Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

HỢP THỂ THIÊN NHIÊN, KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC, MỸ THUẬT QUẢNG TRỊ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.28 KB, 15 trang )







HỢP THỂ THIÊN NHIÊN, KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC, MỸ THUẬT
QUẢNG TRỊ




Nằm trên dải đất miền Trung đầy nắng gió, tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ
và nhìn ra biển Đông mênh mông, với nhiều nét riêng, độc đáo, đặc sắc về lịch sử
và văn hoá gắn liền quá trình hình thành, phát triển. Quảng Trị nằm trên tuyến giao
lưu trong nước và các nước trong khu vực, quốc tế bằng đường bộ, đường biển,
đường sắt, có 2 trục đường giao thông huyết mạch chạy qua là Quốc lộ 1 A và
Quốc lộ số 9, có hơn 100 km bờ biển và 208 km đường biên giới giáp với Lào. ở
Quảng Trị, có rất nhiều địa danh, tên làng, tên núi, tên sông, không chỉ là những
danh thắng đẹp mà còn là những di tích lịch sử - văn hoá - tâm linh in đậm cuộc
đấu tranh anh hùng, rực rỡ chiến công của các lực lượng dân quân du kích, bộ đội
địa phương, bộ đội chủ lực trong hàng trăm, hàng ngàn trận chiến đấu lớn, nhỏ đọ
sức với kẻ thù. Tất cả hoà quyện vào nhau, dệt thành bản anh hùng ca bất diệt.
Với tiềm năng về con người, nhân lực, vật lực và những điều kiện thuận lợi, Quảng
Trị có thể phát triển thế mạnh về du lịch với nhiều nội dung và hình thức phong
phú trong một hợp thể Thiên nhiên - Kiến trúc - Điêu khắc.
Quảng Trị có 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó, có 2 nghĩa trang liệt sĩ quốc gia, đó là
nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn và nghĩa trang liệt sĩ Đường 9. Du lịch hoài niệm,
du lịch tưởng nhớ về đồng đội, về những kỷ niệm sâu sắc, thiêng liêng gắn với đất
và người Quảng Trị, gắn bởi thiên nhiên - kiến trúc - điêu khắc là một loại hình du
lịch mới, có khả năng thu hút khách cao, hấp dẫn có ý nghĩa to lớn về chính trị,


kinh tế, văn hoá nghệ thuật, giáo dục và nhiều mặt khác. Du lịch hoài niệm sẽ trở
thành trường học thực tiễn, nơi thể hiện sâu sắc và sinh động đạo lý "uống nước
nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa" của hàng triệu cựu chiến binh và con người Việt
Nam các thế hệ. Đó thực sự là cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, Quảng Trị với các
địa phương bạn, với cả nước nối kết địa danh, danh nhân Việt Nam với khu vực và
quốc tế.






Có thể dự báo tương lai phát triển của du lịch với nhiều loại hình hết sức thú vị. Có
người muốn lặn xuống đáy biển khám phá lòng đại dương, có người lại muốn bay
vào vũ trụ tìm hiểu khoảng không bao la và cũng không ít người muốn đến những
vùng đất xa xôi khắc nghiệt như Nam cực và Bắc cực có người muốn đến Thẩm
Quyến để biết về Trung Hoa cẩm tú và một thành phố hiện đại, kinh tế đang lên
trong thời mở cửa, nhưng cũng có người lại muốn đến Tây An để được chiêm
ngưỡng về những gì đã có từ ngàn xưa của một nền văn hoá Trung Hoa rực rỡ.
Người này muốn đến Ai Cập ngắm nhìn Kim Tự Tháp, người kia lại muốn đến
New York để được thấy Nữ thần tự do Có phải không đi nơi nào khác hơn là đến
Quảng Trị khi muốn chiêm nghiệm về chiến tranh với mọi góc cạnh của nó? Ví
như bỗng thấy thời gian là một chuỗi liền mạch không có sức mạnh nào cắt đứt
được, đó là chất kết nối kỳ diệu giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. Có phải khi
đứng trên đất của 2 nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn và nghĩa trang liệt sĩ Đường 9,
con người mới dễ nhìn thấy cội nguồn tình cảm và sức mạnh nội tại?
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và
hoàn thành vào ngày 10/4/1977, quy tụ 10.327 phần mộ của các liệt sĩ, có tổng
diện tích 140.000 m2. Trong đó, diện tích đất mộ là 23.000 m2, khu vực quần thể
tượng đài 7.000 m2, khu trồng cây xanh 60.000 m2, khu hồ cảnh 35.000 m2 và

mạng đường ô tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000 m2.
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh
trên đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Đây là một công
trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện
lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh. Đặc biệt là quần thể tượng ở
khu vườn tượng, đáng chú ý là cụm tượng hợp đồng binh chủng, cao 9m của điêu
khắc gia Nguyễn Minh Đỉnh. Tác phẩm giai đoạn đầu thể hiện bằng chất liệu xi
măng, sau chuyển chất liệu đồng. Cụm tượng vận dụng cấu trúc toàn thể, tìm ra ý
nghĩa của khối thuần tuý, gây ấn tượng rất mạnh mẽ bởi cách tạo các khối lớn rất
mở, bề mặt căng giàu gợi cảm. Tại khu trung tâm hành lễ, có các nhóm tượng mới
được sáng tác sau này cũng mang ý tưởng nghệ thuật khái quát về một quá khứ đau
thương nhưng oai hùng và sôi động, mang đậm dấu ấn của cuộc chiến tranh cách
mạng.






Hai nhóm tượng tả hữu khu trung tâm tác giả là điêu khắc gia Đào Châu Hải thể
hiện, bố cục cao 3,5 m, chất liệu đá. Có thể nhận thấy, cách tạo khối mạnh, bố cục
sáng tạo, xúc tích, rõ ràng nhận rõ các khối nổi trên cơ thể con người. Với các diện,
thế khác nhau có chủ ý nên tạo được những góc cạnh, thực sự sinh động, choáng
ngợp vẻ đẹp thẩm mỹ. Thực chất, cách tả khối ở 2 nhóm tượng này đã tự hỗ trợ
nhau về mảng đặc cô đọng và khoảng trống hợp lý. Sự biến đổi về hình tạo cho thị
giác cảm nhận được sự rung động, biểu cảm.
Bốn nhóm tượng khối âm khắc chìm của tác giả Dương Đăng Cẩn, bố cục đứng
3,8 m, chất liệu đá trắng. Có tính chất tương phản giữa khối âm hõm sâu và bề mặt
đá nguyên khối. Cách thể hiện này tạo ánh sáng và bóng tối mạnh trên bức tượng,
có ngôn ngữ tạo hình riêng biệt, hơn nữa nó hàm chứa ý niệm tâm linh cõi âm, là

tư tưởng vô hạn, là thái độ sống và triết lý về cái chết, nó vượt ra ngoài lẽ tử sinh.
Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9 khởi công xây dựng ngày 02/09/1995 và khánh thành
vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/1997). Có 16
hạng mục công trình lớn nhỏ được thi công. Trong đó, có 2 hạng mục công trình
lớn mang tính nghệ thuật và lịch sử: đó là tượng đài chiến thắng, quần thể tượng,
phù điêu ở khu hành lễ. Quy tụ gần 9.500 mộ liệt sĩ, có tổng diện tích 13 ha.
Tượng đài chiến thắng, 2 mảng phù điêu, 4 nhóm tượng ở nghĩa trang liệt sĩ Đường
9, tác giả là nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo. Ông nổi tiếng với những công trình về
chủ đề cách mạng, đặc biệt công trình nghệ thuật tại nghĩa trang quốc gia Đường 9
là một trong những đỉnh cao nghệ thuật tượng đài ngoài trời của ông.
Cụm tượng đài chiến thắng cao 15,5 m (tượng cao 7,3m, bệ tượng 8,2m), chất liệu
bê tông phủ trắng. Bệ tượng được cấu trúc thành 2 mộ: mộ tượng phía Đông (nhìn
lên bên trái) là biểu tượng sự đổ nát của Thành cổ Quảng Trị, mộ tượng phía Tây
tượng trưng cho một ngọn núi trong đại ngàn của dãy Trường Sơn. Phần tượng thể
hiện hình ảnh anh bộ đội giải phóng quân Việt Nam với cô thiếu nữ và em bé
người Lào mừng chiến thắng sau ngày chiến tranh kết thúc, biểu thị tình đoàn kết
giữa 2 dân tộc Việt - Lào. Khu hành lễ, có những công trình kiến trúc đáng chú ý:
nhà tưởng niệm, 2 bức phù điêu và 4 cụm tượng. Xung quanh 3 phía của nhà tưởng
niệm là 3 mảng khá lớn quy thành 3 góc. Trên mảng chính giữa có gắn hàng chữ
"Tổ quốc đời đời ghi công các liệt sĩ", được mạ vàng khắc nổi vị trí phía trên hồ
bán nguyệt. Hai mảng phù điêu 2 bên có chiều dài 60m, cao 3m. Mảng phù điêu
phía Đông có nội dung thể hiện tinh thần đấu tranh bám trụ kiên cường của quân
và dân miền Nam nói chung, Quảng Trị nói riêng kể từ sau ngày hiệp định Genève
được ký kết (20/7/1954 - 30/4/1975) cho đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng,
chính giữa là hình ảnh bà mẹ giới tuyến đang ngồi vá cờ Tổ quốc. Mảng phù điêu
phía Tây thể hiện nội dung quá trình phối kết hợp của các lực lượng quân binh
chủng của ta đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mỹ - Ngụy, lập nên chiến
thắng lẫy lừng Đường 9 - Nam Lào.
Phía trước nhà tưởng niệm có 4 cụm tượng ở 4 góc. Tượng 1: Thể hiện hình ảnh
anh bộ đội giải phóng cầm khẩu súng B41 cùng kề vai sát cánh bên anh bộ đội chủ

lực của phathét Lào. Tượng 2: Thể hiện lực lượng ba thứ quân của ta sau ngày
chiến thắng trở về, có anh thương binh đã để lại một phần cơ thể của mình ở chiến
trường đến viếng các anh hùng liệt sĩ, các khuôn mặt đau đớn nhưng kiên định.
Tượng 3: Thể hiện cuộc tiễn đưa các anh bộ đội giải phóng của ta sau khi hoàn
thành nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào. Người thiếu nữ đang làm thao tác buộc
sợi chỉ đỏ vào cổ tay của anh bộ đội thể hiện tình cảm quốc tế gắn bó giữa hai dân
tộc. Tượng 4: Thể hiện hình ảnh anh du kích người dân tộc, cô gái thanh niên xung
phong là lực lượng đưa đường chỉ lối, tiếp lương tải đạn cho bộ đội ta đánh thắng
kẻ xâm lược






Phần lớn công trình kiến trúc vườn tượng, tượng đài, phù điêu ở 2 nghĩa trang liệt
sĩ Trường Sơn và Đường 9 mang ý niệm tưởng nhớ đến những anh hùng liệt sĩ đã
ngã xuống vì tự do, độc lập của Tổ quốc. Sức biểu cảm của các công trình này vừa
có tính bi hùng, hoành tráng, vừa chuyển tải được nội dung tư tưởng. Bởi lẽ nghệ
thuật điêu khắc ở đây là âm hưởng cơ bản của khúc khải hoàn ca lịch sử và cũng là
khúc tưởng niệm bi tráng nhất, hùng vĩ nhất của lịch sử. Tính hoành tráng, bí ẩn ở
hai nghĩa trang quốc gia làm cho nỗi đau tang tóc phải nhường chỗ cho cảm xúc
trước vẻ đẹp vừa hiện thực, huyền thoại, vừa siêu nhiên. Không gian quy hoạch
phần mộ và phần tưởng niệm các chư vị liệt sĩ được sắp xếp bố cục chặt chẽ, tạo
nên sự hài hoà với cảnh quan môi trường thiên nhiên. Các công trình nghệ thuật
điêu khắc nằm trong không gian chung đạt đến sự hoàn hảo.
Khi đề cập tới hoạt động sáng tạo nghĩa là không chỉ nói riêng các giá trị nghệ
thuật mà còn bao hàm cả lĩnh vực hoạt động truyền bá rộng khắp các giá trị văn
hoá, lịch sử từ đời này sang đời khác, làm cho xã hội loài người không ngừng tiến
bộ. Như vậy, với tiềm năng, bề dày truyền thống về văn hoá, lịch sử, nhân văn,

nhất là các công trình nghệ thuật điêu khắc ngoài trời tại hai nghĩa trang quốc gia
là đa dạng, độc đáo, và Quảng Trị đầy tiềm năng để từ đó xây dựng hợp thể thiên
nhiên - kiến trúc- điêu khắc có giá trị theo hướng du lịch hoài niệm.
Trước đây, người ta chỉ chú ý nhiều tới khía cạnh những điều kiện địa lý tự nhiên,
khí hậu và hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng mà chưa đánh giá đúng mức tiềm năng
văn hoá trong phát triển du lịch, đặc biệt là vai trò, ý nghĩa của du lịch hoài niệm.
Muốn phát triển loại hình du lịch này, cái cuốn hút nhất có lẽ là các công trình kiến
trúc, nghệ thuật điêu khắc thật độc đáo có giá trị cao. Chỉ với điều kiện như thế
mới có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Họ không những đến
để viếng thăm chư vị liệt sĩ, anh hùng dân tộc mà còn đến để chiêm ngưỡng, hiếu
kỳ bởi những vẻ đẹp mê hồn của thiên nhiên, kiến trúc, điêu khắc, hàm chứa các
mặt giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học. Du lịch hoài niệm ở Quảng Trị cũng có
nhiều lợi thế, có hệ thống đường giao thông xuyên quốc gia chạy qua Quốc lộ 1A,
đường Hồ Chí Minh, đường biển, đường sắt chạy dọc theo chiều dài của Tỉnh để đi
đến các địa phương khác trong cả nước. Hơn thế nữa, Quảng Trị còn nằm trên
hàng lanh kinh tế Đông - Tây với 2 cửa khẩu (cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu
quốc gia LaLay), có cảng biển Cửa Việt, quốc lộ 9 thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế du lịch với các tỉnh miền Trung và các nước ASEAN.
Khi bắt tay vào xây dựng "Hành trình di sản miền Trung" hay "Nhịp cầu xuyên á"
cũng như một tặng phẩm điêu khắc thu nhỏ, nhất thiết phải trả lời những câu hỏi cơ
bản là: các tour du lịch ấy sẽ phục vụ cho ai, họ cần gì và đặc biệt là câu hỏi ai sẽ
là đối tượng cần được ưu tiên trong các tour du lịch hoài niệm. Quảng Trị là mảnh
đất đã từng diễn ra cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt nhất trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, nhiều người con ưu tú từ nhiều miền quê của đất nước đã ngã
xuống nơi đây góp phần làm nên những chiến công vang dội. Và do đó phần lớn
các công trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc hỗ trợ tour du lịch hoài niệm ở đây
đều mang đậm dấu ấn của cuộc chiến tranh cách mạng. Vậy thì đối tượng cần được
ưu tiên quan tâm khi xác lập nội dung các tuyến, điểm và tour du lịch sẽ phải là các
cựu chiến binh, bà mẹ Việt nam anh hùng và đặc biệt là tuổi trẻ học đường. Với
loại đối tượng ưu tiên nêu trên chắc chắn Quảng Trị sẽ thu hút thêm các đối tượng

du khách khác, bởi vì rất ít địa phương nào có được loại hình du lịch đặc sắc như
vậy. Khi phân tích sở thích của khách du lịch, người ta thấy một trong những nhu
cầu phổ biến của họ là được thưởng thức nghệ thuật trong các chuyến du lịch. Đặc
biệt là loại hình nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc càng thấy rõ mối quan hệ giữa du
lịch và nghệ thuật là mối quan hệ đồng thuận.
Hợp thể thiên nhiên - kiến trúc - điêu khắc ở Quảng Trị chính là nội hàm của du
lịch hoài niệm, và là một lộ trình kinh tế hoá văn hoá. Giá trị văn hoá thật sự có đủ
khả năng để tạo ra kinh tế. Một trong những điểm mạnh của kiến trúc- điêu khắc ở
hai nghĩa trang liệt sĩ quốc gia: Trường Sơn và Đường 9 là sự hoà hợp vào cảnh
quan, giúp cho khách cảm thấy được hoà nhập với không gian và chốn thiêng liêng
ngay khi họ bước vào. Những tác phẩm điêu khắc với chủ đề chiến tranh cách
mạng, thương binh liệt sĩ anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đã
đóng góp không nhỏ vào sự cao đẹp giữa đời sống tinh thần và nghệ thuật. Được
đặt vào trong môi trường cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc thích hợp, những giá
trị thẩm mỹ và ý đồ tư tưởng của tác phẩm điêu khắc hình như cảm thấy bí ẩn,
thiêng liêng, xúc cảm hơn.
Nghệ thuật phản ánh hiện thực, phản ánh cuộc sống của con người, nó có sự thu
hút, sức lan truyền cho người xem những xúc cảm thẩm mỹ nhất định. Cái đẹp đó
không chỉ dừng lại ở hình thức mô tả mà còn ở sự khái quát tiêu biểu chủ đề nội
dung tư tưởng và giá trị thẩm mỹ. Du lịch hoài niệm về vùng đất lửa và về đồng
đội không chỉ cho Quảng Trị, của Quảng Trị, đây còn là sản phẩm nổi tiếng của đất
nước. Quảng Trị sẽ là địa chỉ thân quen của du khách quốc tế mỗi khi đến Việt
Nam. Còn đó những công việc cần làm để kết hợp giữa du lịch tham quan với du
lịch hồi tưởng và ước mơ vùng đất chiến tranh trở thành điểm đến hấp dẫn, là cầu
nối chắp cánh cho những ý tưởng sáng tạo thiên nhiên - kiến trúc - điêu khắc tồn
cửu.

×