cách mở
đầu? Tìm những bài ca dao có cách mở
đầu tương tự?
- Sự lặp lại thành mô típ như vậy có ý
nghĩa gì?
- Những hình ảnh dùng để so sánh có đặc
điểm nào và gợi lên điều gì?
- Cảm hứng từ bài ca dao này, nữ thi sĩ
nào đã có cách nói tương tự?
- Qua bài ca dao em hiểu têm gì về số
phận người phụ nữ trong xã hội cũ?
- Em có cảm xúc và suy nghĩ gì sau khi
đọc bài ca dao?
* GV hướng dẫn HS sơ kết và vận dụng:
- Sau khi đọc bài ca dao này em rút ra kết
luận gì về thể loại ca dao và kinh nghiệm
đọc hiểu một bài ca dao tương tự?
* GV hướng dẫn HS đọc 2 bài ca dao còn
lại để tiếp tục học trong tiết sau.
lấy chồng.

- Có thể đặt tên:
+ “Câu hát than thân của người con gái”.
+ “Thân em”
- Bài ca dao có cách mở đầu bằng mô típ “ Thân em”.
Trong ca da có nhiều bài có cách mở đầu tương tự:
+ “Thân em như hạt mưa sa ”
+ “Thân em như miếng cau khô ”
+ “Thân em như giếng giữa đàng ”

- Sự lặp lại này:
+ Cho thấy tiếng than thân này phổ biến trong xã hội, mọi
nơi, mọi lúc, là tiếng chung cho tất cả mọi người con gái khi
nghĩ về cảnh ngộ và thân phận của mình.
+ “Thân em” còn gợi lên cảm nghĩ về thân phận eó le, mong
manh, tự ý thức được thân phận mình với một sự ngâm ngùi
xót xa.
- Hình ảnh so sánh là tấm lụa đào: đẹp đẽ, duyên dáng, đáng
yêu và quý giá biết chừng nào nhưng cũng vẫn là một món
hàng giữa chợ, không phải lo ế ẩm mà lo không biết được
bán về đâu.
- Hình ảnh đó gợi liên tưởng về những người con gái khi
mới bước vào tuổi trưởng thành, họ ý thức rõ mình trẻ, đẹp,
có nhiều phẩm chất đáng quý, đáng yêu, không phải lo
không lấy được tấm chồng mà lo số phận bấp bếnh không gì
đảm bảo cho hạnh phúc tương lai.
- Cảm hứng từ bài ca dao này, nữ thi sĩ Xuân Hương đã có
cách nói tương tự trong bài “Bánh trôi nước”:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn ”
-> Bài ca dao cho ta hiểu thêm về người phụ nữ trong xã hội
cũ họ ý thức được phẩm chất tốt đẹp của mình, nhung số

phận thật bất hạnh, họ đã lên tiếng than thân để tìm sự đồng
cảm sẻ chia của xã hội.
=> Bài ca dao cho người đọc thêm thương xót, cảm thông
cho thân phận của những cố gái trẻ trong xã hội phong kiến.
Ngày nay, khi xã hội đã đem đén cho người phụ nữ sự bình
đẳng giới nhưng nỗi lo lắng về thân phận và hạnh phúc
tương lai vẫn còn đó trong nghĩ suy của những cô gái trẻ khi
bước vào tuổi trưởng thành
b. Sơ kết - vận dụng
- Ca dao có nhiều bài ngắn gọn, chỉ có 2 câu, lời văn giản dị
nhưng ý nghĩa sâu sắc, diễn tả tâm sự của người phụ nữ bình
dân trong xã hội phong kiến nhưng dư âm của nó còn vang
mãi đến mọi thời đại.
* Hết tiết 1
D. RÚT KINH NGHIỆM







2

×