Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT GIEO ƯƠM TỚI SINH TRƯỞNG CÂY CON GIỔI BẮC (MICHELIA MACCLUREI DANDY) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.42 KB, 6 trang )



1
ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT GIEO ƯƠM TỚI SINH TRƯỞNG CÂY CON GIỔI
BẮC (MICHELIA MACCLUREI DANDY)

Trần Văn Đô, Trần Lâm Đồng
Nguyễn Toàn Thắng, Nguyễn Bá Văn
Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Giổi Bắc có tên Khoa học là Michelia macclurei Dandy, có phân bố tự nhiên ở vùng Đông
Nam Trung Quốc và vùng Đông Bắc Việt Nam, là cây gỗ lớn sinh trưởng nhanh thích hợp
cho trồng hỗn giao với Thông mã vĩ và Sa mộc. Gỗ Giổi bắc tốt, được dùng để đóng đồ gia
dụng, cây có tán đẹp, hoa thơm thường được trồng trong các đô thị, công viên. Nghiên cứu
các biện pháp kỹ thuật gieo ươm tạo cây con Giổi bắc là cần thiết nhằm sản xuất được cây
con chất lượng cao nhằm phục vụ cho công tác trồng rừng. Để nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm,
hạt giống được nhập từ Trung Quốc và được bố trí theo 3 biện pháp kỹ thuật: cường độ che
sáng, thành phần ruột bầu và khoảng cách cấy cây. Cây con được theo dõi đến 9 tháng tuổi
bao gồm các chỉ tiêu Đường kính gốc - Dg, Chiều cao - Hvn và tỷ lệ sống. Kết quả thí
nghiệm cho thấy cường độ che sáng thích hợp nhất từ 50-75%, dùng lớp đất mặt trộn với 1%
phân lân cho thành phần ruột bầu thích hợp nhất và không cần bố trí giãn cách cây con khi
gieo ươm.
Từ khoá: Giổi bắc, cường độ che sáng, hỗn hợp ruột bầu, khoảng cách cấy cây.
GIỚI THIỆU
Giổi bắc có tên khoa học là Michelia macclurei Dandy, thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae) có
phân bố tự nhiên ở vùng Đông Nam Trung Quốc và vùng Đông Bắc Việt Nam như Quảng
Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng (Khúc Đình Thành, 2004; Đỗ Hữu Đoàn, 2006). Giổi bắc thường
gặp ở độ cao 600m, mọc rải rác hoặc thành quần thụ đơn ưu diện tích nhỏ ở những vùng khí
hậu á nhiệt đới ẩm, nhiệt độ bình quân năm 21
o


C, bình quân tháng nóng nhất 28
o
C, bình quân
tháng lạnh nhất 11
o
C, lượng mưa hàng năm 1.500-1.800mm, độ ẩm tương đối trên 80%. Giổi
bắc phù hợp với khí hậu á nhiệt đới ẩm. Thích hợp đất Feralit đỏ hoặc đỏ vàng phát triển trên
đá granit, diệp thạch, phiến thạch cát, chua hoặc hơi chua. Giổi bắc là cây trung tính thiên
dương, lúc nhỏ ưa bóng nhẹ, rễ ăn nông, ưa ẩm, chịu được giá rét mức độ nhẹ, có thể đưa lên
độ cao tới 600m so với mặt biển (Cục Lâm nghiệp). Giổi bắc là cây gỗ lớn thường xanh, cao
tới 35m, đường kính ngang ngực đến 100cm. Giổi bắc là cây gỗ lớn, sinh trưởng nhanh với
chu kỳ kinh doanh khoảng 25 - 30 năm, là cây có khả năng tái sinh chồi mạnh, thích hợp với
trồng hỗn giao với các loài như Thông mã vĩ, Sa mu. Gỗ Giổi bắc được coi là gỗ tốt để đóng
đồ mộc gia dụng, mộc xây dựng. Tán cây tròn đẹp, thân thẳng, hoa rất thơm nên thích hợp
trồng trong đô thị, công viên.
Giổi bắc đã được nghiên cứu gây trồng từ những năm 1960 tại Trung Quốc và đã có một số
kết quả đáng khích lệ. Tại Việt Nam, Giổi bắc bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1997 và tập
trung vào một số kỹ thuật như tạo cây con, trồng rừng (Cục Lâm nghiệp). Giổi bắc đã được
trồng tại Quảng Ninh năm 1997 với quy mô khoảng 5ha, sau 10 năm trồng Hvn đạt 7,6m và
D
1,3
đạt 9,9cm. Trong khi đó mô hình trồng thí nghiệm tại Yên Bái năm 2004 sau 3 năm
trồng H
vn
đạt 1,9m và D
1,3
đạt 3,0cm (Kết quả điều tra tại hiện trường, 2007).


2

Để có được những mô hình rừng trồng tốt nhằm cung cấp gỗ lớn, việc nghiên cứu có hệ
thống từ khâu gieo ươm tạo cây con chất lượng cao là rất cần thiết từ đó tạo điều kiện thuận
lợi cho rừng sinh trưởng và phát triển tốt.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hạt giống Giổi bắc được nhập từ Trung Quốc có nguồn gốc tại Lâm trường Phục Ba thuộc
Trung tâm Thực nghiệm Lâm nghiệp Nhiệt Đới, Viện Lâm nghiệp Trung Quốc - Thị xã Bằng
Tường có tọa độ tại 21012’56’’N, 109032’15’’E và độ cao so với mực nước biển là 450m.
Hạt giống được lấy tại rừng trồng 26 tuổi trên đất Granít tầng dầy, cây trung bình đạt 16,5m
về chiều cao và 26,4cm về đường kính. Hạt giống được nhập về Việt Nam vào tháng 1 năm
2007 và được gieo trên luống tại Trường Trung học Lâm nghiệp I, Quảng Ninh. Sau khi cây
con được 1 tháng tuổi tiến hành làm các thí nghiệm gieo ươm.
Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng cây con giai đoạn vườn ươm trong
đó mức độ che sáng, thành phần dinh dưỡng ruột bầu và khoảng cách cấy cây (sản xuất cây
con rễ trần) là những yếu tố chính.
Bố trí thí nghiệm nghiên cứu
Ảnh hưởng của độ che sáng. Tiến hành bố trí thí nghiệm ở 4 cấp độ che sáng khác nhau
Công thức 1: Che sáng 75%,
Công thức 2: Che sáng 50%,
Công thức 3: Che sáng 25%
Công thức 4: Đối chứng (không che sáng).
Các yếu tố khống chế là không bón phân, không bón thúc, dùng bầu 9x12 và bầu được đặt
liền nhau.
Dùng lưới che Trung Quốc đã được khống chế độ che sáng ở các cấp độ 25%, 50% và 75%
để tiến hành làm thí nghiệm.
Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu. Tiến hành thí nghiệm ở 4 thành phần ruột bầu khác
nhau
Công thức 1: 99% đất rừng tầng A + 1% NPK.
Công thức 2: 86% đất rừng tầng A + 3% NPK + 1% Lân + 10% phân chuồng hoai.
Công thức 3: 74% đất rừng tầng A + 5% NPK + 1% Lân + 20% phân chuồng hoai.
Công thức 4: Đối chứng. 99% đất rừng tầng A + 1% Lân

(Ghi chú: NPK theo tỷ lệ 10:2:10)
Yếu tố khống chế là không che sáng, không bón thúc, dùng bầu 9x12, bầu được xếp liền
nhau. Thành phần % ruột bầu được tính theo thể tích.
Ảnh hưởng của khoảng cách đặt bầu. Tiến hành thí nghiệm ở 3 khoảng cách cấy cây khác
nhau:
Công thức 1: Cây cách cây và hàng cách hàng là 15cm
Công thức 2: Cây cách cây và hàng cách hàng là 20cm
Công thức 3: Cây cách cây và hàng cách hàng là 25cm


3
Yếu tố khống chế là không bón phân, không bón thúc, không che sáng, dùng cây con rễ trần
cấy lên luống nền đất tầng A (đất rừng tầng mặt).
Mỗi công thức thí nghiệm 36 cây và bố trí lặp 3 lần.
Đo đếm và xử lý số liệu
Đo đếm sinh trưởng: Định kỳ 2 tháng đo 1 lần. Đường kính gốc D
o
được đo bằng
thước kẹp kính điện tử với độ chính xác 0,01mm. Chiều cao Hvn được đo bằng thước đo cao
với độ chính xác 0,1cm.
Xử dụng phần mềm SPSS để tính toán và xử lý số liệu. Áp dụng mô hình phân tích
ANOVA một nhân tố để đánh giá ảnh hưởng của nhân tố đó ở các cấp độ khác nhau tới sinh
trưởng cây con.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của mức độ che sáng tới sinh trưởng cây con
Bảng 1. Ảnh hưởng của cường độ che sáng tới sinh trưởng cây con
Chỉ tiêu đo đếm Cường độ che sáng
Tuổi cây
5 tháng 7 tháng 9 tháng
Dgốc (mm)

75% 2,31 4,06 5,19
50% 2,31 4,99 6,13
25% 2,13 4,95 5,88
0% 2,06 4,24 4,88
H
vn
(cm)
75% 13,63 17,69 24,88
50% 12,88 17,25 24,06
25% 11,50 19,19 24,75
0% 10,63 12,81 14,56
Kết quả phân tích ANOVA 1 nhân tố khi cây con 9 tháng tuổi

MS P-value df
Dgốc

2,72 0,0376 31
H
vn
201,02 0,0148 31
(tỷ lệ sống cây con đạt 100% cho tất cả các công thức thí nghiệm)
Giổi bắc là cây chịu bóng, cây con tái sinh tốt ở dưới tán cây mẹ nơi rừng có độ che phủ lớn
(>60%). Điều đó cho thấy ở giai đoạn vườm ươm Giổi bắc cần được che sáng.
Trong giai đoạn đầu dưới 5 tháng tuổi, cường độ che sáng chưa có ảnh hưởng nhiều tới sinh
trưởng cây con tuy nhiên đã có táng dụng rõ rệt tới tỷ lệ sống cây con, đảm bảo tỷ lệ sống
100%. Giai đoạn sau 5 tháng tuổi, cường độ che sáng có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng cây
con. Kết quả phân tích ANOVA 1 nhân tố cho thấy có sự khác nhau rất rõ rệt về sinh trưởng
đường kính và chiều cao ở các cấp độ che sáng khác nhau khi cây con đạt 9 tháng tuổi và đạt
sinh trưởng tốt nhất về đường kính (6,13mm) ở cường độ che sáng 50% trong khi đó tốt nhất
là cường độ che sáng 75% về sinh trưởng chiều cao (24,88cm).

Như vậy có thể kết luận rằng, che sáng có tác động tích cực tới sinh trưởng và đảm bảo tỷ lệ
sống cây con. Che sáng ở cường độ từ 50-75% là thích hợp nhất cho gieo ươm cây con Giổi
bắc.


4
Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu tới sinh trưởng cây con

Bảng 2. Ảnh của thành phần ruột bầu tới sinh trưởng và tỷ lệ sống cây con

Công thức thí nghiệm
Tuổi cây
5 tháng 7 tháng 9 tháng
Tỷ lệ
sống (%)
CT1: 98% đất rừng tầng A + 1% NPK
100,0 91,7 75,0
CT2: 86% đất rừng tầng A + 3% NPK
+ 1% Lân + 10% phân chuồng hoai
0,0 0,0 0,0
CT3: 76% đất rừng tầng A + 5% NPK
+ 1% Lân + 20% phân chuồng hoai
0,0 0,0 0,0
CT4 - Đối chứng: 99% đất rừng tầng A
+ 1% Lân

100,0 87,5 75,0
D
g
(mm)

98% đất rừng tầng A + 1% NPK
3,19 3,59 4,39
Đối chứng: 99% đất rừng tầng A + 1%
Lân

3,21 4,11 5,33
H
vn
(cm)
98% đất rừng tầng A + 1% NPK
11,83 13,36 17,19
Đối chứng: 99% đất rừng tầng A + 1%
Lân

11,71 16,33 22,72
Kết quả phân tích ANOVA 1 nhân tố khi cây con 9 tháng tuổi

MS P-value df
Dgốc

7,53 0,0059 33
H
vn
240,89 0,0105 33
Thành phần ruột bầu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng cây con vườn
ươm nói chung và với cây con Giổi bắc nói riêng, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng khá lớn tới tỷ
lệ sống cây con nếu dùng tỷ lệ phân không thích hợp.
Qua kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy sau 1 tháng ở CT2 và CT3 cây con chết
100% trong khi đó tại CT1 và CT4 tỷ lệ sỗng vẫn đạt 100%, điều đó chứng tỏ rằng phân bón/
thành phần ruột bầu đã có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống cây con. Cho tới nay chưa có nghiên

cứu nào chỉ ra nguyên nhân chết của cây con tại hai công thức thí nghiệm trên. Tuy nhiên,
qua quá trình theo dõi thí nghiệm có thể thấy, mặc dù các điều kiện chăm sóc là như nhau cho
tất cả các công thức nhưng đối với CT2 và CT3 cây con có hiện tượng héo dần là do hút
không đủ nước và chết toàn bộ sau khi cấy 20 ngày. Điều này sơ bộ bước đầu cho thấy có thể
phân bón NPK đã có ảnh hưởng nhất định làm ảnh hưởng tới hệ rễ cây con. Tại thời điểm 9
tháng tuổi ở cả CT1 và CT4 đều có tỷ lệ sống 75% và không có dấu hiệu cây tiếp tục chết
trong giai đoạn tới. Như vậy cho thấy rằng không thể dùng hỗn hợp ruột bầu theo CT2 và
CT3 để gieo ươm cho cây con Giổi bắc.
Kết quả phân tích ANOVA 1 nhân tố cho thấy, giai đoạn đầu khi cây con dưới 5
tháng tuổi, chưa có sự khác nhau về sinh trưởng đường kính và chiều cao giữa 2 công thức
bón phân CT1 và CT4. Khi cây con 9 tháng tuổi sự khác biệt đã rõ rệt, CT4 cho sinh trưởng
tốt hơn cả về đường kính (đạt 5,33mm) và chiều cao (đạt 22,72cm). Từ kết quả trên cho thấy
phân lân đã có tác dụng nhất định tới sinh trưởng cây con giai đoạn đầu. Như vậy trong sản
xuất cây con Giổi bắc không nên trộn nhiều loại phân làm thành phần ruột bầu mà chỉ dùng
đất rừng tầng A kết hợp với 1% lân, tiếp theo đó tuỳ vào nhu cầu dinh dưỡng cây con mà có
thể bón thúc từng loại phân và liều lượng thích hợp để đảm bảo tỷ lệ sống và sinh trưởng cây
con.


5
Ảnh hưởng của khoảng cách cấy cây tới sinh trưởng cây con


Bảng 3. Ảnh hưởng của khoảng cách cấy cây tới tỷ lệ sống và sinh trưởng cây con

Công thức thí nghiệm /khoảng
cách cấy cây (cm)
Tuổi cây

5 tháng 7 tháng 9 tháng

Tỷ lệ sống
(%)
15 x 15 100,0 100,0 83,3
20 x 20 100,0 91,7 75,0
25 x 25 100,0 100,0 95,8
D
g
(mm)

15 x 15 2,33 2,95 3,63
20 x 20 2,70 3,21 4,17
25 x 25 2,53 3,34 4,41
H
vn
(cm)
15 x 15 8,24 10,49 12,70
20 x 20 8,29 11,18 15,11
25 x 25 9,27 10,96 13,41
Kết quả phân tích ANOVA 1 nhân tố khi cây con 9 tháng tuổi

MS P-value df
Dgốc

3,02 0,0157 41
H
vn
21,17 0,1137 41
Khoảng cách cấy cây khác nhau sẽ ảnh hưởng tới không gian dinh dưỡng của cây con
cũng như ảnh hưởng tới mức độ che sáng mà các cây con đem lại lẫn nhau, khoảng cách càng
lớn thì không gian dinh dưỡng càng lớn và mức độ che sáng qua lại giữa các cây càng giảm

và ngược lại.
Đến 5 tháng tuổi tỷ lệ sống cây con ở các công thức thí nghiệm vẫn đạt 100%, khi cây
con đạt 9 tháng tuổi thì tỷ lệ sống đã có sự khác nhau, đạt cao nhất là 95,8% ở mật độ cấy cây
25 x 25cm, tiếp đó là 83,3% ở mật độ cấy cây 15 x 15cm và thấp nhất là 75,0% ở mật độ cấy
cây 20 x 20cm. Kết quả phân tích phương sai cũng cho thấy không có sự khác nhau rõ rệt về
tỷ lệ sống giữa các công thức thí nghiệm, điều này chứng tỏ rằng khoảng cách cấy cây không
ảnh hưởng tới tỷ lệ sống cây con.
Từ 5 tháng tuổi đã có sự khác nhau khá rõ về sinh trưởng đường kính và chiều cao
giữa các công thức thí nghiệm. Kết quả phân tích ANOVA 1 nhân tố khi cây con đạt 9 tháng
tuổi cho thấy có sự khác nhau rất rõ về sinh trưởng đường kính cây con và đạt tốt nhất
(4,41mm) ở mật độ cấy 25 x 25cm trong khi đó không có sự khác nhau về sinh trưởng chiều
cao giữa các công thức thí nghiệm. Điều này cho thấy rằng không xuất hiện sự canh tranh về
ánh sáng giữa các cây con trong các công thức thí nghiệm, từ đó cho thấy rằng nếu sản xuất
cây con Giổi bắc với tuổi đem trồng là thấp hơn 9 tháng tuổi thì việc giãn cách cây là không
cần thiết.
KẾT LUẬN
Các biện pháp kỹ thuật gieo ươm đã có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống và sinh trưởng cây con
Giổi bắc giai đoạn vườn ươm cây.


6
Cường độ che sáng là yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới sinh trưởng cây con Giổi bắc, nó
cũng đảm bảo cho cây con có tỷ lệ sống 100% cho tới thời điểm cây con đạt 9 tháng tuổi.
Cường độ che sáng thích hợp nhất từ 50-75%.
Hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng lớn tới cả tỷ lệ sống và sinh trưởng cây con Giổi bắc, chỉ
dùng đất rừng tầng mặt kết hợp với 1% lân làm thành phẫn hỗn hợp ruột bầu cho sản xuất cây
con Giổi bắc.
Nếu sản xuất cây con đem trồng rừng có độ tuổi dưới 9 tháng thì việc bố trí giãn cách giữa
các cây con là không cần thiết vì không có tác dụng nhiều tới sinh trưởng và tỷ lệ sống cây
con mà ngược lại làm tăng diện tích gieo ươm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục Lâm nghiệp. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng Giổi bắc. Lấy tại địa chỉ website,
ngày 15 tháng 5 năm 2008.
Đỗ Hữu Đoàn, 2006. Xây dựng mô hình trồng rừng Giổi Trung Quốc (Michelia
macclurei) trên đất trống sau nương rẫy. Báo cáo tổng kết đề tài. Lâm trường Văn Chấn, Yên
Bái.

Khúc Đình Thành, 2004. Nghiên cứu gieo ươm, trồng thử nghiệm cây Lát Mexico.
Báo cáo tổng kết đề tài. Trường Trung học Lâm nghiệp TW1, Quảng Ninh
EFFECTS OF NURSERY TECHNICAL MEASURES ON GROWTH OF MICHELIA
MACCLUREI DANDY SEEDLINGS
Tran Van Do, Tran Lam Dong
Nguyen Toan Thang, Nguyen Ba Van
Silviculture Techniques Research Division
Forest Science Institute of Vietnam

SUMMARY
Michelia macclurei Dandy naturally distributes in Southeast region of China and Northeast
region of Vietnam. This is a large timber forest tree, and fast growing species. The species is
suitable for mix-planting with Pinus masssoniana and Cunninghamia lanceolata. Wood is
durable and can be used for making furniture. Tree has nice crown and fragrant flowers for
urban greening. Research on producing seedlings of Michelia macclurei Dandy to have good
quality seedlings for plantation is necessary. Research materials, seeds, were imported from
China and laid out several experiments to test 3 techniques of seedling production: shading
intensity, sowing medium composition and seedling spacing. The trials were observed in 9
months, and the recorded factors were Diameter at stump (Dg), Height of seedling (Hvn) and
survival rate. The results showed that the most suitable shading intensity is from 50-75%,
using A-layer forest soil mixed with 1% P
2
O

5
fertilizer is suitable for sowing medium and
seedling spacing does not influence much to the growth of seedlings.
Key words: Michelia macclurei Dandy, shading intensity, sowing medium, seedling spacing.

×