1
ĐÁNH GIÁ ĐỘ THÍCH HỢP GÂY TRỒNG SAO ĐEN (HOPEA
ODORATA) Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Ngô Đình Quế
Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Trên cơ sở các kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tính chất đất dưới
rừng tự nhiên và rừng trồng Sao đen (Hopea odorata) tại vùng Đông Nam Bộ, đề tài đã bước
đầu đánh giá được một số yếu tố đất đai có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của Sao đen
và từ đó đề xuất tiêu chuẩn phân chia độ thích hợp cây trồng làm cơ sở cho việc gây trồng và
phục hồi rừng Sao đen ở vùng Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: vùng thích hợp
cây Sao đen ở Đông Nam Bộ thì diện tích đất rất thích hợp cho cây Sao đen là 29,57%; diện
tích thích hợp là 66,33%, diện tích ít thích hợp và không thích hợp rất thấp (3,97% và 0,13%),
có thể thấy rằng đây là vùng thích hợp nhất để phát triển cây Sao đen ở nước ta.
Từ khoá: Độ thích hợp cây trồng, Sao đen
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng cây họ Dầu (Dipterocarpus) trong đó có Sao đen (Hopea odorata) là loài cây quan
trọng, có giá trị kinh tế cao, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa ở Đông Nam Á,
Malaysia, Inđônêsia, ấn Độ, Thái Lan, Myanma, Việt Nam, Nam Trung Quốc…
Ở Việt Nam, cây họ Dầu phân bố rải rác xuất hiện từ Tây Bắc, Tây Nguyên và hội tụ ở vùng
Đông Nam Bộ khá tập trung về số loài (36 trong tổng số 42 loài) hình thành các kiểu lá rộng
thường xanh, lá rộng nửa rụng lá, ưu thế họ Dầu. Trong nhiều năm, qua diện tích rừng cây họ
Dầu bị suy giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Để nhanh chóng phục hồi lại rừng cây họ Dầu, cần thiết phải tiến hành phân chia mức độ
thích hợp cây trồng nhằm phục vụ cho quy hoạch vùng trồng hợp lý.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp kế thừa, thu thập các kết quả nghiên cứu đã có trước đây có liên quan
Điều tra ngoại nghiệp
- Chọn địa điểm nghiên cứu, lập tuyến điều tra, khảo sát hiện trạng khu vực rừng trồng hiện
có. Trên hệ thống tuyến khảo sát, lập các ô tiêu chuẩn diện tích 400m
2
(20 x 20m) đối với
rừng trồng và 2.500m
2
(50 x 50m) đối với rừng tự nhiên đại diện cho cấp tuổi và mức độ sinh
trưởng khác nhau.
- Trong mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm toàn bộ cây trong ô các chỉ tiêu về đường kính
ngang ngực (D
1,3
) bằng thước đo vanh, chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước đo độ cao.
Ngoài ra, đào và mô tả phẫu diện, thu thập các mẫu đất theo tầng để phân tích trong phòng thí
nghiệm.
Phương pháp nội nghiệp
- Các mẫu đất lấy về được phân tích các chỉ tiêu lý, hoá tính theo các phương pháp đang được
áp dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm hiện nay:
Thành phần cơ giới: Theo phương pháp 3 cấp của FAO.
Mùn tổng số: Theo Walkley- Black.
2
Đạm tổng số: Theo Kjendhall
pH
KCl
của đất: Dùng pH metter
P
2
O
5
dễ tiêu: Theo Oniani (trắc quang)
K
2
O dễ tiêu: Theo Maslova (đo trên quang kế ngọn lửa)
Ca
2+
, Mg
2+
trao đổi: Dùng Trilon B
Al
3+
trao đổi: Theo Xôlôcôp
Độ chua thuỷ phân: Theo Kappen
- Áp dụng GIS xây dựng bản đồ phân chia mức độ thích hợp cây trồng cấp vĩ mô cho trồng
rừng Sao đen ở vùng Đông Nam Bộ tỷ lệ 1:250.000.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân bố của cây Sao đen
Theo tài liệu của Nguyễn Duy Chuyên, Ngô An, Vũ Văn Dũng (1994) cho thấy ở Đông Nam
Bộ có 6 chi. Chi có số loài nhiều nhất là Dipteropcarpus có 13 loài, chi Cà chắc có 9 loài, Sao
đen Hopea có 6 loài chúng phân bố theo tiểu vùng khí hậu và độ cao tương đối rõ.
Cây họ Dầu ưa ẩm mọc trên vùng đồi núi thấp
Bao gồm các loài rụng lá và rụng lá một phần, gồm các loài thường gặp: Dầu rái (D.alatus),
Dầu mít (D.Costatus), Dầu lá bỏng (D.turbinatus), Làu táu (Vatica cinera), Sao đen (Hopea
odorata), Sến mủ (Shorea roxburrghi).
Phân bố ở vùng có lượng mưa hàng năm trên 2.300mm với các loại đất phổ biển có tầng đất
sâu, dày, tốt ở các vùng Bù Gia Mập, Bù Đăng, Bắc Vĩnh An, Nam Cát Tiên, La Ngà. Tại đây
các loài họ Đậu, Tử Vi phân bố tương đối nhiều sống hỗn loại với các câu họ dầu.
Cây họ Dầu trên đất xương xẩu: Cây Sao đen rất ít phân bố trên loại đất này
Cây họ Dầu trên đất vùng ven biển: Bao gồm một số cây họ Dầu thường xanh và rụng lá
mùa khô, phân bố chủ yếu ở vùng Bình Châu, Long Đất (Bà Rịa- Vũng Tàu)
Những ưu hợp thể hiện cấu trúc nhiều tầng của cây họ Dầu đó là những ưu hợp ở trạng thái
rừng giàu như ưu hợp Dầu rái- Sao đen gặp ở một số nơi như Núi Tượng, khu Đà Cộ, Đá Bàn
thuộc Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Rừng có 4 tầng:
- Tầng ưu thế: gồm các loài Dầu rái, Bằng lăng, các loài cây họ Đậu trong đó Dầu
rái chiếm 15- 18,7% tổ thành, Sao đen chiếm 2,7- 6,5%
- Tầng 2: Bao gồm các loài cây nhỡ như Trâm, Bình Linh, Kẹn, Bứa phân bố tương
đối đều.
- Tầng 3: Chủ yếu là cây bụi
- Tầng 4: Thảm tươi
Bảng 1. Sinh trưởng của lâm phần cây Sao đen và một số loài cây họ Dầu trong rừng tự
nhiên Đông Nam Bộ
3
Kiểu rừng Ưu hợp Trạng thái rừng
Mật độ
(cây/ha)
D
1,3
tb
(cm)
Hvn tb
(m)
M
3
/ha
Rừng
thường
xanh
Dầu rái + cây họ
Dầu
Rừng TB 156 26,1 16,2 110
Rừng giàu 368 36,3 20,4 278
Sao đen + cây họ
Dầu
Rừng non 200 18,8 19,0 -
Rừng giàu 512 25,7 15,8 245
Dầu song nàng +
Dầu chai
Rừng non 369 18,3 13,8 74,4
Rừng giàu 349 26,2 17,5 151
Trong trạng thái rừng cây họ Dầu thường xanh, muốn đạt được rừng trung bình, trữ lượng
phải đạt 150m
3
trở lên, phải có 300cây/ha trở lên đạt cỡ D
1,3
≥ 25cm. Có thể đây là một cấu
trúc có ý nghĩa khi sử dụng các biện pháp tái sinh nhân tạo thông qua các kỹ thuật lâm sinh
tương ứng với các điều kiện lập địa và loài cây.
Đặc điểm đất đai dưới rừng Sao đen tự nhiên
Khi tiến hành nghiên cứu đặc điểm đất dưới rừng Sao đen tự nhiên và tiến hành kiểm tra tình
hình sinh trưởng của Sao đen trong rừng tự nhiên mà Sao đen phân bố thu được kết quả ở
bảng sau:
Bảng 2. Đặc điểm lý hoá tính dưới đất rừng sao đen tự nhiên (tầng đất 0- 10cm)
Địa điểm/loại đất pH
KCl
Mùn
(%)
Dễ tiêu
(mg/100g đất)
Trao đổi
(me/100g đất)
TPCG (%)
P
2
O
5
K
2
O
Ca
2+
,
Mg
2+
Al
3+
2- 0,02
0,02-
0,002
<0,002
Tân Phú (Đồng
Nai)/Fs
4,2 3,31 0,52 3,23 4,4 1,8 30,53 18,83 50,63
Nghĩa Trung
(Bình Phước)/Fk
4,1 2,29 1,01 1,24 2,8 1,13 25,6 34,2 40,02
Phúc Tân (Sông
Bé)/Xp
4,1 1,58 0,42 2,33 3,0 1,6 38,31 29,91 31,8
Đông Giang (Bình
Thuận)/Fa
3,9 1,51 0,33 0,6 1,1 2,5 46,6 25,19 28,21
Như phần trên đã trình bày, Sao đen phân bố tự nhiên trên nhiều loại đất ở Đông Nam Bộ,
nhưng chủ yếu trên phù sa cổ, đất nâu đỏ trên bazan, feralit đỏ vàng có tầng đất sâu, ẩm, thoát
nước tốt. Tuy nhiên ở những nơi đất có độ phì kém, thoái hoá, tầng đất nông, thoát nước kém,
Sao đen ít phân bố hoặc sinh trưởng yếu. Kết quả phân tích ở bảng 2 cho thấy:
- Nơi Sao đen sinh trưởng tốt (Tân Phú và Nghĩa Trung) có hàm lượng mùn trung bình trở lên
(2,29- 3,31 %), hàm lượng Ca
2+
và Mg
2+
trao đổi khá (2,8- 4,4 me/100g đất), P
2
O
5
và K
2
O
khá. Đất có thành phần cơ giới trung bình (hàm lượng cát vật lý 25,6- 30,53 %) và thoát nước
tốt.
4
- Nơi có Sao đen sinh trưởng trung bình và kém (Phúc Tân và Đông Giang) đất có hàm lượng
mùn nghèo (1,51- 1,58 %), các chất dễ tiêu không cao, tổng Ca
2+
và Mg
2+
thấp hơn so với
rừng sinh trưởng tốt (1,1- 3,0 me/100g đất), thành phần cơ giới nhẹ (hàm lượng cát vật lý
38,31- 46,6 %), rất nhiều kết von và đá lẫn.
Đặc điểm đất đai dưới rừng Sao đen trồng
Để xác định mức độ ảnh hưởng của điều kiện đất đai tới sinh trưởng và phát triển cây Sao
đen, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sinh trưởng và năng suất rừng trồng Sao đen đã định
hình và tương đối ổn định tại một số vùng đã gây trồng loài cây này.
Bảng 3. Sinh trưởng có năng suất của một số rừng trồng Sao đen thuần loài trên một số
loại đất khác nhau
Địa phương
Đá mẹ/
loại đất
Độ dày
tầng đất
(cm)
Tuổi
Mật độ
(cây/ha)
Sinh trưởng
Trữ
lượng
(m
3
/ha)
Năng
suất
(m
3
/ha/
năm)
D
1,3
(cm)
∆D
(cm)
Hvn
(m)
∆Hvn
(m)
Trảng Bom 1
(Đồng Nai)
Phù sa
cổ/Fp
> 100 22 900 19,5 0,88 19 0,86 257,8 11,7
Trảng Bom 2
(Đồng Nai)
Phù sa
cổ/Fp
> 100 20 600 19,4 0,97 20 1,0 236,4 11,8
LT Tân Phú
(Đồng Nai)
Phù sa
cổ/Xp
> 100 20 800 23,5 1,17 18 0,9 245,0 14,8
Châu Đức 1
(Bà Rịa – Vũng
Tàu)
Bazan/Fk
> 100 23 700 23 1,0 18,5 0,8 276,6 12,0
Châu Đức 2
(Bà Rịa – Vũng
Tàu)
Bazan/Fk
> 100 23 800 23,9 1,03 22 0,95 398 16,8
Đồng Phú 1
(Bình Phước)
PT sét/Fs > 100 23 800 24,6 1,06 21 0,91 399 17,3
Đồng Phú 2
(Bình Phước)
PT sét/Fs > 100 23 800 22,6 0,98 21 0,91 337 14,6
Khánh Vĩnh
(Khánh Hoà)
Granit/Fa
< 50 7 1200 7,42 1,06 3,4 0,49 54,7 7,8
Kết quả điều tra ở bảng 3 cho thấy Sao Đen có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất
khác nhau ở Đông Nam Bộ. Sinh trưởng của Sao đen tốt nhất ở đất nâu đỏ, phát triển bazan
có độ dốc dưới 15
0
, đất còn có tính chất đất rừng, với cây 23 tuổi, có thể đạt sinh trưởng bình
quân năm là > 1cm về đường kính và 0,80- 0,95 m/năm về chiều cao, đạt trữ lượng 276 đến
398 m
3
/ha, năng suất đạt 12- 16,8 m
3
/ha/năm. Cùng với đất Bazan là đất xám trên phù sa cổ
(Tân Phú) có tầng dầy trên 1m, đất ẩm và thực bì còn khá tốt. Sinh trưởng về đường kính đạt
1,17 cm/năm 0,9 m/năm về chiều cao.
5
Tuy nhiên, trên đất macma axit (granit), có độ dốc > 15
0
, độ dầy < 50cm nhiều sỏi đá cây Sao
đen sinh trưởng xấu, ở Khánh Vĩnh cây 7 tuổi sinh trưởng chiều cao trung bình chỉ đạt
0,49m/năm và năng suất là 7,8 m
3
/ha/năm.
Bảng 4. Kết quả phân tích lý, hoá tính đất dưới rừng trồng Sao đen ở một số loại đất khác
nhau
ÔTC Địa điểm/loại đất
Độ sâu
(cm)
pH
KC
l
(%)
(mg/100g
đất)
(me/100g đất)
Sét
vật lý
(%)
Mùn
t.số
Đạm
t.số
P
2
O
5
dt
K
2
O
dt
Chua
t/phâ
n
Al
3+
t
đ
Ca,M
g tđ
1
ĐN1- Trường
THLN Trảng
Bom/Fp
0- 10 4,69 0,65 0,099
0,004 1,81 2,82 1,11 1,41 18,12
30- 40 4,57 0,53 0,071
0,003 1,81 2,83 1,31 2,02 22,20
2
LT Tân Phú-
Định Quán/Xp
0- 10 4,23 3,66 0,246
0,018 4,82 11,02 3,53 2,42 80,81
30- 40 4,01 2,31 0,173
0,003 3,01 11,38 5,29 6,08 84,87
3
Châu Đức-
BRVT/Fk
0- 10 4,53 2,99 0,245
0,029 4,22 7,32 0,94 3,55 78,66
30- 40 4,75 1,37 0,131
0,024 1,81 3,99 0,21 4,57 90,64
4
Đồng Phú- Bình
Phước/Fs
0- 10 4,63 1,86 0,047
0,009 9,04 3,01 0,51 2,13 14,17
30- 40 4,51 0,99 0,039
0,010 8,44 3,73 1,63 4,17 28,54
5
Khánh Vĩnh-
Khánh Hoà/Fa
0- 10 4,10 2,04 0,150
0,002 6,63 4,95 0,91 2,63 58,63
30- 40 4,00 1,72 0,120
0,004 5,42 5,13 1,21 2,02 60,66
Qua bảng 4 cho thấy:
- Đất dưới rừng Sao đen nơi đất bazan (ÔTC 3) hay xám trên phù sa cổ (ÔTC 2), cây sinh
trưởng tốt đều có hàm lượng mùn khá 2,99- 3,66%, hàm lượng đạm tổng số cao (~0,245 %).
Thành phần cơ giới là thịt nhẹ hoặc sét nhẹ nhưng có kết cấu tốt, thoát nước.
- Nơi Sao đen sinh trưởng trung bình và kém (ÔTC 1, 4, 5) có hàm lượng dinh dưỡng nghèo
(hàm lượng mùn tổng số phần lớn < 2 %), hàm lượng đạm tổng số thấp (< 0,15 %), đất chặt
và thoát nước kém
Có thể nói Sao đen là cây có yêu cầu dinh dưỡng khá cao, ẩm và thoát nước. Sao đen là cây
ưa sáng nhưng lại ưa bóng ở giai đoạn đầu, các rừng trồng Sao đen thành công hầu hết có cây
trồng phù trợ, phần lớn là cây họ đậu để cải tạo đất, vừa tạo hoàn cảnh sinh thái cho cây phát
triển. Kết quả xây dựng mô hình của Nguyễn Anh Tuấn- Trung tâm Khoa học sản xuất Đông
Nam Bộ năm 2005 trồng Sao đen xen Dầu rái kết hợp với cây phù trợ là Muồng đen và Đậu
tràm là các mô hình rất có triển vọng trên đất xấu.
Phân vùng thích hợp cho gây trồng Sao đen ở Đông Nam Bộ.
6
Trên cơ sở nhu cầu sinh thái của cây, tình hình phân bố, đặc điểm tái sinh, kết quả điều tra đất
và trồng rừng đã qua, ứng dụng kỹ thuật GIS xác định vùng thích hợp cho cây Sao đen Đông
Nam Bộ như sau:
Các căn cứ để xác định vùng thích hợp như sau:
Bảng 5. Tiêu chuẩn thích hợp khí hậu, đất đai của cây Sao đen
Yếu tố chuẩn đoán
Phân cấp thích hợp theo các yếu tố
S1
(Rất thích hợp)
S2
(Thích hợp)
S3
(ít thích hợp)
N
(Không thích
hợp)
Lượng mưa bình quân năm
(mm)
> 2000 1500- 2000 1000- 1500 < 1000
Độ cao so với mặt nước
biển (m)
< 100 100- 300 300- 800 > 800
Loại đất Fk, Xp Fs, Fp, X Fq, Fa, Xs E
Độ dốc (
o
) < 15 15- 25 25- 35 > 35
Độ dày tầng đất (cm) > 100 50- 100 < 50 Trơ xỏi đá
Trạng thái thực vật Ic Ib1 Ib2 Ia
Ghi chú: Fk- Đất nâu đỏ phát triển trên đá macma bazơ và trung tính (bazan)
Fs- Đất feralit đỏ vàng trên đá phiến sét
Fp- Đất ferlit nâu đỏ trên phù sa cổ
Fa- Đất feralit trên măcma axit (granit, riolit)
Fq- Đất feralit vàng đỏ trên cuội kết, sa thạch, sa phiến thạch
X- Đất xám
Xp- Đất xám trên phù sa cổ
Xs- Đất xám trên đá phiến sét
E- Đất xói mòn trơ xỏi đá
Ic- Trảng cây bụi tốt có > 1000cây gỗ tái sinh (h>1m)/ha
Ib1- Trảng cây bụi có từ 300- 1000cây gỗ tái sinh (h>1m)/ha
Ib2- Trảng cây bụi có dưới 300 cây gỗ tái sinh (h>1m)/ha
Ia- Cỏ thấp: tế guột, cỏ lông lợn, cỏ tranh
7
Bảng 6. Tổng hợp diện tích vùng thích hợp cây Sao đen ở Đông Nam Bộ
TT
Tỉnh
Diện tích tự
nhiên (ha)
Đất trống
và đất rừng
trồng (ha)
Rất
thích
hợp
Thích
hợp
Ít
thích
hợp
Không
thích
hợp
% so với đất rừng trồng đất trống, ĐNT
I TP Hồ Chí Minh 209.554,5 23.692,25 0,00 99,97 0,03 0,00
II Đồng Nai 590.215,3 69.014,73 15,18 79,81 4,85 0,16
III Bà Rịa - Vũng Tàu 191.244,0 28.395,06 0,00 87,96 11,44 0,60
IV Bình Dương 268.317,0 5.531,08 86,22 13,69 0,09 0,00
V Tây Ninh 406.636,7 57.310,99 40,46 59,54 0,00 0,00
VI Bình Phước 677.594,9 52.912,20 59,71 34,92 5,30 0,07
Tổng 2.343.562,40
236.856,31 29,57 66,33 3,97 0,13
Theo kết quả phân tích vùng thích hợp cây Sao đen ở Đông Nam Bộ thì diện tích đất (chỉ tính
riêng cho đất rừng trồng và đất trống) rất thích hợp cho cây Sao đen toàn vùng là 29,57% và
diện tích thích hợp là 66,33%, diện tích ít thích hợp và không thích hợp không đáng kể
(3,97% và 0,13%). Trong đó, tỉnh có tỷ lệ diện tích đất rất thích hợp nhiều nhất là Bình
Dương chiếm 86,18%, thấp nhất là TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa- Vũng Tàu (0%). Tỉnh có
diện tích đất ít thích hợp nhiều nhất là Bà Rịa- Vũng Tàu (11,44%) và Bình Phước (5,3%).
Như vậy, có thể thấy rằng vùng Đông Nam Bộ là vùng thích hợp nhất để phát triển cây Sao
đen.
KẾT LUẬN
Việc khôi phục và phát triển rừng họ Dầu trong đó có cây Sao đen là việc làm có tầm chiến
lược trong công cuộc sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả cả về kinh tế và môi
trường khu vực.
Những biện pháp kỹ thuật lâm sinh gắn với mục tiêu kinh tế, môi trường, xã hội bước đầu
được xác lập, tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần được bổ xung hoàn thiện, đề nghị:
1. Cần quy hoạch chi tiết vùng thích hợp cây Sao đen để có kế hoạch phục hồi và trồng
lại rừng ở Đông Nam Bộ trên cơ sở phân chia vùng thích hợp và điều kiện lập địa cụ
thể.
2. Xây dựng hệ thống mô hình trình diễn, trên các lập địa chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ
3. Tạo lập các đai rừng phòng hộ bằng cây Sao đen và một số cây họ Dầu cho các rừng
công nghiệp, các khu công nghiệp, đường phố, vườn cây ăn quả. Tạo mọi cơ hội để
phát triển các loài cây họ Dầu trong vùng vì bản thân chúng là cây bản địa có giá trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
8
Lê Đình Cốm, 1984. Tình hình sinh trưởng một số loài cây trồng gỗ lớn, gỗ quý trên
đất bazan nông với các phương thức cải tạo rừng nghèo kiệt ở La Ngà. Báo cáo khoa học
Phân viện Lâm nghiệp phía Nam.
Nguyễn Duy Chuyên, Ngô An, Vũ Văn Biển, Nguyễn Hữu Văn, Lý Thọ, Vũ Văn
Dũng, 1994. Kết quả nghiên cứu của Viện Điều tra quy hoạch rừng.
Nguyễn Minh Đường, 1987. Kỹ thuật trồng rừng một số loài cây họ Sao, Dầu.
TTKHKT Phân viện Lâm nghiệp phía Nam, số 27.
Nguyễn Viết Phổ, Nguyễn Văn Quý, 1989. Số liệu khí tượng Việt Nam. Tổng cục Khí
tượng thuỷ văn.
Trương Thị Thảo (1994). Nghiên cứu các đặc điểm sinh lý, sinh thái Sao, Dầu giai đoạn
tuổi nhỏ phục vụ gây trồng rừng. Báo cáo Khoa học, Viện Khoa học Lâm nghệp Việt Nam.
Nguyễn Anh Tuấn, 2005. Kết quả bước đầu xây dựng mô hình trồng rừng Sao đen năng
suất cao ở Đông Nam Bộ. TT KHSX Đông Nam Bộ.
P.Maurand, 1965. Phát triển Lâm nghiệp Việt nam sau chiến tranh.
ASSESSMENT ON PLANT SUITABILITY OF HOPEA
ODORATA PLANTATIONS IN SOUTHEAST VIETNAM
Ngo Dinh Que
Research Center for Forest Ecology and Environment
Forest Science Institute of Vietnam
SUMMARY
Basing on the results of forest inventories, surveys and researchs on natural conditions, soil
characteristics under Hopea odorata natural forests and plantations in Southeast Vietnam, the
research has got some first assessments on some soil factors that effect on the growth and
develoment of Hopea odorata, then proposed some criteria that can be applied rating the land
eligibility to efficiently plant and recover Hopea odorata forests in Southeast Vietnam. The
research results show that the land eligibility areas of Hopea odorata in Southeast Vietnam
are as follow:
High Suitable: 29,57%
Moderate Suitable: 66,33%
Low suitable: 3,97%
Not suitable: 0,13%
In conclusion, we can recognize that Southeast Vietnam is the most suitable region to plant
Hopea odorata in Vietnam.
Keywords: Plant Suitability, Hopea odorata
9