Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Bài tập trắc nghiệm môn kế toán quản trị 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.61 KB, 13 trang )

Bài tập bổ sung KTQT I năm học 2014
1
Quiz 01
I. Hãy xem xét các câu sau đúng hay sai:
1. Kế toán quản trị (KTQT) cung cấp thông tin một cách bình đẳng cho các cổ đông và cho các nhà quản
trị của công ty.
2. Các bước để thực hiện các mục tiêu của một tổ chức được vạch ra qua việc lập kế hoạch chiến lược.
3. Trong thực tế việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát việc thực hiện không liên quan đến
việc ra quyết định.
4. Đánh giá hoạt động là một phần quan trọng của chức năng kiểm soát của quản lý.
5. Tất cả những thông tin mà các nhà quản trị cần biết đều được hệ thống kế toán cung cấp.
6. KTQT tập trung nhiều vào từng bộ phận cụ thể của doanh nghiệp hơn là xem xét doanh nghiệp một
cách tổng thể.
7.

Cả KTQT và KTTC đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi.
8. KTQT quan tâm nhiều đến sự chính xác của các số liệu hơn là KTTC.
9. KTQT được vận dụng từ nhiều các môn khoa học khác.
10. KTQT chủ yếu hướng vào quá khứ hơn là tương lai.
11. Cả KTQT và KTTC đều bắt buộc phải có trong mỗi tổ chức.
12. Cả KTQT và KTTC đều cùng dựa vào một hệ thống thông tin kế toán.
13. Cả KTQT và KTTC đều tập trung vào việc cung cấp thông tin cho nội bộ doanh nghiệp.
14. Nhìn chung các nhà quản trị cần các thông tin chi tiết về các nghiệp vụ hơn là các thông tin tổng hợp
được rút ra từ các sổ sách kế toán.
15.


KTQT giúp các nhà quản lý quyết định cách thức sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
16. Báo cáo do KTQT lập đáp ứng cả yêu cầu kịp thời và phù hợp với các quyết định của nhà quản lý.
17. Các báo cáo của KTTC và KTQT phục vụ cùng một đối tượng quan tâm.
18. KTTC liên quan đến việc các báo cáo kế toán sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hành vi của các nhà quản


lý.
19. KTQT có thể lập các báo cáo cho kỳ 3 hoặc 5 năm.
20. Các báo cáo KTTC là các báo cáo có mục đích tổng quát.
21.

Kiểm soát quản lý đề cập chủ yếu đến việc thiết lập giới hạn chi tiêu tối đa cho doanh nghiệp.
22. So sánh với các báo cáo kế toán quản trị điểm hình, các báo cáo kế toán tài chính có thể chỉ tập trung
vào kết quả thực tế của kỳ kinh doanh vừa qua.
23. Không có sự khác biệt quan trọng nào về mặt khái niệm giữa kế toán quản trị cho các đơn vị sản xuất
và các đơn vị dịch vụ.
24. Một trong những trở ngại của nhân viên kế toán quản trị chuyên nghiệp là do nghề nghiệp tập trung vào
phạm vi hẹp nên rất ít người được đề bạt lên các vị trí quản lý cấp cao trong đơn vị.
25. Một trong những thuận lợi của nhân viên kế toán quản trị chuyên nghiệp là nghề này là một trong số ít
nghề có tính ổn định, các kỹ thuật học được hôm nay, 10 năm sau vẫn có thể sử dụng được.
II. Chọn câu trả lời đúng
1. Chức năng kiểm soát được thực hiện bởi: (1) các kế toán viên; (2) các nhà quản lý
(3) các kiểm toán viên nội bộ (4) hệ thống kế toán
2. Đối với kế toán quản trị, khó khăn chỉ có trong các đơn vị dịch vụ không phải là: (1) nhiều lao
động (2) sản phẩm đầu ra đa dạng (3)khó xác định sản phẩm đầu ra (4) không câu nào đúng
3. Người phụ trách kế toán quản trị trong đơn vị có thể được ví như ai trên một con tàu: (1) thuyền
trưởng (2) kỹ sư vận hành máy (3) đầu bếp (4) Hoa tiêu (5) thuyền phó
_________________________________________________________________________


Bài tập bổ sung KTQT I năm học 2014
2
Quiz 02
I. Hãy xem xét các câu sau đúng hay sai:
1. Lương của quản đốc phân xưởng sẽ được xếp vào chi phí nhân công trực tiếp nếu người quản đốc
làm việc trực tiếp trong phân xưởng.

2. Tất cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí thời kỳ.
3. Khái niệm chi phí sản xuất và chi phí sản phẩm là đồng nghĩa.
4. Một phần của chi phí sản xuất (thí dụ như khấu hao máy móc thiết bị sản xuất) sẽ ở lại bên Tài sản
của Bảng cân đối kế toán khi đến cuối kỳ kinh doanh sản phẩm vẫn chưa hoàn thành hoặc chưa
được tiêu thụ.
5. Chi phí chìm có thể là chi phí biến đổi hoặc chi phí cố định.
6. Cách sắp xếp chi phí của doanh nghiệp thành chi phí biến đổi và chi phí cố định theo quan điểm
của kế toán có giá trị tại tất cả các mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
7. Giải thích về cách ứng xử của chi phí chỉ đề cập tới một nguồn phát sinh chi phí.
8. Phương pháp phân tích tài khoản là phương pháp đo lường chi phí khách quan nhất do nó dựa trên
cơ sở các dữ liệu do hệ thống kế toán cung cấp.
9. Phương pháp cực đại – cực tiểu có thể không đáng tin cậy do việc lựa chọn các điểm quan sát là tuỳ
ý.
10. Vì là phương pháp khách quan nhất, phân tích hồi qui nên được sử dụng để đo lường tất cả các hàm
chi phí.
II. Hãy lựa chọn tất cả các câu trả lời đúng:
1. Nếu mức độ hoạt động tăng chi phí khả biến đơn vị sản phẩm sẽ: a)tăng b)giảm c)không thay đổi
d)cả ba câu trên đều không đúng.
2. Chi phí nào sau đây không phải là chi phí thời kỳ: a)nguyên vật liệu gián tiếp b)quảng cáo c)lương
nhân viên quản lý d)chi phí vận chuyển hàng tiêu thụ e)hoa hồng bán hàng.
3. Thuật ngữ dùng để mô tả sản phẩm hoàn thành từ quá trình sản xuất là: a) giá vốn hàng bán b)nguyên
vật liệu c)chi phí thời kỳ d)cả ba câu trên đều không đúng.
4. Nếu mức độ hoạt động tăng 25% chi phí khả biến sẽ: a)tăng tính cho 1 đơn vị sản phẩm b)giảm tính
cho 1 đơn vị sản phẩm c)tổng chi phí khẩ biến tăng 25% d)tổng chi phí khả biến không thay đổi.
5. Tất cả những chi phí sau sẽ là chi phí sản phẩm, ngoại trừ: a)nguyên vật liệu gián tiếp b)quảng cáo
c)thuê nhà xưởng d)thời gian nhàn rỗi.
6. Một thợ cơ khí được trả 10.000đ/1 giờ lao động. Mỗi tuần anh ta làm việc 40 giờ, trong đó có 5 giờ
nhàn rỗi. Tính cho 1 tuần: a)400.000đ được tính vào chi phí nhân công trực tiếp b)50.000đ được tính
vào tiền thưởng làm thêm giờ c)50.000đ được tính vào chi phí sản xuất chung d)425.000đ được tính
vào chi phí nhân công trực tiếp và 25.000đ được tính vào chi phí sản xuất chung.

7. Câu nào sau đây không đúng: Chúng ta luôn giả định rằng một khoản chi phí biến đổi (a) chỉ liên quan
tới một mức độ hoạt động, (b) có mối quan hệ tuyến tính với mức độ hoạt động, (c) không thay đổi tính
trên một đơn vị tại tất cả các mức độ hoạt động, (d) thay đổi theo một tỷ lệ nhất định với các hoạt động.
8. Khi khối lượng sản xuất giảm trong phạm vi phù hợp, chi phí cố định sẽ: (a) không thay đổi khi tính
cho một đơn vị sản phẩm (b) giảm khi tính cho một đơn vị snả phẩm (c) tăng khi tính cho một đơn vị
sản phẩm, (d) không thay đổi tính theo tổng chi phí.
III. Điền vào chỗ trống với từ thích hợp:
1. Thành phẩm tồn đầu kỳ + _____________ - thành phẩm tồn cuối kỳ = giá vốn hàng bán
2. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN là chi phí _________________ .
3. Theo cách ứng xử của chi phí, chi phí được chia thành ______________ và _________________ .
4. Những khoá chốt và các thứ vật liệu lặt vặt khác sử dụng để sản xuất ô tô được gọi là
_______________________________ và được tính vào chi phí sản xuất chung.
Bài tập bổ sung KTQT I năm học 2014
3
5. Tổng chi phí ______________ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.
6. Chi phí chìm không bao giờ là chi phí _____________________ với việc ra quyết định.
7. Theo cách ứng xử của chi phí, hoa hồng bán hàng được coi là chi phí ______________________.
8. Để áp dụng các phương pháp ___________ cần có các kiến thức về thống kê.
9. Phương pháp cực đại – cực tiểu có thể không đáng tin cậy do ____________.
________________________________________________________________________________
Quiz 03
I. Hãy xem xét các câu sau đúng hay sai:
1.

CPSX chung thực tế được tính trực tiếp vào tàI khoản CPSXKD dở dang ngay khi chúng phát sinh.
2. Một công ty sản xuất kinh doanh đồ nội thất có thể sử dụng phương pháp xác định chi phí theo công
việc.
3. Theo phương pháp FIFO, CP trong sản phẩm dở dang đầu kỳ được giữ tách rời với CP phát sinh trong
kỳ.
4. Phương pháp xác định CP theo công việc được áp dụng ở các đơn vị có sản phẩm đầu ra đồng nhất.

5.

Hầu hết CPSX chung là các CP trực tiếp nên có thể xác định dễ dàng cho từng công việc cụ thể.
6. Nói chung tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước tính được xác định hàng tháng hơn là hàng năm với mục
đích tăng độ chính xác của các chi phí đơn vị sản phẩm.
7. Theo phương pháp FIFO, số SP hoàn thành đưa ra khỏi phân xưởng được chia thành 2 bộ phận riêng
biệt: một bộ phận bao gồm các sp dở dang từ kỳ trước chuyển sang được tiếp tục chế biến hoàn thành
trong kỳ này và một bộ phận bao gồm các sp bắt đầu SX và hoàn thành trong kỳ này.
8. Phiếu theo dõi CP theo công việc được sử dụng để ghi chép tất cả các khoản CP tính cho một công việc
cụ thể.
9. CP bán hàng và CPQLDN được cộng vào tàI khoản CPSX chung.
10. Tất cả NVL mua trong kỳ đều nằm trong giá trị sản phẩm hoàn thành.
11. TàI khoản CPSX chung có số dư Nợ cuối kỳ nghĩa là CPSX chung đã bị phân bổ thiếu trong kỳ.
12. Phân bổ phần CPSX chung phân bổ thừa (thiếu) vào các tàI khoản CPSXKD dở dang, thành phẩm, và
giá vốn hàng bán là phương pháp chính xác hơn phương pháp kết chuyển hết phần CPSX chung phân
bổ thừa (thiếu) vào tàI khoản giá vốn hàng bán.
13. Công ty Điện lực, nhà máy nước là những đơn vị sử dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình
sản xuất.
14. Theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, việc xác định CP NVL trực tiếp, CP nhân
công trực tiếp và CPSX chung cho từng đơn đặt hàng cụ thể là quan trọng giống như phương pháp xác
định chi phí theo công việc.
15. Với phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, người ta sử dụng báo cáo CPSX chứ không
sử dụng phiếu theo dõi chi phí theo công việc.
16. Xác định chi phí theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất khó hơn phương pháp xác
định chi phí theo công việc.
17. Theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, tàI khoản CPSXKD dở dang được mở chi
tiết cho từng phân xưởng.
18. Thông tin về chi phí sản xuất sản phẩm là số liệu phản ánh quá khứ nên nó ít được các nhà quản trị sử
dụng.
19. Phương pháp FIFO và phương pháp bình quân sẽ cho các kết quả rất khác nhau.

20. Số dư cuối kỳ của tàI khoản CPSXKD dở dang được chuyển hết sang tàI khoản giá vốn hàng bán.
21. Đứng trên quan đIểm kiểm soát CP, phương pháp bình quân có tính ưu việt hơn p.pháp FIFO.
II. Hãy chọn câu trả lời đúng:
Bài tập bổ sung KTQT I năm học 2014
4
1. Số dư Nợ tàI khoản CPSX chung 31/12 là 10.000.000, các tàI khoản khác có số dư như sau: NVL –
50.000.000; CPSXKD dở dang – 40.000.000; Thành phẩm – 60.000.000; Giá vốn hàng bán –
100.000.000. Nếu công ty phân bổ số CPSX chung phân bổ thiếu vào các tàI khoản thì phần CPSX
chung phân bổ cho tàI khoản CPSXKD dở dang sẽ là: a)2.000.000 b)4.000.000 c)1.600.000 d)Cả 3
câu trên đều không đúng.
2. Công ty Delta xác định tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước tính trên cơ sở số giờ máy chạy. Năm 2013
công ty ước tính CPSX chung là 60.000.000 và ước tính số giờ máy chạy là 40.000 giờ. Số liệu thực tế
năm 2013 như sau: CPSX chung 65.100.000, số giờ máy chạy 42.000 giờ. CPSX chung phân bổ thừa
(thiếu) năm 2013 sẽ là: a) thiếu 2.100.000 b) thừa 3.000.000 c)thừa 5.100.000 d)Cả 3 câu trên đều
không đúng.
3. Năm 2013, công ty A ước tính CPSX chung là 100 triệu, CPSX chung thực tế phát sinh là 90 triệu và
CPSX chung đã phân bổ là 92 triệu. CPSX chung của công ty năm 2013 là: a)Phân bổ thiếu 10 triệu.
b) Phân bổ thiếu 8 triệu. c)Phân bổ thừa 2 triệu. d) Phân bổ thừa 10 triệu.
4. Ngày 1/1 tàI khoản CPSXKD dở dang của công ty Beta có số dư 18.000.000. Trong năm công ty mua
40.000.000 NVL và xuất cho SX 75.000.000 NVL. Tổng số thù lao lao động cho phân xưởng trong
năm là 70.000.000, trong đó 60.000.000 là trả cho lao động trực tiếp. Tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước
tính trong năm là 150% CP nhân công trực tiếp. Tổng CPSX chung tt trong năm là 92.000.000. Tổng
chi phí của các công việc hoàn thành trong năm là 190.000.000. Ngày 31/12 số dư tàI khoản CPSXKD
dở dang sẽ là: a)13.000.000 b)18.000.000 c)15.000.000 d)Cả 3 câu trên đều không đúng.
5. CPSX chung được phân bổ thừa trong kỳ nghĩa là: a)tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước tính thấp quá
b)CPSX chung phát sinh thực tế nhiều hơn CPSX chung đã phân bổ c)Quá nhiều CP đã được tính cho
sản phẩm SX d)Cả 3 câu trên đều không đúng.
6. Công ty M có 6.000.000 CP NVL trực tiếp trong sp dở dang đầu kỳ. Trong kỳ CP NVL trực tiếp phát
sinh là 75.000.000. Công ty có 20.000 sp tương đương tính theo CPNVL trực tiếp trong kỳ và công ty
áp dụng phương pháp FIFO. CP NVL trực tiếp tính cho đơn vị sp tđ sẽ là: a)3,75 b)40,05 c)0,30 d) )

Cả 3 câu trên đều không đúng.
7. Trong phương pháp xác định chi phí theo công việc, tàI liệu cơ bản để ghi chép CP của từng công việc
là: a)Phiếu xuất kho vật tư. b) Phiếu CP công việc c)Phiếu theo dõi thời gian lao động d)Cả 3 câu trên
đều không đúng.
8. Công ty D áp dụng phương pháp bình quân. Sản phẩm dở dang đầu kỳ có CP chế biến là 8.000.000; CP
chế biến phát sinh trong kỳ là 64.000.000. Trong kỳ công ty có 40.000 sản phẩm tương đương tính theo
CP chế biến. Nếu công ty có 10.000 sản phẩm dở dang cuối kỳ với mức độ hoàn thành 30% (CP chế
biến) thì CP chế biến tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ là: a)12.600.000 b)4.800.000 c)11.200.000
d)5.400.000.
9. Năm 2013 công ty E bắt đầu SX 8000sp. Ngày 1/1/13 công ty có 2000sp dở dang với mức độ hoàn
thành 60% và ngày 31/12/13 có 3000sp dở dang với mức độ hoàn thành 50%. Trong năm công ty đã
SX hoàn thành 7000sp. Công ty áp dụng phương pháp FIFO, số lượng sp tương đương tính riêng cho
năm 2013 là: a)8300 b)7700 c)7300 d)700 e) Cả 4 câu trên đều không đúng.
10. Với số liệu trên nếu công ty áp dụng phương pháp bình quân, số lượng sp tương đương của công ty sẽ
là: a)8200 b)8500 c)9200 d)9500 e) Cả 4 câu trên đều không đúng.
III. ĐIền từ thích hợp vào chỗ trống:
1. NVL sẽ được đưa ra khỏi kho vật tư khi có chứng từ là __________________.
2. CPSX chung phân bổ cho từng công việc cụ thể sẽ được ghi Nợ vào tàI khoản ________________ và
ghi Có vào tàI khoản _______________________.
3. Một công ty chuyên in các đơn đặc hàng đặc biệt nên sử dụng phương pháp xác định CP
____________________ hơn là phương pháp xác định CP ________________________.
Bài tập bổ sung KTQT I năm học 2014
5
4. ______________________ được sử dụng để tổng hợp các CP xác định cho một công việc cụ thể.
5. Nếu CPSX chung phân bổ vào tàI khoản CPSXKD dở dang ít hơn CPSX chung thực tế phát sinh nghĩa
là CPSX chung đã được phân bổ __________________.
6. Cách chính xác nhất để xử lý phần CPSX chung phân bổ thừa (thiếu) là phân bổ nó vào các tàI khoản
_________________, ______________________ và ______________________.
7. TàI khoản CPSX chung có số dư Nợ nghĩa là CPSX chung đã được phân bổ ___________, và nếu có
số dư có nghĩa là CPSX chung đã được phân bổ ____________________.

8. Theo phương pháp _______________________ sản phẩm dở dang đầu kỳ được xử lý giống như những
sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ.
9. Theo phương pháp ________________________ sản phẩm dở dang đầu kỳ được giữ tách biệt với các
sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ.
10. Trong báo cáo sản xuất, CP nhân công trực tiếp và CPSX chung được cộng lại với nhau và gọi là chi
phí _________________________.
11. Tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước tính có thể được xác định bằng cách chia _____________ cho tổng số
giờ ____________ hoặc các tiêu thức phân bổ khác.
__________________________________________________________________________
Quiz 04
I. Hãy xem xét các câu sau đúng hay sai:
1. Nếu sp A có lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm lớn hơn sp B thì SP A sẽ luôn luôn có tỷ lệ lợi nhuận góp
cao hơn SP B.
2. ĐIểm hoà vốn xảy ra khi lợi nhuận góp bằng với CP khả biến.
3.

Một trong những giả thiết của phân tích đIểm hoà vốn hàng tồn kho không có sự thay đổi.
4. Nếu cơ cấu sp tiêu thụ thay đổi thì điểm hoà vốn đã xác định trong quá khứ không còn giá trị nữa.
5. Khi doanh thu vượt qua khỏi điểm hoà vốn thì tỷ lệ lợi nhuận góp cao sẽ tạo ra lợi nhuận thấp hơn tỷ lệ
lợi nhuận góp thấp.
6. Tại cùng một mức doanh thu đật được, doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận góp cao sẽ có đòn bẩy hoạt
động lớn hơn doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận góp thấp.
7.

Nếu doanh thu tăng 8%, độ lớn đòn bẩy hoạt động bằng 4 thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 12%.
8. Độ lớn đòn bẩy hoạt động là cố định cho tất cả các mức độ doanh thu đạt được.
9. Khi đã đạt được tới điểm hoà vốn, thu nhập thuần sẽ tăng với mức bằng với lợi nhuận góp đơn vị sp
cho mỗi sp bán thêm được.
10. Nếu cơ cấu CP của công ty dịch chuyển theo hướng nhiều CP cố định hơn thì tỷ lệ lợi nhuận góp sẽ
giảm.

11. Một cách để xác định điểm hoà vốn là chia tổng doanh thu cho tỷ lệ lợi nhuận góp.
12.

Một giả thiết quan trọng trọng phân tích điểm hoà vốn là cơ cấu sp tiêu thụ không thay đổi.
II. Hãy lựa chọn câu trả lời đúng:
1. Điểm hoà vốn sẽ giảm khi có sự tăng lên của: a)tỷ lệ CP khả biến/doanh thu b)tỷ lệ lợi nhuận góp
c)tổng CP cố định d)Cả 3 câu trên đều không đúng.
2. Nếu tổng lợi nhuận góp tăng và CP cố định không thay đổi thì thu nhập thuần sẽ: a)tăng cùng mức độ
với lợi nhuận góp b)giảm cùng mức độ với lợi nhuận góp c)tăng = tỷ lệ lợi nhuận góp *mức tăng lợi
nhuận góp d) Cả 3 câu trên đều không đúng.
3. Nếu một công ty tiến xa hơn khỏi điểm hoà vốn, thì độ lớn đòn bẩy hoạt động sẽ: a)giảm b)tăng
c)không thay đổi d) Cả 3 câu trên đều không đúng.
4. Các con số sau đây được trích từ BCKQKD của công ty P: thu nhập thuần: 30.000.000; CP cố định:
90.000.000; doanh thu: 200.000.000; tỷ lệ lợi nhuận góp: 60%. Doanh thu an toàn của công ty sẽ là:
a)150.000.000 b)30.000.000 c)50.000.000 d) Cả 3 câu trên đều không đúng.
Bài tập bổ sung KTQT I năm học 2014
6
5.

Nếu doanh thu tăng từ 400.000.000 lên tới 450.000.000 và độ lớn đòn bẩy hoạt động bằng 6, thì thu nhập
thuần sẽ tăng: a)12,5% b)75% c)67% d) Cả 3 câu trên đều không đúng.
6. Có các số liệu sau: Giá bán: 60.000; tỷ lệ lợi nhuận góp: 30%; CP cố định: 150.000.000; tổng chi phí
khả biến tại điểm hoà vốn sẽ là: a)350.000.000 b)150.000.000 c)500.000.000 d) Cả 3 câu trên đều
không đúng.
_______________________________________________________________________
Quiz 05
I. Xem xét các câu sau đây đúng hay sai:
1. Cách tốt nhất để thiết lập các con số dự toán là sử dụng các dữ liệu về CP và hoạt động thực tế của
năm trước như là các ước tính dự toán của năm nay.
2. Nói chung, lập dự toán hầu như không có giá trị đối với các đơn vị qui mô nhỏ.

3. Thông thường điểm khởi đầu của lập dự toán là lập dự báo về sản lượng tiêu thụ của cả ngành.
4. Dự toán tiêu thụ là đồng nghĩa với dự báo tiêu thụ.
5. Khấu hao không phải là 1 phần của dự toán tiền mặt.
6. Nói chung, các dự toán tác nghiệp có thể lập kéo dài cho 30 năm hoặc lâu hơn nữa.
7. Nói chung, các số liệu dự toán do ban giám đốc lập và đưa xuống cho các bộ phận của tổ chức để
yêu cầu thực hiện.
8. Mục tiêu chủ yếu của dự toán tiền mặt là chỉ ra số dư tiền mặt mong muốn tại cuối kỳ dự toán.
9. Mặc dù dự toán SXKD là có hiệu quả trong việc kiểm soát sản xuất nhưng nó không có hiệu quả
trong việc kiểm soát chi phí.
II. Hãy chọn tất cả các câu trả lời đúng:
1. Các số liệu dự toán chi tiết thường do ai lập? A) Phòng kế toán. B) Ban giám đốc. C) Các nhà quản
lý cấp thấp hơn thuộc các bộ phận trong tổ chức. D) không câu nào đúng.
2. Dự toán KD của một công ty thương mại thường bao gồm: A)Báo cáo KQKD cho một kỳ. B)Bảng
cân đối kế toán vào cuối kỳ. C)Báo cáo lưu chuyển tiền cho một kỳ. D)Lịch sản xuất. E)Lịch mua
hàng. F)Lịch mua các TSCĐ.
3. Dự toán SXKD A)Tăng cường phương pháp quản lý bằng trực giác. B)Thắt chặt mối quan hệ giữa
các hoạt động khác nhau trong một mục tiêu chung. C) Xác định cụ thể các phương tiện để đạt
được mục tiêu. D)Tạo ra sự không cần thiết phải xem xét lại các mục tiêu ban đầu. E)chỉ có thể áp
dụng trong các đơn vị sản xuất.
4. Việc so sánh giứa số liệu dự toán và kết quả thực tế là A) Cơ sở cho việc đánh giá hoạt động
B)Hiếm khi được thực hiện trong thực tế. C)Cơ sở cho các hành động sửa chữa. D)Xúc phạm tới
các nhà quản lý – những người đã làm việc với những khả năng tốt nhất của họ.
5. Dự toán năm thường được chia thành các giai đoạn ngắn hơn A) nhằm mục đích có được sự chính
xác hơn, vì điều này sẽ loại bỏ những nhân tố ngẫu nhiên ảnh hưởng tới kết quả. B) vì điều này làm
cho các nhà quản trị cấp cao của DN có thể tìm ra những nhà quản lý nào của họ không thể dự đoán
được mức tiêu thụ hàng tuần một cách chính xác. C) nhằm mục đích giám sát những tiến triển và
đánh giá những tiến triển đó trong mối quan hệ với các mục tiêu. D) nhằm mục đích đưa ra các
hành động sửa sai khi có sự thay đổi cần thiết trong kế hoạch. E) nhằm xác định các nhu cầu tiền
mặt không ổn định.
6. Những vấn đề về hành vi (cách ứng xử) có thể xảy ra trong quá trình lập dự toán là những hành vi

(cách ứng xử) của A) chi phí. B) Khách hàng. C) Con người. D) Giá cả. E) tất cả những điều trên.
III. Điền từ vào chỗ trống:
1. Sản lượng sản xuất phải đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ và nhu cầu______________.
Bài tập bổ sung KTQT I năm học 2014
7
2. Mặc dù những dự toán áp đặt có thể có những tiêu chuẩn thực hiện có thể đạt được, nhưng chúng
thiếu các đóng góp của những cá nhân gắn bó nhất đối với các nhiệm vụ cần thực hiện, do đó đã lờ
đi nhân tố quan trọng: ______________ trong việc thiết lập các mục tiêu thực hiện.
3. Dự toán tiêu thụ là vô cùng quan trọng đối với việc lập dự toán SXKD vì hầu như tất cả mọi thứ
đều ________________ vào nó.
4. Tất cả các dự toán tiêu thụ và các dự toán chi phí hoạt động kinh doanh đều có những liên quan
nhất định tới dự toán______________________.
5. Lập dự toán cung cấp cho quản trị DN một phương tiện để ___________ các kế hoạch của họ theo
một trật tự nhất định trong toàn bộ DN.
__________________________________________________________________________

Bài tập 1
“Tôi biết, tôi là một nhà khoa học khá tốt, nhưng tôi đoán rằng tôi vẫn có một số điều cần
phải học về việc điều hành doanh nghiệp,” Staci Morales, người sáng lập và là chủ tịch
của Medical Technology. “Nhu cầu cho màn hình của chúng ta là rất lớn rằng tôi chắc
chúng ta sẽ có lời ngay lập tức, nhưng chỉ xem những gì ở quý đầu tiên. Ở mức này
chúng ta sẽ bị phá sản trong vòng một năm”. Dữ liệu mà Staci đang xem xét được thể
hiện ở bên dưới.
Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty Medical Technology Quí 2
Doanh thu:(16.000 màn hình)
Trừ đi Chi phí hoạt động:
Chi phí bán hàng và hành chính
Quảng cáo
Chi phí vệ sinh phân xưởng
Nhân công gián tiếp

Khấu hao thiết bị bán hàng
Nhân công trực tiếp
Mua vật liệu
Bảo trì bảo dưỡng
Tiền thuê thiết bị
Bảo hiểm sản xuất
Chi phí điện nước
Khấu hao, thiết bị nhà máy
Công tác phí của nhân viên bán hàng

Lỗ hoạt động KD
$975.000

$90.000
200.000
6.000
135.000
18.000
80.000
310.000
47.000
65.000
9.000
40.000
75.000
60.000
1135.000
($160.000)
Medical Technology được thành lập vào ngày 01 tháng 4 của năm nay để sản xuất và bán một loại màn
hình trái tim mới. Hệ thống kế toán của công ty được thiết lập bởi anh rể của Staci người mà đã học kế

toán cách đây 10 năm.
“Chúng ta có thể sẽ không trụ được trong một năm nếu công ty bảo hiểm không trả 227.000$ mà họ nợ
chúng ta cho 4.000 màn hình bị mất trong vụ tai nạn xe tải tuần trước” Staci nói. “ Đại lý nói rằng chúng ta
đã thổi phồng sự việc, nhưng có rất nhiều điều vô lý.”
Chỉ sau cuối quý, một chiếc xe tải chở 4.000 màn hình bị vỡ và cháy toàn bộ. Các màn hành là phần của
20.000 đơn vị sản phẩm hoàn thiện trong suốt quý kết thúc vào 30 tháng 6. Chúng đang ở trong nhà kho
đợi bán vào cuối quý và được bán và được vận chuyển vào ngày 3/tháng 7 (doanh thu không được bao
Bài tập bổ sung KTQT I năm học 2014
8
gồm trong bản báo cáo hoạt động ở trên). Nhà bảo hiểm của công ty xe tải thì có trách nhiệm cho chi phí
hàng hóa bị mất. Anh rể của Staci đã xác định các chi phí như sau:
Tổng chi phí cho quý = 1.135.000/20.000 sản phẩm = 56,75$
Các màn hình được sản xuất trong quý 4.000 đơn vị x 56,75$/đơn vị = 227.000$
Có các thông tin sau về hoạt động của công ty trong suốt quý kết thúc vào 30 tháng 6:
a. Hàng tồn kho đầu và cuối quý như sau:

Đầu quý
Cuối quý
Hàng tồn kho:
Nguyên vật liệu……
Sản phẩm dở dang………
Thành phẩm…………

$0
$0
$0

$40.000
$30.000
?

b. 80% của chi phí thuê thiết bị và 90% chi phí điện nước liên quan đến hoạt động sản xuất. Số còn lại
liên quan đến các hoạt động bán hàng và hành chính.
Yêu cầu:
1. Lỗi khái niệm (nếu có) trong việc lập báo cáo hoạt động trên là gì?
2. Lập bản liệt kê các chi phí hàng sản xuất trong quý.
3. Lập báo cáo hoạt động kinh doanh đúng trong quý.
4. Bạn có đồng ý rằng công ty bảo hiểm nợ Medical Technology là 227 000$? Giải thích.
B ài 2:
Công ty Da Cá sấu chuyên sản xúât găng tay, có hai phân xưởng sản xuất là phân xưởng Cắt và phân
xưởng Khâu.
1. Phân xưởng cắt sử dụng nguyên liệu là da giả. Tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước tính ở phân xưởng Cắt là
125% Cp nhân công trực tiếp. Trong tháng 1/2010 phân xưởng Cắt có số liệu như sau:
o Số lượng sản phẩm dở dang 1/1 là 20.000 đôi với mức độ hoàn thành 10% CP chế biến; có giá trị là
57.200.000đ (trong đó NVL trực tiếp là 50.000.000đ và CP chế biến là 7.200.000đ).
o

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng 1 và chuyển cho phân xưởng Khâu là 40.000 đôi.
o Số lượng sản phẩm dở dang 31/1 là 10.000 đôi (mức độ hoàn thành là 50% CP chế biến).
o CPSX phát sinh trong tháng 1 gồm:
o CP NVL trực tiếp: 90.000.000đ
o CP nhân công trực tiếp: 86.000.000đ
2. Phân xưởng Khâu sử dụng chỉ với giá trị nhỏ nên được tính vào CPSX chung. ở cuối giai đoạn sản xuất,
một số da thật được đính dọc theo các ngón tay và số da này được tính vào CPNVL trực tiếp. Tỷ lệ phân
bổ CPSX chung ước tính là 100% CP nhân công trực tiếp.
o Số lượng sản phẩm dở dang 1/1 là 10.000 đôi (mức độ hoàn thành 20% CP chế biến và 0% CP NVL
trực tiếp) có giá trị là 68.600.000đ, trong đó CP phân xưởng Cắt chuyển sang là 61.000.000đ và chi phí
chế biến là 7.600.000đ.
o Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng 1 là 30.000 đôi.
o Số lượng sản phẩm dở dang 31/1 lầ 20.000 đôi với mức độ hoàn thành 90% CP chế biến và 0% CP
NVL trực tiếp.

o CPSX phát sinh trong tháng 1 gồm:
 CP NVL trực tiếp: 7.500.000đ
 CP nhân công trực tiếp: 11.500.000đ.
Yêu cầu:
Bài tập bổ sung KTQT I năm học 2014
9
Lập báo cáo CPSX ở từng phân xưởng theo từng phương phấp bình quân và phương pháp nhập trước-xuất
trước.
Bài tập bổ sung 03
Công ty cổ phần Giầy Hạ Đình chuyên sản xuất giầy Bata. Công ty tiến hành lập dự toán sản
xuất kinh doanh cho năm 2014 với các số liệu sau:
1.Theo báo cáo của bộ phận nghiên cứu thị trường:
Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tăng trưởng 9%/năm, đời sống của người dân
ngày càng cao, theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu Bộ Y tế, số lượng người béo tăng 20% mỗi năm. Do
vậy, phương pháp tập thể dục được ưa chuộng là đi bộ, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Theo thống kê của Uỷ
ban Thể dục thể thao, số lượng người thường xuyên đi bộ tập thể dục là 25% dân số năm 2012, 32% dân số
năm 2013 và sẽ là 40% dân số năm 2014. Do đó mức cầu đối với giầy Bata sẽ tăng mạnh.
Tổng sản lượng giầy ba ta tiêu thụ (cả nước) năm 2012 là 15.000.000 đôi, năm 2013 là 20.000.000 đôi,
và dự kiến năm 2014 sẽ là 30.000.000 đôi. Sản lượng giầy ba ta tiêu thụ của công ty Hạ Đình cũng tăng
khá nhanh: Năm 2012: 100.000 đôi. Năm 2013: 130.000 đôi. Năm 2014: 200.000 đôi (dự kiến quí 1:
30.000, quí 2: 70.000, quí 3: 60.000, quí 4: 40.000)
Bên cạnh đó, để giữ uy tín với khách hàng, mặc dù nhu cầu thị trường tăng mạnh nhưng công ty vẫn
đảm bảo chất lượng giầy ổn định với giá cả hợp lý ở mức 7.000đ/đôi.
2. Định mức chi phí như sau:
Chi phí
Số lượng cho 1
sản phẩm
Đơn giá cho 1
đơn vị
Chi phí cho một

sản phẩm
(1)
(2)
(3)
(4)=(2)*(3)
1 - NVL trực tiếp
- Vải
- Nhựa
2 - Nhân công trực tiếp
3 - Biến phí sản xuất chung

0,4m
2
0,1kg
0,5 giờ
0,5 giờ

5000
3000
4000
2000

2000
300
2000
1000

Các chi phí khác như sau:
- Định phí sản xuất chung: 15.000.000/quí trong đó Khấu hao thiết bị sản xuất và nhà xưởng:
10.000.000

- Lương nhân viên bán hàng và quản lý doanh nghiệp: 30.000.000/quí
- Khấu hao thiết bị quản lý và nhà văn phòng: 15.000.000/quí
- Hội họp, tiếp khách: 3.000.000/quí
- Điện, nước, điện thoại của bộ phận văn phòng: 10.000.000/quí
- Do thị trường giầy Bata trở nên khá sôi động nên sẽ có nhiều công ty khác tập trung vào thị trường.
Do vậy, công ty Hạ Đình cần có một chiến lược marketing hợp lý, công ty dự kiến tăng mức quảng cáo:
(ngân quĩ cho quảng cáo mỗi quí sẽ là 40.000.000).
3. Chính sách dự trữ của công ty:
- Thành phẩm dự trữ cuối kỳ này ở mức 10% nhu cầu tiêu thụ của kỳ sau.
- Vật liệu dự trữ cuối kỳ này ở mức 10% nhu cầu sản xuất của kỳ sau.
- Tồn kho 31/12/2013 của công ty gồm: 1700 m
2
vải, 500 kg nhựa và 3000 đôi giầy. Dự kiến tồn kho
31/12/2014 cũng ở mức như 31/12/2013.
4. Chính sách thanh toán của công ty:
- Công ty Hạ Đình mua nhựa của công ty nhựa Bình Minh, vải của nhà máy Dệt Nam Định với
phương thức thanh toán: 70% thanh toán ngay và 30% thanh toán ở quí sau.
Bài tập bổ sung KTQT I năm học 2014
10
- Công ty Hạ Đình bán hàng theo phương thức thanh toán: 80% thanh toán ngay trong quí, 20% thanh
toán ở quí sau.
5. Các tài liệu khác:
- Tính đến ngày 31/12/2013 công ty Hạ Đình còn nợ công ty nhựa Bình minh 5.000.000đ và nợ nhà
máy dệt Nam Định 25.000.000đ.
- Công ty có kế hoạch trang bị 5 máy tính mới cho bộ phận văn phòng vào quí 4/2014: 10.000.000đ/
máy.
- Công ty yêu cầu mức dư quĩ tiền mặt tối thiểu là 15.000.000đ.
- Nếu thiếu tiền công ty sẽ vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất 12%/năm. Các khoản vay trong quí này
sẽ được trả cả gốc và lãi vào đầu quí sau.
6. Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2013 của công ty như sau:

Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
I - Tài sản ngắn hạn
1 - Tiền mặt
2 - NVL
3- Thành phẩm
4 - Phải thu người mua
II - Tài sản dài hạn
1 - Nguyên giá TCĐ
2 - Giá trị hao mòn TSCĐ

20 000 000
10 000 000
16 200 000
28 800 000

500 000 000
(200 000 000)
I - Nợ phải trả
1 - Phải trả người bán


II - NV chủ sở hữu
1 – Nguồn vốn kinh doanh
2 - Lợi nhuận chưa phân phối


30 000 000




300 000 000
45 000 000
Tổng
375 000 000
Tổng
375 000 000
Yêu cầu: Lập dự toán tổng quát cho công ty giầy Hạ Đình năm 2014.
Bài 4
Công ty U quyết định nếu biến động mức tiêu hao NVLTT vượt quá 80 triệu hoặc 10% của chi phí dự toán
thì sẽ cần điều tra nguyên nhân. Có thông tin sau về 5 tuần vừa qua(Đơn vị tính: nghìn đồng):
Tuần

Biến động mức tiêu hao NVLTT

CPNVLTT dự toán
1

70.000F

800.000
2

78.000U

750.000
3


60.000F

800.000
4

90.000U

850.000
5

70.000U

690.000
Yêu cầu:
1. Xác định trường hợp nào cần điều tra nguyên nhân.
2. Giả sử việc điều tra cho thấy nguyên nhân của biến động mức tiêu hao NVL không tốt (U) là do sử dụng
NVL chất lượng kém hơn so với mức thông thường vẫn dùng. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Cần có hành
động sửa sai gì?
3. Giả sử việc điều tra cho thấy nguyên nhân của biến động chủ yếu của mức tiêu hao NVL không tốt (U)
là do việc áp dụng qui trình SX mới (tốn ít thời gian lao động hơn nhưng gây lãng phí nhiều NVL hơn).
Kiểm tra biến động năng suất lao động cho thấy biến động năng suất lao động là tốt (F) và mức biến động
lớn hơn mức biến động mức tiêu hao NVLTT , Ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Cần có hành động gì?
Bài 5:
Jackie Iverson rất giận dữ. Bà đã gần như sẵn sàng sa thải Tom Rich, người phụ trách cung ứng vật tư của
công ty. Một tháng trước bà đã tăng lương và thưởng cho Tom do những thành tích xuất sắc của anh ta. Bà
đã rất vui mừng với việc Tom đã đáp ứng được ( thậm chí vượt) dự tóan giá NVL. Nhưng giờ đây bà phát
hiện ra rằng nguyên nhân là do Tom đã mua cả một số lượng NVL khổng lồ mà phải nhiều tháng nữa công
Bài tập bổ sung KTQT I năm học 2014
11
ty mới dùng hết và công ty không còn chỗ nào để chứa chúng. Hơn nữa, những thứ vật liệu khác sẽ được

mua cho quá trình sản xuất bình thường cũng sẽ không biết để vào đâu. Mặt khác, Jackie biết rằng rất
nhiều tiền vốn đã bị ứ đọng trong số NVL tồn kho đó – số tiền này đáng lẽ ra có thể sử dụng cho việc
chuẩn bị sản xuất 1 sp mới của công ty.
Jackie thất vọng với cuộc nói chuyện với Tom . Tom cãi rằng anh ta đã nghĩ là Jackie muốn đạt được các
dự toán đó và làm thế nào để đạt được dự toán là không quan trọng, miễn là đạt được dự tóan. Tom cũng
chỉ ra rằng mua vật liệu với số lượng lớn là cách duy nhất để đạt được dự toán giá NVL, nếu không thì
biến động không tốt (U) chắc chắn sẽ xảy ra.
Yêu cầu:
1. Tại sao Tom đã mua một số lượng lớn NVL? Bạn có nghĩ rằng hành vi này là đáp ứng mục tiêu của dự
toán giá VL? Nếu không thì mục tiêu của dự toán giá NVL là gì?
2. Giả định rằng Tom đúng và cách duy nhất để đạt được dự toán giá NVL là thông qua việc hưởng chiết
khấu thương mại. Cũng giả định rằng sử dụng chiết khấu thương mại là điều không mong muốn của công
ty. Bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?
3. Có nên sa thải Tom không?
Bài 6
Bộ phận Emerson của công ty Golding sản xuất các dụng cụ nhà bếp. Công ty áp dụng hệ thống chi phí
tiêu chuẩn cho việc xác định chi phí và kiểm soát sản xuất. Bảng chi phí tiêu chuẩn cho sản phẩm phổ biến
nhất - lò nướng như sau:
NVL trực tiếp (2,5kg x $4)

$10,00
Nhân công trực tiếp (0,7 giờ x $10,5)

7,35
SX chung biến đổi phân bổ theo giờ lao động TT (0,7 giờ x $6)

4,20
SX chung cố định phân bổ theo giờ lao động TT (0,7 giờ x $3)

2,10

Giá thành đơn vị tiêu chuẩn

23,65
Trong năm, Emerson đã có tình hình sau:
1. Tổng số lò nướng SX : 50.000 chiếc.
2. Tổng số NVL đã mua: 130,000kg, với giá $3,7/kg.
3. NVL tồn kho đầu kỳ: 10.000kg, với giá $4/kg. Không có VL tồn cuối kỳ.
4. Công ty đã sử dụng 36.500 giờ lao động trực tiếp với tổng chi phí là $392.375.
5. Tổng định phí SX chung thực tế: $95.000.
6. Tổng biến phí SX chung thực tế: $210.000.
Emerson sản xuất tất cả lò nướng tại PX 1. Mức hoạt động thông thường là 45.000 chiếc/năm. Tỷ lệ phân
bổ CPSX chung được xác định trên cơ sở mức hoạt động thông thường này với tiêu thức phân bổ là số giờ
lao động trực tiếp.
Yêu cầu:
1.Tính các biến động chi phí và cho nhận xét.
2.Giả sử nhân viên cung ứng cho PX Lò nướng đã mua NVL có chất lượng thấp hơn từ một nhà cung cấp
mới. Bạn có góp ý cho công ty nên tiếp tục sử dụng loại NVL giá rẻ hơn này không? Nếu thế, những định
mức (dự toán) nào cần sửa đổi để thể hiện quyết định này? Giả sử rằng chất lượng của sản phẩm cuối cùng
(lò nướng) không bị ảnh hưởng đáng kể.
Bài 7
Công ty Hinckley sản xuất giầy chạy. Đầu kỳ công ty lập kế hoạch sản xuất như sau:
Số lượng sản phẩm SX và tiêu thụ (đôi)

25.000
Chi phí dự toán đvsp:


NVL TT

$10

Nhân công TT

8
Bài tập bổ sung KTQT I năm học 2014
12
SX chung biến đổi

4
SX chung cố định

3
Tổng

$25
Trong năm công ty đã SX và tiêu thụ 30.000 đôi giầy. Chi phí phát sinh thực tế như sau:
NVL TT

$320.000
Nhân công TT

220.000
SX chung biến đổi

125.000
SX chung cố định

89.000
 Không có NVL tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
 Biến động giá NVL là $5.000U.
 Tổng số giờ lao động TT đã sử dụng: 39.000 giờ, cao hơn 4% so với tiêu chuẩn cho phép để SX số

lượng sản phẩm thực tế.
 CPSX chung phân bổ theo thời gian lao động trực tiếp.
Yêu cầu:
1. Lập dự toán linh hoạt cho mức sản xuất thực tế. Lập báo cáo haọt động so sánh chi phí dự toán và chi
phí thực tế.
2. Xác định các biến động chi phí.
Bài 8
Tina Nelson, giám đốc tài chính của công ty Undergate đang phải quyết định chọn một trong hai nhân viên
kế toán giỏi (Bill Johnson và Sheila Myers) giữ trọng trách trưởng phòng kế toán quản trị chi phí. Cả hai
đều có bằng cấp và năng lực thể hiện trong công ty là tương đương, nên quyết định chọn ai rất khó khăn.
Để kiểm tra mức độ hiểu biết sâu sắc của 2 ứng viên về dự tóan chi phí, Tina quyết định đưa ra 1 bài kiểm
tra nhỏ. Ai làm tốt hơn sẽ được thăng chức.
Mỗi ứng viên được cung cấp các thông tin sau về 1 loại sản phẩm của công ty năm vừa qua.
Kết quả thực tế:
 NVLTT: 5.500kg đã mua và sử dụng, tổng chi phí: $22.500.
 Sản lượng SX: 10.000sp
 Nhân công TT: 1.800 giờ, với tổng chi phí: $13.320.
 ĐỊnh phí SX chung: $11.500
 Biến phí SX chung: $19.000
Biến động chi phí


MPV

$ 550 U
MUV

2.000 U
LEV


1.500 U
Biến động khối lượng định phí SX chung

1.000 U
Biến động hiệu quả biến phí SX chung

2.000 U
Biến động tiêu dùng biến phí SX chung

1.000 U
ĐỊnh phí SX chung phân bổ thiếu

2.000 U
Yêu cầu:
1. Lập bảng CP dự toán cho sản phẩm.
2. Xác định biến động dự toán định p hí SX chung.
3. Xác định biến động giá nhân công.
4. Xác định mức độ hoạt động dự kiến để tính tỷ lệ phân bổ định phí SX chung.
Bài 9
Công ty BC sản xuất 2 loại dập ghim, cỡ nhỏ và cỡ trung. Định mức vật liệu và nhân công đơn vị sp năm
2009 như sau:
Bài tập bổ sung KTQT I năm học 2014
13
Nhỏ Trung
NVLTT (kg) 0,06 0,1
NVL TT (giờ) 0,1 0,15
NVL đã được mua với giá $160. Đơn giá nhân công là $8. CPSX chung phân bổ theo số giờ lao động tực
tiếp. Tỷ lệ phân bổ CPSX chung được xác định cho toàn công ty. CPSX chung dự toán cho năm 2009 là:
Định phí SX chung $360.000
Biến phí SX chung 480.000

Công ty dự định sử dụng 12.000 giờ lao động TT năm 2009 và Tỷ lệ phân bổ CPSX chung được xác định
trên cơ sở mức độ hoạt động này.
Cứ sản xuất 1 chiếc dập ghim cỡ nhỏ thì công ty sẽ sản xuất 2 chiếc dập ghim cỡ trung.
Số liệu thực tế của năm 2009 như sau:
 SLspsx: 35.000 cỡ nhỏ; 70.000 cỡ trung
 NVLTT đã mua và sử dụng: 56000kg với giá $155: 13.000kg dùng cho cỡ nhỏ và 43000kg dùng
cho cỡ trung. Khong có NVL tồn kho đầu và cuối kỳ.
 Nhân công trực tiếp: 14800 giờ : 3600 giờ cho cỡ nhỏ và 11200 giờ cho cỡ trung. Tổng CP nhân
côngTT: $114.700.
 Biến phí SX chung: $607.500
 ĐỊnh phí SX chung: $350.000
Yêu cầu:
1. Lập bảng dự toán CP cho từng sp.
2. Xác định các biến động chi phí và cho nhận xét.
Bài 10 Leather Ltd
Một trong những phân xưởng của Leather Ltd sản xuất cặp da. Dự kiến mức độ sản xuất hàng tháng là
640 chiếc.
1. Chi phí tiêu chuẩn cho Tháng 1 năm 2014 như sau:
Chi phí tiêu chuẩn cho mỗi cặp da nghìn đồng
Da 0,7 m
2
@ 30.000đ /m
2
21,00
Nhân công trực tiếp 2 giờ @ 16.000đ/giờ 32,00
Biến phí SX chung 2 giờ @ 2.000đ/giờ 4,00
Định phí SX chung 2 giờ @ 6.000đ/giờ 12,00
Tổng CP tiêu chuẩn 69,00
Lợi nhuận gộp 23,50
Giá bán đvsp 92,50

Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo thời gian lao động trực tiếp.
2. Số liệu thực tế tháng 1/2014 như sau: ( Hàng tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ không thay đổi)
nghìn đồng nghìn đồng
Doanh thu: 700 cặp da 63.000
Trừ chi phí
Da: 525 m
2
16.800
Nhân công: 1.350 giờ 22.275
Biến phí SX chung 2.600
Định phí SX chung 8.000
49.675
Lợi nhuận 13.325

Yêu cầu
Lập báo cáo hoạt động tháng 1/2014 cho sản phẩm cặp da trong 2 trường hợp công ty áp dụng phương
pháp chi phí toàn bộ và phương pháp chi phí trực tiếp.

×