Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT CANH TÁC IPM ĐẾN
XỒI THANH CA TRONG MƠ HÌNH VƯỜN ĐỒI
Ở XÃ BA CHÚC – TRI TÔN – AN GIANG

Chủ nhiệm đề tài: Th.S NGUYỄN VĂN MINH

Long Xuyên, tháng 4 năm 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT CANH TÁC IPM ĐẾN
XỒI THANH CA TRONG MƠ HÌNH VƯỜN ĐỒI
Ở XÃ BA CHÚC – TRI TÔN – AN GIANG

Chủ nhiệm đề tài: Th.S NGUYỄN VĂN MINH
Cộng tác viên:
KS TRẦN VĂN KHẢI

Long Xuyên, tháng 4 năm 2009



CẢM TẠ

Chân thành cám ơn:
- Chính quyền địa phương, Hội nông dân Thị trấn Ba Chúc đã tạo mọi điều kiện về tổ
chức hội thảo, phỏng vấn nông hộ và tạo mọi thuận lợi trong quá trình thực hiện nghiên cứu
đề tài về cây xồi.
- Gia đình anh Nguyễn Ngọc Ngởi đã hợp tác và hỗ trợ phương tiện, địa điểm vườn
xồi làm thí nghiệm.
- Các đồng sự trong Bộ Mơn Khoa Học Cây Trồng đã góp cơng sức vào q trình thực
hiện trong đó có các thầy cơ Trần Văn Khải, Phạm Huỳnh Thanh Vân, Võ Thị Xuân Tuyền,
Trịnh Hồi Vũ đã sát cánh bên tơi từ những ngày đầu vừa mới triển khai nghiên cứu.
Chủ nhiệm đề tài

NGUYỄN VĂN MINH

i


TĨM TẮT
Nhằm mục đích đánh giá hiện trạng canh tác, tình hình quản lý sâu bệnh và hiệu quả
của kỹ thuật canh tác IPM trên cây xoài ở vườn đồi so với để tự nhiên của nông dân. Đề tài
“Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài Thanh Ca trong mơ hình vườn đồi ở
TT. Ba Chúc - Tri Tôn - An Giang” được tiến hành nhằm giải quyết vấn đề trên.
Sử dụng PRA, bảng phỏng vấn các nơng hộ trồng xồi để phân tích hiện trạng canh
tác, quản lý sâu bệnh có liên quan đến IPM và bố trí thí nghiệm lơ phụ (Split-plot design) 2
nhân tố gồm nhân tố phụ (có hoặc khơng sử dụng kỹ thuật canh tác IPM) và nhân tố chính (2
loại hố chất XLRH: nitrat kali và fotfer-X) để xác định hiệu quả của kỹ thuật canh tác IPM
và loại hoá chất XLRH. Số liệu được phân tích ANOVA và LSD bằng phần mềm MSTATC.
Kết quả cho thấy:

Vùng nghiên cứu có tập quán trồng giống xoài Thanh Ca từ rất lâu đời do thích hợp
với điều kiện đất đai, thời tiết. Thường đất trồng xoài tập trung ở ruộng trên và chân núi. Mỗi
hộ có khoảng 5 – 20 gốc xồi từ 10-15 tuổi. Đa số trồng xồi bằng hột, rất ít sử dụng phân
hoá học nhưng dùng phân hữu cơ tương đối cao (40%). Thường vườn xoài được để tự nhiên ít
chăm sóc và khơng tỉa cành nhánh nên vườn rất dày và nhiều sâu bệnh. Có đến 68% hộ sử
dụng thuốc BVTV nhưng xử lý ra hoa chỉ 14% số hộ. Sâu hại quan trọng gồm rầy bơng xồi,
bọ trĩ được nơng dân dùng Actara, Bassan để phịng trị và bệnh thán thư trị bằng Antracol.
Đa số nông dân chưa hiểu biết gì về khái niệm phịng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trên
cây xoài. Kỹ thuật XLRH mùa nghịch cịn tương đối mới. Nguồn tiếp cận thơng tin chủ yếu là
các thương lái mua xồi lá, cịn qua đài, báo rất ít. Thiếu nước tưới là yếu tố hạn chế lớn nhất
của hộ trồng xồi. Trình độ học vấn thấp làm chậm tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới. Tuy nhiên,
đất đai, thời tiết, giao thông thuận hợp là những ưu thế của vùng có khả năng thành lập HTX,
trang trại xồi và cây ăn trái có giá trị cao, tăng thu nhập cho nơng dân.
Có 3 lồi sâu bệnh hại quan trọng trên các lơ có và khơng áp dụng KTCT IPM tuần tự
là rầy bơng xồi (95,5% so 30,2 %), sâu đục trái (55,5% so với 20,5%), bệnh thán thư lá (50%
so 10%) và bệnh thán thư trái (20% so 0%). Trọng lượng trái trung bình của các nghiệm thức
có áp dụng KTCT IPM là 84,67 kg/cây khác biệt có ý nghĩa thống kê so với khơng áp dụng.
Khơng có sự khác biệt thống kê giữa 2 loại thuốc XLRH là nitrat kali (67,17 kg/cây) và fotfer
(64,17 kg/cây) vì cây xồi Thanh Ca rất dễ đáp ứng với các loại thuốc XLRH. Lợi nhuận của
KTCT IPM (474.652 đ) cao hơn 1,8 lần so với không áp dụng (264.290 đ). Lãi/ vốn (4,02 so
với 4,24) và lãi/ vật tư (9,9 so với 11,71) thấp hơn nhưng lãi/ lao động cao hơn (6,78 so với
6,69), và MRR = 3,78 ≥ 2,0 rất cao có thể hấp dẫn khuyến cáo nơng dân làm theo qui trình.
Cần phải tn theo qui trình một cách chặt chẽ như ngay sau đợt thu hoạch phải tỉa
cành tạo điều kiện cho cây đâm chồi mới, tạo thơng thống và giảm thiểu sâu bệnh về sau.
Bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh giai đoạn ra lá non: Đầu mùa mưa, khoảng tháng 5, làm
cỏ vườn, bón NPK 1 - 2 kg/cây để giúp cây ra đọt và lá non. Khi cây ra đọt, phun thuốc ngừa
bọ cắt lá (Visher 10 cc/ bình 8 lít) và bệnh thán thư (Mancozeb 80WP 15-30 g/ 8 lít, 7-10
ngày/ lần). Chú ý tỉa cành tạo thơng thống để cây nhận đủ ánh sáng. Xử lý ra hoa: Đầu tháng
9 bắt đầu phun thuốc XLRH. Dùng 300 g nitrat kali (hoặc 100 g Fotfer) + 50 g Manzate + 16
cc Sumicidine (bình 16 lít nước) phun thật đều tán lá. Từ 7 – 10 ngày sau cây nhú mầm hoa.

Phun 50 g Ridomil + 16 cc Cymbus để ngừa thán thư và sâu đục ngọn. Khi phát hoa đã đạt
kích thước tối đa và bắt đầu có vài hoa ở phía trong nở. Phun 50 g Ridomil + 16 cc Karate
ngừa thán thư và sâu ăn bơng. Sau đó, ngưng phun thuốc để bảo vệ côn trùng thụ phấn. Khi
trái non đạt cỡ 1-2 mm phun 16cc Bavistin +16 cc Sumi Alpha ngừa thán thư và sâu đục trái.
Về sau, cứ 10 ngày/ lần xịt thuốc trừ sâu bệnh luân phiên từ các công thức trên để ngừa thán
thư và sâu đục trái cộng với thuốc dưỡng lá (16-16-8 Ba lá xanh) và dưỡng trái như Tilt Super
để trái lớn tốt.
ii


MỤC LỤC

Trang

Lời cảm tạ ……………………………………………………………………

i

Tóm tắt…………………………………………………………………….…..

ii

Mục lục………………………………………………………………………..

iii

Danh sách bảng………………………………………………………………..

vii


Danh sách hình………………………………………………………………...

viii

Ký hiệu và viết tắt………………………………………………………….…..

ix

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU……………………………………………………….

1

A

MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…………………………….…..

1

I.

Mục tiêu…………………………………………………………………...…..

1

II.

Nội dung nghiên cứu..………………………………………………………..

1


B

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………..

2

C.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………..

2

I.

Cơ sở lý luận……………………………………………….……………...…..

2

1.1

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)……………………………………….....…..

2

1.2.1

IPM là gì ? …………………………………………………….………….…..

2


1.2.2

Lịch sử IPM…………………………………………………….……………..

3

1.2.3

Các đặc trưng của IPM………………………………………………………..

4

1.2.4

Các nguyên lý và nguyên tắc của IPM………………………………………..

5

1.2.5

Các yêu cầu của IPM……………………………………………………...…..

5

1.3

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây ăn trái……………………………..

8


1.3.1

Biện pháp sinh học………………………………………………………..…..

8

1.3.2

Biện pháp kỹ thuật………………………………………………………...…..

8

1.3.2.1

Chọn giống ……………………………………………………………………………

8

1.3.2.2

Nhân giống ……………………………………………………………………………

8

1.3.3

Biện pháp canh tác………………………………………………………..…..

10


1.3.3.1

Khử giống trước khi trồng …………………………………………………………

10

1.3.3.2

Cải thiện mơi trường nơi trồng………………………………………………………

10

1.3.3.3

Chọn mật độ thích hợp………………………………………………………………

10

1.3.3.4

Tỉa thống tán…………………………………………………………………………

10

1.3.3.5

Xen canh………………………………………………………………………………

10


1.3.3.6

Bón phân cân đối, đầy đủ……………………………………………………………

10

1.3.3.7

Bao quả…………………………………………………………………………………

10

1.3.3.8

Vệ sinh vườn……………………………………………………………………………

10

1.3.3.9

Bẫy dẫn dụ và diệt côn trùng…………………………………………………………

11

iii


1.3.4

Biện pháp hoá học………………………………………………………...…..


11

1.3.4.1

Nguyên tắc chung……………………………………………………………………

11

1.3.4.2

Điều tra dự báo………………………………………………………………………

11

1.3.4.3

Thuốc trừ sâu bệnh……………………………………………………………………

11

1.3.4.4

Kiểm dịch thực vật……………………………………………………………………

11

1.4

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên xoài……………………………….…..


11

1.4.1

Sử dụng kỹ thuật canh tác……………………………………………………..

11

1.4.2

Biện pháp cơ học và vật lý………………………………………………..…..

12

1.4.3

Thuốc bảo vệ thực vật…………………………………………………….…..

12

1.4.4

Biện pháp sinh học………………………………………………………..…..

13

1.5

Một số khó khăn trong việc áp dụng IPM trên xồi hiện nay…………….…..


13

1.5.1

Xồi là ký chủ ưa thích của nhiều lồi dịch hại…………………………..…..

13

1.5.2

Xồi có thể bị dịch hại tấn cơng ở khắp các giai đoạn phát triển……………..

14

1.5.3

Đối tượng gây hại khó phịng trị………………………………………….…..

14

1.5.4

Điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi…………………………………………..

14

1.5.5

Kỹ thuật canh tác xồi…………………………………………………….…..


14

1.5.5.1

Áp dụng khơng đúng một số thành tựu khoa học trên xoài………………………

14

1.5.5.2

Vấn đề tạo tán, tỉa cành………………………………………………………………

14

1.5.5.3

Giống xoài………………………………………………………………………………

15

1.5.5.4

Tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác xoài………………………………………

15

1.5.5.5

Tay nghề của các nhà vườn…………………………………………………………


15

1.5.5.6

Sử dụng thuốc trừ dịch hại……………………………………………………………

15

1.5.5.7

Phương tiện và kỹ thuật áp dụng thuốc bảo vệ thực vật…………………………

16

1.6

Tình hình dịch hại trên xồi………………………………………………........

16

1.6.1

Sâu hại trên xồi……………………………………………………………….

17

1.6.1.1

Sâu đục trái (hột) xồi Deanolis albizonalis………………………………………


17

1.6.1.2

Rầy bơng xồi…………………………………………………………………………

18

1.6.1.3

Sâu đục ngọn, chồi và cành non Dudua aprobola (Meyrick) …………………

18

1.6.1.4

Bọ cắt lá Deporaus marginatus (Pascoe) …………………………………………

19

1.6.1.5

Sâu ăn bơng xồi Thalassodes falsaria (Geometridae – Lepidoptera)…………

19

1.6.1.6

Sâu ăn lá………………………………………………………………………………


19

1.6.1.7

Dịi đục trái Bactrocera………………………………………………………………

20

1.6.1.8

Bù lạch…………………………………………………………………………………

20

1.6.2

Bệnh hại trên xồi………………………………………………………….......

21

1.6.2.1

Bệnh thán thư (Anthracnose) ………………………………………………………

21

iv



1.6.2.2

Bệnh đốm bồ hóng……………………………………………………………………

21

1.6.2.3

Bệnh phấn trắng: (Powdery mildew) ………………………………………………

21

1.6.2.4

Bệnh thối trái…………………………………………………………………………

21

1.6.2.5

Bệnh đốm rong lá (Cephaleuros) …………………………………………………

22

1.7

Một số vấn đề cần thiết cho việc áp dụng IPM trên xoài………………....…..

22


1.8

Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật ………………………………………..

26

1.8.1

Ảnh hưởng tích cực……………………………………………………….…..

26

1.8.2

Ảnh hưởng tiêu cực……………………………………………………….…..

26

II.

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………..

26

2.1

Phương tiện………………………………………………………….........…..

26


2.2

Phương pháp…………………………………………………………........…..

26

2.2.1

Thu thập số liệu thứ cấp…………………………………………………..…..

26

2.2.2

Đánh giá nơng thơn có sự tham gia của người dân (PRA) ……………….…..

26

2.2.3

Phỏng vấn với bảng câu hỏi…………………………………………………..

28

2.2.4

Bố trí thí nghiệm hiệu quả áp dụng phịng trừ dịch hại tổng hợp trên xoài…..

28


2.2.5

Thời gian thực hiện……………………………………………………......…..

29

2.2.6

Qui trình chăm sóc…………………………………………………….......…..

29

2.2.7

Phương pháp xử lý ra hoa……………………………………………………..

30

2.2.8

Các chỉ tiêu theo dõi và đo đếm…………………………………………..…..

30

2.2.9

Cơng thức tính và so sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế………………….. ….

30


2.2.10

Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………..…..

31

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ...

32

2.1

Lịch sử các sự kiện về mơ hình canh tác xồi…………………………….…..

32

2.2

Lịch thời vụ và chăm sóc xồi………………………………………………..

33

2.3

Phân bố và mặt cắt sinh thái vùng trồng xoài……………………………..…..

34

2.4


Hiện trạng canh tác……………………………………………………….…..

34

2.4.1

Đặc điểm tình hình canh tác…………………………………………………..

34

2.4.2

Kỹ thuật canh tác và chăm sóc vườn trồng……………………………….…..

36

2.4.3

Tình hình dịch hại……………………………………………………………..

37

2.4.4

Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật……………………………………..

38

2.5


Tình hình áp dụng IPM và tiến bộ kỹ thuật trên xoài……………………..…..

38

2.6

Mối quan hệ giữa hộ trồng xồi với các định chế nơng thơn……………..…..

40

2.7

Phân tích SWOT của mơ hình kinh tế vườn xồi……………………………...

41

2.7.1

Kết quả SWOT………………………………………………………………...

41

2.7.2

Chiến lược SWOT………………………………………………………...…..

43

v



2.7.2.1

Chiến lược SO: Phát huy thuận lợi và cơ hội để phát triển mơ hình vườn xồi

43

2.7.2.2

43

2.8

Chiến lược WT: Khắc phục khó khăn và rủi ro để hồn thiện mơ hình xồi…
Phân tích xu hướng phát triển kinh tế vườn xoài………………………….…..

2.9

Hiệu quả của kỹ thuật canh tác và cơ giới của IPM trên xồi………………....

44

2.9.1

Tình hình sâu bệnh ở điểm thí nghiệm………………………….……………..

44

2.9.2


Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM và loại thuốc xử lý ra hoa ……………

45

2.9.3

So sánh hiệu quả kinh tế giữa có và khơng áp dụng kỹ thuật canh tác IPM…..

46

2.9.4

Qui trình kỹ thuật canh tác IPM khuyến cáo trên xoài Thanh Ca……………..

47

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ…………………………………........

49

I.

Kết luận………………………………………………………………………..

49

II.

Đề nghị………………………………………………………………….…......


50

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..……

51

PHỤ CHƯƠNG…………………………………………………………...…...

52

PC 1

Câu hỏi thảo luận PRA trên xoài ở TT. Ba Chúc……………………………..

54

PC 2

Kết quả thảo luận PRA trên hộ nơng dân trồng xồi……………………...…..

56

PC 3

Phiếu điều tra nơng hộ trồng xồi……………………………………………..

60

PC 4


Chi phí cho kỹ thuật canh tác IPM và hoá chất xử lý ra hoa ………………….

64

PC 5

Bảng phân tích phương sai (ANOVA) trọng lượng trái……………………….

65

PC 6

Hình ảnh thực hiện đề tài………………………………………………….…...

66

vi

43


DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Dịch hại phổ biến và biện pháp quản lý tổng hợp trên cây xồi…………..


23

Bảng 1.2

Các cơng cụ của PRA được sử dụng nghiên cứu…………….…………....

28

Bảng 2.1

Lịch sử các sự kiện về mơ hình kinh tế vườn xồi ở Ba Chúc……………

32

Bảng 2.2

Đặc điểm vườn điều tra nông dân ……………………...............................

34

Bảng 2.3

Kỹ thuật canh tác và chăm sóc vườn trồng của nơng dân ………...…..…..

36

Bảng 2.4

Tỉ lệ vườn có sâu bệnh và mức độ thiệt hại ……..…..……………………


37

Bảng 2.5

Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân xã Ba Chúc ………...........

38

Bảng 2.6

Các yếu tố liên quan đến áp dụng IPM và kỹ thuật mới của hộ trồng xồi

39

Bảng 2.7

Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội và rủi ro của mơ hình vườn xoài ….

42

Bảng 2.8

Dự báo các yếu tố liên quan đến tương lai phát triển kinh tế vườn xoài ở
TT. Ba Chúc – Tri Tôn – An Giang.........……………………………........
44

Bảng 2.9

Thành phần và mức độ phổ biến của côn trùng gây hại trên các lơ thí
nghiệm xồi Thanh Ca ở Ba Chúc - Tri Tôn - An Giang………………….. 45


Bảng 2.10 Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác và cơ giới trong biện pháp quản lý dịch
hại tổng hợp (IPM) và loại thuốc xử lý ra hoa lên trọng lượng trái xoài thu
hoạch ở TT. Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang ………………………………… 46
Bảng 2.11 Hiệu quả kinh tế của kỹ thuật canh tác IPM so với không áp dụng………...

vii

47


DANH SÁCH HÌNH
Tên Hình

Trang

Hình 1.1

Bản đồ vị trí thí nghiệm về kỹ thuật canh tác IPM trên xồi Thanh Ca......

Hình 1.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm loại hố chất XLRH và áp dụng biện pháp canh 29
tác (IPM) trên cây xồi tại TT. Ba Chúc, Tri Tơn, An Giang …………….

Hình 2.1

Lịch thời vụ chăm sóc mùa thuận và mùa nghịch cho xồi Thanh Ca …...

33


Hình 2.2

Mặt cắt sinh thái vùng trồng xồi núi Dài tại TT. Ba Chúc……………….

35

Hình 2.3

Sơ đồ VENN về mối quan hệ giữa hộ trồng xoài với các cơ quan và tư
nhân.......................................................................………………………...

41

viii

27


KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

DDT

Dichloro diphenyl trichloroethane

ĐBSCL


Đồng Bằng Sông Cửu Long

IPM

Integrated Pest Management - Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp

FAO

Food and Agriculture Organization

GAP

Good Agricultural Practice

HTX

Hợp tác xã

MKP

Mono - Kalium Photphate

2,4-D

2,4 –Dichlorophenoxy acetic acid

PBZ

Paclobutrazol


PRA

Participatory rural appraisal

RAVC

Return above variable cost: Thu nhập trên biến phí

SWOT

Strength Weakness Opportunity Threat

SALT 4

Small Agro-fruit Livelihood Technology

VAC

Vườn ao chuồng

TT

Thị Trấn

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

XLRH


Xử lý ra hoa

WHO

World Health Organization

ix


CHƯƠNG I

MỞ ĐẦU
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thơn dự đốn diện tích trồng xồi tại Việt
Nam sẽ gia tăng đến mức 150.000 ha, với sản lượng dự kiến đạt được là 1.500.000 tấn trong
năm 2010 (Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, 1998). Diện tích cây xoài ở An Giang
năm 2006 là 3.847 ha tăng vượt mức so với năm 2004 chỉ có 1.897,5 ha và đạt sản lượng
8.514 tấn so với năm 2004 chỉ có 4.640 tấn (Niên Giám Thống Kê An Giang, 2006). Điều đó
cho thấy tầm quan trọng của cây xồi trong phạm vi của tỉnh. Mặc dù được trồng từ rất lâu
đời tại Việt Nam nhưng nhìn chung năng suất bình quân của xồi khơng cao, chất lượng trái
cũng chưa đạt tiêu chuẩn chung xuất khẩu. Tại ĐBSCL trong những năm gần đây đã có
những tiến bộ kỹ thuật như ra hoa trái vụ; một số cây đầu dòng đã được xác định và nhân
giống vơ tính; các dịch hại thường xun làm thất thu năng suất cây xoài cũng được xác
định,… Tuy nhiên thực tế sản xuất đã cho thấy nhiều nhà vườn đang gặp rất nhiều khó khăn
trong việc canh tác xồi sao cho có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao. Một trong những khó
khăn lớn của các nhà vườn là vấn đề dịch hại trên xoài. Cho đến nay, để đối phó với các đối
tượng này, nhà vườn chủ yếu dựa vào thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Trong những năm qua
mặc dù phải sử dụng thường xuyên với khối lượng lớn thuốc BVTV nhưng nhiều nhà vườn
đã không đạt yêu cầu mong muốn, trái lại tại một số nơi dịch hại còn bộc phát dữ dội hơn.
Theo chiều hướng phát triển một nền nông nghiệp bền vững, có giá trị kinh tế cao, vấn đề sản
xuất xồi sạch là một hướng đi khơng thể thiếu và đây cũng là một trong những trở ngại rất

lớn cho vấn đề sản xuất xoài hiện nay tại Việt Nam. Để sản xuất được xoài “sạch”, điều quan
trọng hiện nay là phải hạn chế sử dụng hoá chất BVTV phát huy hiệu quả tổng hợp của các
biện pháp an toàn sinh thái khác,… hay nói khác đi là biện pháp quản lý dịch hại theo IPM.
Tuy nhiên việc áp dụng IPM trên xồi khơng phải là một vấn đề đơn giản không những cho
các nhà vườn tại Việt Nam mà cũng là một vấn đề khó khăn cho nhiều nước trong khu vực.
Thị trấn Ba Chúc huyện Tri Tôn thuộc vùng Bảy Núi thường có tập qn trồng giống
xồi Thanh Ca thích hợp với điều kiện đất đai vùng cao thuộc loại đất xám nghèo dinh dưỡng,
khơng có nước tưới chỉ lệ thuộc hoàn toàn vào nước mưa. Cho nên, dù giá trị thương mại của
giống xồi nầy khơng cao nhưng vẫn được bà con nông dân trồng phổ biến. Trong những năm
gần đây, một số hộ nhà vườn đã bước đầu áp dụng biện pháp xử lý ra hoa (XLRH) trái vụ trên
xoài Thanh Ca nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhưng đã gặp nhiều trở ngại. Các trở
ngại đó là thiếu trang bị kiến thức kỹ thuật XLRH và nhất là các kỹ thuật canh tác và kỹ thuật
tỉa cành để giúp cây xoài đậu trái nhiều, tăng trọng lượng trái so với để cây tự nhiên. Do vậy,
đề tài “Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xồi Thanh Ca trong mơ hình vườn
đồi ở xã Ba Chúc - Tri Tôn - An Giang” được tiến hành nhằm giải quyết vấn đề trên.
A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Mục tiêu
Đánh giá hiện trạng canh tác, tình hình quản lý sâu bệnh trên mơ hình cây xồi ở vườn
đồi và khảo nghiệm hiệu quả của kỹ thuật canh tác (làm cỏ, vệ sinh vườn, bón phân hợp
lý,…), biện pháp cơ học (tỉa cành, tạo tán,…) trong biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) so với để tự nhiên của nông dân.
II. Nội dung nghiên cứu
1. Đánh giá hiện trạng canh tác xoài, tình hình kiểm sốt sâu bệnh ở vườn xồi bằng các
phương pháp PRA, phỏng vấn hộ trồng xoài với bảng câu hỏi.

1


2. Khảo sát hiệu quả của biện pháp canh tác và biện pháp cơ giới của IPM đến năng suất
trái bằng thí nghiệm so sánh 2 nhân tố gồm loại hố chất XLRH và có hay khơng sử dụng hai

biện pháp nầy của IPM
B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Các vườn xoài Thanh Ca của các hộ nông dân ở Thị Trấn Ba Chúc đã đưa vào
kinh doanh có tuổi từ 7 năm trở lên.
C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
1.2.1

IPM là gì ?

IPM (Integrated Pest Management) có nghĩa là quản lý dịch hại tổng hợp. Thuật ngữ
IPM là khái niệm rất quen thuộc đối với người nông dân sản xuất lúa, được xem như là giải
pháp tổng hợp trong quản lý dịch hại. Tuy nhiên để nơng dân hiểu rõ và có thể thực hiện đầy
đủ các khái niệm này không thực sự đơn giản (Trần Văn Hai và Phạm Hoàng Oanh, 2003).
IPM là một chiến lược phòng trừ dịch hại dựa trên việc xác định ngưỡng kinh tế khi
mật số dịch hại tiến gần đến mức cần thiết phải áp dụng các biện pháp để tránh giảm lợi
nhuận. Nghĩa là giá trị dự đoán về sự tổn hại cây trồng xảy ra vượt q chi phí kiểm sốt dịch
hại (Frisbie và Adkisson, 1985).
Từ công lao lãnh đạo việc phát triển và mở rộng IPM trên toàn thế giới, Adkisson và
Smith nhận được giải thưởng Lương thực thế giới năm 1997. Hai ông định nghĩa IPM như
sau: “ Trong nông nghiệp, IPM là một chiến lược kiểm soát dịch hại sử dụng một loạt các
phương pháp bổ sung như: công cụ cơ giới, công cụ vật lý, sự quản lý di truyền, sinh học,
canh tác và hoá học. Các phương pháp nầy được thực hiện trong ba giai đoạn: phòng trừ,
quan sát và can thiệp. Nó là một phương pháp tiếp cận sinh thái với mục tiêu chính là giảm
hoặc loại trừ một cách có ý nghĩa việc sử dụng thuốc BVTV” ( />IPM là một cách tiếp cận nhạy cảm với môi trường và có hiệu quả quản lý dịch hại khi
kết hợp các biện pháp thơng thường. Chương trình IPM sử dụng những thơng tin tồn diện và
phổ biến về dịng đời của dịch hại và sự tương tác của chúng với môi trường. Những thông tin
nầy kết hợp với những biện pháp kiểm sốt dịch hại hiện có được dùng để quản lý dịch hại
bởi các phương tiện kinh tế nhất, và với những rủi ro có thể có thấp nhất cho con người, tài

sản và môi trường. />Theo Rainer và ctv (1994) thì quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một hệ thống quản lý
dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các
loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật
độ của các lồi gây hại ở dưới mức gây ra thiệt hại kinh tế.
Quản lý dịch hại tổng hợp cũng có thể định nghĩa là một hệ thống các biện pháp
phòng trừ hợp lý về kinh tế và vững bền, dựa trên sự phối hợp các biện pháp trồng trọt, sinh
học di truyền chọn giống và hoá học nhằm đạt được sản lượng cây trồng cao nhất và tác hại
của mơi trường ít nhất (Oudejans, 1991, trích dẫn bởi Nguyễn Cơng Thuật 1996)
Các biện pháp trên cần được sử dụng phối hợp với nhau và ở mức độ thích hợp tuỳ
theo từng điều kiện cụ thể về tình hình dịch hại, khả năng chịu đựng và đền bù cả cây trồng,
điều kiện đất đai, thời tiết khả năng về kinh tế,… phối hợp ở đây chủ yếu là sử dụng nhiều
biện pháp để hỗ trợ cho nhau, tăng hiệu quả phịng trừ, khơng nên chỉ đơn thuần dựa vào một
biện pháp, nhất là không nên chỉ dựa vào biện pháp hoá học. Mức độ thích hợp tức là khơng

2


nên dùng quá liều yêu cầu cần thiết và phải phù hợp với từng điều kiện cụ thể (Võ Văn Á và
ctv, 1998)
Ngày nay khi nền sản xuất nông nghiệp đã theo hướng thâm canh, bên cạnh năng suất
gia tăng thì kéo theo sự gia tăng về dịch hại. Người ta ước tính có khoảng 10 ngàn lồi sâu hại
và hàng trăm ngàn loại bệnh gây hại trên các loại cây trồng làm giảm năng suất cây trồng
trung bình từ 20-30%. Nhiều nước trên thế giới đã ghi nhận những đợt dịch hại nghiêm trọng.
Riêng đợt rầy nâu ở Đông Nam Á từ năm 1995 - 1996 đã gây thiệt hại tới 300 triệu USD. Ở
nước ta, trong vòng 30 năm qua cũng từng xảy ra những đợt dịch sâu bệnh gây hại nặng nề,
điển hình như đợt rầy xanh đuôi đen và bệnh vàng lụi lúa ở các tỉnh phía Bắc những năm
1964 - 1965, dịch rầy nâu và bệnh lùn xoắn lá ở các tỉnh Nam Bộ trong những năm 1977 1980 và các năm 1991 - 1992. Ngoài ra các loài dịch hại khác như bệnh, cỏ dại, chuột tuy
không gây hại thành dịch nghiêm trọng nhưng đã làm giảm năng suất đáng kể và tốn chi phí
phịng trừ rất tốn kém (Võ Văn Á và ctv, 1998)
Để phịng trừ các lồi dịch hại bảo vệ cây trồng nhiều biện pháp kỹ thuật tiến bộ đã

được áp dụng vào đồng ruộng. Ban đầu là các biện pháp thủ công như bắt giết, biện pháp
canh tác, sử dụng một số chất vơ cơ có sẵn trong tự nhiên và các chất hoá học tổng hợp đổ
vào đồng ruộng ngày càng nhiều hơn như hợp chất Clo hữu cơ, Lân hữu cơ, Cacbamat, Cúc
tổng hợp. Các hợp chất này có hiệu lực trừ sâu cao nhưng cũng rất độc hại với môi trường và
con người, giết hại nhiều loại thiên địch, làm sâu hại dễ quen thuốc. Dần dần người ta nhận ra
rằng biện pháp hoá học là “con dao hai lưỡi”, nó có thể giúp phịng trừ sâu hại có hiệu quả
cao nhưng cũng rất có hại tới sức khoẻ con người và huỷ hoại môi trường sinh thái (Võ Văn
Á và ctv, 1998). Vì việc áp dụng biện pháp phòng trừ vừa đảm bảo về năng suất vừa duy trì
được tính bền vững của nền nơng nghiệp là hết sức cần thiết.
1.2.2

Lịch sử IPM

Việc sử dụng hoá chất tổng hợp để phòng trừ dịch hại đã bắt đầu từ thập niên 1940 khi
các khám phá các hợp chất hữu cơ như dichloro diphenyl trichloroethane (DDT),
benzenhexachloride và 2,4 –Dichlorophenoxy acetic acid (2,4-D) đã báo trước một cuộc cách
mạng trong quản lý dịch hại. Thuốc BVTV khả thi kiểm soát nhiều loại sâu bệnh mà các biện
pháp trước đây khơng làm được. Kết quả là thuốc BVTV đã góp phần một cách có ý nghĩa
vào việc gia tăng năng suất trong thập niên 1940 - 1960. Việc sử dụng nông dược, đặc biệt là
thuốc trừ sâu, phát triển rất nhanh. Nhiều nông dân bắt đầu áp dụng thuốc trừ sâu theo lịch
đều đặn mà rất ít chú ý đến sự lây nhiễm thật sự. Kết quả, các dòng kháng thuốc đã phát triển.
Nông dược, đặc biệt là thuốc trừ sâu và thuốc trừ nấm, làm bộc phát các giống có lợi nào đó,
thường làm xuất hiện các lồi ăn mồi có khi cịn nguy hiểm hơn vấn đề dịch hại. Nhiều loại
thuốc trừ sâu có nguồn gốc clor hữu cơ đã có ảnh hưởng bất lợi cho mơi trường và tỏ ra nguy
hiểm không chấp nhận được cho sức khoẻ con người. Phần lớn các hợp chất nầy đã được loại
bỏ và thay vào đó là những thuốc trừ sâu gốc lân, carbamate và pyrethroid tổng hợp ít lưu tồn
hơn (Allen, 1987).
Không lâu sau Thế Chiến II, khi thuốc trừ sâu tổng hợp được sử dụng rộng rãi, các
nhà côn trùng học ở California đã phát triển khái niệm “phịng trừ cơn trùng bằng giám sát”.
Cùng lúc đó, các nhà côn trùng ở các tiểu bang thuộc vành đai bông vải như Arkansas cũng

ủng hộ cách tiếp cận tương tự. Theo hệ thống nầy, phòng trừ sâu hại được “giám sát” bởi các
nhà côn trùng học phân loại và sự áp dụng thuốc trừ sâu dựa trên những kết luận đạt được từ
sự giám sát chu kỳ mật số sâu hại và thiên địch. Điều nầy cho thấy cách thực hiện là có những
chương trình phun thuốc theo lịch. Phịng trừ giám sát dựa trên sự thơng hiểu về sinh thái và
xu hướng dự đoán mật số sâu hại và thiên địch.

3


Sự phịng trừ có giám sát đã hình thành nhiều cơ sở khái niệm cho “sự phòng từ tổng
hợp mà các nhà cơn trùng học ở California đã nói rõ ràng vào thập niên 1950. Sự phịng trừ
tổng hợp tìm cách xác định sự phối hợp tốt nhất giữa phòng trừ sinh học và hoá học cho một
loại sâu hại nhất định. Hoá chất BVTV được sử dụng trong chừng mực làm gảy đổ biện pháp
phòng trừ sinh học. Như vậy, thuật ngữ “tổng hợp” đồng nghĩa với thuật ngữ “tương thích”
(“compatible”). Phịng trừ bằng hố chất được áp dụng chỉ sau khi quan sát thường kỳ cho
thấy mật số dịch hại đã đạt đến mức ngưỡng kinh tế cần xử lý bằng cách ngăn chặn mật số đạt
đến mức thiệt hại kinh tế mà ở điểm nầy sự tổn thất kinh tế sẽ vượt quá chi phí các biện pháp
phòng trừ nhân tạo.
IPM mở rộng khái niệm phòng trừ tổng hợp đến tất cả các loại dịch hại và phát triển
các chiến thuật khác hơn là chỉ phòng trừ bằng hoá chất và sinh học. Biện pháp nhân tạo như
thuốc BVTV được áp dụng như là trong phòng trị tổng hợp nhưng hiện nay phải được tương
thích với chiến thuật phòng trị cho mọi loại dịch hại. Các chiến thuật khác như tính kháng của
cây ký chủ và biện pháp canh tác trở thành một bộ phận của kho tàng IPM. IPM bổ sung cơ
sở đa ngành cho các nhà côn trùng học, bệnh học cây trồng, tuyến trùng học, và các nhà khoa
học về cỏ dại.
Ở Mỹ, IPM đã trở thành chính sách quốc gia từ tháng 3 năm 1972 khi tổng thống Nixon
chỉ đạo các cơ quan liên quan từng bước đưa tiến bộ của những khái niệm và áp dụng IPM
vào tất cả các ngành có liên quan. Năm 1979, Tổng thống Carter thành lập một Uỷ Ban Phối
hợp IPM liên Cơ quan để đảm bảo phát triển và thực hiện các biện pháp IPM.
( />1.2.3


Các đặc trưng của IPM
Theo Rainer Daxl (1994) IPM có các đặc trưng sau:
- Kiểm soát dựa trên sự hiểu biết về dịch hại và thiên địch của chúng

Hiểu biết về sinh học và sinh thái học của sâu hại và thiên địch, đặc biệt nắm được ở
đâu và khi nào chúng xảy ra và di chuyển như thế nào vào cây trồng làm nơi cư trú để hình
thành cơ sở cho sự kiểm soát. Người áp dụng IPM cũng cần hiểu quan hệ giữa dịch hại và
thiên địch để có thể quyết định mật độ của chúng.
- Mật độ quần thể của dịch hại được giữ ở mức độ thấp.
Dịch hại xảy ra ở qui mơ nhỏ thì khơng hẳn gây ra tức thì sự tổn thất nào. Ở mật độ
thấp, chúng có thể cân bằng với cây trồng. Thiệt hại xảy ra khi cây không đủ khả năng đền
bù. Tuy nhiên, kiểm soát dịch hại chỉ đảm bảo bằng tài chính nếu chi phí của biện pháp kiểm
sốt đó thấp hơn chi phí thiệt hại mà nó sẽ gây ra. Theo qui luật, chi phí của các biện pháp
kiểm sốt thì cao hơn trong khi kết quả đạt được chỉ một thời đoạn ngắn. Bởi thế quan điểm
về kinh tế của người nông dân là kỳ vọng ổn định mật số quần thể của dịch hại ở một mức độ
thấp, nhưng khơng loại trừ được chúng một cách hồn tồn.
Người ta đã chứng tỏ rằng không thể thực hiện được và cũng khơng có hiệu quả kinh
tế khi diệt trừ tận gốc dịch hại cây trồng tại một miền hay ở cấp độ quốc gia. Hơn nữa quan
điểm sinh thái học xem sâu hại là nguồn thức ăn cho thiên địch để duy trì cân bằng hệ sinh
thái.
- Kết hợp các phương pháp kiểm soát
Kết hợp các phương pháp kiểm soát là một đặc trưng quan trọng của IPM. Sự kết hợp
giữa các biện pháp ngăn ngừa và diệt trừ để chặn đứng hoặc giúp ngăn chặn mật số dịch hại
chống lại sự phát triển tới một mức độ mà sự thiệt hại lớn xảy ra.

4


IPM nhắm vào mục tiêu này chủ yếu thông qua các kỹ thuật khơng sử dụng thuốc hố

học. Dựa trên điều kiện cây trồng và điều kiện từng địa phương các biện pháp có thể bao
gồm: phương pháp canh tác chọn giống, vệ sinh đồng ruộng, sự can thiệp và cuối cùng ít ra
thúc đẩy sự phát triển của thiên địch.
1.2.4

Các nguyên lý và nguyên tắc của IPM

Việc áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp phải dựa trên những nguyên lý
và nguyên tắc của nó. Theo Nguyễn Cơng Thuật (1996), phịng trừ dịch hại tổng hợp có
những nguyên tắc và nguyên lý như sau:
- Một là, trong hệ thống phòng trừ dịch hại tổng hợp tất cả các kỹ thuật tham gia cần
được xét đến sự hài hồ giữa các yếu tố của mơi trường, đặc biệt là phải khai thác tối đa các
yếu tố gây chết tự nhiên của sâu hại. Mặt khác, tác động của tất cả các kỹ thuật được sử dụng
cũng phải được xem xét về mặt này.
- Hai là, không thể suy nghĩ một cách nơng cạn cho rằng có thể tiêu diệt hết các cơ
thể gây hại trên đồng ruộng, mà cần hiểu rằng chỉ có thể duy trì mật độ của chúng ở dưới mức
gây ra thiệt hại kinh tế. Như vậy một biện pháp phòng trừ chỉ được áp dụng trong trường hợp
nếu khơng thực hiện thì giá trị tổn thất về sản lượng cây trồng sẽ lớn hơn những chi phí của
việc xử lý.
- Ba là, khơng thể quan niệm phịng trừ tổng hợp là một qui trình in sẵn để có thể áp
dụng trong mọi trường hợp, ở mọi nơi, mọi lúc, mà phải coi đó như là một nguyên tắc cần
phải tuân theo để cho phép xác định, trong mỗi tình huống cụ thể, một giải pháp tối ưu, xét về
mọi mặt.
- Bốn là, những biện pháp áp dụng trong phòng trừ tổng hợp rất phong phú và đa
dạng. Đồng thời những thành tựu mới trong nghiên cứu khoa học BVTV ngày nay càng được
đưa ra sử dụng trong sản xuất nhiều hơn, rộng rãi hơn và khơng ngừng lại một chỗ.
Sau cùng, khái niệm phịng trừ tổng hợp có liên quan đến hai khái niệm là ngưỡng gây
hại và ngưỡng kinh tế.
1.2.5


Các yêu cầu của IPM

Theo Võ Văn Á và ctv (1998) để việc áp IPM trên cây trồng đạt kết quả tốt cần có
những yêu cầu sau:
- Trồng cây khoẻ.
- Bảo vệ thiên địch.
- Thăm đồng thường xuyên.
- Nông dân trở thành chuyên gia.
Trồng cây khoẻ chủ yếu là chọn giống kháng sâu bệnh và chăm sóc cây đầy đủ bằng
các biện pháp canh tác.
Bảo vệ thiên địch chủ yếu là sử dụng thuốc hoá học hợp lý khi cần thiết và dùng loại
thuốc ít gây hại thiên địch, tạo điều kiện môi trường cho thiên địch tồn tại và phát triển.
Hai yêu cầu đầu tiên thể hiện nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật của IPM là điều khiển
cân bằng hệ sinh thái trên cơ sở tác động vào cây trồng và thiên địch để chủ động khống chế
sự phát triển của dịch hại. Hai yêu cầu sau là những công việc quan trọng cần làm để thực
hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp có kết quả. Trong quá trình thực hiện phải nắm
vững và vận dụng đồng thời 4 yêu cầu này. Muốn xác định những biện pháp thích hợp, có
hiệu quả thì phải thường xun điều tra đồng ruộng để nắm vững kết cấu và sự biến động của
5


hệ sinh thái. Cụ thể là nắm vững tình hình sinh trưởng của cây trồng, thành phần và số lượng
các loài thiên dịch, dự kiến khả năng biến động của sự tương quan giữa chúng để có biện
pháp xử lý thích hợp. Cuối cùng là tất cả các biện pháp trên chỉ có thể thực hiện có hiệu quả
khi người nông dân, người chủ thực sự của đồng ruộng thông hiểu và thực sự tin tưởng các
biện pháp IPM, mỗi người nông dân áp dụng các biện pháp tức là cả cánh đồng, cả địa
phương, cả nước đã áp dụng. Khi đó IPM mới thực sự có kết quả mong muốn.
* Sử dụng thuốc hoá học trong IPM
- Ưu của thuốc hoá học: Theo Võ Văn Á và ctv (1998) thuốc hoá học là một trong
những biện pháp rất cần để phòng trừ dịch hại trong một tương lai còn dài, do có một số ưu

điểm sau:
+ Tiêu diệt dịch hại mạnh mẽ nhanh chóng và triệt để nhất là khi chúng phát sinh
mạnh mẽ đe doạ nghiêm trọng đến năng suất cây trồng, các biện pháp khác không thể ngăn
nổi.
+ Dùng thuốc có thể tiêu diệt hàng loạt dịch hại trong một thời gian ngắn hiệu quả
rõ ràng
+ Trong một thời gian ngắn có thể sử dụng trên một diện tích rộng lớn, nhất là với
các phương tiện phun rải hiện đại (máy phun động cơ, máy bay rảy thuốc).
+ Với những tiến bộ của khoa học con người có thể sáng chế ra những loại thuốc
ít độc với con người và môi trường.
- Các tác động xấu do thuốc hố học gây ra:
Các loại thuốc hố học ít hay nhiều đều có độc hại đối với con người, gia súc và các
động vật có ích khác.
+ Tiêu diệt các lồi thiên địch của sâu hại.
+ Hình thành các lồi kháng thuốc. Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều loài sâu
kháng thuốc làm cho liều lượng sử dụng tăng lên gây ra tốn kém và ô nhiễm môi trường
+ Làm xuất hiện những đối tượng dịch hại quan trọng. người ta nhận thấy rằng ở
những nơi có sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn bình thường thì làm cho nhện đỏ phát triển trở
thành đối tượng gây hại chủ yếu. Dùng nhiều thuốc trừ cỏ 2,4-D để diệt cỏ lác và cỏ lá rộng
sẽ làm cỏ hoà bản phát triển mạnh
+ Gây ra hiện tượng tái phát của dịch hại, có nhiều trường hợp năm đầu sử dụng
thuốc hố học, dịch hại có giảm đi, trong những năm sau tuy lượng thuốc sử dụng tăng lên
nhưng dịch hại khơng những khơng giảm mà cịn tăng hơn so với trước. Nguyên nhân của
hiện tượng nay là do dùng nhiều thuốc hoá học đã dẫn tới việc mất cân bằng sinh thái, do
thiên địch giảm sút, hình thành các lồi dịch hại kháng thuốc kích thích các lồi sống sót sinh
sản nhiều hơn. Khi một số loài sâu hại đã sống chung với một loại thuốc nào đó thì nhanh
chóng trở nên chống với các loại thuốc hoá học cùng nhóm gọi là hiện tượng kháng chéo,
nguy hiểm hơn là sâu hại có thể chống với nhiều nhóm thuốc khác nhau gọi là hiện tượng
chống đa tính. Gây nhiễm độc cho môi trường sống và để lại dư lượng trong nơng sản (Võ
Văn Á và ctv, 1998).

Vì vậy việc sử dụng thuốc hoá học hợp lý trên đồng ruộng là rất quan trọng. Theo
Võ Tịng Xn (1993) việc dùng khơng đúng thuốc có thể:
- Khơng diệt được đối tượng gây hại và làm tăng cả số lượng côn trùng gây hại chính
lẫn số cơn trùng trước đó là đối tượng gây hại thứ yếu.
- Tạo ra những tập đoàn kháng thuốc
6


- Gây hại trầm trọng cho người nông dân khi dùng thuốc hoặc các vi sinh vật không
là đối tượng phải kiểm sốt sống trong cùng một mơi trường cũng bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp
- Những đối tượng gây hại do việc áp dụng những kỹ thuật mới khơng riêng gì đối
với cây lúa. Tuy nhiên, để giải quyết một đối tượng gây hại, giải pháp trước mắt thường là xịt
lại nhiều lần các loại nông dược. Quan điểm kiểm dịch ngày nay đã thay đổi, cùng với việc
phát minh ra những nông dược tổng hợp tiên tiến. Những loại thuốc này không mắc tiền và dễ
sử dụng, cho kết quả ngay, suốt kỷ nguyên nông dược này, quan điểm về xử lý dịch hại có
nghĩa là diệt trừ tận gốc, phát hiện để diệt hết các loài dịch hại. Quan điểm loại trừ này đã
được thay thế bằng quan điểm kiểm soát hợp lý, ở đây mục đích là kiểm sốt dịch hại đến
mức độ nếu xử lý tiếp tục sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế. Mật số thiên địch có thể chấp
nhận được
Mục tiêu cuối cùng của thuốc hoá học là tiêu diệt dịch hại, bảo vệ cây trồng. Hiệu quả
thuốc tức là hạn chế dịch hại tốt nhất bảo đảm năng suất cây trồng mà lại ít tốn kém chi phí
nhất. Nếu dùng thuốc mà để lại các hậu quả xấu thì rõ ràng hiệu quả đã bị hạn chế, lợi bất cập
hại. Để sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả phịng trừ dịch hại cao giảm bớt chi phí cần phải
thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng:
- Đúng thuốc: mỗi loại thuốc có hiệu quả cao đối với một loại dịch hại nhất định. Cần
biết loài dịch hại nào cần trừ để chọn đúng thuốc nhằm đạt hiệu quả phòng trừ cao với lồi
dịch hại đó
- Đúng lúc: trong q trình phát sinh, phát triển của dịch hại, có những giai đoạn dễ bị
thuốc tiêu diệt, đó thường là lúc dịch hại mới phát sinh, tuổi phát dục cịn non. Trong nhóm

thuốc trừ bệnh có loại thuốc tác dụng phịng bệnh là chính, cần phun khi bệnh mới hoặc sắp
phát sinh. Tránh phun thuốc lúc trời nắng gắt, sắp có mưa, có gió lớn, lúc hoa đang trổ rộ đặc
biệt đối với các loại thuốc trừ cỏ tiền hoặc hậu nẩy mầm phải sử dụng đúng thời gian qui
định.
- Đúng liều lượng và nồng độ: liều lượng là lượng thuốc thành phẩm cần dùng cho
một đơn vị diện tích. Cịn nồng độ là lượng thuốc cần pha trong một lượng nước nhất định.
Cần phải pha đúng nồng độ và sử dụng đúng liều lượng để bảo đảm thuốc bao phủ hết diện
tích cây trồng đủ để diệt sâu bệnh, cỏ dại mà không gây hại cho con người. Không nên pha
đậm đặc để ít nước đi.
- Đúng cách: cần phun thuốc vào chỗ sâu bệnh thường phát sinh, tập trung nhiều.
Dùng thuốc trừ cỏ cho ruộng lúa cần phun trải đều trên mặt ruộng, tránh phun trùng lắp, chế
độ nước theo yêu cầu. Pha thuốc cho tan đều trong bình (Võ Văn Á và ctv, 1998).
Theo Chi Cục BVTV An Giang (2004) chương trình IPM trên lúa được triển khai ở
An Giang từ năm 1992-1997 với nguồn kinh phí do FAO tài trợ, qua chương trình này nơng
dân đã hiểu được tầm quan trọng của hệ sinh thái đồng ruộng và trong thái độ của họ về cách
quản lý dịch hại đã có sự thay đổi rõ nét nhất là với cơn trùng gây hại, sử dụng thuốc trừ sâu
thận trọng hơn. Tuy nhiên cốt lõi của chương trình IPM là “cân bằng sinh thái” nặng về quản
lý sâu hơn là bệnh và cũng từ đó bộc lộ một số khuyết điểm cần được cải thiện. Và một trong
những bước đột phá trong quản lý dịch hại trên lúa về sau đó là chương trình FPR (chương
trình nơng dân tham gia thí nghiệm)
1.3 Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây ăn trái
Sử dụng biện pháp tổng hợp để quản lý dịch hại cây ăn quả trên cơ sở sinh thái học sẽ
làm tăng năng suất, cải thiện phẩm chất, bảo vệ sinh thái, giảm độc hại do sử dụng thuốc quá
đáng và giảm chi phí đầu tư. Quản lý dịch hại tổng hợp bằng cách tăng cường biện pháp sinh
7


học và các biện pháp kỹ thuật chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết, sử dụng
đúng và có hiệu quả. An tồn cho người tiêu dùng, không làm hại quá đáng thiên địch, hạn
chế sự kháng thuốc của các loài sâu bệnh.

Theo Nguyễn Văn Kế (2001) thì một số các biện pháp chính về quản lý dịch hại tổng
hợp cho cây ăn quả sau:
1.3.1

Biện pháp sinh học

Nhằm giúp các thiên địch (cơn trùng có ích) phát triển và tấn công sâu hại. Đây là một
giải pháp rất hữu ích nhằm tạo sự cân bằng trong thiên nhiên. Rất nhiều loài thiên địch đã bị
huỷ hoại do thiếu hiểu biết. Chim, tắc kè, rắn mối, ếch, nhái,… ăn nhiều loại cơn trùng. Kiến
vàng kiểm sốt khá hiệu quả bọ xít xanh trên cây họ cam quýt. Nhiều vườn cây nuôi kiến
vàng đã hạn chế nhiều sâu bệnh hại. Một số côn trùng, nấm, vi khuẩn, virus,… ký sinh làm
chết sâu hại.
Riêng cơn trùng có ích có thể chia thành 2 nhóm:
Nhóm ăn thịt: Chuồn chuồn, bọ ngựa, kiến vàng, bọ rùa, nhện, giịi ăn rệp,…
Nhóm ký sinh: Trưởng thành đẻ trứng vào cơ thể sâu hại, ấu trùng nở ra dùng ngay cơ thể
của ký chủ làm thức ăn (thí dụ các loại ong ký sinh ).
Để giúp các thiên địch phát triển, nên hạn chế việc sử dụng các thuốc trừ sâu phổ rộng.
Nên xen canh, giữ một số lồi cỏ vì chúng cung cấp phấn hoa làm thức ăn, cung cấp chỗ ấn
núp, sinh sơi cho cơn trùng có ích.
1.3.2

Biện pháp kỹ thuật

1.3.2.1 Chọn giống
Chọn giống chống chịu sâu bệnh, chọn ở vùng ít bệnh. Trong mỗi lồi cây có lồi dễ bị
nhiễm bệnh, có lồi chống chịu bệnh rất tốt.
- Cây thơm (Ananas comosus) nhóm Cayenne dễ bị bệnh wilt hơn nhóm Queen, “thơm
cam” thuộc nhóm Abacaxi chống chịu wilt rất tốt. Tại một số vườn ở Đức Hoà (Long An) rệp
sáp bu đầy thơm cam nhưng không hề thấy dấu hiệu bệnh wilt.
- Cây chuối: nhóm chuối già dễ bị nhiễm bệnh đốm lá Sigatoka hơn chuối sứ, chuối lá.

Ngay trong nhóm chuối già có chuối già Laba (Đà Lạt) dễ nhiễm bệnh Sigatoka hơn chuối già
Bến Tre.
- Bưởi “đường da láng” trồng tại Tân Uyên (Bình Dương) dễ bị nhiễm bệnh xì mủ gốc,
thân cành hơn giống bưởi “đường lá cam” trồng tại Tân Triều,…
Khi chọn vật liệu trồng (cây giống) nên tránh chọn ở các vùng đang bị nhiễm bệnh nặng.
Thí dụ thơm Cayenne ở Đà Lạt bị nhiễm wilt nặng, thơm Queen ở một số vùng miền Bắc bị
nhiễm bệnh thối lõi. Cam quýt tránh chọn ở các vùng dễ bị nhiễm bệnh Greening,…
1.3.2.2 Nhân giống
- Chọn gốc ghép
Các cây nhân giống bằng phương pháp ghép thì cần chú ý đến gốc ghép, vì gốc ghép
truyền tính trạng của nó cho cả cây ghép. Đặc tính của gốc ghép là có thể truyền tính chống
chịu sâu bệnh, tính dễ bị nhiễm một loại bệnh nào đó, nhất là virus cho cây ghép; tính chống
chịu với mơi trường như hạn, úng, mặn, phèn cũng như khả năng cho năng suất cao hay thấp,
phẩm chất quả ngon hay dở,…

8


Tại Nam Bộ trên các vùng phèn mặn, úng,… dọc theo bờ mương người trồng mãng cầu
xiêm thường phải dùng gốc ghép là bình bát (Annona glabra). Đối với cây họ cam quýt khi
ghép trên gốc bưởi dễ bị bệnh xì mủ gốc. Ở cây họ cam quýt người ta rất sợ nhóm bệnh virus,
một trong những bệnh đó là bệnh Tristeza đã tàn phá hàng chục triệu cây cam cam quýt ở
châu Mỹ. Cây cam đắng hay cây cam chua (C. aurantium) một loại gốc ghép một thời nổi
tiếng vì cho năng suất cao, phẩm chất tốt, rồi một thời “mang tiếng ” vì dễ nhiễm bệnh
Tristeza.
Gốc ghép có tầm quan trọng như vậy nên việc chọn gốc ghép thích hợp cho cây lâu năm
là một việc tối quan trọng. Tại Nam Bộ nhiều nhà vườn cho là những cây hoang dại hay bán
hoang dại có đặc tính chống chịu sâu bệnh tốt nên thường chọn những cây này làm gốc ghép,
chẳng hạn chọn cây xoài “cà lăm” làm gốc ghép cho xoài cát, chọn táo rừng làm gốc ghép
cho táo Taiwan, táo Hồng xanh,... Ở nhiều nước trên thế giới nhất là Mỹ, Pháp,... người ta

nghiên cứu chọn lựa gốc ghép thậm chí lai tạo cả những cây chỉ để làm gốc ghép chẳng hạn
Citrange Troyer,... chúng được đánh giá chống chịu với bệnh Tristeza rất tốt.
Nhưng cũng cần lưu ý thêm sự tương hợp giữa các thành phần của cây ghép, khả năng
cho năng suất và phẩm chất quả sau này.
- Chọn cành ghép
Cây mẹ, nhất là cây họ cam quýt cần được trắc nghiệm (test) để xem có mang mầm bệnh
virus hay khơng. Sử dụng cây chỉ thị bệnh để phát hiện sớm. Như chanh Mexique để giúp
kiểm tra Tristeza; Citron 684 – S1 để kiểm tra exocortis sớm,…
Đối với các lồi cây khơng bị các bệnh nguy hiểm như cây họ cam quýt, cành ghép hay
cành chiết cũng phải được lựa chọn từ những cây khoẻ mạnh (đã được indexing) và lấy từ
vườn tốt. Lấy ở vị trí ngồi tán.
- Chọn phương pháp nhân giống
- Mỗi lồi cây có nhiều kiểu nhân giống, hãy chọn kiểu nhân giống thuận lợi nhất.
- Một số loài cây có hiện tượng đa phơi và nhờ đặc tính này một số bệnh không truyền
qua hạt nên người ta dùng phôi tâm để nhân giống nhằm tránh một số bệnh virus.
- Nuôi cấy mô các đỉnh chồi mầm sẽ tránh được bệnh virus và một số bệnh khác.
- Tránh nhiễm bệnh khi ghép: khử trùng dao ghép và dụng cụ ghép.
- Môi trường nhân giống: đất, vật liệu cho vào bầu đất như phân chuồng, xơ dừa,… hay
những kỹ thuật giâm cành cần xem xét vì có những trường hợp cây con bị nhiễm, nhất là
Rhizoctonia sp., tuyến trùng,… Sự khử đất bón vơi sẽ làm bớt nguy cơ bị nhiễm bệnh.
- Các dụng cụ như dao, kéo,… cần phải được sát trùng, rửa sạch trước và sau khi sử
dụng nhằm tránh lây lan bệnh như trường hợp bệnh virus Psorosis, Exocortis,…
- Thao tác ghép, chiết cần nhanh gọn, chỗ ghép chiết tránh để bị úng, nấm bệnh sẽ xâm
nhập gây bệnh sau này.
- Chăm sóc cây ghép, chiết: Nhiều trường hợp cây đã bị nhiễm bệnh ngay trong vườn
ươm nhưng chưa bộc lộ ra ngoài. Ngay cả những cây nhân giống bằng chồi như thơm đã bị
rệp sáp truyền virus gây bệnh wilt nhưng bệnh chỉ lộ sau từ 2 tuần đến 6 tháng tuỳ theo giống.
Chồi thơm sau khi nhân, nên bó lại từng 10 con một, để gốc lên trên ngọn xuống dưới cho
khô gốc, sự ẩm ướt dễ làm bệnh thối lõi và bệnh thói mềm phát triển nhanh. Những cây như
chuối khi bứng cây con không nên để dưới tán lá cây chuối bệnh, bệnh Sigatoka truyền do

nước mưa hoặc sương rất có thể bào tử từ lá cây lớn bị nước mưa kéo xuống lá cây con.

9


1.3.3

Biện pháp canh tác

1.3.3.1 Khử giống trước khi trồng
Một số trường hợp cần khử giống trước khi trồng để hạn chế bệnh bộc phát sau này. Thí
dụ ngâm hay nhúng các chồi dứa vào dung dịch thuốc trừ sâu để giết rệp sáp, kiến, phịng thối
lõi,…
1.3.3.2 Cải thiện mơi trường nơi trồng
- Tránh để vườn bị úng, hạn cây sinh trưởng yếu sẽ bị nhiễm bệnh.
- Tránh để vườn ẩm quá nấm bệnh sẽ phát triển nhanh. Tránh trồng dày đặc, cây xen quá
nhiều sẽ tạo độ ẩm cao, làm nấm phát triển mạnh.
- Hãy chú trọng bón vơi, tro,… nhất là trên đất có pH thấp, để nâng cao pH. Mỗi loại cây
trồng cần một pH thích hợp khác nhau, như: nấm gây bệnh héo rụi Panama trên cây chuối
phát triển mạnh ở pH thấp.
- Tưới nước đầy đủ và đúng phương pháp sẽ làm cây sinh trưởng tốt hơn, giảm sâu bệnh
đáng kể.
1.3.3.3 Chọn mật độ thích hợp
Mật độ tối ưu sẽ làm năng suất cao. Trồng thưa quá cỏ dại phát sinh nhiều. Trồng dày
quá năng suất giảm, quả bé, sâu bệnh nhiều, tỉ lệ quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thấp.
1.3.3.4 Tỉa thoáng tán
Cần tạo tán thống để ánh sáng có thể lọt vào bên trong tán. Công việc tạo tán cần làm
ngay từ đầu và theo dõi sửa cành hàng năm. Ở các vườn thiếu ánh sáng không những bệnh
phát triển (như bệnh đốm rong,…) mà nhiều loài sâu đục cành cũng sẽ phát triển vì dạng
trưởng thành ưa tìm chỗ râm mát để đẻ trứng.

1.3.3.5 Xen canh
Xen canh hợp lý là một giải pháp lấy ngắn nuôi dài, hoặc ngay cả khi xen canh giữa các
cây ăn quả với nhau sẽ giúp phân tán ký chủ (như: bọ xít cam sẽ bị phân tán trong các vườn
cam xen lẫn nhãn. Rệp sáp bị phân tán trong vườn xoài xen lẫn mãng cầu ta. Sâu vẽ bùa phát
triển ít khi xen bưởi với nhãn,…). Một số nơng dân có sáng kiến trồng những cây xua đuổi
côn trùng (chẳng hạn như: dây thuốc cá trồng dưới gốc xồi,…)
1.3.3.6 Bón phân cân đối, đầy đủ
Bón phân cân đối và đầy đủ sẽ giúp cây trồng khoẻ mạnh, tăng cường sức chống chịu
của cây đối với sâu bệnh và các điều kiện khắc nghiệt của mơi trường. Bón phân đúng lúc sẽ
giúp sự ra chồi, ra quả tập trung hơn. Như vậy việc phòng trừ sâu bệnh sẽ dễ hơn.
1.3.3.7 Bao quả
Bao quả bằng giấy, nylon,… sẽ làm mã quả đẹp hơn, sâu bệnh ít tấn cơng hơn. Hiện nay
trên thế giới nhiều loại quả được bao như chuối, xoài, cam, bưởi, ổi,… Tập quán bao quả mới
được thực hiện bước đầu ở nước ta.
1.3.3.8 Vệ sinh vườn
Thu dọn các tàn dư thực vật, các quả rụng, cắt bỏ các cành, lá sâu bệnh rồi từng loài sâu
bệnh mà huỷ đi. Công tác vệ sinh thực vật sẽ làm giảm nguồn lây lan.

10


1.3.3.9 Bẫy dẫn dụ và diệt cơn trùng
Tuỳ từng lồi cơn trùng có thể đặt bẫy đèn, bẫy màu vàng, bẫy sử dụng kích dục tố,…
sẽ giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc hoá học.
1.3.4

Biện pháp hoá học

1.3.4.1 Nguyên tắc chung
Sử dụng thuốc là biện pháp phải chọn lựa khi thật cần thiết. Nguyên tắc chung là:

- 4 đúng: Đúng thuốc: phải đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng, tuỳ theo đối tượng
gây hại mà chọn thuốc cho phù hợp. Đúng lúc (bệnh ghẻ lá xoài phải phun khi lá còn non,
thrips trên chuối phải phun vào tiêm khi bắp vừa nhú ra,…). Đúng liều (không đặc quá sẽ gây
phí thuốc và gây độc cho người, khơng lỗng q vì khơng trị được sâu bệnh. Sử dụng thuốc
theo đúng nồng độ khuyến cáo ghi trên nhãn, không sử dụng nồng độ cao hơn qui định.
Trường hợp sâu bệnh kháng thuốc thì thay thuốc khác chứ khơng tăng liều lượng. Đúng
phương pháp (côn trùng ở mặt dưới lá phải phun vào mặt dưới,…)
- Chọn các loại thuốc chuyên biệt, phổ hẹp, ít độc cho cơn trùng có ích.
- Ln phiên các loại thuốc để tránh hiện tượng kháng thuốc.
- Chỉ sử dụng thuốc sau khi điều tra dự báo và biết chắc mật số sâu vượt ngưỡng kinh tế
cho phép.
- Ngưng thuốc để đảm bảo thời gian cách ly, an toàn cho người tiêu dùng.
1.3.4.2 Điều tra dự báo
- Nắm tình hình sâu bệnh hại chính.
- Nắm mức độ gây hại.
Vài thí dụ:
- Ruồi trái cây: đặt bẫy có chất dẫn dụ trong vườn từ 2 tháng trước khi quả chín, 7 ngày
lấy mẫu 1 lần. Nếu xuất hiện vượt 10 con/ bẫy thì vượt ngưỡng gây hại.
- Rầy chổng cánh: vào mùa ra đọt điều tra 5 ngày/ lần, 5 đọt cây hễ thấy 1 con là phải
dùng thuốc rồi.
- Bù lạch hại xoài : từ phát hoa đến 3 tháng sau đậu quả, điều tra 5 chùm/cây, 7 ngày/ lần
bằng cách đập chùm bông vào khổ giấy A4 (21 x 30 cm) hứng và đếm. Nếu 50% số phát hoa
hoặc 10% số chùm quả có bù lạch thì cần phun thuốc.
1.3.4.3 Thuốc trừ sâu bệnh
Dùng các loại thuốc trong danh mục cho phép của Bộ Nông Nghiệp & PTNT.
1.3.4.4 Kiểm dịch thực vật
Luật pháp góp phần tích cực vào việc phòng ngừa dịch bệnh. Luật kiểm dịch ở các
nước tiên tiến rất gắt gao. Nước ta nên kiểm kỹ các loại cây ngoại nhập để bảo vệ cây trồng
trong nước.
1.4 Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên xoài

1.4.1

Sử dụng kỹ thuật canh tác

Đây là một biện pháp có hiệu quả rất cao trong cơng tác đối phó và ngăn ngừa các loại
dịch hại trên xoài. Biện pháp này chủ yếu sử dụng các kỹ thuật canh tác khác nhau nhằm tạo
điều kiện cho cây phát triển tốt nhất, ngăn ngừa và khống chế sự bộc phát và lây lan của dịch
11


hại cũng như tạo môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của dịch hại đồng thời phát
huy hiệu quả các quần thể thiên địch có sẵn trong tự nhiên, tạo sự cân bằng sinh thái và an
toàn cho môi trường. Trên vườn cây ăn trái, các biện pháp này bao gồm việc:
- Sử dụng các cây giống sạch, khoẻ, không bị nhiễm dịch hại, chống chịu dịch hại tốt.
- Vệ sinh vườn, nhằm loại bỏ nguồn dịch hại, cắt đứt sự lây nhiễm.
- Xén tỉa cành tạo điều kiện cho vườn thơng thống, khơng thuận lợi cho sự phát triển
của nhiều loại dịch hại, khống chế độ cao của cây để dễ dàng chăm sóc, thu hoạch…
- Bón phân hợp lý, sử dụng phân hữu cơ, không sử dụng phân bón lá định kỳ.
- Áp dụng mật độ trồng hợp lý, không trồng dày.
- Quản lý cỏ.
- Quản lý nước, tránh ngập úng,…
Biện pháp xén tỉa cành cho vườn thơng thống cũng như loại bỏ những cành khơng cho
trái hoặc những cành, trái, lá,… bị nhiễm bệnh nhằm cắt đứt nguồn gây nhiễm, giữ vai trò rất
quan trọng trong việc ngăn ngừa và hạn chế sự bộc phát của các loại dịch hại quan trọng trên
xoài như sâu đục trái (Deanolis albizonalis), bọ đục cành (các loại), rầy bông (Idioscopus
spp.), bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides), bệnh đốm vi khuẩn (Xanthomonas
campestris), bệnh đốm rong (Cephaleuros virescens), bệnh mốc hồng (Corticium
salmonicolor), bệnh phấn trắng (Oidium mangiferae) và một số bệnh hại khác trên xoài. Khi
tán cây trong vườn đã giao nhau, việc xén bớt cành có thể làm gia tăng năng suất đến 45,5%
(FFTC – Practical technology – 2002) và làm phẩm chất trái tăng lên. Việc xén tỉa, tạo tán

khống chế độ cao của cây xoài cũng là một điều kiện cần thiết cho việc áp dụng thành công
IPM trên xồi, đỡ chi phí phun thuốc, giúp cho nhà làm vườn dễ chăm sóc, thu hoạch và theo
dõi tình hình dịch hại cũng như thu hoạch.
1.4.2

Biện pháp cơ học và vật lý

+ Bao trái: Ngoài các biện pháp xén tỉa cành, biện pháp bao trái để ngăn ngừa sự xâm
nhiễm, gây hại của các dịch hại trên trái như sâu đục hột, giòi đục trái, bệnh thán thư, bệnh
đốm vi khuẩn,… là một biện pháp rất có hiệu quả, hiện nay đang được nhiều nông dân trồng
cây ăn trái nói chung và trồng xồi nói riêng áp dụng. Biện pháp này bảo đảm được công
nghệ sản xuất trái cây “sạch”, “đẹp”, “chất lượng cao” do ngăn ngừa được dịch hại và hạn chế
được việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trực tiếp trên trái.
+ Tưới nước: Bên cạnh biện pháp bao trái, biện pháp tưới nước lên chồi lá non, bông
(chưa nở) với áp lực cao trong mùa nắng có thể hạn chế được sự bộc phát của bù lạch và các
loại sâu ăn lá.
+ Bẫy hấp dẫn: Sử dụng methyl eugenol (hoặc É Tía, Hương Nhu,…) để phòng trị ruồi
đục trái, bẫy “màu vàng” để phát hiện và phịng trị bù lạch gây hại trên xồi. Bẫy hấp dẫn còn
được sử dụng để phát hiện dịch hại và theo dõi sự biến động mật số nhằm xác định thời gian
phịng trị thích hợp như.
1.4.3

Thuốc bảo vệ thực vật

Có thể nói hiện nay, khơng chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trồng xoài trên thế
giới, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn là biện pháp chủ lực để đối phó với các loại dịch hại
trên xồi. Điều đó cho thấy vai trị quan trọng của thuốc bảo vệ thực vật nói chung và biện
pháp hố học nói riêng trong cơng tác bảo vệ thực vật trên xoài hiện nay và trong thời gian
sắp đến. Điều quan trọng là sử dụng thuốc gì? Và như thế nào để bảo đảm không những hiệu
quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật của thuốc mà còn đảm bảo được sự an toàn sinh thái, hạn chế

12


được tác động xấu của thuốc đến con người và mơi trường. Đa số các loại thuốc có mặt trên
thị trường hiện nay đều thuốc nhóm độc II, tuy nhiên, như phần trên đã trình bày, điều này
khơng có nghĩa là sẽ an toàn khi sử dụng thuốc. Điều này cũng đòi hỏi rất nhiều kiến thức của
nhà vườn, tuy nhiên để sản xuất sản phẩm “sạch”, an toàn sinh thái, biện pháp sử dụng hoá
chất là biện pháp cuối cùng, chỉ sử dụng khi thật cần thiết và chỉ sử dụng những loại thuốc ít
độc hoặc khơng độc đối với môi trường. Tại Florida, hầu hết các loại thuốc nơng dân sử dụng
trên xồi đều có tính an tồn đối với con người và môi trường khá cao. Trong 14 loại sản
phẩm được đăng số sử dụng để phòng trừ cơn trùng và nhện gây hại trên xồi tại Florida,
ngồi sulfur thì chỉ có 4 loại thuốc là thuộc nhóm thuốc trừ sâu có độ độc thuộc nhóm II, cịn
lại là 9 sản phẩm thuộc nhóm an tồn như thuốc trừ sâu sinh học (Bacilllus thuringiensis,
Beauveria bassiana), thuốc thảo mộc (azadirachtin, pyrethrin, rotenone), dầu thực vật và một
số sản phẩm an toàn khác. Kết quả điều tra của Trường Đại Học Florida năm 1999-2000 ghi
nhận có đến 50% nhà vườn (trồng xoài) sử dụng các loại dầu (crop oils) đề phòng trị nhện,
rầy mềm và rệp sáp gây hại trên xồi (Mossler và Nesheim, 2003, trích dẫn từ Nguyễn Thị
Thu Cúc, 2003).
1.4.4

Biện pháp sinh học

Thành phần thiên địch của dịch hại trên xoài khá phong phú và giữ vai trò khá quan
trọng trong việc khống chế nhiều loại dịch hại trên xoài. Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2003) tại
Đài Loan Chou KC và Chou Ly (1990) đã ghi nhận vào giai đoạn trứng, rầy bông I. clypealis
bị 5 loại ký sinh tấn cơng. Golez (1991) cũng phát hiện có hai loại ong ký sinh
(Trichogramma chilonis và T. chilotrae) tấn công trứng của sâu đục hột Deanolis albizonalis
và một loại ong ăn mồi vespid (Rhychium attrisimum) tấn công ấu trùng của sâu đục hột. Có
thể bảo tồn, phát huy và gia tăng số lượng thiên địch trong tự nhiên bằng nhiều biện pháp
khác nhau như hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật nói chung và thuốc trừ sâu nói riêng, tạo

điều kiện mơi trường thuận lợi cho thiên địch phát triển,… Đây là những biện pháp hiện đang
được qua tâm nghiên cứu và áp dụng tại nhiều nước trồng xồi trên thế giới. Nếu có thể,
khơng nên phun thuốc vào giai đoạn trổ bông, vào giai đoạn này có rất nhiều thiên địch đến
ăn mật hoa và phấn hoa. Mặc dù xoài là một loại cây tự thụ phấn tuy nhiên nhiều cơng trình
nghiên cứu đã cho thấy thụ phấn chéo sẽ làm gia tăng sự đậu trái. Một khảo sát tại Viện
nghiên cứu Tandojam - Ấn Độ vào những năm 1990 (Abbasi, 1999) ghi nhận có 16 loại cơn
trùng hiện diện trên bơng xồi vào giai đoạn trổ bơng, trong đó chỉ có 4 loại là gây hại, các
lồi cịn lại là thiên địch hoặc cơn trùng thụ phấn cho cây trồng. Ở nhiều nước, để phòng trị
cơn trùng và nhện gây hại, ngồi việc sử dụng các biện pháp khác nhau, người ta cịn ni và
thả thiên địch vào vườn. Tại ĐBSCL, nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina là một ví dụ
điển hình của việc gia tăng thiên địch trên nhiều vườn cây ăn trái. Trên xoài, kiến vàng có thể
khống chế rất cao sự gây hại của các loại sâu ăn lá và đục chồi non. Có thể gia tăng nhóm ong
ký sinh (Hymenoptera) bằng cách trồng chung quanh hoặc một bên trong vườn một số loại
cây thuộc họ Solanaceae và Malvaceae phấn hoa của các loại cây này thường tiết nhiều trên
mật ngọt nên hấp dẫn rất nhiều loại ong ký sinh. Nhiều loại ong ký sinh rất cần thức ăn này để
phát triển trứng. Kết quả khảo sát của Delvare và Genty (1992) (theo trích dẫn của Mariau và
ctv, 1996) ghi nhận trong các loại côn trùng hấp dẫn bởi các loại cây này có 43% ong ký sinh
thuộc loại ong nhỏ Chalcididae, 14% thuộc loại ong kén nhỏ Braconidae và 9% là ong ký
sinh thuộc họ Eulophida
1.5 Một số khó khăn trong việc áp dụng IPM trên xoài hiện nay
1.5.1

Xoài là ký chủ ưa thích của nhiều lồi dịch hại

Có thể nói xồi là ký chủ của rất nhiều loại dịch hại. Có trên 492 lồi cơn trùng, 17 loại
nhện gây hại và 26 loại tuyến trùng và hàng trăm loại bệnh khác đã được ghi nhận trên xoài
tại nhiều vùng trên thế giới (Rajans, 2000, trích dẫn từ Nguyễn Thị Thu Cúc, 2003). Tại miền
13



Nam Việt Nam, kết quả điều tra trong nhiều năm liên tiếp (1992-2000) cũng đã phát hiện có
trên 70 loại côn trùng và nhện gây hại và trên 15 loại bệnh trên xồi trong đó có gần 20 loại
gần như hiện diện rất thường xuyên. Kết quả điều tra khảo sát cũng đã cho thấy năng suất và
chất lượng xoài bị ảnh hưởng rất lớn do các loại dịch hại gây ra.
1.5.2

Xồi có thể bị dịch hại tấn cơng ở khắp các giai đoạn phát triển

Trong suốt giai đoạn phát triển từ lúc ra chồi, lá, hoa, trái… xoài điều bị dịch hại tấn
công. Đặc biệt vào giai đoạn ra chồi, ra hoa, trổ bông và tượng trái, giai đoạn quyết định rất
lớn cho năng suất, xoài thường xuyên bị tấn công bởi rất nhiều loại gây hại quan trọng và khó
trị như rầy bơng Idiocerus, bù lạch Scirtothrips dorsalis, các loại sâu ăn bông, bệnh thán thư
(Colletotrichum gloeosporioides), sâu đục hột (Deanolis albizonalis), bệnh đốm vi khuẩn
(Xanthomonas campestris) và bệnh da ếch (Chaetothyrium sp.), dòi đục trái (Bactrocera sp.)
vào giai đoạn ra chồi, lá và cành non, xoài cũng là ký chủ của hàng chục loại dịch hại.
1.5.3

Đối tượng gây hại khó phịng trị

Hầu hết các đối tượng gây hại quan trọng như sâu đục trái Deanolis albizonalis, rầy
bông Idiocerus spp, bù lạch Scirtothrips dorsalis, các loại ăn bông và đục cành, bệnh thán
thư, bệnh đốm vi khuẩn,… đều rất khó phịng trị. Các loại cơn trùng gây hại đều có chu kỳ
sinh trưởng ngắn, khả năng nhân mật số rất nhanh. Nhiều lồi có khả năng kháng thuốc rất
cao như Idiocerus spp, Scirtothrips dorsalis hoặc thuộc nhóm đa ký chủ như Thalassodes
falraria, Comibaena, Autoba abrupta, Autoba versicolor, Aporandria specularis,… Bên cạnh
đó nhiều loại gây hại bên trong trái, trên bơng (giai đoạn rất khó sử dụng thuốc để phịng trị vì
có thể tác động đến thiên địch, cơn trùng thụ phấn cho xồi và có thể ảnh hưởng đến sự thụ
phấn) hoặc bên trong chồi hoặc cành, rất khó phát hiện.
1.5.4


Điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi

Thời tiết khí hậu tại miền Nam Việt Nam rất thuận lợi cho sự phát triển của xoài cũng
như của nhiều loại dịch hại trên xoài. Điều kiện ẩm ướt của mùa mưa đặc biệt thích hợp cho
nhiều loại bệnh phát triển, chỉ cần có thức ăn hiện diện là dịch hại gần như có thể phát triển
suốt năm. Bên cạnh đó nắng nóng và khơ hạn rất thích hợp cho các đối tượng gây hại quan
trọng khác như bù lạch, rầy bơng,…
1.5.5

Kỹ thuật canh tác xồi

Song song với những ngun nhân nêu trên thì việc canh tác xồi như hiện nay cũng là
những yếu tố góp phần tạo điều kiện cho sự bộc phát cho nhiều loại dịch hại trên xồi. Có thể
kể một số kỹ thuật canh tác có thể tác động đến sự bộc phát của các loại dịch hại trên xồi
như sau:
1.5.5.1 Áp dụng khơng đúng một số thành tựu khoa học trên xồi
Tình trạng canh tác cho xoài trái vụ hiện nay là một vấn đề phổ biến, đây là một thành
tựu rất có ý nghĩa trong việc gia tăng giá trị kinh tế của xoài tuy nhiên nhiều nơi, nông dân đã
không nắm bắt được hết kỹ thuật cần thiết nên đã sử dụng thuốc kích thích ra hoa khơng đúng
kỹ thuật. Điều này khơng những làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây mà cịn
có thể tạo điều kiện cho dịch hại có thức ăn liên tục quanh năm. Bên cạnh đó, tình trạng sử
dụng phân bón lá q liều lượng, không đúng cách cũng tạo điều kiện lây lan và bộc phát rất
nhanh.
1.5.5.2 Vấn đề tạo tán, tỉa cành
Rất nhiều vườn xồi hiện nay khơng được tạo tán, tỉa cành, mọc quá cao nên việc chăm
sóc, theo dõi điều tra dịch hại khó khăn. Khi bị dịch hại tấn cơng, việc áp dụng các biện pháp

14



×