Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

LÊ THỊ HOÀN-PHẠM THỊ NGỌC THANH-HAI NỮ NGHỆ SĨ QUEN BIẾT pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.09 KB, 6 trang )





LÊ THỊ HOÀN-PHẠM THỊ NGỌC THANH-HAI NỮ
NGHỆ SĨ QUEN BIẾT



Triển lãm nhóm Mùa Xuân - 2007 của hai người bạn Hoàn - Thanh, có chung một
nguồn gốc đào tạo - trường Đại học Mỹ Thuật Hà Nội; có chung một sở thích: con
người và cảnh vật miền núi, thiếu nữ và hoa; có chung một phong cách sáng tác:
chịu đi và vẽ được coi như nạp thêm nhiên liệu cho một sáng tác. Có khi mấy chị
em tự động rủ nhau đi vẽ, nhiều hơn thường xuyên tham gia các chuyến đi thực tế,
tham quan và vẽ dài ngày do các câu lạc bộ tổ chức. Cảm hứng sáng tác, ý tưởng
nghệ thuật trong các tác phẩm của hai chị hầu như bắt nguồn từ những chuyến đi.
Thể hiện khá sống động trong triển lãm nhóm 2007 là những chuyến đi vẽ Hà
Giang - Cao Bằng - Lào Cai - Sơn La Đối với nam giới hứng lên là vác cặp lên
đường. Còn chị em thì chẳng đơn giản chút nào, trước khi đi phải lo thu xếp việc
nhà sao cho chu đáo, còn chuyện sức khỏe lo sao theo kịp đoàn và làm việc sao
cho có hiệu quả. Chỉ riêng chuyện này đã nói lên đầy đủ niềm say mê theo đuổi
nghề nghiệp của các chị.
Lê Thị Hoàn
Lê Thị Hoàn được biết đến là một nữ họa sĩ vẽ nhiều tranh sơn dầu như: Biển, Mùa
thu Nga, Chăn trâu, Thiếu nữ áo trắng. Hơn cả là nhiều tác phẩm thiếu nữ và hoa
trong triển lãm nhóm 2007.
Nghệ thuật sơn dầu thì chị đã tự khẳng định được mình trong đời sống mỹ thuật.
Biết khai thác vẻ đẹp đặc thù của chất liệu, khai thác được vẻ đẹp về hình - sắc vốn
có.
Điều đáng nói chị luôn tự vượt chính mình. Trong triển lãm nhóm chị công bố
nhiều tác phẩm sơn mài chuyên về các nhân vật thiếu nữ dân tộc, thiếu nữ Hà Nội.


Thiết nghĩ, một khi đã định hình một chất liệu, tìm đến một chất liệu mới chưa là
sở trường của mình là một cách tự làm mới mình có hiệu quả nhất. Mỗi một chất
liệu đều có một vẻ đẹp đặc thù và luôn đòi hỏi tinh thông một kỹ thuật riêng. Chất
liệu tuy chỉ là một phương tiện, song không có nó khó tạo nên những hình thức
mới. Có lẽ Lê Thị Hoàn đã tìm được đúng đường ,tìm mình, tự vượt chính mình
như thế ?
Tranh sơn mài của chị thuộc dòng nghệ thuật sơn mài truyền thống, thiên về gam
lạnh: nâu - đen, hình tượng nhân vật khá có duyên. Bước đầu đã làm chủ được chất
liệu, kỹ thuật. Song có lẽ cần mở rộng về đề tài và làm phong phú bảng màu sơn
mài trong tranh của mình nhiều hơn tạo cho mình một phong cách nghệ thuật sơn
mài đa dạng như phong cách nghệ thuật sơn dầu của chị, đã có tác phẩm chọn vào
bảo tàng mỹ thuật quốc gia.
Phạm Thị Ngọc Thanh
Phạm Thị Ngọc Thanh cũng như không ít nữ họa sĩ sử dụng nhiều chất liệu: sơn
dầu, sơn mài, lụa, bột màu trong sáng tác. Chị có những tác phẩm thuộc nhiều
chất liệu được lưu giữ trong bảo tàng mỹ thuật quốc gia: tranh lụa Làm nương,
tranh bột màu vẽ chân dung và mực nho. Được tuyển chọn in trong tuyển tập mỹ
thuật Việt Nam thế kỷ hai mươi tác phẩm Phong cảnh Mai Châu (sơn mài), Thiếu
nữ Nhật Bản (lụa) in trong tuyển tập tranh lụa Việt Nam. Ngoài ra còn có các tác
phẩm như: Thác Yaly (sơn dầu), Phong cảnh Tây Nguyên (lụa). Nhiều hơn cả là
tranh sơn dầu, tranh lụa thể hiện khá sinh động phong cách nghệ thuật trong triển
lãm nhóm 2007.
Tranh sơn dầu của chị đã định hình, định vị một phong cách nghệ thuật thiên về
con người và cảnh vật miền núi, thiếu nữ và hoa. Khi là một phong cảnh đẹp, lúc là
một nhân vật thiếu nữ. Nghệ thuật sơn dầu của Phạm Thị Ngọc Thanh đã biết tiếp
thu phong cách nghệ thuật sơn dầu của các thế hệ đi trước: vẽ mỏng, không tút tát,
khi là một không gian gần như thật, lúc là một không gian thuận mắt theo cảm
quan của thế hệ mình, thuộc kênh tạo hình của chủ nghĩa hiện thực bộc lộ tâm
trạng.
Tranh lụa của chị đằm thắm và có duyên. Chỉ xét riêng hai tác phẩm hiện diện

trong triển lãm nhóm 2007, một: Hồ Ba Bể thiên về gam lạnh, độ đậm của mực
nho; một: Thiếu nữ Nhật Bản thiên về gam nóng: đỏ - hồng đều biết làm chủ kỹ
thuật lụa truyền thống. Nhuộm và rửa sao cho khoe được cái đẹp của chất liệu lụa:
“thớ dọc” “ganh ngang”, một tiêu chí thẩm định nghệ thuật lụa truyền thống. Đó
cũng là một sở trường của chị. Tại sao chị không vẽ nhiều tranh lụa như tranh sơn
dầu. Chắc sẽ làm phong phú phong cách nghệ thuật Phạm Thị Ngọc Thanh.
Lê Thị Hoàn - Phạm Thị Ngọc Thanh như tôi biết đang vào độ tuổi chín về tuổi đời
về tuổi nghề. Hơn thế còn đam mê và say nghề hơn lúc nào hết. Còn nhiều ấp ủ, dự
định về nghệ thuật, về con đường nghệ thuật. Tôi mong được xem nhiều tranh sơn
mài đẹp của Lê Thị Hoàn, nhiều tranh lụa đẹp của Phạm Thị Ngọc Thanh. Mong
sao, những ấp ủ về nghệ thuật của hai chị sớm trở thành hiện thực đem lại niềm vui
lớn cho mình, cho đời.

×